BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73177)
(Xem: 62205)
(Xem: 39378)
(Xem: 31132)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Từ ngôi nhà đến đôi giày

11 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 1019)
Từ ngôi nhà đến đôi giày
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Khi hết trang Web này đến blog kia bị hacker tấn công, cư dân mạng xôn xao một dạo rồi cũng dịu xuống. Như một dòng sông bị chặn, nước tự biết cách chảy về biển theo một ngả khác. Có nên nhọc lòng làm cái việc ngăn sông phá đập như vậy không các bạn cá chê, cá chuối ?



Thời buổi xã hội tự nhiên biến thành cái chợ trời, một người đi chợ, bốn thằng móc túi, thế giới mạng đâm ra cũng có chiều như cái ao Web đìu hiu. Đó vốn là nơi rửa mặt lẫn rửa rau và rửa chân lẫn câu cá. Blogger là phận cá nhép, cứ sểnh ra là bị chê, chuối đớp mất trym, rồi thay vào chỗ đó là tờ cáo thị: “Cho sống được sống, bắt chết phải chết”. Cái việc làm được ai đó ví như việc thằng lưu manh bến xe đò, sau khi lần cạp quần của mấy bà mấy chị, đã móc mất bím của người ta lại còn dương dương tự đắc cứ như vừa làm xong một việc đại nghĩa trên đời.

Nói đến đây chợt nhớ ai đó cũng từng nói rằng “dốt thì hay đốt”. Thành ngữ này có lẽ xuất phát từ việc bạo chúa Néron đốt thành La Mã. Các Thánh tích còn lại đến bây giờ chỉ ra rằng tiêu diệt một trào lưu tư tưởng chỉ có thể bằng một tư tưởng khác ưu việt hơn. Chém đầu tư tưởng hoặc đốt phá thành lũy tư tưởng là công việc chưa thành công bao giờ trong lịch sử nhân loại.

Hạ sách ấy, khác chi bắt chước anh Chí làng Vũ đại tự rạch mặt, lăn đường ăn vạ kêu với xóm giềng mình bị hành hung trong khi…đi mua rượu là chuyện quá xưa đến mẹ đốp bán tương bần chợ quê còn chả tin huống hồ những người đứng đắn tử tế khắp bốn phương năm hướng.

Đó là cái tư duy của con bọ chó chứ chả được như cái giống mà nó đang sống ký sinh. Thật buồn mà nhận xét nó là như vậy.

Thời buổi thế giới văn minh đến độ con gâu gâu còn được tắm xà bông hảo hạng và được pháp luật bảo vệ quyền thân thể thì ở cái chỗ kia, giống chê, chuối đang làm vua chúa giang sơn ao hồ lại đêm ngày chỉ chăm chăm lo cái việc đớp trym và ăn thịt cá nhép. Âu đó cũng là sự khác biệt giữa biển và ao, có lẽ không nên ví chỗ này với chỗ kia về sự tự do dân chủ mà thêm thối cỗ lòng.

Sơ sơ thế đủ thấy đám Blogger đâu có quyền tự do tự diếc gì như một số người vẫn tưởng. Thân phận bọt bèo chả khá hơn cái tôm cái tép dưới đáy ao làng.

Các chú chỉ được phép lặn ngụp trong một chỗ đã được quây lại và làm một số động tác na ná như cá heo nơi công viên nước. Đó là mấy trò nhẩy vòng vô thưởng vô phạt nhạt phèo không khác gì mấy chú cún con mặc xà lỏn đỏ đỏ vàng vàng gâu gâu làm toán cộng trừ trên sân khấu tròn. Ở đây các chú diễn trò gì cũng được, gâu gâu, gừ gừ, ư ử thoải mái. Chuyện nắng sớm ban mai, hoàng hôn chập choạng, chuyện dê bú chó, gió ru trăng được tất. Thậm chí chuyện thiếu nữ cởi truồng tự sướng hoặc cùng sướng, ông già hiếp gái vị thành niên có khi lại được coi là tiến bộ, biết dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội. Tốt. Các chú làm thế là tốt. Miễn là đừng có xục bùn cho đục ngầu lên là được. Nếu các chú cứ làm cái chuyện vẽ lông cho chó, nối chạch dài đuôi là sẽ bị mất trym bất kể bản chất của việc các chú làm có thiện chí hay không.

Thật ra, như một quy luật thôi, thế giới làm gì có chuyện các Blogger chịu vành hậu môn chính quyền ra mà thổi như thổi tờ dom pet. Nếu họ thích thổi kèn kiểu đó thì họ đã đăng báo nọ, tạp chí kia của chính phủ mà lĩnh tiền nhuận bút chứ tội gì viết blog cho tốn thì giờ, chả được lợi lộc gì mà có khi còn mang họa vào thân. Họ không biết thổi kèn, khổ thế, họ chỉ biết nói thật mà thôi. Đó là tiếng nói bật ra từ trái tim khối óc. Chả thế mà bloggers được ví như quyền lực thứ năm trong xã hội văn minh dân chủ. Nơi ấy, các nhà lãnh đạo quốc gia vẫn lướt web thường xuyên và coi đó là một nguồn thông tin có độ tin cậy cao, phản ánh bộ mặt thật của nhà nước cũng như mọi ngóc ngách đời sống sang, hèn mà họ không thể vi hành đến được. Và qua đó họ suy ngẫm, đối chiếu với các báo cáo hàng ngày của các quan chức, họ tổng hợp, điều chỉnh các chính sách vĩ mô cho có hiệu quả tốt nhất. Theo họ, bịt mồm bịt miệng một kênh thông tin như Blog khác nào tự chọc tai khoét mắt mình, vừa bị quốc tế coi là quốc gia kì dị về dân chủ lại vừa bị giới học thuật khinh khi.

Nhân nói về cái ao Web chung chung, ta cũng nên quay sang nói chuyện cái ao Web xứ mình. Thời gian vừa qua ở ta, liên tục có nhiều trang mạng bị hack phải đóng cửa vì sập nhà. Các blogger bị mất chỗ thảo luận về bùn đỏ bùn đen hoặc các vấn đề liên quan đến quốc kế dân sinh. Một số Blogger bị mất lây cái mi cờ rô để hát ka ra ô kê ca ngợi thiên nhiên , cây lá, chim muông tôm cá. Thật là chuyện chẳng vui.

Thời gian trước, đây đó lẻ tẻ cũng có những vụ như vậy nhưng thời gian gần đây việc các trang web và nhiều blog bị treo biển Sinh tử lệnh làm giới blogger và dư luận bạn đọc, những người có tri thức và cả những người lao động phổ thông rất quan tâm. Chẳng nói ai cũng biết dư luận bất bình ra sao và coi đây là một vết nhơ nhuốc cho thể diện quốc gia thế nào. Nhưng tất nhiên, chẳng ai ngây thơ đến độ đổ lỗi hết cho các bạn hacker tuy rằng bàn tay các bạn trực tiếp nhúng chàm.

Bất kỳ trước một việc gì, chủ trương nào, chúng ta vẫn nói “Toàn dân một lòng” để thể hiện sự đồng tâm nhất trí cao trong xã hội thì hà cớ gì chúng ta cứ phải lo sợ trước một nhúm blogger kia cơ chứ, cho dù là “chúng” phát ngôn có đúng hay sai. Người ta vẫn nói Hữu xạ tự nhiên hương. Nếu ta thơm tho như hoa lan hoa huệ thì ai đó có bảo ta thối thì đâu có làm cho mọi người hiểu sai được ta đâu.

Hơn nữa chúng ta chấp nhận toàn cầu hóa thì sự khác biệt quan điểm là khó tránh khỏi. Các bạn hình dung một chút, nếu đi ra đường tất cả mọi người đều cùng mặc một kiểu trang phục thì xã hội đó khác gì trại lính. Và tất cả mọi người cùng nói “nhiệt liệt, nhiệt liệt” trước bất kỳ một vấn đề gì thì xã hội đó đâu khác một bãi chăn thả gia súc gia cầm.

Sự khác biệt tư tưởng là điều hết sức bình thường, thậm chí nó còn là biểu hiện của một thế giới nhân đạo, dân chủ thực sự, một thể chế văn minh.

Chỉ có kẻ bệnh hoạn hoặc cố tình tỏ ra bệnh hoạn để hùa theo mới không thấy được điều đó. Tất nhiên không loại trừ các quyết định trơ trẽn này như một thứ bài vở, mà qua đó để nhằm mục đích bôi bẩn hình ảnh một người nào, hạ bệ một kẻ nào không ăn cánh đang là vật cản ngáng đường của mình.

Việc ví von thế giới mạng với cái ao còn khá, gần đây trên các trang mạng, Bloggers bỏ việc so sánh Blog của mình với ngôi nhà mà chỉ coi nó như đôi giầy. Không phải họ tự hạ giá đâu. Họ chỉ nói về sự mong manh của “ngôi nhà ảo” mà thôi. Quả thật, suy cho cùng ví blog như đôi giầy cũng không sai lắm, chỉ hơi mỉa mai, chua xót đắng cay một chút. Dẫu rằng đôi giầy là vật dụng để nâng bước con người trên con đường giao tiếp với bạn bè khắp thế giới, dẫu rằng nó là vật dụng hữu ích để đi đến với tiến bộ nhưng trong thế giới đang quay trở lại thời hỗn mang này, nếu chả may đôi giầy của mình bị phường trộm cắp khoắng mất thì ta sắm đôi khác chắc nhẹ nhàng hơn so với việc bị đốt mất ngôi nhà.

Mai Xuân Dũng

11-11-2010

Theo Blog Mai Xuân Dũng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn