BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73328)
(Xem: 62237)
(Xem: 39424)
(Xem: 31172)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Bữa cơm nhạt muối vì lạm phát

16 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 894)
Bữa cơm nhạt muối vì lạm phát
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Quỹ bình ổn có còn tiền để bình ổn giá xăng dầu, sẽ được bù từ 700-1.200 kể từ 13-11, hay không? vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Tuy nhiên, nhìn nhận những động thái mới nhất về chính sách tài chính- giá cả cho thấy Chính phủ đang nỗ lực đến cùng để kéo đà tăng của CPI nói riêng và lạm phát nói chung ở mức “một con số”. Nhưng diễn tiến giá cả trong gần 2 tháng qua cho thấy mức lạm phát 8,75% đã vượt quá mức tăng của lương và gây áp lực trên mỗi bữa ăn của các gia đình. Và, nhiệm vụ giữ lạm phát ở mức “một con số” là một nhiệm vụ còn không ít khó khăn.

Dù đã được điều hành theo cơ chế thị trường và có những hoạch định về lộ trình tăng giá của xăng dầu, mặt hàng mang tính đầu vào của 113 ngành sản xuất, tuy nhiên, khi giá xăng dầu trong nước đang ở trạng thái “lỗ bình quân 1000 đồng trên mỗi lít bán ra”, Bộ Tài chính cũng không còn cách nào khác là xả quỹ, dù, chỉ cách nay chưa đầy 1 tháng mỗi lít nhiên liệu đã được hỗ trợ từ 550-750 đồng. Và dù xả trần Quỹ, đang làm cho mức độ điều chỉnh sau này sẽ ngày càng dày đặc hơn, để theo kịp với giá chung trên thế giới.

Lạm phát 8,75% của 10 tháng đã gây áp lực trong mỗi bữa cơm của mỗi gia đình. “Với cùng một số tiền đi chợ, giữ được bữa ăn như cách đây 2-3 năm là rất khó…Ngày xưa, một gia đình 4 người thì tiêu cho tiền ăn hết 4 triệu/tháng là đảm bảo. Đến bây giờ, 6 triệu/tháng để đảm bảo như thời 4 triệu năm 2007 là rất khó”- Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của QH, TS Nguyễn Đức Kiên nói. “Chất lượng mỗi bữa ăn ngày càng giảm, nhưng thu nhập của chúng ta không đáp ứng”. Ấy thế mà vẫn có vị Bộ trưởng phát biểu: “Các đợt tăng lương vừa rồi đều cải thiện được tình hình, có vượt so với tốc độ tăng giá. So với người có thu nhập thấp thì lương có cải thiện. Người thu nhập cao thì thu nhập khá thêm một chút”.

Có 3 yếu tố để căn cứ mức điều chỉnh tiền lương: Tốc độ tăng trưởng hàng năm để đảm bảo người lao động có thể thụ hưởng từ tăng trưởng; Chỉ số CPI để đảm bảo lương thực tế; Mức tăng tiền lương, tiền công trên thị trường để đảm bảo được vấn đề thị trường không bị phân cách. Chính vì vậy khi lương cơ bản tăng thêm 12,3% từ 1-5-2010, Chính Vụ trưởng vụ Tiền lương- Tiền công Bộ LĐTB và XH bà Tống Thị Minh cho rằng “Mức 12,3% chỉ đảm bảo bù đắp một phần sự trượt giá của giá tiêu dùng, đáp ứng một phần lương thực tế của người lao động. Nói chung để đảm bảo đúng đủ và cải thiện thì tôi nghĩ chưa đạt yêu cầu.”. Ba Minh khẳng định “Thực chất đây không gọi tăng lương mà là điều chỉnh để đảm bảo trượt giá”. Kể từ khi lương cơ bản tăng thêm 12,3%, lạm phát đã tăng đến 8,75% và sẽ còn tăng tiếp trong hai tháng.

Có hai động thái rất đáng lo ngại cho đồng tiền và bữa cơm của người dân. Thứ nhất là việc QH thống nhất tăng lương cơ bản từ 1-5-2011 và thứ hai là vấn đề kìm giữ giá xăng. Việc kìm giữ hôm nay, chắc chắn sẽ xảy chuyện bùng nổ chỉ số giá sau khi các DN đuợc phép “điều chỉnh trở lại” hoặc do Quỹ bình ổn hết tiền, hoặc không thể kìm giữ mãi được. Và thứ hai, tốc độ tăng giá, tốc độ lạm phát hoàn toàn có khả năng vượt qua tốc độ tăng lương khi mà mỗi dịp giá xăng dầu được điều chỉnh, khi mà mỗi độ tết đến là liên tiếp các mặt bằng giá mới được hình thành mà ngay cả chỉ số CPI cũng chưa ghi nhận hết được.

Ai là người quan tâm đến việc tăng lương? Nông Dân, những người chiếm không dưới 70% dân số? Không, họ không được lợi gì từ việc tăng lương vì họ cả đời có bao giờ biết đến lương. Công nhân? Chỉ một phần rất nhỏ vì mức lương được coi là “giá đỡ” cho nhóm lao động nghèo, yếu thế tránh cho họ bị lạm dụng, bị trả lương rẻ mạt từ lâu vẫn được coi là không thực tế và không còn mấy DN nhẫn tâm áp dụng chỉ riêng “mức giá đỡ” này. Cán bộ công chức hưởng lương từ NSNN? Càng không. Cái họ lo là giá cả đừng quá cao, thay vì nhận thêm được 100 ngàn đồng mỗi tháng.

Đào Tuấn



15-11-2010

Theo Blog Đào Tuấn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn