BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73354)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31177)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Thiên tai và nhân tai

11 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 1077)
Thiên tai và nhân tai
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Cuộc lũ lịch sử ở các tỉnh Bắc Trung Bộ chưa kịp yên thì Nam Trung Bộ lũ lại tiếp tục tràn về và người chết, nhà cửa ngập lụt, đường xá hư hỏng, thiệt hại rất lớn về người và của cho nhân dân. Nguyên nhân thì ai cũng biết “thiên tai là tại ông trời’. Tuy nhiên đã có nhiều ý kiến cho rằng ‘nhân tai’ cũng góp phần rất lớn vào các trận lũ lụt khủng khiếp này.

Ngoài 'thiên tai’ thì có mấy nguyên nhân do ‘nhân tai’ đã được thống kê như sau:

- Rừng đầu nguồn bị chặt phá rất nghiêm trọng, khiến khi lũ về không có gì ngăn được nước.

- Các công trình thủy điện được xây dựng với mật độ dầy đặc ở miền Trung, để xây hồ chứa nước rừng lại bị phá tiếp và do lợi ích cục bộ của các nhà máy thủy điện nên khi lũ về, các nhà máy thủy điện này cho xả lũ vô tội vạ và không theo một qui trình nào.

- Hệ thống và cơ quan dự báo khí tượng làm việc quá kém. Người dân không được thông báo và cảnh báo sớm nên khi lũ về đột ngột nhiều người không kịp chạy lũ, và có nơi phải tháo ngói để chui ra khỏi nhà.

- Sự thiếu trách nhiệm cũng như phản ứng chậm chạp, thiếu đồng bộ của chính quyền Việt Nam, từ trung ương đến địa phương…









 
Nhà Nước có chăm lo cho những nạn nhân này không ?

Không phải năm nay thì miền Trung mới bị lũ lụt hay thiên tai mà đây là chuyện đã trở thành ‘chuyện thường ngày ở huyện” , lũ lụt đã xảy ra hàng ngàn năm nay và vẫn sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai. Một chính quyền có trách nhiệm và lương tâm ít nhất phải làm được những việc sau:

- Vẽ bản đồ các khu vực bị lũ lụt thường xuyên. Nếu có thể thì di dân đến những nơi cao ráo để ở, nếu không thì cũng phải có hệ thống cảnh báo lũ lụt sớm trước một hai ngày để người dân chuẩn bị. Lũ lụt chứ không phải động đất nên hoàn toàn có thể dự báo trước được.

- Phải trang bị phao cứu sinh (bắt buộc) cho mỗi người dân vùng lũ, kể cả trẻ em. Chi phí cho việc này hoàn toàn trong tầm tay, có thể lấy từ nguồn viện trợ hay quyên góp của toàn dân. Số tiền này rất nhỏ so với số tiền thất thoát trong vụ Vinashin hay chi phí cho đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.

- Mỗi khu vực nhất định phải xây dựng một khu nhà tránh lũ, được xây dựng kiên cố ở nơi cao ráo, trong đó có chứa lương thực, nước uống, thuốc men…Đồng thời mỗi khu vực phải có các phương tiện cứu hộ tại chỗ, ít nhất cũng phải có vài chiếc canô (xuồng máy) cho mỗi xã. Khi lũ về thì mọi người sẽ được khuyến cáo và giúp đỡ để đến được khu vực an toàn nói trên.

- Khi lũ lụt xảy ra chính quyền cần huy động nhanh chóng mọi nguồn lực có được để cứu dân (kể cả tàu chiến của Hải quân, xe lội nước, trực thăng…), không thể để tái diễn cảnh người dân tự mò mẫm cứu nhau trong đêm tối. Chính quyền ở đâu? Các lực lượng như Ủy ban Cứu nạn Cứu hộ đâu? Quân đội công an và các phương tiện như tàu, xuồng đâu? Công an làm việc như thế nào mà để một chiếc xe khách lao vào dòng nước lũ và chìm vào trong đó mang theo mấy chục mạng người?

Sau khi lũ lụt xảy ra thì bài ca muôn thuở của chính quyền là kêu gọi quyên góp và cứu trợ người dân các vùng bị lũ lụt. Hành động “lá lành đùm lá rách”, chia sẻ với người dân trong cơn hoạn nạn là rất cần thiết và mang tính nhân văn. Tuy nhiên phương pháp làm việc của chính quyền rất đáng chê trách mà điển hình là vụ Hội Chữ Thập Đỏ Nghệ An tráo đổi quần áo cứu trợ mới bằng quần áo cũ chỉ đáng làm giẻ lau xe. Chỉ có ở Việt Nam mới có chuyện làm từ thiện cũng phải thông qua chính quyền mà đại diện là Hội Chữ Thập Đỏ hay Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Bao nhiêu chuyện bi hài đã xảy ra quanh việc cứu trợ này, ví dụ người dân phải ký nhận là đã nhận được một số tiền rất lớn so với số tiền được thực nhận, nhiều người nghèo không nhận được cứu trợ mà là người giàu nhận được cứu trợ… Tất cả chỉ vì sự độc quyền trong công tác cứu trợ và sự thiếu minh bạch trong việc phân phối hàng cứu trợ. Lẽ ra số tiền quyên góp được sẽ còn lớn hơn rất nhiều con số đã nhận được nếu người dân tin tưởng rằng số tiền quyên góp sẽ đến được với người dân. Nếu có cuộc thăm dò dư luận thì tôi tin rằng nhiều người làm từ thiện để lương tâm thanh thản là chính chứ ít người nghĩ rằng số tiền đó sẽ đến tay người cần được giúp đỡ. Tôi đồng ý với tác giả Sáu Nghệ trong bài viết “Cứu trợ không phải đếm tiền” trên báo Tiền Phong:

“Những người trực tiếp đi cứu trợ cũng không cần thiết phải có cơ quan nào đó quản lý tấm lòng của họ như không cần thiết quản lý tấm lòng bá tánh.

Cần thiết nhất với những người trực tiếp đi cứu trợ là gì? Thông tin! Thông tin về địa chỉ bị thiệt hại, những người có trách nhiệm ở các địa chỉ ấy và cả thông tin cập nhật tình hình cứu trợ. Khi có thông tin đầy đủ và chính xác, các đoàn cứu trợ sẽ biết đi đâu, về đâu cho phù hợp, để việc cứu trợ đạt hiệu quả cao nhất và không làm phiền hà địa phương. Có thể hình dung tương tự như giới thiệu các tuyến, điểm du lịch vậy.
Đáng tiếc, những thông tin cần thiết cho xã hội cứu trợ như thế, hiện nay không tìm được ở đâu, kể cả các trang mạng địa phương và cứu hộ cứu nạn vẫn tiêu tốn nhiều tiền ngân sách. Hai cơ quan được chỉ định tiếp nhận và phân phối hàng cứu trợ cũng không có.”









 
Mỗi năm lũ lụt lại kéo về miền Trung

Theo tôi đã đến lúc chính quyền Việt Nam cần bỏ việc độc quyền trong việc cứu trợ đồng bào. Vừa gây khó khăn cho người đi cứu trợ lẫn người cần cứu trợ. Chính quyền các cấp chỉ cần cung cấp thông tin và địa chỉ các vùng bị ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề nhất, những nơi đang cần được cứu trợ là đủ việc còn lại hãy để những người đi cứu trợ giải quyết. Nếu Việt Nam làm được việc ‘xã hội hóa’ trong công tác cứu trợ thì tôi tin rằng sẽ còn rất nhiều người (nhất là người Việt ở hải ngoại) muốn tham gia vào công việc rất nhân văn này. Tuy nhiên có dư luận cho rằng việc ‘độc quyền’ trong việc phân phối hàng cứu trợ là để chính quyền địa phương có cơ hội ‘ăn chặn, ăn bớt, ăn xén…” các kiểu tiền hàng cứu trợ. Thiết nghĩ có nhiều ‘kiểu ăn và cách ăn’ khác nhau và cán bộ bây giờ đâu có nghèo khổ gì cho cam, chẳng lẽ họ cố ‘ăn thêm’ trong khi nhiều người khác đang chết đói?

Chính quyền các tỉnh Miền Trung hay gặp thiên tai cần thành lập một Ủy ban phòng chống thiên tai độc lập như đề nghị của ông Nguyễn Cảnh Bình, Chủ tịch HĐQT Alpha Books: “mỗi huyện, người dân và chính quyền, với sự hỗ trợ của các doanh nghiệp địa phương nên thành lập một Ủy ban phòng chống thiên tai độc lập. Thành phần của Ủy ban này bao gồm những người có kiến thức, có uy tín và cả các doanh nhân trong huyện, để họ có thể tư vấn cho lãnh đạo, chính quyền và làm cầu nối với người dân. Ủy ban kêu gọi quyên góp, ủng hộ để thành lập ra Quỹ miền Trung dùng ngay khi cần bởi tiền quyên góp những khi có lũ thường mất vài tuần đến cả tháng mới đến đến tay bà con, mà như vậy thì đã quá chậm. Ngoài ra, chúng ta cần trang bị xuồng máy và các thiết bị cảnh báo lũ như hệ thống cảnh báo sóng thần mà nhiều nước đang làm. Giáo dục và hướng dẫn học sinh và người dân vùng lũ các kinh nghiệm, cách thức chống lũ lụt và thoát hiểm…”.

Chính quyền Việt Nam cũng cần kiểm tra các nhà máy thủy điện, đề ra các qui trình bắt buộc phải xả lũ khi lũ sắp về. Khi xả lũ cần thông báo trước cho người dân. Hạn chế cấp phép cho các dự án thủy điện mới, kiên quyết chống lại việc phá rừng ở đầu nguồn. Quan trọng nhất là chính quyền phải biết coi trọng tính mạng người dân mình, đừng để người dân nghĩ rằng “cái số mình nó thế”. Nếu người dân phải tự lo cho mình tất cả thì sinh ra chính quyền để làm gì? Chẳng lẽ cứ để người dân nghĩ rằng họ sống không có chính quyền? Vậy chính quyền này phục vụ ai? Vì ai? Từ đâu mà ra?

Việt Hoàng
(Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên)

Theo Thông Luận

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn