BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73352)
(Xem: 62245)
(Xem: 39430)
(Xem: 31176)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tôi Đi Cải Tạo

07 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 1871)
Tôi Đi Cải Tạo
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52


10 giờ 30 sáng ngày 02-5- 975.

Mặc dù Quân khu IV tại Cần Thơ mất liên lạc. Tiểu khu Chương Thiện dưới quyền chỉ huy của Đại tá Hồ-Ngọc-Cẩn, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng vẫn còn chống trả VC cách mãnh liệt cho đến giờ phút chót: 10 giờ 30 sáng ngày 02-5-1975 mới buông súng tan hàng.
Qua đài phát thanh mệnh lệnh buông súng xuống, tan hàng của Tổng thống Dương văn Minh đã ban hành từ 30-4-1975 tại Sàigòn.



***


Mở đầu mặt trận ngả ba xã Vĩnh Tường (đường vào quận Long Mỹ-cách tỉnh 12 km) ĐPQ ngăn địch không cho xâm nhập vào tỉnh.

Tại xã Vị Đức, VC bắt đầu vượt sông Cái Tư trong đêm tràn sang chiếm phi trường Vị Thanh, xâm nhập dãy cư xá Công chức, sau lưng Tòa Hành chánh. Theo đường mòn và vườn cây xanh dự định vượt cầu Lữ-Quán tiến về dinh Tỉnh trưởng, chúng gặp sức kháng cự mạnh liệt của Đại đội tân binh tăng phái đóng cạnh ISC -Ban Liên hợp quân sự-, sát bên Ty Điền Địa (nơi làm viêïc và trú ngụ của tôi) bùng nổ từ 21 giờ tối 30-4-75 kéo dài tới sáng ngày 02-05-1975. Tân binh đào hố cá nhân chất bao cát sẵn sàng chiến đấu, dàn quân dọc theo kinh xáng Xà-No giai đoạn một mất một còn. Với hai chiến sỹ trí súng đại-liên 60 ly trên lầu tòa án và Hội đồng tỉnh, quạt từng loạt liên tục, địch bị khựng nhiều đợt xung phong, VC tiến lên dự định qua cầu Lữ Quán- bằng xi măng đúc nhỏ- trúng đạn rơi xuống kinh xáng Xà-No trong đêm.

Lực lượng Dân phòng Ty Điền Địa- Dân Vệ, (cạnh ISC) hơn 10 người Nam, với 16 khẩu Carbine M1, đạn dược đầy đủ, bảo trì tốt. Vào đầu tháng Tư, Tỉnh tăng cường 500 bao cát, cọc sắt kẽm gai. Công chánh đổ cho hai xe cát làm thành vòng đai an toàn trước mặt Ty, và hai góc trên terrace trên lầu hướng về toà án, nhưng không nổ phát súng nào vì súng Carbine M1 quá cũ..hoàn toàn do M16 của tân binh chủ động.

Mặt sau Sư đoàn 21 BB, từ hướng xã Hỏa Lựu, lực lượng VC bọc hậu tiến về dinh Tỉnh trưởng, chỉ đụng độ lẻ tẻ, cầm chừng nhưng một số địch đã tiến sát bờ rào dinh Tỉnh chờ lệnh xung kích.


Trong khi lực lượng chánh quy SĐ21 BB, đồn trú tỉnh Chương Thiện, các Trung đoàn 31, 32 BB di chuyển ra bảo vệ Quân khu IV bị chiến thuật “nghinh Đông kích Tây” của Cộng quân đã phân tán lực lượng. Và Trung đoàn 33 BB còn đang hành quân ở tỉnh Bạc Liêu.
Thiết đoàn 9 kỵ binh tung ra bảo vệ quanh phi trường Trà Nóc- Cần Thơ cận tháng Tư.Ba mươi năm sau, phát giác ra lực lượng Bộ Binh và ĐPQ của Quân khu IV còn nguyên vẹn, chưa kể lực lượng tổng trừ bị, khiến Tướng Tư lệnh Quân khu IV Nguyễn Khoa Nam và tướng Tư lệnh phó Lê văn Hưng phải tuẩn tiết cho tròn tiết khí cấp chỉ huy.

Sáng 9 giờ ngày 03-5-75, qua loa VC kêu gọi tôi đi ghi danh trình diện, xong đưa vào Ty Cảnh sát tỉnh Chương Thiện “nhốt”. Tôi gặp lại Đại tá Hồ Ngọc Cẩn, tỉnh trưởng; Trung tá Võ Ngọc Đường, Trưởng ty Cảnh sát lần chót- cả hai sau nầy bị xử tử ở Cần Thơ-, cựu Chủ tịch Hội đồng tỉnh và hầu hết Trưởng nhiệm sở Hành chánh, chuyên môn khác.Đến ngày 23-5-75 họ chuyển 85 quân nhân đầu tiên đa số cấp Trung, Thiếu úy vô nhốt riêng ở ấp Hốc-Hỏa thuộc xã Hỏa-Lựu cách tỉnh lỵ 8 km sâu trong đất liền, song song lộ đá đi Rạch Giá. Trong số sỹ quan cấp úy có tôi, bị xếp vào loại Ngụy quân.Đây là khu vực “vừa giải phóng” (1), căn nhà chòi cất vội đơn sơ bằng lá dừa, cột cây tràm trong khu vực đầy rừng cây Bình-bác bao che, ẩm ướt, thiếu ánh sáng quanh năm. Đó đây còn lởm chởm hố bom tạo thành ao, vũng nước ếch nhái về đêm kêu rên inh ỏi và dấu đạn lỗ chỗ khắp thân cây. Những ngọn dừa “ăn pháo” tơi tả như cây chổi tàu cau quét nhà, cọng lá héo tàn, rũ tóc bên vườn vắng lặng. Thật cảnh tang thương, cùng nỗi buồn trong tâm tư của nhóm người “cải tạo” từ đâu đến, hòa lẫn tiếng chim tu-hú, chim bìm-bịp chúng nhảy nhót tìm mồi kêu lên từng hồi nghe buồn áo não tâm can.

Tiểu, tiện phải la to, xin “Bộ đội đi ra ngoài”. Một “thằng tè”, bốn người kia xem, một anh phóng uế bốn người còn lại “cùng ngửi” trên bờ đê nhỏ lầy lội trươn trợt. Đêm tất cả phải nín chịu, vì 16 giờ chiều đã lãnh còng móng ngựa rồi. Thật là kỷ niệm khó quên trong đời cải tạo!.Chưa hết, tôi được nghe kể câu chuyện khá đau lòng, nguyên Thiếu úy Bộ Binh Nguyễn-văn-Thân, thuộc Sư đoàn 21 BB, tù binh sau ngày 27-1-1973 nhốt chung với số quân nhân trên, trước ngày nhóm chúng tôi chuyển đến được “cán-bộ” địa phương thách:
-Nếu anh Thân mở được còng thì họ sẽ thả tự do về gia đình!?.

Vì cả tin một cách mù quáng vào lời hứa không văn tự. Anh tự tìm cách tháo hết hai ổ khóa sau khi họ cho trói gô 2 tay ra phía sau, và chân xích phía trước. Nhốt riêng một góc, lệnh không cho ai đến gần hay đi ngang qua mặt anh, họ gọi là:”cách ly”.

Ai trong trại cũng đều bị xích cả, có điều anh Thân tự tìm thanh tre, cộng sắt, vật chi cứng khả dĩ thọt vào khe mở ổ khóa rồi đi lại tự do chứ không đi ra khỏi chòi giam (tôi kêu trại, cho thanh lịch). Trong những lần như thế anh lãnh các trận đòn thù chí tử. Nhưng lần nầy anh bị mắc mưu, anh Thân mở được khóa và đã về sum họp với “bác Hồ”. Đáng tiếc thay, người thi hành thủ đoạn giết đê tiện đó là tên Út Ré, một đồng cảnh, một Binh sỹ ĐPQ muốn lập công dùng cây cứng đập đầu Thiếu úy Thân cho đến chết. Khoảng tháng 4/74 xác chôn ở mô đất gần đó, sau ngày Út Ré vâng lệnh cấp trên, anh bị nhốt riêng một góc, đến ngày chúng tôi nhập trại anh vẫn còn ngồi đó, nhìn đôi mắt anh vẫn đỏ lườm như kẻ khát máu. Quản giáo kết luận, đồng cảnh mà Út Ré không thương thì VC khác chiến tuyến anh đâu tha!. Đa số quân nhân cũ được tự do đi lại ăn uống nói cười, nhất là được vinh dự về tỉnh Chương Thiện làm liên lạc viên dự phần tiếp thu, và nghe ngóng tin tức về tháng Tư đen.

Sáu tháng sau, chúng tôi được chuyển ngược về trại về Kinh Năm, cách ấp Hốc Hỏa cũ một cánh đồng hơn 4 cây số, đây khu rừng tràm bạt ngàn. Một đồn điền trồng tràm của Pháp kiều có quy hoạch kinh, mương dẫn thủy đã bỏ hoang từ 1945. Lộ đất còn đầy các hầm chông, chướng ngại gài mìn bẩy từ trước. Cải tạo chúng tôi bắt đầu ra sức lao động: toán đào đấp nền lán trại mới, toán lên luống, toán đi chặt đốn tràm vác về để bán các nơi, toán mộc cất các lán trại tân tạo khác.

Từ đây có tên gọi trại của “Ngụy quân” nằm phía ngoài đầu Kinh Năm, còn trại “Ngụy quyền” vô sâu hơn cây số nữa. Những ngày đầu tháng được gia đình tiếp tế thăm nuôi bằng ”tác ráng”- loại máy đuôi tôm của Nhật hiệu Kohler- tàu đò tới lui chở khách đông nghẹt. Cảnh thăm nuôi thật rộn rã, buồn vui lẫn lộn mọi người lo tìm thân nhân: cha, chồng, con, em hàn huyên vì giờ giấc thăm nuôi có hạn.

Đầu tháng 1/1976 họ lựa nhóm anh em tay nghề Công binh, Công chánh chúng tôi đưa về xã Phong-Phú, huyện Ô-Môn (nguyên là đình thần Phong Phú) để cùng nhóm cải tạo khác hơn 1.500 người thành lập “Nông Trường Quyết Thắng” trồng lúa. Cũng công tác toán Công binh, xây cất tạo dựng lán trại mới cho anh em ăn ở, toán khác đào đắp đất làm đường đi, kho vựa chứa lúa, v...v.

Còn đào kinh tân tạo mặt ngang 3 mét, sâu 1.5 mét Ban Quản Đốc ký hợp đồng thuê 6 chiếc xáng tư nhân đến đào múc, tính thước khối trả tiền. Anh em cải tạo chia 3 lán trại mỗi tụ điểm 500 người dọc theo kinh thiên nhiên Bằng-Tăng. Vì nhu cầu Nông trường có thêm: tổ mộc, tổ xe tải, tổ điện, tổ máy cày...

Riêng toán Thủy lợi do tôi đứng đầu, đo thực địa phóng kinh mới thuê xáng tư cạp múc. Chiết tính khối lượng đất đào, đất đấp, về nhà cửa dự trù cất, lộ đất cùng nhân công v.v... Tiến trình tính toán mà không dựa vào định mức có sẵn của ngành Công chánh, Kiến trúc, Xây cất, chỉ dựa vào kinh nghiệm nhất là năng suất xây dựng của anh em cải tạo, vì vật liệu chánh là cây tràm, lá dừa, dây buộc (bằng tre non chẻ làm dây lạc) v.v... thuộc ngoại lệ.

Nông trường Quyết Thắng nằm trong phạm vi 2 xã Thuận-Hưng, huyện Thốt-Nốt và xã Phong-Phú, huyện Ô-Môn rộng hơn 5.000 hecta ruộng, thông sang giáp xã Thới-Lai. Ban Quản Đốc (gọi Nông Trường Bộ chỉ huy- tức Tiểu đoàn Tây-Đô 3 cũ) đặt tại Kinh Thơm-Rơm cách Cần Thơ 33 km, trên liên tỉnh lộ Cần Thơ- Long Xuyên.

Dựa vào địa thế con kinh thiên nhiên lấy nước cho cải tạo tắm rửa. Giáp với nhà cư dân bao bọc cách bìa Nông trường 200 mét, nên trong số anh em cải tạo chúng tôi, đã nhiều lần vượt trốn trại lên đến con số hơn 60 người. Tất cả đều an toàn vì có sự giúp sức kín đáo của các cô cung cấp củi đốt ở xã Bằng-Tăng. Cứ mỗi tối chủ nhật, sau cuộc thăm nuôi là đêm đó có người trốn trại, đi đâu và mục đích làm gì thú thật thời điểm khó kiểm chứng! Chỉ nghe lời đồn, rỉ tai nhau trên miệt núi Tượng, núi Két.. vùng Tịnh Biên, tỉnh Châu-Đốc có lực lượng của Đại tá Nguyễn văn Biết, Trung Đoàn trưởng 33, Sư Đoàn 21 BB đang hoạt động mạnh, là điểm tâm lý khích động anh em quân nhân chú tâm.

Một lần khác Thiếu úy BĐQ, Nguyễn-Phước-Lộc vượt thoát bị săn tìm, họ giết anh chết trên bờ rạch Thơm Rơm gần đó. Cũng có vài người khác trốn, khi bị bắt đem về Nông Trường giam, nhưng họ không khai người chỉ điểm, và cường độ cứ tiếp diễn nâng con số lên 60, những nhân chứng cùng cải tạo với tôi tại Nông trường Quyết Thắng cũ, hiện định cư ở Úc -NSW hơn 5 người, trong đó Thiếu úy T.T.M. chung với tôi toán Thủy lợi, LQĐ tổ vận tải... chắc còn nhớ.

Đặc biệt phải kể thêm cái chết của Thiếu úy Võ-Ngọc-Quý vì anh trả lời, hay bất tuân lệnh lái máy cày, đi vở đất của Nông trường vào ban đêm, anh bị bắn chết cách thê thảm ngoài ruộng cuối năm 1976. Xác bỏ giữa Nông trường, gia đình hay tin xin nhận xác về chôn cất.
Cái chết thương tâm khác của Binh nhất ĐPQ Trương-văn-Gắt (quê xã Phong Phú, tỉnh Ba Xuyên) vượt trại bị bắt đem trở lại nhốt đình thần xã Thới Lai, chiều họ cho anh xuống mé kinh trước đình tắm, rồi bắn chết. Ban quản giáo phao vu là anh Gắt vượt trại, khi chân và tay nạn nhân chết còn xích vào nhau!. Xác anh chôn dập phía sau đình thần Thới Lai, cũng may gia đình hay tin kịp xin di quan về quê.

Ôi thôi! một định nghiệp, một kiếp phù sinh đành cam lòng uất hận:”người chiến sỹ cộng hòa” thời tao loạn, gặp buổi giao thời, thế nước mất nhà tan!.

Chuyển về Cục Xây dựng Kinh tế Quân khu IX

Với tình hình trồng lúa Nông trường Quyết Thắng bị thất thu trầm trọng. Theo sự hiểu biết thiển cận của cải tạo chúng tôi, lý do chánh không đủ phân bón hóa học, lúa giống Thần nông IR 27 không thuần nhất, chúng đã bị pha trộn tức lai giống khác, anh em cải tạo rải lúa giống không đều, có nơi họ trút nguyên nửa thúng lúa gần các trũng nước. Khi rải phân cũng thế, vì lao động trong đêm: 3 giờ khuya- đâu ai để ý miễn trút hết thúng cho nhẹ tay. Tạo cơ hội cho “lúa ma” tăng trưởng lẹ, chỉ cần một hạt lúa lạ mọc lên một bụi. Bụi sẽ cho ngàn hạt. Nông trường lúa bạt ngàn, ruộng cò bay thẳng cánh sự lẫn lộn giống chắc chắn sẽ xảy ra?. Trước 1975, VNCH bán hết lấy ngoại tệ mua lúa giống thuần IR. 26, IR. 27 từ Phi Luật Tân, vì Viện lúa giống Đông Nam Á, Hoa kỳ đã thiết lập ở đấy. Nhóm Canh nông họ quá rành các tiến trình gây giống, nhưng không ai nói ra sợ mang họa vô thân, vì đa số cán bộ nặng đầu óc bảo thủ, thù ghét và đang say men chiến thắng 30-4 còn âm ỷ trong lòng họ.

Có lẽ, khi thu hoạch lúa chín đa số chỉ cắt lởm chởm lấy lệ. Khi đập tuốt lúa bằng máy không sạch hết hạt, vướng xót rất nhiều theo thân cây, họ vội quăng ra để đội máy cày thu gom rơm về Nông trường. Lúa xót là mồi ngon cho chuột và chim muông được thêm béo bở, tăng trưởng nhanh chóng. Do đó, sau 3 năm Nông trường Quyết Thắng thất thu trầm trọng đi đến “giải thể”, quyết định trả ruộng lúa lại cho nông dân địa phương canh tác, để từ đó nhà nước Cộng sản thu thuế tô điền theo định mức. Theo chánh sách chung toàn quốc cũng thế, vì gặp sức chống đối ngầm nông dân và giới tiểu điền chủ bị mất ruộng, bất mản không hợp tác như họ nuôi gia cầm: gà, vịt, heo chỉ để dùng trong gia đình, trong khu vực tuyệt đối không bán ra ngoài xã. Nền kinh tế CS Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước xuống dốc không cơ gượng dậy. Phá vỡ luôn chánh sách:”lấy nông thôn bao vây thành thị” của chính họ đề ra để tuyên truyền, mục đích quấy phá, vây hãm nền kinh tế đệ I Cộng hòa miền Nam trước kia.

Giữa năm 1979, Quân khu IX cho nhóm cải tạo từ từ được trao trả tự do về với gia đình, lán trại dẹp bỏ lần. Nhóm có nghề chuyên môn Công, Địa chánh, Nông, Lâm, Súc bị Cục Xây dựng Kinh tế Quân khu IX “sung công”. Thuyên chuyển ngược về thành phố Cần Thơ (chợ Cây Khế, gần bến Bắc Cần Thơ, tức Liên Đoàn 40 Công Binh Chiến Đấu cũ). Hầu hết trưởng ngành Điền Địa vùng IV, chúng tôi gặïp lại nhau.

Thật là cảnh trái khuấy, tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa cũng sợ. Từ đây nhóm “chuyên môn” chúng tôi bị đưa đi các Nông trường xa hơn để nghiên cứu như Kinh Tám-Ngàn chảy ra mạn Hà Tiên (giáp ranh xã Hòa Bình và xã Ngọc Chúc) nối kết tiếp kinh Mạc-Cần-Dưng, cạnh chân núi Cô Tô, giữa 2 tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên.

Sau hơn 6 tháng khi công tác tạm giảm. Cục Kinh tế chuyển nhóm chúng tôi lên các xã Long-Khốt, Sông-Trăng, và Gò-Gòn (1) của tỉnh Kiến Tường cũ. Thuộc Sư IV của VC quản lý. Do đó, tôi mới biết được mỗi Sư có một Tiểu đoàn sản xuất lúa gạo, các Đại đội của Tiểu đoàn đóng rải dọc theo gần ranh giới Miên-Việt, nằm trong phần nội địa khoảng 3-4 km. Bộ Chỉ huy Tiểu đoàn sản xuất đóng tại sân bay tỉnh Kiến Tường (Mộc-Hóa cũ).

Vẫn công tác đo đạc ngoài thực địa, nhưng toàn vùng đất Kiến Tường còn úng thủy bởi phèn chua chạy trải dài tận Cà Mau -nếu nhìn trên bản đồ tổng thể 1/50.000-. Theo cùng toán Đo đạc là toán Thổ nhưỡng để lấy các mẫu đất ruộng về nghiên cứu thử nghiệm.
Các vấn đề kỹ thuật, nhân sự chúng tôi không gặp trở ngại, nhưng thường xuyên bị Miên cộng pháo bằng cối 82 ly từ bên kia biên giới sang, mục đích họ quấy phá sự xây dựng kinh tế của VC nhiều hơn. Cải tạo luôn đối diện cái chết bất ngờ, không ai dám bỏ trốn, cứ âm thầm chịu đựng chờ một cơ may, phép màu nào chăng?.

Bài học huấn nhục và mưu sinh thoát hiểm của mái trường mẹ Thủ Đức nay được thực tập lại từng phần...


Vào cuối Xuân, lúa chín rực trên cánh đồng bao la, một cơn gió thổi qua như hàng ngàn, vạn con rắn vàng uốn lượn chạy thẳng tắp về cuối chân trời tít mù. Thoảng trong gió mùi lúa chín đầu mùa, thứ hương thơm nhẹ nhàng của hoa đồng gió nội.
Ruộng lúa vào Hạ cũng khô đi, đôi chỗ đất nứt nẻ bày trơ gốc rạ...

Khi Bộ đội, Nghĩa vụ và Cải tạo tủa ra đồng thu hoạch lúa, pháo Miên cộng cũng tăng theo, đều suốt ngày nhưng cường độ không dầy đặc. Những tụ điểm có máy cày, máy tuốt lúa, xe trâu cộ lúa là mục tiêu ăn pháo. Gây khiếp sợ cho mọi người nhất là giới cải tạo.
Thậm chí đang giữa trưa hè nắng chói chan, Miên cộng chúng cầm đuốc lửa chạy sang quăng vào những thửa ruộng lúa chín gần đó, bươn bả chạy ngược về bên kia biên giới. Mắt thường có thể thấy rõ. Gió thổi giúp ngọn lửa bừng lên đỏ phát mạnh rồi lan ra, kèm theo các cột khói trắng hiện lên ở bầu trời. Các Đại đội sản xuất trấn đóng gần đó lo dập tắt các ngọn lửa, bằng cách cho các máy cày chạy cán nát trên thân lúa, để lửa không lan rộng thêm. Đó là cách diệt lửa hiệu quả nhất. Không cần bơm nước. Những vùng lửa cháy cải tạo viên không được đến gần, chỉ đứng nhìn cho mãn nhản!.

Xa xa những cây thốt-nốt lêu-nghêu thẳng lên trời, dưới chân là con kinh đào rộng 3 mét, đã bị lạn là lằn ranh biên giới nhân tạo giữa 2 quốc gia Miên-Việt được tiền nhân đào hằng một, hai thế kỷ trước vẫn còn lưu dấu. Bên hàng dừa cao, khóm tre xanh là thôn ấp, làng mạc của người Miên gần đấy.

Đêm chúng tôi ngủ trên võng, dép hay giày đi ruộng phải tự gối đầu nằm, phòng hờ vì sợ thám báo Miên thường lẻn sang lấy đi một chiếc, để đánh dấu bằng chứng xác thật với cấp chỉ huy của họ. Trong trại cải tạo ai bị mất dép, giầy phải khai báo, sau đó là màn dày vò bị tra khảo triền miên của an ninh Tiểu đoàn.

Mặc dù trại cải tạo nằm trong tầm pháo địch, nhưng chưa có ai lảnh đạn, chỉ có lần pháo rơi trúng Đại đội VC vào giờ ăn trưa nghe nói binh sỹ hy sinh, những anh em đi nghĩa vụ quê quán Mỹ Tho mà thôi.

Trời, Phật đoái hoài chúng tôi, cảm thông nổi gian truân, bất hạnh đời người chiến binh chả biết kêu cầu, tỏ bày cùng ai khi vận nước miền Nam đến hồi đen tối. Trước cảnh quốc phá gia vong!.

Hồi ức những năm đồn trú đơn vị TĐ 104 Công-binh Chiến-đấu trấn đóng vùng hỏa tuyến thị trấn Đông Hà-Quảng Trị -mạn Cửa Tùng, Cửa Việt- lập hàng rào điện tử Mac Namara, (tôi ra trường khóa 25 Thủ Đức nhằm dịp Tết Mậu Thân-1968), thường xuyên bị VC từ tỉnh Quảng Bình nã pháo 122 ly sang suốt ngày đêm không ngớt dưới 1.500 quả, để khuấy rối Bộ chỉ huy Tiểu đoàn. Dĩ nhiên pháo của VNCH cũng trả lời địch tức khắc. Nhưng xác suất sự chết rất thấp, ban đầu chưa quen tiếng pháo ai cũng khiếp sợ, sau lần lần trở nên chai lỳ, vì nghe tiếng đạn xé gió lướt tới biết sẽ rơi trước mặt, sau lưng, bên tả bên hữu xa gần cùng nhau tránh né. Thêm ai cũng mặc áo giáp, nón sắt, giầy sô, khẩu colt kề bên hông tạo thêm niềm tin, quên mình luôn đối diện cái chết bất ngờ đến banh xác. Trong gần 6 tháng chỉ có hai binh sĩ hy sinh. Thế mới biết con người có mệnh số:”tử sanh hữu mạng” không chết về ‘nghiệp pháo’ cho dù đạn có rơi trước mặt cũng bị tịt ngòi.

Với tầm pháo 82 ly của Miên cộng thì sự chuẩn xác có khác, địch thấy rõ đối phương nhờ vào đồng ruộng trống, không cần tiền sát viên chỉ điểm. Nạp đạn nã tới rồi rút êm, không trúng người thì cũng cháy lúa. Đạt mục tiêu quấy phá của họ mong muốn.

Công tác vùng đất phèn chua, nước mặn kết thúc. Toán Đo đạc đã thực địa quy hoạch theo lệnh khu IX một quận mới:“Quận Vĩnh Hưng” nằm bên sông nhánh của sông Vàm-Cỏ-Đông, cách thị xã Mộc Hóa khoảng 19 cây số, phải đến bằng tàu đò nhỏ, không có phương tiện đường bộ. Nơi quy tụ của nhóm di dân Kinh tế mới từ thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tiền-Giang giản dân ra đấy. Hiện nay rất trù phú.




Trả tự do về xum họp gia đình.




Có lẽ, nhờ vào sự quấy nhiễu thường xuyên của Miên cộng, tình hình chánh trị lẫn quân sự Việt Nam đã xua quân sang lãnh thổ Cao Miên, nhất là sự CSVN vay mượn tiền Ngân hàng thế giới không được thuận lợi để đầu tư vào phát triển nền kinh tế, vốn lấy nông nghiệp làm gốc. Mặt khác phía Bắc, CS Hà-nội đang phải đối đầu với lực lượng quân sự Trung cộng hùng hậu ngày đêm, rải quân dọc biên thùy sẵn sàng tiến công. Phía Nam, nguy cơ sợ Miên cộng tức Khmer Đỏ tràn sang tấn công bất ngờ giải vây, đốt phá trại cải tạo, quấy rối kinh tế. Rồi hậu quả khó lường...

Chúng tôi nhận giấy trả về nguyên quán, lúc 20 giờ đêm ngày 19-10-1980, tại trại Gò-Gòn. Cảm giác và nổi mừng rỡ tràn ngập trong tôi. Mọi người đều nghĩ mờ sáng chúng tôi mới lên đường, chờ máy cày Tiểu đoàn đến chở. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi không đầy 10 phút, thu tóm hành trang chúng tôi lên đường. Vì quá quen với tin tưởng trong lòng khi trắc đạc thực địa ngoài đồng, thuộc từng ngọn cây cao, rành lùm bụi xanh hiện lên nền trời ban đêm để định hướng đâu là hướng Bắc. Bấm tay nhau 6 người đi theo con lộ đất khúc khuỷu quanh co qua mương rạch, đi trong đêm tối- như mở cuộc hành quân đóng chốt -hay bài dạ-hành của quân trường mẹ Thủ Đức ngày xưa- hướng quận Vĩnh Hưng cách trại non 20 km. Chúng tôi quyết không ngủ, đi đều bước canh đến bờ sông đúng 3 giờ sáng, chờ khi có tiếng gà gáy đầu tiên lừng vang, sẽ sang sông hòa nhập vào đoàn cư dân từ thôn, ấp gần đó đến nhóm chợ sớm buôn bán, trao đổi. Đúng lúc tàu đò vừa nổ máy chúng tôi sẽ lên ngồi, khi ra đến chợ Mộc-Hóa đón xe về thành phố Hồ Chí Minh và tản mác các nơi khác...

Ba mươi năm sống lưu vong, thời gian dài nửa đời người, nhưng vẫn còn hiển hiện nổi bâng khuâng trong tâm khảm tôi, như giấc chiêm bao ngày hôm qua. Mới có dịp nhìn lại: ngày lịch sử đất nước. Đây chỉ mảng nhỏ, rất nhỏ (small piece only) tại Tiểu khu Chương Thiện trong biến cố quân sự cận đại, mặc dù báo chí có đăng nhiều tài liệu giải mã. Ngay cả chính mình là tác nhân chứ chưa dám nói là chứng nhân cho giai đoạn lịch sử quân sự, chánh trị đen tối của miền Nam?!. Những gì xảy ra thật sự cuộc chiến miền Nam đau thương, đổ nát hoang tàn, gia đình ly biệt.. cần hàn gắn, xây dựng nhất là lòng hận thù phải san bằng khẩn cấp để người người cùng vui sống.

Riêng tôi muốn ghi lại đôi dòng tri ơn các chiến sỹ VNCH, quý Niên trưởng, Huynh trưởng sanh trong bối cảnh chiến tranh, trưởng thành trong cuộc chiến và tất cả chiến hữu đã gục ngã xuống vì lý tưởng Tự do. Các bạn “đồng cảnh cải tạo”, đồng nghiệp bất hạnh đã yên giấc ngàn thu, cũng để mô tả chân dung người cải tạo của chính mình. Lắm người suy nghĩ mà không trang trải tâm tư bằng ngòi bút được...

Nguyện xin hương linh quý vị đã khuất hiển linh, đầu thai làm vị Thiên sứ, một Thánh nhân trong kiếp lai sinh gần nhất.

Ngẫm nghĩ, đời người ai cũng có kỹ niệm đau thương hay vui buồn khác nhau. Những kỹ niệm đó đôi khi hết sức sâu đậm đến nổi coi như là biến cố khả dĩ tạo thành khúc rẻ trong đời: Tôi là Công chức bị động viên vào trường mẹ Thủ Đức, đáo nhậm Tiểu Đoàn 104 Công Binh chiến đấu. Kẹt tuần lễ vào Tết Mậu Thân tại Đà Nẵng. Sau đó, tăng phái theo Bộ Chỉ huy nhẹ Liên Đoàn 10 CBCD, trấn đóng nơi tiền tuyến Quảng Trị, nguy hiểm tứ bề nhưng sanh mạng an toàn. Khi biệt phái đời sống dân chính, do “Luật Người Cày Có Ruộng”, thời gian ngắn dạy Cán bộ Xây dựng Nông thôn ở Trung tâm Chí Linh-Vũng Tàu, rồi Trưởng Ban Điện cơ Cấp phát Ruộng đất thuộc Usaid là an ổn. Trưởng nhiệm Điền Địa tại tỉnh Chương

Thiện thì rơi vào “ổ Việt Cộng”- mất an ninh-. Đi cải tạo lặn lội khu Gò Gòn, Sông Trăng gần biên giới Miên, lảnh pháo địch lia chia. Vượt biên 8 lần mới thành công- trong đó lần thứ 7 tàu mắc cạn, vợ con, bà con, bạn hữu bị nhốt ở Tiền Giang, nhưng tôi thoát nạn....
Nghĩ lại, đời lắm thăng trầm trôi nổi. Về gìa lại an nhàn sung túc.
Phải chăng Đức Chúa Trời, hay mệnh số trải qua cơn thử rèn sự bền đỗ của tôi để sau cùng đưa tôi đến cuộc đời an dưỡng: mé nước bình tịnh, một xứ đượm sữa và mật...

Nay tôi đang sống tại Úc châu có nền Dân chủ pháp trị.

Gia đình xum họp, con cái thành tài, thành nhân. Có bạn bè đồng hương Tây Ninh hàn huyên sớm tối. Một cộng đồng da vàng nhỏ bé mang duyên nghiệp trôi nổi theo vận nước, hay dòng máu lãng tử của tiền nhân lưu lại phiêu bạc đến đây!? Ba mươi năm qua không hẹn mà gặp; luôn vui vầy, khắn khít với nhau như huynh đệ, như thủ túc rất qúy trọng nhau vì cuộc đời của mỗi người trãi qua những đau khổ khác nhau và đó cũng là sự dọn sẵn cho một ngã rẽ trong đời họ, để hội tụ trong đại gia đình thuần túy Việt Nam tại Úc.
Sau ba mươi năm nhìn lại, nó như giấc chiêm bao ngày hôm qua.




NGUYỄN-VĂN-KHẬY




Ghi chú: Lãnh thổ VNCH trước năm 1975, tạm hiểu về mặt an ninh lãnh địa: vùng nào của ta, vùng nào của đối phương. Tỉnh Chương Thiện, gọi là “ổ Việt Cộng”, dù nó mệnh danh là “khu Trù mật Vị Thanh-Hỏa Lựu” khá thành công thời đệ I -VNCH.
1.Vùng xôi đậu: các xã ấp, ngày của VNCH, đêm của VC
2.Vùng kém an ninh: các xã, ấp xa xôi, thuộc VC kiểm soát đêm ngày, không có Ủy ban Hành chánh.
3.Vùng an ninh: các xã ấp do chánh phủ VNCH kiểm soát hoàn toàn, có Ủy ban Hành chánh làm việc, dân chúng sống sung túc, bầu cử người đại diện từ Xã đến Đô thị theo hiến pháp.



Cả bốn mặt về dinh Tỉnh, cứ điểm cuối cùng đều bị đối phương công hãm. Lực lượng cơ hữu chiến đấu không có, giao tranh tiếp diễn kéo dài suốt 3 ngày bắn trả. VC không xâm nhập về dinh Tỉnh trưởng qua nhiều đợt xung kích, bị tân binh bắn cầm chân.

Thế rồi, sau khi tiếng pháo 105 ly từ xã Vĩnh-Thuận-Đông (giáo phận Thiên chúa giáo của cha Huỳnh-văn-Tông), VC chiếm được “nả đạn” về tới tấp, thêm cối 82 ly địch cự ly gần “chụp phủ đầu” không thương tiếc. Thế trận nao núng từ từ..., chiến thuật tiền pháo hậu xung của đối phương thay tiếng súng nhỏ làm chủ từng giờ.

Đại đội tân binh, lực lượng bảo vệ dinh Tỉnh, Dân quân tự vệ chống cự không nổi, tiếng súng nổ rời rạc... vì lo tránh pháo. Suốt hơn 3 ngày đêm các xạ thủ bắn trả cầm cự cường độ mỗi lúc trở nên ác liệt. Cảm thấy nguy ngập từng giờ vì không viện binh tiếp viện, đành tháo cơ-bẩm quăng. Buông súng đúng 10 giờ 30 ngày 02-5-75.

Chỉ trong ba ngày, tất cả đều thay đổi như trở bàn tay, mất hết!?. Quả thật như giấc chiêm bao?.

Tiếng súng giao tranh vừa chấm dứt. VC hoàn toàn làm chủ chiến trường, Tiểu khu Chương Thiện mất sau cùng của quân khu IV. Viên thư ký của ông Chánh văn phòng, Diệp-Bửu-Long (3 tuần lễ chót là Phó tỉnh trưởng) đứng ra bàn giao tỉnh, còn hiển hiện trong ký ức tôi.
Đoàn người lũ lượt, bồng bế kéo nhau trốn chạy trên Liên tỉnh lộ 32 Chương Thiện-Cần Thơ như đàn ong vỡ tổ. Toàn Quân, Cán, Chính, đồng bào tìm đường vượt khỏi tỉnh Chương Thiện, bằng phương tiện sẵn có. Tiếng nổ máy xe honda, xe lôi, xe đạp, tiếng huyên náo, chen lấn với dòng người chạy bộ lao xao. Hành trang là túi xách gọn nhẹ lấy vội chút ít áo quần, tiền bạc hộ thân, trong đó có tôi (gia đình và các con nhỏ đã về Saigòn sanh nở tháng trước). Tôi chạy được đoạn gần ngã ba xã Vĩnh-Tường trời đã đứng bóng, vì quá mệt và đói lả tôi ghé tạt vào nhà anh nhân viên Điền-Địa để tìm nước giải lao và nghe ngóng thêm tin tức. Thật sự tôi muốn biết tình hình an ninh, có xe đò, tàu bè hay phương tiện di chuyển nhanh chóng hơn ra khỏi tỉnh không? Cũng để hoàn hồn phần nào!. Tôi nghĩ đoạn đường trắc trở ra được Cần Thơ phải hơn 60 km, nếu chạy phải mất 3, 4 ngày dài!.

Trục lộ bế tắc vì bị đấp mô, gài mìn bẫy và các chướng ngại vật trong các cuộc giao tranh với Quân lực VNCH từ 30-4 vẫn chưa ai dẹp bỏ. Như vậy:”nội bất xuất ngoại bất nhập” tỉnh. Một số quay trở lại. Xế chiều tôi đành nhờ người chở quay lại Ty Điền Địa để xem nhà cửa và gia đình anh em nhân viên sống cạnh Ty ra sao?! Mới phát giác một góc trên lầu Ty bị trúng pháo hư hại, còn nhân viên số rời, số còn ở lại vì có con nhỏ chưa kịp tìm đường về làng quê.

Trình diện học tập

Thời gian và không gian như chìm ngập trong lòng Quân, Cán, Chính miền Nam, hoàn toàn rơi vào sự hụt hẫng to lớn như rắn mất đầu. Anh em chúng tôi ghi lại bằng hai câu thơ:

Chương Thiện chiều nay nắng dãi dầu,
Đoàn người cải tạo biết về đâu?...


Lối trung tuần tháng 6/75, xế chiều chúng tôi được chuyển đến trại mới giữa xã Lương-Tâm và xã Vĩnh-Viễn (2) bằng tác ráng lần nữa. Đây là các xã mất an ninh hoàn toàn. Thú thật, là trưởng ngành Điền địa, nhưng chưa lần xuống tận xã, ấp xa xôi bằng đường sông, rạch nguy hiểm như đêm nay!. Hoàn toàn bằng trực thăng vận, nếu có.

Khu nầy tạm hoàn hảo hơn vì có nhà bếp nấu ăn được cất lâu để giam giữ những anh em tù binh bị bắt sau ngày ký Hiệp định đình chiến Paris 27-1-1973. Chúng tôi đã gặp Đại-úy Pháo binh Nguyễn văn Thọ, Trung-sĩ PB Nguyền văn Rồi, Hạ-sĩ PB Lê thế Phương và số quân nhân trên dưới hơn 20 người, trong số có em Lê-văn-Kha, một cán bộ Điền địa cấp Xã đã bị bắt trước ngày tôi đáo nhậm nhiệm sở.
Phần lớn các binh sỹ -trừ 3 người có cấp bậc thuộc Pháo binh- được cán bộ Việt Cộng “móc nối” với gia đình, được họ hoàn toàn tin tưởng và thuần hóa, cũng là lực lượng dẫn về tiếp thu tỉnh Chương Thiện vào các ngày cuối 30-4.

Trong khi nhốt chúng tôi chỉ có gặp một người duy nhất là Hai Chóp (bí danh?), chỉ huy VC địa phương, sau nầy biết cấp bậc Thượng sỹ, họ giao cho Chín Rồi trông xem trực tiếp ngày đêm.

Vùng VC kiểm soát tiếp cận sông lớn Cái Tư, nằm sâu trong đất liền họ đã đào những kinh mương xương sườn ngang 0.5 mét, trồng “cây chạy” cao, xanh tươi phủ kín mặt đất quanh năm. Trên nóc trại những nhánh cây bình bác uốn khúc che kín lại tăng cường thêm “dây giác” loại dây leo xanh bò chằng chịt. Nếu phi cơ L.19 bay thám thính thật khó phát giác, vì trại không cao lối 1. 55 mét, khi tôi đứng cây đà ngang vướn ngang cổ. Trại xây dựng bằng cột tràm, lợp lá dừa nước và vừng vách cũng thế, loại vật liệu địa phương rất nhiều. Chung quanh trại là hố, mương đấp bao trùm bởi các mô đất có nhiều ngỏ ăn thông nhau, phòng khi có bị máy bay xạ kích để tù binh ẩn náu, khi chúng tôi đến vẫn còn; quan sát kỹ thấy nước tù đọng đen ngòm, lăng quăng, muỗi mồng bay tứ tung.

Cơm nếp và muối hột là thực phẩm chính yếu hằng ngày, quanh năm vì vùng đất mặn, phèn chua họ không trồng được gạo, ngoại trừ thơm, khóm là chánh. Vùng giải phóng (2), cư dân “đóng thuế” bằng nếp cho VC; khiến anh em chúng tôi ăn nếp không hợp: kẻ bị ghẻ, người bị lác khắp mình và thêm nạn bị tê thấp vì đất ẩm ướt, thiếu ánh sáng mặt trời. Sau 6 tháng giam có lắm người bại xụi đi đứng di chuyển không được!!.

Chưa hết để an toàn, vì không đủ lực lượng quản lý trông xem nhóm quân nhân quá đông. Ngày họ xích tay chúng tôi 5 người vô chung sợi xích sắt ngồi tại chỗ, đêm họ thay xích bằng còng móng ngựa khớp chân, xỏ cây tre lồ-ồ ngang qua, ai bị mỏi di động, xoay chuyển nhiều bị trầy xây sát da cổ chân, nỗi đau và rát buốt khó chịu nhất. Nằm, ngồi trên mặt đất ẩm ướt, chiếu đệm là những thân cây sậy đập giập đan vào nhau thành từng mảnh hình chữ nhật. Hai, ba ngày chúng tôi được luân phiên tắm một lần lúc con nước lớn. Giam ngồi, ngoài không có công tác lao động bên ngoài.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn