BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73317)
(Xem: 62232)
(Xem: 39419)
(Xem: 31165)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nhận định về lời kêu gọi trẻ hóa hàng ngũ lãnh đạo cộng sản Việt Nam

03 Tháng Chín 200512:00 SA(Xem: 1104)
Nhận định về lời kêu gọi trẻ hóa hàng ngũ lãnh đạo cộng sản Việt Nam
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Việt Nam đang có những nỗ lực thay đổi nhân sự, trẻ thay già trong một số cơ cấu. Báo chí trong nước đề cập đến việc ông Phạm Thế Duyệt chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam cổ võ trẻ trung hóa các cơ chế lãnh đạo Trung Ương Đảng, cụ thể là nên chọn các thành phần thuộc lớp tuổi duới 50 tuổi. Phạm Điền trao đổi với nhà dân chủ Đỗ Nam Hải về vấn đề này qua một cuộc phòng vấn ngắn vào sáng ngày 2/9/2005.

Phạm Điền: Với tư cách là một người đã có nhiều bài tiểu luận viết về Việt Nam và những sinh hoạt chính trị ở trong nước. Thưa ông, vừa rồi chủ tịch Ủy ban MTTQ, ông Phạm Thế Duyệt qua trao đổi với báo chí đã cổ võ việc đưa lớp người dưới 50 tuổi vào làm thành viên của trung ương. Sự kiện này có thể là một yếu tố tiến bộ. Ông nghĩ như thế nào ?

Phương Nam - Đỗ Nam Hải: Thưa anh Phạm Điền, hôm qua tôi có đọc trên mạng bài đó của ông Duyệt. Tôi không đọc kỹ, nhưng tôi nghĩ rằng nó cũng chẳng có gì mới đâu, chẳng qua chỉ là những trò cũ thôi, anh ạ.

Phạm Điền: Thưa ông Đỗ Nam Hải, cũng trong phần tường thuật của báo chí trong nước, khi ông Phạm Thế Duyệt đưa ra vấn đề này đã có nhắc tới những điểm trong 3 tiêu chí của ông Tổng bí thư ĐCSVN Nông Đức Mạnh nói rằng: cần có một lớp cán bộ mới có được tiêu chuẩn 3 không. Đó là "không quan liêu, không tham nhũng, và không lãng phí”, để trở thành những thành viên nòng cốt của những tổ chức. Phần phát biểu này cho thấy những người lãnh đạo ở Việt Nam đang đề cập đến chuyện thanh lọc nhằm hữu hiệu hóa những cơ quan. Ông có tin rằng lần này điều đó xảy ra hay không ?

Phương Nam - Đỗ Nam Hải: Không. Tôi nghĩ chuyện cải tổ triệt để thì không bao giờ. Bởi vì, những hô hào về chống tham nhũng, chống quan liêu, lãng phí, chống này, chống kia thì từ xưa đến nay họ cũng đã hô hào nhiều lắm rồi. Nhưng cuối cùng cũng chỉ là đầu voi, đuôi chuột, và lần này cũng vậy mà thôi. Vấn đề là phải giải quyết tận gốc cơ, anh ạ. Tức là phải có sự cạnh tranh trên chính trường. Còn sự cạnh tranh trong nội bộ của đảng anh với nhau thôi thì không thể giải quyết được vấn đề gì của dân tộc một cách triệt để đâu. Thậm chí nhiều khi nó còn biến thành những sự đấu đá, tranh giành quyền lực rất tệ hại.

Sự hô hào đổi mới lần này của ông Duyệt nếu có một “ý nghĩa” nào đó thì theo tôi, nó chỉ có thể là báo hiệu cho sự tranh giành quyền lực, ngôi thứ mới giữa hai lớp người U50 và O50 (dưới và trên 50 tuổi) trong nội bộ ĐCSVN mà thôi. (bên cạnh những mâu thuẫn vốn có khác của họ). Đội ngũ ấy, dù dưới 50 hay trên 50 tuổi thì hơn ai hết, họ đều biết tự vạch ra những giới hạn cho mình: rằng chỉ làm được cái gì, không làm được cái gì và làm đến đâu, v.v… rồi đánh lừa nhân dân bằng cụm từ: “ổn định chính trị”. (!?)

Và chúng ta cũng không nên nhầm lẫn rằng: hễ cứ trẻ hơn là sẽ ít bảo thủ hơn. Nhiều khi mấy “bố trẻ” kia lại còn “sắt son” với chế độ độc đảng hơn cả mấy “bố già”! Bởi một lẽ đơn giản: vì họ trẻ hơn nên thời gian nắm quyền lực của họ cũng sẽ lâu hơn.

Phạm Điền: Như vậy thì với quan điểm và nhận định của ông thì đây vẫn không phải là cách làm dân chủ để đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Sự chọn lựa đó sẽ không diễn ra qua hình thức có tranh đua như là những guồng máy tiên tiến khác, phải không ạ ?

Phương Nam-Đỗ Nam Hải: Đúng vậy, những guồng máy tiến tiến mà anh vừa nói chính là việc trên chính trường phải có những lực lượng chính trị khác làm đối trọng với lực lượng chính trị cầm quyền. Lúc đấy mới nói đến chuyện đấu tranh chống tham nhũng, chống buôn lậu, lãng phí, chống cửa quyền, hách dịch quần chúng v.v... một cách triệt để được.

Điều quan trọng nhất lúc này là dân tộc ta phải cùng đòan kết hơn nữa, để đấu tranh sao cho có được cái guồng máy tiên tiến kia. Tức là nếu anh làm tốt thì nhân dân sẽ ủng hộ anh. Còn ngược lại, nếu anh làm không tốt thì qua lá phiếu thực sự của cử tri, dân tộc sẽ tìm được một lực lượng chính trị đối trọng khác xứng đáng hơn để thay anh làm. Còn ở Việt Nam hôm qua và hôm nay thì dù anh có làm dở đến mấy cũng không có ai làm gì được anh cả. Có chăng là anh tự hô hóan lên, rằng anh cũng “đau lòng” lắm, rồi xin lỗi bâng quơ, với vài câu qua loa, chiếu lệ là xong.

Phạm Điền: Thưa ông Đỗ Nam Hải, nhân được may mắn nói chuyện với ông ngày hôm nay, chúng tôi muốn biết ông nhận xét như thế nào về chuyến đi của ông Hoàng Minh Chính qua Mỹ ?

Phương Nam - Đỗ Nam Hải: Đấy là một điều rất đáng mừng. Bởi vì bác Hoàng Minh Chính là người mà gần 40 năm qua luôn luôn là ngọn cờ đầu của phong trào đấu tranh cho tự do, dân chủ ở Việt Nam. Bác không hề khuất phục trước cường quyền, dù bác đã bị cầm tù 3 lần với hàng chục năm trời, bởi bộ máy chuyên chính vô sản Việt Nam. Hôm nay bác sang bên đó sẽ có khả năng lớn, tạo tiền đề cho một bước phát triển mới về chất của phong trào dân chủ Việt Nam. Tôi rất hy vọng rằng bác Chính sẽ là một tác nhân lớn, có khả năng đoàn kết được các lực lượng dân chủ Việt Nam ở cả trong và ngòai nước. Chính sự đòan kết ấy sẽ tạo nên một sức mạnh mới, nhằm đấu tranh một cách có hiệu qủa hơn với các thế lực bảo thủ hiện đang nắm thực quyền trong ĐCSVN. Để cuối cùng, dù muốn hay không thì họ cũng phải thực hiện việc dân chủ hóa đất nước.

Phạm Điền: Chúng tôi xin được cảm ơn nhà dân chủ Đỗ Nam Hải, cũng là một người viết tiểu luận dưới bút hiệu Phương Nam về các vấn đề Việt Nam. Xin cám ơn ông và chúc ông khỏe.

Phương Nam - Đỗ Nam Hải: Xin kính chào anh Phạm Điền, xin kính chào quý thính giả của đài Á Châu Tự Do. Xin chúc sức khỏe tất cả quý thính giả của đài và chúc sự nghiệp dân chủ hóa đất nước sớm đi tới thành công trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Phạm Điền, phóng viên đài Á Châu Tự Do (RFA)

03-09-2005
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn