BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73239)
(Xem: 62215)
(Xem: 39396)
(Xem: 31149)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Giá như có cái lưới bạch kim

12 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 964)
Giá như có cái lưới bạch kim
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Đêm qua xem chương trình How Do They Do It trên kênh Discovery anh thích nhận xét hài hước của người viết kịch bản: “Nếu bạn gái của bạn đeo chiếc nhẫn bạch kim bạn tặng thì phải thấy là cô ta yêu lá phổi hơn trái tim của bạn biết bao nhiêu”.

Thì cứ kể ra đây rằng trừ yếu tố quý hiếm (đắt tiền) của đồ trang sức, trừ yếu tố nghệ thuật của chiếc nhẫn do nghệ nhân tạo nên, bạch kim còn là một kim loại thần bí vì tính hữu dụng có một không hai của nó trong công nghệ sạch. Bạch kim khi được chế tác thành những tấm lưới mỏng đến độ đếm được phân tử trên máy phóng điện tử sẽ cho thấy đó là một sản phẩm kì diệu. Tất cả không khí độc hại ô nhiễm bởi vô vàn tạp chất sẽ được lọc sạch khi thổi qua nó. Một đầu là thế giới của uế tạp nhưng khi chạy qua lưới bạch kim, đầu kia sẽ là thế giới trong sạch tinh khiết. Thật kì diệu phát minh của con người. Nhưng kì diệu hơn nữa đó chính là thiên nhiên. Bởi chính thiên nhiên sinh ra bạch kim. Con người chỉ nhận biết và đem ra thụ hưởng tài nguyên thiên nhiên.

Anh có một ông bạn là doanh nhân đang đầu tư khai thác vàng ở miền Trung. Bất kể khi đang chơi Golf hoặc ngồi nhậu, thậm chí khi nhân viên mát xa đẹp như mộng liên tục “vô tình” động chạm thân thể thì anh cũng vẫn bị ám ảnh về công việc. Anh lo lắng về thái độ của quan chức nhà nước trong việc ra hạn giấy phép khai thác của anh. Anh lo lắng về các dịch vụ trung chuyển quặng hoặc thiết bị sàng nghiền nhập về chậm và v.v…

Khi được hỏi về tác hại lâu dài cho con người của cyanua trong công nghệ tinh lọc kim loại. Anh bạn anh hơi khó chịu. “Tôi chỉ quan tâm đến số tiền đầu tư về hạng mục này có thể bị đội lên do dân bản địa kiện tụng. Bạn hiểu không, tôi là doanh nhân, tôi đâu phải nhà từ thiện”. Anh thật khéo ăn chứ không khéo nói như các quan chức nhà nước.

Anh hiểu ra rằng ông bạn không bao giờ và không cần quan tâm đến môi trường. Mối quan tâm của doanh nhân là con số. Chưa có thống kê nên không thể kết luận rõ ràng về số doang nghiệp có chút đạo đức kinh doanh hay chẳng có chút đạo đức nào ở nước ta nhưng đã là doanh nhân, lợi nhuận với họ là cái đáng kể nhất.

Nhưng đừng lo lắng quá, nhà nước đã có chế tài dành cho các doanh nhân. Sinh ra quan chức là để giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã hội, lo cho dân được tự do, có cơm ăn áo mặc, đi lại học hành, sau ra làm quan. Bởi đã là quan chức nhà nước, sự quan tâm phải là quốc gia, đất nước trên hết.

Dự án bô xít ở Tây nguyên có lẽ các quan chức đau đáu cõi lòng mong muốn cho nhân dân được ấm no hạnh phúc?

Dự án bô xít ở Tây nguyên có lẽ các quan chức đau đáu cõi lòng mong muốn cho đất nước được hùng cường sánh vai với Trung Quốc và không thua kém bọn Mĩ?

Dự án bô xít ở Tây nguyên có lẽ các quan chức đau đáu cõi lòng mong muốn cho đất nước trở nên một xã hội dân chủ văn minh?

Quốc gia là gì? Đất nước là gì nếu không phải là nhân dân?

Quốc gia là gì? Đất nước là gì nếu không phải là lãnh thổ, là mảnh đất cha ông nghìn đời gìn giữ?

Dân đang không muốn “ấm no, hạnh phúc” bằng cách cho Trung Quốc đến đây chiếm đất, phá rừng, phá cây cà phê. Dân không muốn đền bù mấy trăm triệu để rồi mất đất, mất nghề, mất môi trường trong sạch.

Chưa nói đến chuyện bô xít, chỉ nói đến chỗ khai thác vàng ở đây, quả thật một số người dân trong khu khai thác vàng không biết cyanua là gì và nó độc hại ra sao. Họ chỉ biết nước thải từ khu chế xuất chảy ra làm cá chết thối nổi khắp sông suối ao chuôm. Nhiều người không lo lắm vì cá chết chứ chưa thấy người chết. Họ cần cái xe máy để chạy, họ cần xây lại cái nhà đã bị tốc mái, lở tường.

Các doanh nhân biết thế, họ đã đáp ứng bằng cách bảo rằng “Các bác hãy cắt đất bán cho chúng tôi vài sào, tiền mua xe máy có ngay, xây nhà 2 tầng đủ đấy.”

So với túi tiền Trung Quốc hào phóng chi ra cho doanh nhân, số tiền mua đất đó đáng là bao? Mà Trung Quốc mua chứ họ có cướp đâu.

Lan man anh lại nghĩ đến câu ông Tiến sỹ Tàu Vương Hàn Lĩnh mới tuyên bố hôm qua trong cuộc phỏng vấn ở thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề cách chọn lựa của nhà nước Việt nam đối với mối quan hệ với Trung Quốc: “Nên nhớ rằng cho đến năm 1885, Việt Nam vẫn là thuộc quốc của Trung Quốc…Tôi muốn nhắc lại nếu không chọn cách giải quyết như tôi vừa nêu, các anh sẽ phải hứng chịu các xung đột bằng vũ lực, hoặc thậm chí chiến tranh. Điều này không hề tốt cho tương lai”.

Đã là thuộc quốc của họ mà họ còn bỏ tiền ra mua (nhiều thứ) thì dân còn đòi gì nữa mà không ủng hộ chính phủ nhỉ? Dân nghĩ ngắn quá. Ngắn quá thế không biết.

Anh lại bật cười khi xem ti vi hôm nào thấy các quan chức chính phủ tròn mắt, gân cổ bênh vực cho các doanh nhân. Thì ra ra chính phủ thương doanh nhân nhiều nhỉ?

Thế các doanh nhân đã đáp lại tình thương của chính phủ đến đâu rồi ? đã xứng chưa? Đã đủ chưa?

Bất chợt anh lại thầm mong giá như có cái lưới bạch kim để lọc bầu không khí chúng ta đang thở. Giá như…

Mai Xuân Dũng

12-11-2010

Theo Blog Mai Xuân Dũng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn