BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72812)
(Xem: 62102)
(Xem: 39201)
(Xem: 31055)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Phương Nam trả lời các bạn Sơn và Bảo Trang của chương trình Tâm Tình Tuổi Trẻ trên đài Chân Trời Mới

05 Tháng Ba 200512:00 SA(Xem: 914)
Phương Nam trả lời các bạn Sơn và Bảo Trang của chương trình Tâm Tình Tuổi Trẻ trên đài Chân Trời Mới
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

Ngày 5 tháng 3, 2005


Sơn: Sơn xin chào anh Phương Nam. Anh khỏe không anh ?

Phương Nam: Cảm ơn Sơn, mình khỏe.

Sơn: Để bắt đầu cuộc phỏng vấn, xin anh cho biết nhận xét của anh về tình hình Việt Nam hiện nay.

Phương Nam: Về tình hình Việt Nam hiện nay thì câu hỏi vừa rồi của bạn là rất rộng, và để trả lời đầy đủ cần phải đi sâu phân tích tất cả mọi lĩnh vực của đời sống chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước mình. Ở đây tôi chỉ có xin được trả lời một cách sơ bộ về cái tâm lý của nhiều người dân ở trong nước hôm nay: sau 30 năm dài chiến tranh ác liệt và kế tiếp là 11 năm, tính đến thời điểm của đại hội VI - Đảng cộng sản Việt Nam - Tháng 12 năm 1986, thì nhân dân ta đã phải sống trong một nền kinh tế chỉ huy tập trung, quan liêu, bao cấp trên phạm vi cả nước. Vì vậy, người ta thường có sự so sánh giữa trước và sau đổi mới nền kinh tế và thấy là đời sống của nhân dân đã khá hơn trước nhiều.

Điều này làm cho nhiều người có tâm lý tự thỏa mãn với những gì mà họ mới có. Đây là điều rất tự nhiên nhưng theo tôi cũng lại rất tai hại. Xin lấy 1 ví dụ: gần đây, tôi được xem một đọan trả lời phỏng vấn của một cái người dân, trên một kênh truyền hình trong nước. Ông ta đã nói như sau: “… Cuộc sống của nhân dân ta bây giờ là tốt quá đi rồi. Chứ trước Cách mạng tháng 8/1945, ở làng tôi chỉ có vài ba gia đình là có chiếc xe đạp thôi. Còn nay thì một gia đình có thể cũng có tới 2 – 3 chiếc xe gắn máy…” (!).

Theo tôi, nếu là người Việt Nam yêu nước thông minh, thì hôm nay chúng ta phải biết rùng mình sợ hãi về những sự so sánh tương tự như vậy.

Bảo Trang: Vâng, cảm ơn anh Phương Nam. Bảo Trang xin hỏi câu kế tiếp: nhiều người cho rằng Việt Nam càng ngày càng khá hơn và chỉ cần đủ thời gian để phát triển đúng mức thôi. Qua thời gian sinh sống tại Úc và tại Việt Nam thì anh thấy điều này có phải không ?

Phương Nam: Như trên tôi đã trình bày: không ai có thể phủ nhận được rằng đời sống của nhân dân nói chung đã được cải thiện từng bước. Tuy nhiên, đấy chỉ là sự so sánh của hôm qua so với hôm nay, và đa số cũng chỉ so sánh về những nhu cầu cơ bản của con người như cơm ăn, áo mặc, đi lại thôi.

Sự phát triển của Việt Nam hôm nay là không bền vững. Điều này thì trong các báo cáo hàng năm của chính phủ cũng như trong các bài phân tích của các chuyên gia kinh tế ở cả trong và ngòai nước đã trình bày rõ. Mặt khác, quốc nạn tham nhũng như là căn bệnh ung thư không có thuốc chữa đang hàng ngày, hàng giờ tàn phá, hủy diệt đất nước này.

Và nếu chúng ta có một cách nhìn rộng ra thế giới bên ngòai và tự đặt ra những câu hỏi; ví dụ như: tại sao chất lượng sống của nhân dân Nam Hàn (Nam Triều Tiên) là cao hơn hẳn, so với chất lượng sống của nhân dân Bắc Hàn (Bắc Triều Tiên). Nhưng trong khi 2 vị cựu tổng thống của Nam Hàn, trước áp lực của xã hội đã phải dắt díu nhau ra tòa về tội tham nhũng thì ở Bắc Hàn, nhân dân vẫn cứ phải hô mãi cái khẩu hiệu nhàm chán: “Đời đời nhớ ơn chủ tịch Kim Nhật Thành muôn vàn kính yêu” ?

Tôi tin rằng, một khi chúng ta đã tự đặt ra cho mình những câu hỏi như vậy và trả lời được thấu đáo chúng và liên hệ với cái hoàn cảnh của Việt Nam thì sẽ khám phá ra được nhiều điều. Chúng sẽ có tác dụng thiết thực trong việc nhận thức lại những giá trị cũ và mới, để góp phần xây dựng và phát triển đất nước ta hôm nay và mai sau.

Sơn: Dạ, cảm ơn anh Phương Nam. Gần đây, chính phủ Việt Nam có thả một số người, trong đó có linh mục Nguyễn Văn Lý và 5 nhà đối kháng khác. Theo anh, đây có phải là dấu hiệu cho sự thay đổi của nền dân chủ Việt Nam hay không ?

Phương Nam: Theo tôi thì vấn đề ở đây là phải xét đến động cơ của hành động thả người ấy của chính phủ Việt Nam. Nếu như trước đây anh bắt người ta không đúng, nay anh thấy sai và thả người ta ra thì đấy là dấu hiệu thay đổi đáng mừng của nền tư pháp nói riêng và của nền dân chủ Việt Nam nói chung. Nhưng nếu đây chỉ là “màn trình diễn” cho thế giới biết rằng: Việt Nam đã có những bước tiến bộ vượt bậc về dân chủ, nhằm những mục đích như sớm được ra nhập WTO hoặc tìm kiếm những khỏan viện trợ, đầu tư mới, v.v… từ bên ngòai thì đấy lại là động cơ không trong sáng.

Và một khi đã là như vậy thì cái khả năng: một mặt người ta alô ầm ĩ trong việc thả những ông Lý này, nhưng lại im lìm bắt mới những ông Lý khác là điều hòan tòan có thể xảy ra trong tương lai. Và do vậy, nền dân chủ Việt Nam vẫn cứ tiếp tục bị chính quyền vi phạm nghiêm trọng. Bởi vì, nguyên nhân sinh ra nó, xuất phát từ thể chế chính trị chỉ có duy nhất 1 Đảng cộng sản Việt Nam được quyền lãnh đạo đất nước là vẫn còn nguyên.

Bảo Trang: Vâng, bây giờ Bảo Trang muốn hỏi về một đề tài khác một chút xíu, thưa anh. Cách đây 2 tháng, thì có 9 ngư dân Việt Nam đã bị Trung Quốc giết chết trên Biển Đông. Anh nhận xét ra sao về sự kiện này, và với tư cách là một người ở trong nước thì anh nghĩ chính phủ phải làm gì để đối phó với những bước leo thang của Trung Quốc ?

Phương Nam: Không một người Việt Nam nào lại không phẫn nộ trước hành động ngang ngược và dã man này của chính phủ Trung Quốc. Nhưng nhân dân Việt Nam ở cả trong và ngòai nước lại còn phẫn nộ hơn khi hiểu ra rằng: chính phủ Việt Nam đã phản ứng rất yếu ước trước hành động ấy. Nó giống như phản ứng của một đứa trẻ bị kẻ bất lương bắt nạt nhưng chỉ dám dấm dứt khóc thầm, mà không dám khóc lớn.

Theo tôi, hành động trên mới chỉ là “Điều 1 – Chương I” của Trung Quốc trong việc họ cụ thể hóa 2 Hiệp Định về biên giới và lãnh hải, đã được ký trong 2 năm 1999 và 2000, giữa 2 chính phủ Việt Nam và Trung Quốc. (với nhiều thiệt hại cho phía Việt Nam).

Điều duy nhất mà nhân dân Việt Nam ở cả trong và ngòai nước có thể làm được là báo động chính xác và kịp thời cho thế giới biết trước sự kiện trên và những bước leo thang sắp tới của phía Trung Quốc. Còn một chính phủ Việt Nam đã chứng tỏ rằng họ rất yếu trước việc bảo vệ tính mạng của nhân dân và bờ cõi của Tổ Quốc, nhưng lại rất mạnh khi đàn áp những tiếng nói dân chủ thì không nên hy vọng gì nhiều. Đây chính là một bi kịch lớn cho dân tộc Việt Nam hôm nay.

Sơn: Dạ. Sơn xin hỏi anh trước khi chấm dứt: nếu anh có thể chuyển vài lời đến các bạn trẻ đang sống ở trong và ngòai nước thì anh sẽ nói gì ?

Phương Nam: Tôi muốn nói rằng các bạn hãy ngày càng xích lại gần nhau hơn nữa. Điều này sẽ tạo tiền đề tốt cho sự thiết lập bền vững khối Đại đòan kết dân tộc. Từ đó sẽ có tác dụng tích cực, nhằm thúc đẩy cho nền dân chủ Việt Nam tiến lên giành thắng lợi cuối cùng. Tôi cũng muốn được nhấn mạnh một lần nữa rằng:
Để cho dân tộc Việt Nam sớm có một nền dân chủ thật sự, thì sự hy sinh của những cá nhân là điều tất yếu và cần thiết cho sự trường sinh của cả dân tộc !

Bảo Trang: Vâng, Bảo Trang và Sơn thành thật cảm ơn anh Phương Nam đã dành thời giờ để nói chuyện với các bạn ở đây cũng như ở trong nước. Xin cảm ơn anh.

Phương Nam: Xin cảm ơn 2 bạn Bảo Trang và Sơn của đài Chân Trời Mới.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn