BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72825)
(Xem: 62104)
(Xem: 39203)
(Xem: 31058)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Lê Thị Công Nhân

26 Tháng Mười Một 200612:00 SA(Xem: 965)
Lê Thị Công Nhân
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Chánh quyền Việt Nam là một trong những chế độ có mức đàn áp tập trung rất khéo léo, đến nỗi nhiều người nước ngoài – và luôn cả công dân Việt Nam trong lúc nhất thời – khó mà biết được. Singapore, một quốc gia rất khác Việt Nam trên nhiều phương diện cũng có một đường lối tổng quát giống vậy. Không đả động gì đến công dân nếu họ làm ra tiền, vẽ tranh lụa, đoạt huy chương thế vận hội v.v… Nhưng một khi họ bắt đầu nói lên chính kiến của mình, đặt vấn đề về quyền lực của Đảng thì lập tức bị đè nát ngay.

Trong lúc Singapore sử dụng hệ thống pháp lý để thực hiện việc đàn áp thì ngược lại Việt Nam, trắng trợn hơn và kém tiến bộ về pháp quyền phải dùng đến hệ thống mật vụ.

Tuần vừa qua tôi có ghé thăm hai nhà bất đồng chính kiến lão thành ở Sài Gòn là bác sĩ Nguyễn Đan Quế và hòa thượng Thích Quảng Độ - Dr Nguyen Dan Que and the Venerable Thich Quang Do (xem bài viết về họ ở đây here). Cả hai thuộc về thế hệ trước chiến tranh, đã trãi qua phần lớn thảm kịch của thế kỷ 20: Đệ nhị thế chiến, cuộc chiến tranh Đông Dương và cuộc chiến Việt Nam.

Bất chấp sự độc quyền của đảng CSVN, Việt Nam đã trở thành một quốc gia thăng tiến mạnh về kinh tế trong vòng 20 năm qua. Rất nhiều cơ hội đã đến với thế hệ trẻ, những cơ hội mà thế hệ cha ông của họ không thể ngờ tới. Tuy nhiên, trong lúc họ là tầng lớp có thể bị mất mác rất nhiều, đã có rất nhiều người trẻ đang nhập cuộc để thách thức chính quyền và họ đã phải trả giá rất đắt.

Tuần qua tôi đã “chạm trán” với một người – một phụ nữ rất can đảm và ngoan cường: Lê Thị Công Nhân.

Tôi dùng chữ “trạm chán” bởi vì mặc dù đã cố gắng liên lạc trong nhiều ngày nhưng chúng tôi chưa thể gặp mặt. Kể từ ngày 13 tháng 11, Lê Thị Công Nhân đã bị sách nhiễu, đe dọa và giam cầm tại tư gia bởi cục “A42”, là phiên hiệu của Cục an ninh chính trị thuộc Bộ công an Việt Nam. Trong suốt một tuần những kẻ “khủng bố thuê” này đã canh gác chặt chẽ nhà của cô tại Hà Nội, ngăn cấm cô bước ra khỏi nhà cho dù là để đi chợ.

Hôm thứ Tư, cô được phép ra khỏi nhà – để công an đưa đi thẩm vấn. Ở đó cô được thông báo là cô có thể tự do đi lại trong thành phố Hà Nội (dưới sự theo dõi của những kẻ “khủng bố thuê”), nhưng không được rời Hà Nội với bất cứ lý do nào.

Tại sao một đảng CSVN đồ sộ lại phải sợ hãi Lê Thị Công Nhân? Có hai lý do. Thứ nhất cô là một nhà bất đồng chính kiến, cô là sáng lập viên và là phát ngôn nhân của Đảng Thăng Tiến Việt Nam (xem nội quy và đơn tham gia Vietnam Progression Party manifesto ). Hiện thời cương lĩnh chính trị của đảng này là một nền tảng rất căn bản của tự do dân chủ: đa đảng, bầu cử tự do và tự do báo chí. Tuy nhiên như vậy đã là quá đủ - trong lúc tranh đấu cho cùng mục đích trên, Bác sĩ Quế và Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã phải trãi qua nhiều thập niên trong ngục tù. Trong lúc hội nghị APEC được tổ chức tại Hà Nội hồi tuần qua thì Lê Thị Công Nhân cùng các nhà bất đồng chính kiến khác đã bị giam giữ tại nhà – lý do là để ngăn cản họ tìm cách gặp tổng thống George Bush hay Shinzo Abe, bị bức bách phải tường trình các sinh hoạt hàng ngày của họ, phải tuân thủ một chế độ đã tước đoạt nhân quyền của họ.

Trường hợp Lê Thị Công Nhân còn có thêm một khác biệt là việc cô liên quan đến một vụ án buôn lậu ma túy đã kết thúc hôm qua tại tỉnh Đồng Hồi. Hai người Anh gốc Việt đã bị kết tội buôn lậu ma túy trong vụ án này. Tháng 10, 2005 Lê Thị Công Nhân đã được chính thức chỉ định làm luật sư cho bà Trần Thị Hiền, 47 tuổi là một trong hai bị cáo. Dù có tội hay không, bà Hiền vẫn cần một luật sư giỏi để biện hộ cho mình. Hôm qua bà Hiền đã lãnh án chung thân mặc dầu bản án tối đa cho tội buôn lậu ma túy là bị xử bắn.

Tôi thắc mắc không hiểu về sự nhầm lẫn này của giới hữu trách Việt Nam khi chỉ định một nhà bất đồng chính kiến làm luật sư biện hộ trong một vụ án quan trọng này, nhưng Lê Thị Công Nhân đã là luật sư biện hộ và đã chuẩn bị trong suốt một năm để biện hộ cho thân chủ mình, một người mà Lê Thị Công Nhân cho rằng có một vai trò rất nhỏ trong vụ án. Lê Thị Công Nhân đã viết ra rằng: “Tôi hy vọng được hoàn tất nhiệm vụ của một luật sư là bảo vệ cho thân chủ cùa mình. Tuy nhiên chế độ độc tài cộng sản ngu ngốc này đã “xử lý” tôi!”.

Lê Thị Công Nhân có lẽ sẽ làm cho phiên tòa ở Quảng Bình bớt buồn ngủ – Tuy nhiên mặc dầu sau khi “đoàn xiếc APEC” đã kết thúc, cô vẫn bị cấm không cho ra khỏi nhà. Tòa án đã thay thế Lê Thị Công Nhân bởi một luật sư khác và người này chỉ có 4 ngày để chuẩn bị cho vụ án.

Nhiều ngày trước, điện thoại nhà và điện thoại di động của cô đã bị cắt. Chỉ có mẹ và em gái của cô được phép ra khỏi nhà để mua thực phẩm và những đồ dùng cho gia đình. Mặc dầu vậy, cô vẫn tìm được nhiều cách ngoạn mục để liên lạc được với thế giới bên ngoài (tôi sẽ không nói những cách này là gì vì e rằng nó sẽ bị phá)

Hôm thứ Tư, mật vụ “khủng bố thuê” thuộc A42 đã bắt cô lên để thẩm vấn. Họ đã không đưa ra được một văn bản nào về việc giam giữ cô tại nhà – không giấy phép, không trác tòa, hoặc một văn bản nào của cơ quan hữu trách. Công an mật vụ cũng đã không cho biết là họ là ai, trong lúc thẩm vấn họ đã dùng những tên giả mạo để xưng hô. Nhưng cô đã nghe được một công an gọi cấp trên của hắn với tên thật là Trung tá Thắng thuộc cục A42, quận Đống Đa, phường Phương Mai, Hà Nội.

Thật là một giấc mơ tuyệt vời nếu một ngày nào đó Trung tá Thắng bị xử phạt về hành động của hắn ta.

Cô Công Nhân nói với tôi rằng: “Tôi cảm nhận, và hiểu rõ [mặt thật] như thế nào là tự do và dân chủ [của] một chế độ cộng sản độc tài”.

Tôi bị đối xử như một tội phạm rất nguy hiểm! Ngay cả điện thoại nhà cũng bị cắt ngang không lý do bởi công ty Viễn Thông Hà Nội ngày mùng 1 tháng 11. Khi tôi hỏi lý do, họ trả lời rằng ‘Chúng tôi làm việc theo lệnh của Bộ công an. Bà không cần khiếu nại bởi vì chúng tôi chỉ nối lại đường dây khi nào có lệnh của công an.’

Tôi xin một bản sao của lệnh đó nhưng họ nói rằng ‘đó chỉ là lệnh miệng’.

Ngày 10 tháng 11, tôi mua thêm một đường dây điện thoại mới cho nhà của tôi. Công an mật thám dò ra số và đã cắt nó chỉ trong vòng hai ngày sau đó. Trong cuộc thẩm vấn hôm thứ Tư, tôi nói với họ là ‘các người thật độc ác khi cắt điện thoại của nhà tôi’, Trung tá Thắng trả lời rằng ‘Chúng tôi có quyền làm như thế vì cô gây nguy hại đến an ninh quốc gia – Chỉ có một đảng duy nhất ở Việt Nam – hãy nhớ đấy!’

Sáng thứ Ba, trong khi tôi đang bị giam giữ tại nhà (không phải là giam giữ tại thành phố như lúc này) nữ trung úy công an Doãn Anh Thúy (?) của cục A42 nói với tôi rằng: ‘Cô nên hài long vì cô chỉ mới bị đối xử như thế này’. Tôi trả lời rằng ‘Bởi vì tôi vẫn còn sống? Bà ám chỉ điều đó chăng?!’ Cô ta im lặng.

Tôi có cảm giác rằng Lê Thị Công Nhân là một luật sư và một nhà tranh đấu lão thành. Ngày hôm trước tôi mới được biết rằng cô chỉ mới 27 tuổi.

Đây là địa chỉ email của Lê Thị Công Nhân:

congnhan@movemail.com.

Here's a link to the website of Amnesty International with suggestions for action you can take if you feel moved by the situation of dissidents in Vietnam

26-11-2006

Bản chuyển ngữ cuả DT







Le Thi Cong Nhan


November 26, 2006


http://timesonline.typepad.com/times_tokyo_weblog/2006/11/le_thi_cong_nha.html


The Vietnamese government is one of those regimes whose repression is so narrowly concentrated that casual visitors - and even its own citizens, for some of the time at least - are quite unaware of it. Singapore, a very different country in most ways, has a broadly similar approach. Leave people alone as long as they are making money, creating silk paintings, winning Olympic medals and the like. But as soon as they assert themselves politically, as soon as they question the authority of the Party - then crush them.

Singapore uses the courts to do this. Vietnam - franker and less developed in its authoritarianism - uses the secret police.

A week ago, I visited two veteran dissidents in Ho Chi Minh City - Dr Nguyen Dan Que and the Venerable Thich Quang Do (and wrote about them here). They are men of the pre-war generation, who lived through most of Vietnam's 20th century tragedy - the Second World War, the French Indo-China War and the Vietnam War. Despite the continuing monopoly of the Vietnam Communist Party, the country has become prosperous beyond recognition in the past 20 years. For young people, there are opportunities which their parents could not have imagined. But even among those with the most to lose, there are young Vietnamese prepared to take on the authorities, and pay the price.

Last week I encountered one of them - the courageous and stubborn young woman pictured above, Le Thi Cong Nhan.

I say "encountered" because, despite a good deal of communication over the past few days, we have not exactly met. Since 13th November, Cong Nhan has been subject to harassment, intimidation and house arrest by "A42", the appropriately Orwellian code word for the Political Security Department of Vietnam's Ministry of Security. For a week these plain clothes goons picketed her apartment in Hanoi, preventing her from leaving her home at all, even to shop. On Wednesday, she was allowed out - to be interrogated at the Ministry of Security There she was informed that she free to move around Hanoi (in the company of surveilling goons), but that she could under no circumstances leave the city.

Why is the mighty Vietnamese Communist Party scared of Le Thi Cong Nhan? There are two reasons. The first is that she is a dissident, a founder member and spokeswoman for the newly founded Vietnam Progression Party (click here to read the Vietnam Progression Party manifesto, including application forms, if you're interested). As a movement, its platform is the bare democratic minimum - a multi-party system, free elections and a free press. But this is quite enough - for espousing similar goals, Dr Que and Thich Quang Do have spent decades between them in prison. The week before last, the Asia-Pacific Economic Co-operation (Apec) forum was held in Hanoi which is why Cong Nhan and several other Vietnamese dissidents were confined to their homes - to prevent the possibility that George Bush or Shinzo Abe might find themselves confronted by them, and forced to explain what they were doing, cosying up to a regime that denies their basic human rights.

In Cong Nhan's case there's something else too, connected to the trial for drug smuggling which concluded yesterday in the town of Dong Hoi. Two British citizens of Vietnamese origins were convicted of heroin trafficking. In October 2005, Cong Nhan was named as the state-appointed defender for one of them, a 47-year old woman named Tran Thi Hien. Whether or not Ms Hien is guilty (and last week she admitted a part in the purchase and sale of huge quantities of heroin), she needs a good lawyer. Yesterday she was sentenced to lifetime imprisonment, but the maximum penalty for heroin smuggling is death by firing squad.

Why the Vietnamese authorities made the mistake of appointing a dissident as a defence lawyer in a high-profile case, I don't know - but Cong Nhan had the job and spent a year preparing to defend her client whom, she is convinced, played a minor role in the smuggling operation. "I wish to perform and finish my job and my duty serving my client," she wrote, "[however] this stupid communist dictator regime will deal with me!"

Cong Nhan would have given the sleepy Quang Binh provincial court a run for its money - so even after the Apec circus had come to an end, she was not allowed to leave her home. The court replaced her with a tame defence lawyer who had a total of four days to prepare his case.

She has had her land line and four cell phones cut off in the space of a few days. Only her mother and her sister were allowed to her apartment, to bring her food and supplies. Nonetheless she found ingenious ways of communicating with the outside world which I will not detail here, for fear that one of her few links with the outside world will be jeopardised.

On Wednesday, the goons of A42 took her in for questioning. They have provided no authority for their blockading of Cong Nhan and her home - no warrant, or court order, or documentation from a higher authority. The secret police do not even identify themselves, and in her presence use false names for one another. But Cong Nhan overheard one of them addressing the superior officer by his real name: Lieutenant-Colonel Thang of A42, Dong Da district and Phuong Mai precinct, Hanoi.

It's a sweet fantasy to imagine that one day, Colonel Thang will be held to account for his actions.

"I feel, and understand deeply [the reality of] freedom and democracy [under a] communist dictator," Cong Nhan told me.

I am being treated like a very dangerous criminal! Even our land line was cut suddenly without any reason by Hanoi Post on 1st November. when I called them to ask for the reason, the Hanoi Post said, 'We did it at the command of the Ministry of Security. You need not to lodge a complaint as we just can reconnect it by another command of them.' I said, 'Give me that command even a copy one.' They said 'It was just a verbal command.'

On 10th November, I bought another land line for my family. The police found out the number and cut our phone again just two days later. At the questioning on Wednesday, I told them, 'You are too inhumane cutting my family's land line.' The colonel, Thang, said, 'We have power to do that as you are [jeopardising] national security. There is only one party in Vietnam - remember that.'

On Tuesday 's Morning when I was still under house arrest (not city arrest like this moment) Doan Anh Thuy, a female lieutenant of A42 said to me, 'You should be happy that you are just being treated like this.' I said, 'Because I am still alive? Is that what you mean?'. She said nothing.

I had the impression that Cong Nhan was a veteran lawyer and fighter. The other day I found out that she is just 27 years old.

Here's an email address where you can write to Le Thi Cong Nhan: congnhan@movemail.com.

Here's a link to the website of Amnesty International with suggestions for action you can take if you feel moved by the situation of dissidents in Vietnam.

Posted by Richard Lloyd Parry on November 26, 2006 at 12:36 PM | Permalink
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn