BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73352)
(Xem: 62244)
(Xem: 39430)
(Xem: 31176)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Kỷ niệm tù

15 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 1835)
Kỷ niệm tù
52Vote
40Vote
32Vote
21Vote
10Vote
3.65
… Thế là việc gì đến sẽ đến, tôi không hoang mang, chẳng sợ sệt vì biết trước số phận mình trước sau cũng lên đường đi vào trại tù; một sáng đầu hè xứ Huế, tôi rời vợ con mang Balô lên đường, đó là ngày 18 tháng 4 năm 1976.Bản Tuyên Cáo 6 Điểm Của Mặt Trận Thanh Niên Việt Nam Yêu NướcĐồng bào thân mến,(Đó là các ký hiệu ghi dấu các ngày chúng tôi bị bắt đưa vào Trại Bình Điền)

Nhìn lần cuối ngôi nhà cũ, me. và vợ con rồi ra đi, vợ tôi tiễn chân đến đồn An ninh khu phố Vĩnh ninh, quận 3 thành phố Huế, nơi đây tôi gặp Trần Châu Dâu, người bạn duy nhất vào giờ phút này cũng đến đưa tiễn tôi; viên trung úy an ninh trưởng đồn hỏi tôi:

- Anh đã chuẩn bị tâm lý, sẵn sàng ra đi chưả

- Vâng, tôi sẵn sàng.

Nhìn chung quanh có chừng mười người, trong đó có người tôi quen, có người không quen.

Chuyến xe Bus Bến Ngự chạy qua trên đường Phan Chu Trinh rồi rẽ trái trên đường Nam-giao, qua chùa Bảo Quốc, qua nhà chị Trần Thị Vân (nhà văn Nhã Ca: Giải Khăn Sô Cho Huế), qua Chùa Thiên Minh, qua Chùa Từ Đàm, Chùa Vạn Phước, Chùa Sư-Nữ, đàn Nam giao… những hình ảnh cuối cùng tôi cố khắc ghi vào ký ức trước khi đi vào địa ngục, chừng 45 phút sau xe quẹo vào khu Hải Cát, Hải Cát là cơ ngơi của Liên Thành (Trưởng Ty Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Thừa Thiên, cháu nội cụ Kỳ Ngoại Hầu Cường Để). Trại Hải Cát nằm trên bờ sông Hương, sát nách Điện Hòn Chén, một thắng cảnh của Huế và là ngôi đền của đạo Thiên Tiên Thánh Giáo; tại đây tôi làm quen với Phạm Lương Kỳ nhân viên đài truyền hình thành phố Huế. Viên trại trưởng tên là Chứng, người Miền Bắc ra lệnh tập họp tất cả 42 anh em chúng tôi trong một hội trường rồi gọi Phạm Lương Kỳ đọc 12 điều pháp lệnh của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, trong đó tôi chỉ nhớ một điều nằm lòng như sau: "Sau khi học tập cải tạo ba năm, nếu những trại viên chưa được ra về thì đương sự sẽ được đưa ra xét xử trước Tòa án Nhân dân để thụ một bản án khác…"

Sau một tháng chúng tôi đến “tạm trú” tại trại Hải Cát, một buổi chiều có lệnh tập trung chuẩn bị tư trang lên đường. Chuyến xe GMC chở 42 chúng tôi rời Hải Cát chạy ngược lên hướng Tây Nam, qua Lăng Đồng Khánh, Lăng Minh Mạng, vượt qua căn cứ quân sự Mỹ Burmingham, qua căn cứ pháo binh Boston, đồi không tên, trực chỉ đường chiến lược 12 sang Lào rồi quẹo vào khu rừng núi hoang vu bên phải. Xe lầm lũi, gầm gừ băng qua con đường đất đỏ, nhả lại đằng sau các đám bụi mịt mù bay ngút ngàn cây lá, bỗng chiếc xe rùng mình rồi tắt máy, sau lớp bụi tan dần, xe đang đậu trên một đỉnh đồi hoang dã… đây là địa danh Bình Điền, bốn bề rừng bát ngát, mấy căn nhà tranh mới mọc nằm dưới lùm cây… Chúng tôi xuống xe, sắp hàng hai rồi bước xuống một con đường dốc, khi thì lên dốc, chừng 10 phút sau thì cổng Trại Tù hiện ra trước mặt: Trại Cải Tạo A Bình Điền. Tôi nghe Phạm Lương Kỳ hỏi anh Hồ Đăng Hiếu (Biện lý Tòa Thượng thẩm Huế):

- Mình đi cải tạo đâu có phải là tù phải không anh Hiếủ

Anh Hiếu bực bội trả lời Kỳ.

- Tù và cải tạo là một ma chứ mấy mồ mà hỏi!

Tôi thấy mặt Kỳ xịu xuống thật tội nghiệp. Viên trại trưởng nơi đây là một trung uý bộ đội và viên cán bộ kế hoạch là một thượng sĩ (cả hai tôi quên tên) đều tương đối dễ chịu, lịch sự, không như mấy tên cán bộ công an quản lý dã man sau này. Sau khi chúng tôi dừng lại trước nhà số 9 trong sân trại viên trung úy trại trưởng tuyên bố: "Các anh được chính thức tập trung học tập cải tạo tại đây 3 năm, tôi mong rằng các anh cố gắng an tâm cải tạo tốt để sớm về với gia đình. Có một điều tôi cần các anh phải lưu ý là không ai thương các anh ngoài các anh thương nhau mà thôị" Tất cả mọi người nhìn nhau, thế là xong, vì ai ra đi cũng nghe tại địa phương nói "Các anh chỉ đi học tập 3 tháng thì về và tiếp tục làm việc như cũ."

Chúng tôi thuộc toán 9 do Đặng Ngọc Lâm (con trai Đặng Ngọc Lan, Đồn Trưởng Cảnh Sát Quốc Gia Ga Huế) làm toán trưởng. Lâm là Trưởng Chi Thanh Niên thuộc một quận nhỏ tỉnh Thừa Thiên. Công việc của chúng tôi hàng ngày san bằng các ngọn đồi cao, lùa đất lấp đầy các thung lũng chung quanh, tạo mặt bằng để làm doanh trại. Mở những con đường xuyên qua rừng, hoặc phát quang lấn rừng chiếm đất để trồng khoai, sắn, hoa màu… Một hôm đang sắp hàng chuẩn bị đi lao động, viên trực trại tên là Nhẫn lên tiếng cần 2 người ở lại làm việc trong trại. Tôi và Phạm Lương Kỳ nhanh chóng giơ tay lên, thế là chúng tôi được chọn, đứng ra khỏi hàng. Tôi và Kỳ tưởng rằng ở lại làm việc trong trại ít ra cũng tránh được cơn nắng gay gắt ngoài rừng, tránh được việc nặng, gian khổ lúc nào hay lúc đó, nào ngờ khi lên gặp Trại Trưởng, ông giao cho hai chúng tôi một quả mìn chống chiến xa, bảo chúng tôi tháo ra để lấy bánh chất nổ TNT cho ông. Quả mìn hình tròn, có đường kính chừng 30 cm, cao chừng 5 cm màu xanh xám nhà binh, chính giữa có một ngòi nổ lớn bằng hạt đậu phụng. Chúng tôi nhìn nhau. Tôi buộc miệng: "Chết mẹ, tới số rồi!" Kỳ hỏi tôi: "Anh biết tháo nó không?" Tôi lắc đầu. Kỳ cũng không biết tháo. Đang lúc ấy viên Trại Trưởng bước vào đưa cho chúng tôi một cái búa và một con ve rồi nói:

- Các anh dùng nó đục quanh quả mìn lấy cái nắp ra (mở ra như lon sữa bò vậy).

Nói xong ông bỏ đi. Kỳ ôm quả mìn chạy lui sau rừng. Tôi cầm búa, ve chạy theo. Tôi bàn

- Chúng ta không thể chết chung, phải có một thằng sống để làm nhân chứng cho việc nàỵ

Kỳ hỏi:

- Bây giờ ta phải làm gì?

Tôi nói:

- Đánh tù tì, ai thua thì đục trước, người kia chạy ra xa mà núp. Đục 5 búa thì đến phiên người khác.

Kỳ đồng ý, đánh tù tì tôi bị thua phải đục trước, Kỳ bắt tay tôi chào tạm biệt, chúc may mắn rồi chạy núp sau gốc cây Gõ cách chừng 30 mét. Tôi đánh xuống 5 búa theo mép quả mìn, mở ra được một đường rách chừng một ngón tay, ném búa chạy tới báo cho Kỳ. Kỳ đang nép mình sau gốc cây hai tay bịt lỗ tai, thấy tôi đến

- Sao nó đã nổ chưa?

- Nổ cái con khỉ. Đến phiên mày đó.

Kỳ đứng dậy nói:

- Nếu lỡ tau chết mầy về nhớ chăm sóc con vợ mới cưới của tau đàng hoàng nghe mầy. Nó tên là Thêm, cô giáo đó.

Tôi cười:

- Mầy đang nói bậy bạ cái gì đó, tao cũng có vợ sao lại chăm sóc thêm vợ mày. Đi đục đi.

Kỳ nói tiếp:

- Vợ tau dễ thương lắm, chúng tao chưa có con.

Tôi thấy Kỳ như mất tinh thần vội nhắc:

- Nhớ đừng đánh lạc búa qua hạt nổ đó…

Loay hoay một hồi rồi cũng xong. Cũng đáng đời cho cái tội lanh… chanh, suýt mang họa diệt thân. Tôi cẩn thận lấy bánh chất nổ ra khỏi vỏ. Nó màu xanh, trông đẹp và hiền từ, sao mà ghê gớm vậy! Kỳ ôm bánh TNT vào giao cho Trưởng Trại. Tôi ngồi lại một mình nhìn mấy chiếc lá rơi theo chiều gió, vô tư, ngây dại như không hề hay biết chúng tôi vừa trải qua một cơn căn thẳng tinh thần! Cơn nắng hè về trưa càng gay gắt, đang phủ xuống cả rừng núi Bình Điền nơi chúng tôi đang lao mình vào khổ sai..

Thấm thoát 10 tháng trôi qua, thì ra không còn mấy hôm nữa đến ngày lễ kỷ niệm thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam, 3 tháng 2. Một buổi chiều đi lao động về, viên cán bộ Giáo Dục tên là Độ, đưa tôi một tờ giấy học trò bảo viết một bài đăng báo tường mừng ngày thành lập Đảng 3/2, tôi từ chối không biết viết. Nhưng hắn nói:

- Anh là Tuyên huấn mà không biết viết sao? Ngày mai nộp bài cho tôi!

Cơm xong tôi ra sau vỉa hè nhà Toán, lót tấm ván viết một bài như sau:

Ta như chim lạc tìm bầy,

Cánh bay trước gió vương mây kéo về.

Đêm rừng sóc hát tỉ tê,

Âm vang một cõi đi về hư không!

Ở đây không vướng bụi trần,

Giam riêng một cõi, tu thân kiếp nàỵ

Cuốc, cày, khoai, sắn qua ngàỵ

Cũng no, cũng đủ vui say với đời,

Ngày mai mưa móc rợp trời,

Ta vui nước Việt sáng ngời vinh quang.

Bình Điền ngày 30 tháng 1 năm 1977.

Làm xong bài thơ, tôi cẩn thận xem lại nhiều lần có nơi nào sơ hở chúng có thể dò ra ý mình rồi giao cho Đặng Ngọc Lâm toán trưởng đem nộp cho cán bộ Độ. Tờ báo tường được dán lên giữa sân trại do anh Nguyễn Châu (giáo sư Triết trường Quốc học thực hiện), anh Hồ Văn Thống (Trung Tá Trưởng Khu An Ninh Quân Đội Vùng 1), tay cầm cây chổi làm bằng cây Giang chẻ đan xòe ra để quét sân mà anh thường vui vẻ đùa với chúng tôi là hỏa tiễn Sam, gặp tôi anh nói nhỏ: "Bài thơ hay lắm ý nửa kín nửa hở", nói xong anh xách chổi đi liền.

Ba năm trôi qua, có đi tù mới thấy thấm thía câu “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”. Tôi nhớ đến 12 điều Pháp lệnh của Chính Phủ Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, tôi xin được gặp ông Trại Trưởng, lúc này Trại trưởng Bình Điền là Trung Tá Trần Minh Hương. Cuộc gặp gỡ tôi nhắc lại 12 điều Pháp lệnh của Chính Phủ Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, ông Trần Minh Hương trả lời

- Việc đó là của Đảng và Nhà nước lo cho các anh, về phía các anh cứ lo an tâm cải tạo tốt thì được ra về.

Tôi hỏi:

- Thế nào được gọi là tốt để ra về?

- Đó là các anh chấp hành nghiêm túc 36 điều nội quy và 4 tiêu chuẩn cải tạo mà các anh đang được học tập.

Tôi hỏi

- Ai có thẩm quyền quyết định chúng tôi tốt để được ra về?

Trần Minh Hương ngẩng đầu nhìn tôi

- Là tôi đây, là Ban Giám Thị trại đang quản lý các anh. Anh hiểu chưa, anh về đi!

Tôi hỏi tiếp:

- Nhưng theo Pháp lệnh 12 điểm của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời…

Ông ngắt lời tôi,

- Chuyện đó không còn giá trị nữa, anh hiểu chưa, về đi!

Tôi bước ra khỏi căn nhà ông Trại Trưởng Trần Minh Hương, lòng đã bắt đầu thấy đảo lộn….

Cũng trong thời điểm này, tôi chỉ lờ mờ nghe được các tin tức từ Huế có vụ đồng chí Bùi Thị Cặn gài bom tại Ty Thông Tin trong việc ám sát Lê Duẩn; đồng chí Bí Thư Quân Ủy Phan Ngọc Lương lãnh đạo phong trào quần chúng nổi dậy. Có người bạn học cũ của tôi là Tống Châu Khang (con cụ Tống Châu Phu, Hội Trưởng Hội Cổ Học Việt Nam) sát cánh với anh Phan Ngọc Lương … thật tình tôi không dám tin ai để dò thêm tin tức…

Đêm văn nghệ tổ chức tại trại mừng lễ 2/9/78 rầm rộ. Nguyễn Văn Quý ban thánh ca hợp xướng dòng Chúa Cứu Thế làm Nhạc Trưởng. Mai Đức Thọ đàn Mandolin. Dương Viết Điền đàn guitar. Trần Văn Hiệp đánh trống. Nguyễn Châu soạn kịch bản “Con Đường Phía Trước”. Tôi được chọn đóng vai chính tên là Thiện, một trại viên cứng đầu, luôn vi phạm nội quy, không chịu cải tạo. Trần Quang Miễn đóng vai thanh niên xung phong, vận động bà con đi kinh tế mới… Đêm văn nghệ thành công, không hề bị cán bộ phê bình, chúng tôi được đánh giá là tốt … Nhưng năm đó vẫn chưa được ra về mặc dầu đã có một số người được gọi về như Vĩnh Công (có bảo lãnh) v.v… Trại bắt đầu có cuộc biên chế, tôi từ đội 3 sang đội 6, Trần Quang Miễn từ đội 7 qua đội 6, Phạm Lập từ đội 5 qua đội 6, đội 6 là một đội tự giác 100 phần trăm, thành phần được cán bộ tin tưởng là không trốn trại, không phản động… Chính nơi đội 6 này, chúng tôi: Vịnh, Miễn, Lập gặp nhau. Tôi rời đội 3 rau xanh, Phạm Viết Song, Phan Xuân Hiến, Trần Thuỷ, Phan Bé, Nguyễn Văn Liêm, Phạm Lương Kỳ ở lại… Anh Võ Đại Lô đội 5 đi bổi bắt tay tôi.

- Anh phải cẩn thận, anh em hoàn toàn tin tưởng nơi anh.

Phan Xuân Hiến cẩn thận dặn tôi:

- Nếu bất kỳ có chuyện gì xảy ra thì chúng ta chỉ nói một lời là có liên lạc với nhau, nhưng chỉ xin thuốc lào, ruốc muối để cải thiện mà thôi (việc này sau khi tôi bị bắt, Phan Xuân Hiến bị hạch hỏi nhiều lần nhưng cũng chẳng làm gì được Phan Xuân Hiến. Về phía Lê Đình Cai, chúng tôi đã thông cung trước với nhau rằng tôi không tin tưởng Lê Đình Cai mặc dầu anh là Bí Thư Thị Bộ Huế, nhưng có tin đồn anh đã hợp tác với cán bộ nên chúng tôi chỉ giao dịch qua vật chất giúp nhau mà thôi. Vì thế mà qua nhiều lần Lê Đình Cai bị đàn hạch cũng không bị vạ lây).

Tiến Hành Thành Lập Mặt Trận Thanh Niên Việt Nam Yêu Nước.

A/ Chuẩn bị: Những chuyến đi rừng khai thác gỗ là cơ hội thuận tiện cho tổ chức. Đi theo đội rừng có ba cán bộ, hai vũ trang mang súng trường Nga CKC hoặc AK47, và một Quản Giáo mang súng K59. Toàn khu Bình Điền có 5 trại, có 5 đội tự giác đi rừng và tổng số công an dẫn độ đi theo tù chúng tôi là 15 người. Các đội khi vào đến cửa rừng thì tản mác khắp nơi, không thể gặp nhau được, vì xa cách nhau, bọn cán bộ cũng vậy, chúng cũng chỉ ở lại tại địa điểm tập trung của mỗi đội. Tính giờ xuất phát từ trại là 6:30 giờ sáng, đội rừng chúng tôi phải đến cửa rừng nhanh nhất là 9:30 sáng. Sau đó tất cả cùng leo lên núi có cao độ chừng 50 mét so với mặt đất. Trên đỉnh cao của núi rừng, ba anh em chúng tôi họp mặt thảo luận tình hình của đất nước, các hiện tượng xã hội, tin tưởng các biến động đang xảy ra qua tin báo chí cộng sản nghe đọc hàng đêm được chúng tôi suy diễn ngược lạị Ngày 25 tháng 2 năm 1979 nhận được tin anh em sĩ quan trại 4 rục rịch tổ chức kỷ niệm ngày Quân Lực 19/6, trước đó sẽ có cuộc bãi công đồng loạt để phản đối chế độ cai trị nhà tù. Đêm văn nghệ ngoài trời giữa sân trại sẽ do Bác sĩ Đại Úy Quân Y Hoàng Thế Định (cháu gọi Bà Đức Từ Cung, mẹ Vua Bảo Đại bằng cô ruột). Chúng tôi lợi dụng cơ hội này tiến hành thành lập Mặt Trận Thanh Niên Việt Nam Yêu Nước, tranh thủ thổi sinh khí vào phong trào đang chuẩn bị bùng nổ của anh em trại 4 sĩ quan. Để tiến hành kế hoạch, tôi vận động lấy lý do sức khỏe yếu, xin cán bộ Quản Giáo Nguyễn Văn Lộc cho tôi được phụ trách phục vụ nấu cơm cho cán bộ, được chấp thuận. Từ đó mỗi sáng xuất trại nhận thực phẩm, tôi luôn luôn xin thêm tại kho anh Nam một bao cát sắn mì (chừng 5 kg), chạy ra rẫy xin anh em mình thêm một trái bầu hay trái bí để có thêm tiêu chuẩn cho anh em trong đội có bát canh. Buổi chiều trước khi ra về, anh em có thêm cái bánh bột sắn ăn lót lòng để vát gỗ về trạị Về tiêu chuẩn của ba cán bộ đi rừng có được 3 lon gạo, một bó rau, một muỗng ruốc có nước mắm pha lẫn; và nhiều khi có cả mấy con giòi ngo ngoe trong đó. Thỉnh thoảng có 3 con cá khô, một muỗng mỡ thực vật. Đôi khi có miếng bí hay miếng bầu, hay trái dưa, cho nên khi tôi làm “anh nuôi” cho 3 cán bộ, chúng thích tôi lắm, vì luôn luôn được ăn ngon và no. Là nhờ tôi vận động xin mấy anh em trong đội có thăm nuôi vài muỗng gia vị… để biến chế. Với 3 lon gạo tiêu chuẩn của cán bộ, thật sự chúng chỉ ăn có một lon, còn 2 lon thuộc về chúng tôi như sau: Khi đến cửa rừng, tôi bắt tay vào nhúm lửa, gọt sắn mì, nấu một ấm nước chè tươi hái tại rẫy (ăn cắp), nấu một soong sắn mì có pha ít muối thấm vào. Sắn bở thơm phức, khô ráo, đúng 11 giờ tôi đem sắn và nước chè cho 3 cán bộ, giờ này đang đói, thèm ăn, sắn thấm muối, bở và thơm ngon, cả ba ăn ngon lành, khen tôi đáo để. Hết soong sắn làm luôn một bụng nước chè tươi, thế là nằm dài thoải mái trên cái sạp tre gối đầu lên báng súng dựng bên bờ suối, nghe nước chảy róc rách, nghe chim rừng hót, sóc kêu rồi ngủ ngon lành…đúng 12 giờ tôi dọn cơm lên, bát canh bầu thơm, cả ba tên chỉ ăn được có một chén với canh, tất cả cho tôi đem về. Ba lon gạo nấu ra được 12 chén cơm, chúng ăn 3 chén, ba anh em tôi có 9 chén cơm mỗi ngày. Ngồi ăn cơm tại nhà đội, tôi nghĩ đến ngày D. Tôi nói:

- Cứ tình hình này, chúng ta có thể hành động được dễ dàng.

Phạm Lập hỏi:

- Bằng cách nào?

- Thì khi chúng ngủ say, mình dùng cây rựa chém vào đầu chúng, không cách nào chúng trở tay kịp, rồi lấy vũ khí mà lên đường.

- Còn anh em trong đội thì sao?

- Ai muốn đi thì đi, ai ở lại thì ở lại, làm việc lớn không nên bận bịu bất cứ vấn đề gì, phải dứt khoát.

Lập nhìn qua Miễn, Miễn cười gật đầụ

- Đúng như vậỵ

Trước khi tôi viết Bản Tuyên Cáo Của Mặt Trận, ngày 27/2/1979, một buổi chiều sau giờ cơm chiều, ba chúng tôi gặp nhau tại bể chứa nước cứu hỏa giữa hai đội 7 và 8 đồng thanh cử lời thề với chén nước lạnh có hòa 3 giọt máu của chúng tôi như sau:

1/ Giữa rừng núi Bình Điền linh thiêng tượng trưng cho hồn thiêng của sông núị

2/ Trong chốn lao tù tượng trưng cho một Dân tộc đang bị bạo quyền cộng sản áp bức, bóc lột, đày đọa khổ sai dã man.

Ba anh em chúng tôi là Pha.m-bá Vịnh, Trần Quang Miễn, Phạm Lập nay quyết định thành lập Mặt Trận Thanh Niên Việt Nam Yêu Nước với quyết tâm dù sức tàn lực tận đấu tranh đến cùng, yêu cầu chế độ cộng sản phải thực thi nghiêm túc bản Hiệp Định Paris về Việt Nam năm 1973, chấm dứt bắt bớ tù đày, trả thù Nhân Dân Miền Nam Việt Nam. Nếu ai phản bội lại Tổ Chức, sẽ chết giữa chốn rừng thiêng hoang dã, không có ngày về.

Ba giọt máu lấy từ ngón tay nhỏ vào chén nước lạnh chúng tôi cùng uống.

Đêm 30 tháng 2 năm 1979, tôi thả màn, trùm chăn với một ngọn đèn dầu ngọn nhỏ, viết bản tuyên cáo sau đây:

Cộng sản Hà-nội đã phản bội Hiệp Định Paris về Việt nam, tiếp tục tham vọng ăn cướp Miền Nam Việt nam; phát xuất từ tư tưởng man rợ Hồ Chí Minh, ký Hiệp Định Paris chỉ là một cái cớ tạm dừng chân hợp cùng sách lược quốc tế của Hoa Kỳ; Cộng Sản Hà Nội đã chính thức xua quân tràn vào Miền Nam Việt Nam tháng 4 năm 1975, nhuộm đỏ toàn đất nước.

Như thực tế đồng bào đã thấy, suốt trong bốn năm qua, các đoàn xe cộng sản bít bùng, lén lút chở hàng chục triệu tấn lương thực, thực phẩm ra Miền Bắc, gây nên nạn đói cho nhân dân Miền Nam ta năm vừa qua, chúng cướp nhà cửa, đuổi đồng bào đi kinh tế mới, trả thù, bắt chồng, con đi cải tạo lâu dài… quả thật nhà nước bạo quyền này đã lộ nguyên hình một lũ ăn cướp chuyên chính từ tài sản đến lãnh thổ của đồng bàọ

Hơn 20 năm qua, kể từ khi Cộng Sản chiếm Hà Nội (1954), mười bảy triệu nhân dân Miền Bắc trở thành mười bảy triệu nô lệ… thiếu văn minh, thiếu văn hóa, xã hội bị đẩy lùi tận vực thẳm trong Xã Hội Chủ Nghĩạ

Sau tháng 4 năm 1975, Miền Nam cũng đã biến thành nhà tù. Trật tự, luân lý, đạo đức căn bản của chúng ta hoàn toàn bị đảo lộn.

Ý thức được tình trạng đất nước đang bị hiểm họa cộng sản Hà Nội gieo tang tóc, dân tộc đang đi vào đường cùng, thế hệ trẻ không có tương lai…những người tù như chúng tôi đang bị cộng sản giam cầm vẫn không sợ chết, không ngại khó, hiệp cùng đồng bào, nhất quyết chúng ta vùng lên theo gương các anh hùng, tiền nhân đi trước, vì những lý do trên, nay chúng tôi tuyên bố:

Nay thành lập Mặt Trận Thanh Niên Việt Nam Yêu Nước ngay trong trại Tù A Bình Điền, tỉnh Bình Trị Thiên. Mặt Trận long trọng tuyên bố cùng đồng bào trong và ngoài nước bản tuyên Ngôn 6 điểm sau đây:

1/ Nhân dân Việt Nam yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội thi hành nghiêm chỉnh bản Hiệp Định được ký kết giữa 4 phe tại Paris năm 1973.

2/ Cái gọi là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam được biến thành Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam là con đẻ bù nhìn của Hà Nội, làm tấm bia đỡ đạn trong suốt cuộc chiến tranh, chắc chắn được biến dạng như một vỏ chanh đã được vắt lấy nước.

3/ Mặt Trận Thanh Niên Việt Nam Yêu Nước kêu gọi đồng bào trong nước, hải ngoại, các tôn giáo, các tổ chức hãy đoàn kết lại, ý thức đất nước và Dân tộc đang bị cộng sản bóp chết dần mòn. Nền Văn minh, Văn hóa dân tộc bị diệt vong sẽ thay bằng các giáo điều cộng sản, nô bộc như 17 triệu nhân dân Miền Bắc trong hơn 20 năm quạ

4/ Mặt Trận kêu gọi Thanh niên không đi nghĩa vụ quân sự, không cầm súng đi xâm lược Campuchia; nếu bị cưỡng bức thì thanh niên Miền Nam hãy đòan kết lại, tương kế tựu kế quay súng bắn vào đầu bọn chỉ huy cộng sản, rồi rã ngũ, tìm đường vượt biên, hoặc tổ chức thành lực lượng để chiến đấụ

5/ Mặt Trận kêu gọi các quốc gia, dân tộc yêu chuộng tự do, công bằng hãy ủng hộ, giúp đỡ nhân dân Việt Nam, lên án tội ác Hà Nội trả thù, cướp của, thủ tiêu người. Buộc Hà Nội phải trả lại nguyên trạng xã hội Miền Nam cho Nhân Dân Miền Nam.

6/ Mặt Trận Thanh Niên Việt Nam Yêu Nước cương quyết đấu tranh từ trong nhà tù ra đến bên ngoài xã hội bằng đủ mọi hình thức, cho đến khi nào nguyện vọng được thực hiện. Vì Tổ quốc, vì Dân tộc sinh tồn, hãy đoàn kết lạị

Làm tại trại giam Bình Điền A

Tháng 2 năm 1979.

Đồng Chủ tịch: V 184, M 113, L 48.

Để chuẩn bị kế hoạch lâu dài, có sức khỏe chịu đựng nếu không may hoặc khi cần sẽ đưa người vượt thóat ra ngoài, tôi soạn ra 4 điều Nhật lệnh chuyền miệng trong trại như sau:Bị Phản BộiSóng Gió Trại 4 Bình Điền - Huế 20/4/1979Khi Trung Quốc bắt đầu đánh qua thì chúng nó chuẩn bị cho đi đào giao thông hào và hố cá nhân để chuẩn bị ẩn núp. Đó là lời nói lừa gạt chúng tôi, nhưng trên thực tế là những thủ đoạn giống Tết Mậu Thân ở Huế, sẽ đem chúng tôi chôn sống tất cả.Toàn thể anh em ở Trại 4 đồng tâm nhất chí chống đối một mất một còn với bọn cai tù cộng sản xảo quyệt. Những tiếng hô đả đảo cộng sản vang dội cả một vùng trời Bình Điền và đồng ca bản nhạc "Dậy Mà Đi".Đại diện Bộ Binh: Trung Tá Nguyễn Tri Tấn.Chúng tôi hoạt động rất bí mật, hạn chế tối đa về tiếp xúc và liên lạc với nhau để đề phòng nội gián. Cuộc đấu tranh này đã làm cho ban giám thị trại cũng như công an Bình Trị Thiên điên đầu. Không ngờ vào một đêm tối trời 20.4.1979, nhận lệnh của Bộ, Ty Công An Bình Trị Thiên đã huy động 2 đại đội công an vũ trang súng, sẵn sàng nhả đạn, bao vây trại. Một số công an vũ trang và ban giám thị ập vào trại kêu bắt những anh em có tên sau đây:

1/ Năng luyện tập thể dục mỗi sáng thức dậy. Lao động không được phí sức.

2/ Chú ý mỗi khi nghe giờ đọc báo hằng đêm giữa sân trại, từ đó phải biết suy diễn ngược lại các tin tức chúng loan ra để nắm vững tình hình biến chuyển bên ngoài.

3/ Mỗi khi đi lao động, gặp đồng bào thì “nói nhanh”: Hãy về vận động bà con đòi trả chồng, con, và không đi kinh tế mới.

4/ Khi nào có anh em trong trại bị đau nặng, mỗi đội phải cử 2 người đến thăm viếng, góp gạo nấu cháo, góp thuốc tùy theo bệnh, góp các thức ăn bồi dưỡng để cứu vãn chóng phục hồi. Nếu thấy bệnh nguy ngập phải yêu cầu Ban Giám Thị Trại chuyển về Bệnh Viện Trung Ương Huế.

Ngày 1 tháng 3 năm 1979 Mặt Trận cử anh Nguyễn Trọng Tường phụ trách Thanh Niên Vụ vạch kế hoạch vận động Thanh Niên.

Anh Trần Quang Miễn phụ trách Trích sao bản văn Tuyên Bố của Mặt Trận tiếp tục chuyển ra ngoài và qua 4 phân trại 2, 3, 4, và 5.

Để bảo mật tổ chức, Mặt Trận quy định: Những người nào do V184 giao dịch thì tuyệt đối M113 và L48 không được quyền hay biết, và M113 hay L48 cũng được bảo mật như thế.

Song song với các cuộc vận động tổ chức đang tiến hành, Mặt Trận cho thực hiện kế hoạch thứ hai nhằm chuẩn bị đưa người vượt thoát ra ngoài khi cần như sau:

1/ Mỗi chuyến đi rừng, mỗi người cầm một cây xương sắn mì dùng làm gậy để chống, nhưng khi lên đến rừng thì chặt thành khúc dài 20 cm găm xuống đất, thời gian từ 3 tháng đến 6 tháng là có củ.

2/ Mỗi người mang theo một ít muối, lên đến rừng gom vào một cái soong dấu trong một cái động trên núi.

Sáng chủ nhật ngày lễ Lao Động, 1 tháng 5 năm 1979, giáo sư Nguyễn Châu xách một ấm trà nóng hớn hở từ đội 11 (anh nuôi) chạy vào đội 6 chúng tôi rồi mời mọi người ngồi uống trà mừng Lễ Lao Động được nghỉ. Tôi đang đánh cờ tướng với Nguyễn Ngọc Lãnh, Phạm Lập đang ngồi một mình, Trần Quang Miễn đang viết thư thăm gia đình; đột nhiên viên Trực trại Lê Văn Năm xuất hiện đi ngang qua nhóm uống trà hắn quở:

- Chà các anh uống trà vui quá hè!

Rồi đi thẳng đến Trần Quang Miễn hỏi:

- Anh Miễn viết gì đó?

Miễn trả lời:

- Tôi viết thư thăm gia đình.

Năm nói:

- Đâu, anh đưa thư tôi xem.

Miễn đưa xấp giấy cho Năm (tôi cứ tưởng là Miễn viết thư thật nên yên tâm), bỗng tôi nghe Năm cười:

- À... không lo cải tạo, lại lo tổ chức phản động chống cộng sản à!

Năm xoay qua gọi:

- Anh Diệp đi lấy sợi dây cho tôi (Diệp là đội phó của đội đi rừng chúng tôi).

Năm đè Miễn xuống giữa sạp nằm, chân đạp lên người Miễn dùng dây trói xấp cánh khủy ra sau lưng rồi dẫn đi. Cả đội đều nhìn về phía hai chúng tôi còn lại, im lặng không có một tiếng nói cười như lúc đầu, để giữ an toàn chung. Từ đó tôi và Lập không giao dịch với ai trong đội. Tôi xoay qua hỏi Lập:

- Các bản tài liệu có còn không, dấu đâu hay là Miễn giao cho nó hết rồi?

Lập trả lời:

- Đó chỉ là bản Miễn đang sao từ một bản sao lại, còn bản chính thì bỏ vào trong lon sữa bò bóp dẹp miệng lon và dấu ngoài hố rác sau nhà đội, dù có đốt rác, tài liệu vẫn an toàn.

Đêm đó tôi nhìn ra ngòai hàng rào kẽm gai trại thấy thấp thoáng nhiều bóng công an có súng đi lại, tôi bảo Lập: "Hãy chuẩn bị tinh thần, rồi sẽ đến phiên mình."

Ngày 2 tháng 5 năm 1979 cả đội có lệnh không được xuất trại, sau đó chúng phát cho toàn đội 6 mỗi người một tờ giấy bảo khai báo những gì biết được.

Ngày 3 tháng 5 năm 1979 tôi thay bộ áo quần vải hoa màu cảnh sát dã chiến trại phát trước đó, choàng cái khăn bao cát lên vai, nhét mấy viên thuốc thấp khớp vào túi rồi ngồi chờ giờ G. Tôi nhìn qua Nguyễn Văn Lập (tên nội gian) ngồi đối diện bên kia, hắn cúi đầu xuống rồi nhìn sang nơi khác. Lê Văn Đức ngồi khoanh tay trước gối giơ hai ngón tay xòe hình chữ V nhìn tôi cười. Anh Nguyễn Đình Hiệt cầm ống thuốc lào nhét vào một nùi lớn tiếng gọi tôi, ai cũng nghe: "Anh Vịnh, đến kéo hơi thuốc lào, quên cử rồi saỏ" Rồi anh cười hề…hề… châm lửa mồi cho tôi. Đó là những hình ảnh cuối cùng của ngày 3/5/79 tại đội 6. Đúng 12 giờ 30, cánh cửa trại mợ một toán gồm: Thượng Úy Trần Văn Phúc: Phó Trại Trưởng, Trung úy cán bộ Giáo dục (mới đổi tới), Trung úy Nguyễn Văn Danh: cán bộ kế hoạch, Thượng sĩ Lê Văn Năm: Trực trại, Và 2 công an vũ trang. Tất cả đi thẳng vào đội 6. Tôi nghe Lại Văn Đô (Đội Trưởng) hô lớn:

- Tất cả ngồi vào hàng, Nghiêm…

Cả đám tiến thẳng vào chỗ tôi và Phạm Lập. Trực trại Lê Văn Năm mở giấy đọc lệnh bắt Phạm Bá Vịnh và Phạm Lập tội âm mưu tổ chức phản động nhằm chống lại chính quyền cách mạng, không chịu an tâm cải tạo. Năm bắt tôi ký tên, tôi trả lời: "Tôi không có tội gì cả, tôi không ký," liền bị một cú đấm của Năm vào quai hàm, hai tên vũ trang kẹp tay bẻ ra sau lưng chụp còng số tám vào liền. Trong lúc đó Trương Văn Nguyên (tù làm trật tự trại) đang kiểm soát tư trang của tôi và Phạm Lập. Tôi và Phạm Lập bị dẫn đi qua mấy dãy nhà đội, nhìn vào, tôi biết anh em đang theo dõi chúng tôi cho đến khi khuất sau cánh cửa trại giam khép kín lại. ...

Nguyên Xương - Phạm Bá Vịnh

Tôi xin viết lên đây những điều ở trong trại tù cộng sản, mà chúng gọi là trại cải tạo những anh em sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòạ

Những khí thế hiên ngang, bất khuất của tất cả anh me không khuất phục trước sự dã man, dối trá của bọ cai tù cộng sản nói riêng và của tập đoàn cộng sản nói chung.

Thưa quý vị, thời điểm Trung Quốc chuẩn bị tấn công biên giới phía Bắc Việt Nam vào năm 19790, những thành phần quân nhân VNCH do quân đội cộng sản quản lý bắt đầu chuyển sang cho công an quản lý. Các trại Ái Tử chuyển vào Bình Điền được gom lại từ cấp chuẩn uý đến trung tá thành một trại gọi là trại 4 Bình Điền, cách thành phố Huế 13 cây số về hướng Bắc. Bọn cai tù ở đây bóc lột thậm tệ anh em chúng tôi từ thể xác đến tinh thần. Hàng ngày quốc đất, phá rừng, đốn gỗ về để xây cất doanh trại và đóng bàn ghế cho ban giám thị trại. Chế độ ăn uống bị cắt xén, mỗi ngày chỉ có 3 chỉ gạo (3 gram) với nước "Đại Dương" (nước lạnh và muối), thỉnh thoảng mới có một bữa canh rau lang và rau rừng do anh em trồng trọt và cải thiện đem về. Quá đói, lao động không nổi nên một số anh em đề nghị đem nhúm gạo ít ỏi đó nấu thành cháo. Nhưng than ôi, ban giám thị cũng như cán bộ trực trại không cho và trả lời rằng: "Dù các anh ăn chỉ có 1 hoặc 2 muỗng cơm nhưng cũng còn gọi là ăn cơm. Còn các anh ăn bao nhiêu tô đi nữa cũng chỉ gọi là cháọ"!

Mặc dầu chính phủ cộng sản trợ cấp mỗi người tù mỗi ngày 7 hào (7 xu), chỉ trong vòng vài tháng trôi qua, trại trưởng đã gom được 30 ngàn đồng bỏ túi. Vợ con chúng tôi vì lo sức khoẻ và vì thương chồng, thương cha, lo dành dụm để lên thăm chồng, thăm cha, nhưng chúng nó chỉ cho ra nhận chút quà nhỏ rồi vào ngay. Trong lúc đó, Phạm Văn Đồng qua Pháp tuyên bố vung vít là 95% tù nhân cải tạo được trả quyền công dân, còn lại 5% mất nhân tính.

Sau đây là những yêu cầu của chúng tôi:

* Đưa chúng tôi ra toà.

* Cải tạo chế độ ăn uống đúng tiêu chuẩn nhà nước.

* Để chúng tôi gặp thân nhân thoải mái

Chúng tôi tổ chức từng toán và đặt kế hoạch hành động khi hữu sự. Toàn thể anh em đảng viên Đại Việt đề cử Võ Văn Xuân đứng ra tổ chức, kếp nạp thêm đảng viên, thâu thập tin tức từ đồng bào Trung Du và anh em, phối hợp các toán:

Đại diện Thủy Quân Lục Chiến: Thiếu Tá Phạm Cang.

Đại diện Công Giáo: Thiếu Tá Vũ Ngọc Tu.ng.

Võ Văn Xuân.

Nguyễn Hữu Ái

Nguyễn Văn Vỵ

Nguyễn Văn Thiện.

Nguyễn Ngọc Báu

Những anh em này đã có tên trong hồ sơ đen của chúng từ khi quân đội cộng sản chuyển qua cho công an.

Qua sáng hôm sau, một lực lượng hùng hậu gồm có công an vũ trang và một tiểu đội đặc công đột nhập tấn công vào trại. Chúng lôi tất cả anh em ra đánh đập tàn nhẫn, máu của anh em văng khắp sân Trại 4. Mục đích của chúng áp đảo tới tấp để khai thác và bắt thêm những phần tử chống đối, nhưng bất lực - anh em vẫn kiên trì chịu đựng. Kế quả chúng nó bắt vài người mà chúng khả nghi, đó là:

* Trung Tá Nguyễn Tri Tấn

* Thiếu Tá Vũ Ngọc Tụng

* Thiếu Tá Phạm Cang

Mặc dù cuộc đấu tranh của anh em Trại 4 bị đàn áp tối đa, nhưng vẫn đem lại thành công mỹ mãn. Đó là tên trại trưởng phải lấy 30 ngàn đồng tiền tom góp biển lận để mua thêm thực phẩm cho anh em, hạn chế lao động nặng, để anh em gặp gỡ thân nhân thoải mái.

Thưa tất cả quý vị, đối với cộng sản, tự giác là tự sát vì nó luôn luôn tìm cách để dụ dỗ những thành phần nhẹ dạ và tham lam. Thưa tất cả anh em, chúng ta cũng không quên anh Thiếu Tá Võ Đình Phương, người đã hiên ngang làm văn thư gửi Thủ Tướng Phạm Văn Đồng qua hệ thống trại. Anh đã nêu lên tất cả sự xấu xa, bỉ ổi của chính quyền đối với nhân dân. sau đó, anh bị bắt và cho anh nói những gì thắc mắc trước toà, anh đã tự đặt câu hỏi và trả lời trước toà là: "Thưa toà, ai đã xé Hiệp Định Paris? Có phải chính các ông không?" Quan toà không trả lời được.

Thưa quý vị, chúng tôi viết lên đây mới một phần nhỏ của Trại 4 Bình Điền - Huế để quý vị thấy được những gương hy sinh và dũng cảm của anh em chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, dám đấu tranh một mất một còn với bè lũ Việt Cộng trong lúc đang nằm trong rọ của chúng (trại cải tạo). Vậy ai còn lừng khừng, do dự muốn hòa hợp với chúng, xin hỏi anh em tù cộng sản. Phải có một lập trường "Quốc Gia", dứt khoát không chấp nhận cộng sản. Lừng khừng, trung lập, hòa hợp là tự sát.

Hoàng Minh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn