Chống hay ủng hộ giao lưu văn nghệ giữa hai thế giới có khuynh hướng chính trị khác nhau như trong nước và ngoài nước Việt Nam không phải là mục tiêu của bài nầy. Mãi cho đến khi trang talawas “mời tiệc chia tay” với sự tham gia của hầu hết các cộng tác viên trong và ngoài nước, người ta mới nhận ra rằng: À, thì ra giao lưu văn nghệ là thế! Những tác giả trong và ngoài nước không khác gì nhau, cùng đứng chung một diễn đàn, cùng chia sẻ và trao đổi những tư tưởng sáng tạo văn học nghệ thuật, bàn luận những mối ưu tư về đất nước và con người, nói lên những ước mơ và dự phóng của thời đại. talawas, vô hình chung đã là một mảnh đất giao lưu trong 9 năm qua. Khi “giao lưu” là một hình thức tiếp cận, trao đổi, nghênh đón thù tiếp bề mặt và gượng gạo, người ta sẽ có dị ứng, biểu tình, ra đường chống đối. Nhưng giao lưu với tấm lòng ngay thẳng, với phong thái độc lập, với tư tưởng tự do và với sự dấn thân can đảm thì mọi người sẽ lắng nghe.
Bối cảnh giao lưu
1010-2010: Một nghìn năm Thăng Long.
Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long không phải là để nhớ đời cơn mộng hào tráng của một vị vua; cũng chẳng phải là để kéo dài giấc mơ rồng vàng vạch đất, tung trời của một dòng lịch sử rỡ ràng với những bóng dáng và danh từ ước vọng nhiều hơn thực tế. Thời gian có ý nghĩa đối với một người chân đứng trên quá khứ, tay nắm chặt hiện tại và mắt hướng về tương lai. Kẻ ngồi bệt trên quá khứ để tính thời gian là gã đếm thẻ trên cột mốc cây số nên dẫu đường xa vạn lý cũng chỉ là con số đường dài trống rỗng.
Kỷ niệm nghìn năm Thăng Long, trong ý nghĩa tích cực nhất, là ôn lại lịch sử quá khứ để vinh danh và tự hào một dòng sống hiện thực suốt nghìn năm qua của con người và đất nước Việt Nam. Hiện thực ấy là dòng sinh mệnh của một dân tộc nhỏ bé và khiêm tốn như lau lách; nhưng cũng vững chãi và chịu đựng như đá chìm đảo nổi trước cuồng lưu cùng gió bão. Những cơn gió bão liên miên đó là tai họa sát nách, xuất phát từ mưu đồ thường xuyên quyết thôn tính và đồng hóa Việt Nam của Trung Hoa cộng hưởng với đòn phép viễn chinh quốc tế.
Đúng Thăng Long là một giấc mơ. Nếu so sánh với Loa Thành thời Ngô Quyền (938) là giữ cho được xương sống của tổ quốc được vững vàng; Hoa Lư thời Đinh, Lê là giữ cho thân thể của tổ quốc được vẹn toàn thì Thăng Long thời Lý (1010) mới là một sức sống Việt Nam trọn vẹn, có đủ cả thế đứng thể chất lẫn tinh thần. Thăng Long là biểu tượng của một “Nam quốc sơn hà, Nam đế cư” có độc lập, chủ quyền, vua hiền, tôi giỏi. Những võ công phá Tống, bình Chiêm hiển hách của vương triều nhà Lý là kết quả của một sự hội tụ tuyệt vời giữa thành quách chiến lược (Như Nguyệt), thành lũy lòng dân (chính sách đại đoàn kết dân tộc) và sự thu phục nhân tâm (chính sách ưu tiên miền biên viễn).
Bởi vậy, nghĩ về một nghìn năm Thăng Long là hướng về sức sống tiềm tàng của dân tộc mà trong đó, sự đồng thuận dân tộc là yếu tính cơ bản để tự tồn và phát khởi sức mạnh tổng hợp của lòng yêu nước. Trước hoạ xâm lăng trực tiếp phương Bắc và mưu đồ viễn chinh biến ảo dưới muôn vàn hình tướng qua mọi thời đại của phương Tây, Việt Nam đã nếm trải nhiều lần mất nước – cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen – ngã xuống và đứng lên trong dòng tồn tục lưu truyền của dân tộc. Nhưng so với những đế quốc từng làm mưa làm gió một thời như La Mã, Hy lạp, Ai Cập ở phương Tây; Chiêm Thành, Mông Cổ, Tây Tạng ở phương Đông; và, cả châu Mỹ Latinh bị Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đô hộ đến mất sạch sành sanh cả ngôn ngữ lẫn văn hóa thì Việt Nam có quyền tự hào về sức sống hào hùng và ý chí tự tồn mãnh liệt của dân tộc mình suốt mấy nghìn năm đối mặt với Trung Hoa và các siêu cường từ phương Tây và mọi phía.
Sức sống và chất liệu tự tồn của một dân tộc, một đất nước ở bên cạnh một nước lớn đầy tham vọng thôn tính là sự “văn minh có biên giới”. Biên giới rạch ròi nhất mà đối phương khó lòng phả hủy chính là cuộc sống bên trong: Tình cảm, tư tưởng, niềm tin. Trong đó, văn học nghệ thuật đóng vai trò xương sống. Học chữ Hán để dựa làm chữ Nôm. Lấy tư tưởng Bách gia Chư tử của người làm tư liệu nhưng vẫn có riêng cách hành xử và lối suy nghĩ riêng của mình. Đem Thiền tông và Tịnh độ từ Phật giáo Ấn Độ, Trung Hoa về làm Thiền-Tịnh song tu. Dân Việt đã tạo được những “nghìn năm văn hiến” biên thùy một cõi riêng cho văn hóa Việt Nam trong cuộc đối đầu với văn minh Trung Quốc. Tiếc thay, bóng đè Trung Quốc cộng hưởng với các thế lực ngoại xâm toàn cầu đã làm cho Tư tưởng Việt Nam có những thời kỳ phải hóa đá để khỏi hóa thân. Phải chăng vì thế nên một Tư tưởng Việt Nam độc lập, độc đáo không có điều kiện bứt phá và khai phóng để bay cao trong văn chương nghệ thuật. Sự vắng bóng của triết gia, triết lý Việt Nam và những tác phẩm văn học nghệ thuật lớn có tầm cỡ quốc tế trong những nghìn năm qua là một hệ quả không tương xứng với lòng tự hào dân tộc, nhưng nhu cầu tự tồn của con đà điểu phải vùi đầu trong bão cát khó lòng vươn mình tới những phương trời cao rộng là điều không tránh khỏi.
Vai trò văn nghệ dân gian song hành với văn nghệ bác học trong quá trình phát huy nét đẹp hài hòa tinh thần của dân tộc Việt Nam là một điểm son mà những thế hệ kế thừa nghìn năm sau không thể lơ là quay mặt. Nhưng vẫn có những vết chàm trong dòng văn nghệ óng ả hài hòa của dân tộc Việt Nam. Đó là những giai đoạn do hoàn cảnh phân ranh địa lý, do giới hạn chuyên quyền bảo thủ hẹp hòi, do sức ép của quyền lực, văn nghệ bị mang ra trồng tỉa, cắt xén làm cho sự sáng tạo ngang tầm với con mèo kêu meo meo vểnh râu đón chủ. Nghệ sĩ trở thành cây kiểng “bonsai” nên tác phẩm nghệ thuật của họ cũng trở thành những hòn non bộ nhỏ nhoi và giả tạo nằm chơ vơ giữa những cánh rừng xanh bạt ngàn của văn nghệ toàn cầu.
Nói chi chuyện nghìn năm cho xa xôi. Ngoảnh mặt lại chuyện vài ba trăm năm trước với thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, Tây Sơn Nguyễn Ánh thư hùng làm tiền cảnh cho sự ra đời của triều Nguyễn. Gần nhất là cảnh đất nước chia đôi Nam Bắc, sản phẩm văn nghệ bên này là hàng quốc cấm đối với bên kia. Người làm văn học miền Nam muốn dùng tư liệu văn học miền Bắc phải qua trung gian Paris, Đài Loan, Tokyo và ngược lại. Hiện tại, người làm văn nghệ ở trong nước và ngoài nước vẫn chưa nhìn rõ mặt nhau. Hay nói đúng hơn là không dám nhìn rõ mặt nhau vì tâm lý sợ hãi vẫn đang còn ngự trị trên cả một thế hệ đã bị thui chột trong cuộc chiến mà nhà văn Hemingway gọi trong tác phẩm Mặt trời vẫn mọc là “thế hệ canh tàn” (lost generation)[1]. Trong hầu hết những thời kỳ đó, văn nghệ trở thành ốm o, xo bại vì “sĩ khí rụt rè gà phải cáo…”. Văn nghệ trở thành phương tiện tô vẽ, phục vụ cho thế lực cầm quyền. Nghệ sĩ chân chính gác bút. Nghệ sĩ chợ trời viết nhăng viết cuội để sống mòn cho qua ngày đoạn tháng. Nghệ sĩ cai thầu viết theo đơn đặt hàng của lãnh đạo để được cất nhắc lên làm lãnh đạo văn nghệ. Nghệ sĩ hội viên cầm bút làm công ăn lương như một anh thợ sơn cầm chổi quét sơn. Tự bản chất của nghệ thuật, văn nghệ bị cột trói trong vòng quyền lực chính trị là một thứ văn nghệ vô hồn và phản nghệ thuật. Khi một nghìn chữ không nói lên được một chữ thì một nghìn sản phẩm tương tự cũng chẳng mang một ý nghĩa gì cao xa hơn là sự phủ nhận nội tại của chính nó.
Giữa hai lằn đạn
Sau nhiều năm trăn trở, vấn đề đồng thuận dân tộc và giao lưu văn nghệ đang được bàn đến. Dĩ nhiên, phá vỡ núi Tu Di không khó bằng phá vỡ định kiến. Tuy vậy, bóng tối định kiến chỉ được phá vỡ bằng ánh sáng của sự thật.
Trong bối cảnh Việt Nam trong nước và ngoài nước hiện nay, khi nói đến “giao lưu văn nghệ” người ta nghĩ ngay đến hai luồng văn nghệ “tuyên truyền” trong nước và “phản tuyên truyền” ngoài nước sẽ tiếp cận và hòa quyện với nhau. Rõ ràng, đó là một ảo tưởng vì hai dụng cụ đối nghịch như cái mâu và cái thuẫn là hai thế cực đoan để đối kháng nhau chứ không thể hòa hợp với nhau trong cùng một thế. Dù bất cứ ở đâu, khuynh hướng văn nghệ làm công cụ phi nhân bản cho mưu đồ thống trị và thôn tính đều không phải là văn nghệ đích thực.
Vậy thì phải tìm nơi đâu cho ra một nguồn văn nghệ đích thực và xuất phát từ căn bản nào để cho những luồng văn nghệ đích thực có điều kiện giao lưu?
Ở các nước tự do phương Tây, quần chúng là thế lực khách quan giữ vai trò trọng tài định giá nghệ thuật. Nói theo lẽ thường thì đó là mối quan hệ hai chiều giữa kẻ mua (seller) và người bán (buyer). Không một thế lực nào có thể đóng vai trò “kẻ mua” ngoài khối đại chúng thưởng lãm nghệ thuật; cũng như không có một phép lạ hay quyền lực nào có thể đóng vai trò “người bán” thay cho giá trị tự thân của chính tác phẩm nghệ thuật. Một tác phẩm văn chương, nghệ thuật ra đời được quần chúng đón nhận nhiệt thành hay bị ghẻ lạnh trong im lặng là do tài năng sáng tạo của tác giả và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Không có một sự chỉ đạo nào từ bên trên hay áp lực nào từ bên trong hoặc bên ngoài làm cho người nghệ sĩ phải bị uốn cong tư tưởng hay ngọng miệng cả.
Nhìn lại nghìn năm qua, giới nghệ nhân, nghệ sĩ Việt Nam chưa có thời kỳ nào thật sự được thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa của các thế lực chuyên chế, đô hộ, độc tài từ phía nắm quyền lực lãnh đạo cả.
Xu hướng thời đại đẻ ra khung cảnh văn hóa làm bối cảnh sáng tác văn nghệ như thời quân chủ chuyên chế, thời đất nước bị đô hộ, thời phải sống trong khói lửa chiến tranh nên người văn nghệ bị bóp nghẹt và chặt đứt đường bay sáng tạo đã đành. Nhưng hơn ba mươi năm qua, cả thế giới đã và đang chuyển mình về phía tự do tư tưởng, mở cửa sáng tác nghệ thuật… thì tại Việt Nam, văn nghệ vẫn cứ ẩn mình trong góc khuất của thời đại. Những cái loa đầu đường thời hang Pắc Bó cụ Hồ vẫn còn nối dài phát thanh ra rả giữa thời đại truyền thông bằng vệ tinh, điện tử. Văn nghệ muốn vươn tới vùng trời nghệ thuật của sáng tạo thì người nghệ sĩ khó lòng thoát khỏi cảnh làm công ăn lương. Khi đã làm công ăn lương thì cũng đồng nghĩa với thực trạng “ăn cơm chúa, múa tối ngày…” Vô hình chung, người nghệ sĩ tự cột trói khả năng sáng tạo của mình trong giới hạn kiếm cơm qua ngày. Trước một nền văn nghệ vàng vọt như văn nghệ Việt Nam thời hiện tại, người nghệ sĩ không có lý do chính đáng để phiền trách sự vô tình và thái độ phê phán khắt khe của quần chúng.
Đại hội Nhà Văn Việt Nam lần thứ tám tổ chức trong tháng Tám vừa qua tại Hà Nội chẳng mang lại một tiếng vang nào có hồn, có phách hơn những đại hội của các đoàn thể quần chúng khác như Hội Phụ nữ, Hội Cao niên, Hội Thiếu nhi, Hội Thanh niên… nằm trong hệ thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Gần một nghìn hội viên Hội Nhà văn đều là công chức nhà nước thì tài năng và ngòi bút khó làm gì nên nỗi cho nước nhà! Nhà thơ chủ tịch Hữu Thỉnh có biến thành Nguyễn Du, Nguyễn Trãi thời đại thì cũng chỉ có được “đoạn trường vô thanh” là may lắm. Nhà văn, nhà thơ không phải là kẻ thỏa hiệp hay vâng lời quyền lực vì bản chất của văn chương là phản kháng. Gặp thời loạn có khi phải biến sáng tạo thành chiến trường. Nếu gặp thời hoàng kim Nghiêu Thuấn, ra đường của rơi không ai thèm lượm, nhà cửa chẳng cần khóa cần gài, vua quan xem quyền uy như cỏ rác… thì văn nghệ vẫn có điều phản kháng. Ít nhất, cũng phản kháng giới hạn phù du trong sự miên viễn của dòng đời. Đã có nhiều bài báo nói cay, nói chua vai trò tiêu cực, thái độ “hương hỏa cháy nhà, bình chân như vại” và tác dụng mờ nhạt của Hội Nhà văn Việt Nam trước những quan hệ sóng gió của lịch sử Việt Nam – Trung Quốc và trước những sai trái cửa quyền, bất công xã hội. Nghĩa là các nhà văn Việt Nam ở trong tổ chức đã mất hết vũ khí đấu tranh và nguội lạnh ngọn lửa phản kháng để thăng hoa sáng tạo. Búa không có trong tay thì thiên lôi cũng đành bó tay giữa bốn phương trời giông bão. Quả thật nhà văn Việt Nam là những thiên lôi mất búa; nên Hội Nhà văn Việt Nam, nơi quy tụ bao nhiêu tài hoa của cả một thế hệ, cũng đành “đời… tài hoa cũng là đời bỏ đi”!
Quyền tự do sáng tạo là buồng tim, là hơi thở của người nghệ sĩ. Ngày nào mà báo chí và môi trường truyền thông vẫn còn làm đàn gà gáy cho trại chủ; văn nghệ sĩ là những công chức làm công ăn lương cho nhà nước thì ngày đó văn nghệ vẫn chưa thoát khỏi một hình thức hợp tác xã lao động trí óc. Sáng tạo, tự bản chất, là một sự bứt phá ra khỏi những giới hạn và ràng buộc của tri thức. Tri thức còn bị vây bủa thì sự sáng tác nghệ thuật khó lòng mà thoát ra khỏi vòng lẩn quẩn của sự dè chừng và lo sợ. Nghệ thuật, do đó, chỉ còn là một hành động lặp lại những kho tàng thần chú theo định hướng “tự do có tổ chức” của bầy gà công nghiệp mà thôi. Trong quan hệ văn nghệ giao lưu toàn cầu, đem tinh thần gà công nghiệp đấu với gà đá chuyện nghiệp thì kết quả tức thời và tác dụng dài hạn ra sao mọi người đều thấy được trước khi hai đàn gà được thả ra sân.
Ai có qua cầu…
Trước năm 1975 ở miền Nam tôi làm nghề thầy giáo dạy văn và viết văn tiêu khiển. Sau 1975, xếp bút nghiên theo việc… lưu linh!
Năm 1982, vượt biên qua Mỹ, tôi đã cố gắng quên tiếng Việt để sống còn nơi quê người. Mười năm đầu ở Mỹ, tôi đã tự ép mình phải quên tiếng Việt vì quá yêu tiếng Việt. Mới nghe qua như một điều nghịch lý, nhưng… đoạn trường ai có qua cầu mới hay. Nơi xứ Mỹ, có đi làm cu li thì cũng phải có xe riêng và chút đỉnh tiếng Anh để chống nạn câm điếc. Huống hồ những anh gàn mang thói “kẻ sĩ tiểu tư sản” như giới bút nghiên thì sẽ không có cái khổ nào thê thảm bằng có miệng như câm, có tai như điếc, có viết như mù vì trở ngại ngôn ngữ nơi xứ lạ quê người! Khi vào trường lớp và công việc thực tế, nỗi khổ của dân xuất thân từ khoa học thực nghiệm coi ra còn đỡ vì khi đi vào lĩnh vực ký hiệu và con số thì đều là “ngoại ngữ” cho cả Mỹ lẫn ta. Nhưng đối với dân xuất thân từ khoa học xã hội, nhân văn thì Mỹ là chim sơn ca mà ta là con cút vì chúng nó nói líu lo chuyện trên trời dưói đất dễ ợt mà ta thì phải lần mò theo chương trình “Em Sợ Lắm” (ESL: English as a Second Language) lang thang trong bấy nhiêu năm trước khi học làm ông nghè, ông cống!
Thế rồi, mười năm không gặp tưởng chừng như đã… Năm 1992, lần đầu tôi về quê hương thăm mẹ già trên 90 tuổi. Đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất cảm động chảy dài nước mắt nhưng cũng xanh xám mặt mày vì nơm nớp lo sợ bị tính sổ đoạn trường “trốn chui ra nước ngoài bất hợp pháp”! Ôi, thế nhưng quay tới quay lui với gia đình, bà con, bè bạn riết một hồi thì cũng thói đâu ra tật đó. Cái bản chất văn nghệ nó thường bất trị như ngựa không cương. Về quê thăm mạ ở làng, lần đầu về lại thành phố Huế, tôi lại lò dò đi tìm bạn cũ. Bạn bè ở Huế còn nguyên băng vì các thầy, các cô toàn là nhà giáo; vừa nghèo, vừa nhát gan như chim se sẻ Thành Nội thì dẫu có liều mạng đi quanh đi quất cũng chỉ tới Nam Giao, Đập Đá, Bao Vinh rồi quay về chứ mấy ai dám vượt biên lỡ mà bị hỏng cẳng, uống nước mặn thì sẽ chết khát cả linh hồn.
Hai tay bạn văn nghệ đầu tiên mà tình cờ tôi gặp ở sạp nhậu trên lề đường Mô-Ranh là Thái Ngọc San và Nguyễn Đính (Trần Vàng Sao). Tôi bị cuốn hút ngay bởi cái hồn nhiên của hai đứa. Chúng nó nghèo từ thuở mới khai thiên. Làm sao tôi quên được San từ miền Giạ Lê phải cuốc bộ lên Huế đi học hàng ngày. Một đôi dép không đứt quai và một chiếc xe đạp bò ệt là một ước mơ của thời đi học. Làm sao tôi không nhớ hoài căn nhà lá của Đính ở xóm đồng Vỹ Dạ, mùa đông lội bùn ngang đầu gối để vào nhà. Vài ba chai bia Huda sương sương, Thái Ngọc San nhếch miệng cười kiêu bạc nói rất thản nhiên: “Tau trả lại thẻ Đảng trước Boris Yeltsin 28 ngày!”. Tôi nhớn nhác nhìn quanh, nói như ngày xưa đọc lời thỉnh nguyện: “Thôi, tau xin. Cho tau còn có cơ hội về Mỹ lại để nuôi vợ, nuôi con!” San cười hềnh hệch hồn nhiên như thuở học trò chia nhau điếu thuốc. Nó nói, rồi im: “Tau ghét ba thằng theo chủ nghĩa thực dụng”. Tôi nghĩ thầm: “Cái chủ nghĩa lãng mạn của Huế có tác động gì lên dòng lịch sử nổi trôi: Khô héo lá gan cây đỉnh Ngự; đầy vơi giọt lệ nước sông Hương… chăng?” Tôi hỏi Đính: “Vẫn làm thơ?” Đính trả lời: “Tau làm thinh!”
Trên đường về lại Mỹ, tôi miên man suy nghĩ về những con người làm văn nghệ bên nầy và bên kia. Trên bề mặt sóng nước xôn xao, những hòn sỏi đã lắng xuống. Những người làm văn nghệ chân chính cũng như lớp sỏi nằm lặng lẽ dưới bề sâu. Vấn đề là cuộc đời có hạn mà thời gian sẽ kéo dài tới bao lâu cho những hòn sỏi ẩn nhẩn đợi chờ. Những người văn nghệ sĩ trung thực, không dính mắc với bên nầy hay bên kia trên bề mặt màu mè xôn xao, cần gì phải cố chấp với định kiến về khái niệm giao lưu. Hướng văn nghệ tự do và nhân bản tự nó đã đi thẳng vào lòng người không cần qua những thủ tục hình thức giao lưu mới thật sự là giao lưu.
Nghĩ vậy, nên ngay sau khi về Mỹ tôi quyết định cầm bút trở lại. Tôi cầu mong có được chút duyên mọn và cơ may trong viết lách để có thể chuyển tải những cảm xúc và suy nghĩ chơn chất của mình đến người đọc.
Tôi chủ trương giao lưu là giao lưu với chính mình trước đã. Bạn phải rung động chân thành với điều bạn viết mới mong truyền sự rung động đó cho người đọc. Bạn phải thành thật với điều bạn viết như chân thành với trái tim mình mới mong có sự “giao lưu” giữa tư tưởng và cảm xúc của chính bạn trước khi giao lưu với đối tượng đại chúng. Giao lưu văn nghệ để mong thuyết phục người khác bằng tuyên truyền, quảng cáo là một ảo tưởng thảm hại nhất trong văn nghệ. Cầm bút để làm vui người mình thương, làm buồn người mình ghét, làm bằng lòng cộng đồng người mình ở, làm thỏa mãn thế lực cầm quyền mà không làm bằng lòng chính tri thức và lương tâm của chính mình thì có lẽ im lặng là cách tốt nhất để mình khỏi bị đánh mất mình trong thế giới của người khác.
Để làm cây cầu “giao lưu” với chính mình, lần đầu tiên tôi thử áp dụng thể loại “creative non-fiction” của văn học phương Tây qua tên gọi nôm na là “chuyện khảo”. Đấy là một hình thức truyện ngắn mang tính chất tiểu thuyết mà không hư cấu. Nghĩa là sử dụng tài liệu lịch sử, văn hóa, xã hội thật, có khảo chứng nhưng được lồng trong một câu chuyện vừa sáng tạo, vừa trải nghiệm thực tế. Chuyện khảo về Huế[2] (xuất bản năm 1997) là tập sách đầu tay của tôi về thể loại vừa trình bày ở trên. Trong đó có bài đầu tiên tôi viết về thể loại nầy là bài “Bún bò Huế”, viết năm 1993. Tiếp theo là bài “Cơm hến Huế”. Bài viết lần đầu đăng ở báo Làng, Sacramento. Sau đó lan dần ra các báo chí Việt ngữ hải ngoại và chuyền vào trong nước. Một người bạn thân mà cũng là một nhà thơ Quảng, “rể Huế”, ở Sài Gòn (THDV) ngõ ý muốn đăng ở báo Văn Hóa tại Việt Nam. Một bài viết chuyên đề về món ăn mà tôi đã viết cẩn trọng bằng hiểu biết và tâm hồn, đã được chọn đăng trên nhiều diễn đàn hải ngoại, nếu có đăng trên báo Văn Hóa ở trong nước thì tôi thấy chẳng có gì trở ngại. Thế nhưng khi bài “Bún bò Huế” và “Cơm hến Huế” xuất hiện trong nước thì nó lại trở thành một đối tượng “văn nghệ giao lưu” của búa rìu dư luận. Có những tờ báo Việt ngữ ở California đã viết bài đả kích gay gắt khuynh hướng “giao lưu” qua nhiều số báo. Điều tôi muốn trình bày ở đây không phải là hiện tượng khen chê mà xưa nay nơi nào cũng có. Nhưng tôi muốn dùng bài “Bún bò Huế” như một thí dụ nhỏ trong muôn một rằng, người cầm bút Việt Nam độc lập trong cũng như ngoài nước, đứng “giữa hai lằn đạn”.
Nhưng tự trong sâu thẳm của chiều hướng nghệ thuật và mỹ thuật, tác phẩm tự nó đã vượt ra ngoài giới hạn cấm cản của chính trị và phân tranh. Cụ thể là bài “Bún bò Huế” đã được người đọc luân lưu chuyển cho nhau dưới nhiều phương tiện và hình thức suốt gần 20 năm qua từ khi nó ra đời nhưng vẫn còn được độc giả trong cũng như ngoài nước yêu mến. Và, tôi càng lấy làm thú vị hơn khi một tờ báo nổi tiếng ở vùng Sài Gòn Nhỏ – trong quá khứ đã lên tiếng cho rằng tôi có bài đăng ở báo Việt Nam vì tôi có chân trong nhóm cầm đầu sinh viên tranh đấu Huế thời 1966 nên mới “giao lưu” văn nghệ như thế (Ủa, sao bỗng dưng phong trào sinh viên Huế lại “chịu chơi” để cho chú học trò nhà quê đang học trung học như tôi thời đó lên cầm đầu nhỉ?!) – nay chính tờ báo ấy đăng lại bài “Bún bò Huế” dưới tên tác giả là… Xuân Hoàng! Bài đăng thành 2 kỳ và khi “Xuân Hoàng” đang viết những dòng nầy thì báo ấy đã ra mắt bạn đọc kỳ 1 của bài “Bún bò Huế”. Cái gì nằm ở đằng sau bài “Bún bò Huế”, khiến nó được độc giả vẫn còn yêu mến sau một chặng đường luân chuyển gần 20 năm? Là tác giả, tôi có thể tìm ra câu trả lời đơn giản rằng, tôi đã viết bài này hòa với niềm cảm xúc tận đáy lòng khi nghe tin mẹ tôi vừa mất ở quê nhà mà không về được. Vâng, chỉ có thế. Với một sự chân thành và cảm xúc sống thật trong sáng tác, tác phẩm văn nghệ sẽ được đón nhận bằng những tấm lòng tương ứng.
Nhưng đằng sau lăng kính chính trị, người làm văn nghệ xưa nay là nạn nhân của thế lực cầm quyền và xã hội đen văn nghệ. Còn sáng tạo là còn nếm trải những vết hằn thô bạo của quyền lực và hý luận trên sự hiện hữu của tác phẩm và tác giả. Khi bị kiểm duyệt, tác giả sẽ cảm thấy như con rồng nghệ thuật của mình bị cắt trụi móng vuốt, râu ria. Tôi đã nếm trải cái vị “vô vị” nầy. Năm 1995, tập Chuyện khảo về Huế của tôi xuất bản tại Mỹ. Năm 1997 hội Nhớ Huế in lại ở Việt Nam do Nhà xuất bản Trẻ. Tập sách bị kiểm duyệt cắt bỏ hai chương “Tản cư” và “Hồi cư” là hai chương mà tôi tâm đắc nhất. Người biên tập (kiểm duyệt) là nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Phan, một nhân vật nổi tiếng của Huế mà tôi chưa hề được gặp. Khi cầm cuốn sách đã bị kiểm duyệt, tôi có cảm giác đau xót như đang bồng đứa con tật nguyền. Từ đó, tôi mất hẳn cái hứng thú, nao nức nhìn lại tập sách bị kiểm duyệt nặng nề của mình.
Bởi vậy, trong lĩnh vực văn nghệ , giao lưu trong ý nghĩa cội nguồn của nó, trước hết, là sự thông thoáng từ trong tự do tư tưởng. Nhà văn yêu ai, ghét ai không qua trung gian cảm xúc chỉ đạo hay vay mượn. Phùng Quán đã nói lên một sự giao lưu chân thực nguồn cảm xúc nội tại của người làm văn nghệ: “Yêu ai cứ bảo rằng yêu, ghét ai cứ bảo rằng ghét. Dẫu ai cầm dao doạ giết, cũng không nói ghét thành yêu. Dẫu ai ngon ngọt trăm chiều, cũng không nói yêu thành ghét.” Sau 1975, tôi gặp Phùng Quán cùng với Bửu Chỉ tại một quán cóc cạnh đàn Nam Giao, bàn đến sự giao lưu giữa hai nền văn nghệ miền Bắc và miền Nam, nhà thơ mang dáng vẻ Triệu Tử Long Việt Nam một thời bão nổi ấy, nói đại ý rằng, giao lưu văn nghệ khác với giao thương kinh tế vì trong văn nghệ chỉ có sự chân thật mới có giá trị. Sự chân thật trong tâm thức sáng tạo của những người nghệ sĩ có thể xuất thân từ hai hoàn cảnh chính trị đối nghịch, nhưng ngay trong bản chất, chẳng cần giao lưu hình thức thì cũng đã gặp gỡ nhau trong nội dung rồi. Ngược lại, dẫu có cột trói vào nhau thì quá lắm cũng chỉ có “giao” chứ khó lòng mà có “lưu”; đại khái như sách từ Nhà xuất bản Sự Thật của Hà Nội thì làm sao mà hòa quyện được với sách từ Nhà xuất bản Lá Bối của Sài Gòn.
Giao lưu cũng không phải là sự trao đổi hình thức mà chỉ cần hai bên ở hai vùng ranh giới khác nhau, cùng làm sống lên và vun trồng cho tươi mát lại cái gốc chung. Nơi đó đã có cùng một suối nguồn tưới tẩm. Bất chấp thiên tai bão lụt hay nắng lửa mưa dầu đang quần thảo nhau tạm thời trên bề mặt, cái gốc chung của văn nghệ là chút tài mọn riêng tay được thể hiện qua hình thái nghệ thuật. Suối nguồn tưới gốc văn nghệ là con đường tự do sáng tạo và sức mạnh tri thức lẫn tinh thần có sức công phá và vận động sức mạnh tổng hợp công phá những rào chắn cản đường nghệ thuật.
Năm 2007, tôi về lại Huế. Những đứa bạn bút nghiên một thời đứa còn đứa mất, nhưng hết thảy đều đã lên chức “ôn, mệ”. Đám sỏi đá đã lắng lại dưới đáy dòng cuồng lưu tìm nhau. Đoàn Tuyền Châu mở “đại yến cơm hến” khoản đãi. Hắn ta tuyên bố mở màn… ngon ơ, rằng: “Hôm ni tụi tau bao hết. Cho cái thằng Huế kiều nầy ăn một chầu cơm hến tha hồ, ăn chết bỏ, ăn mê tơi quên về lại Mỹ luôn! Tụi tau đã đọc hết những tập sách của mầy xuất bản tại Mỹ và in lại trong nước như Chuyện khảo về Huế, Con yêu bánh nậm, Từ ngõ Huế xưa, Tu bụi… và bắt loạn bài viết khác. Mi viết hay dở chi thì có người khác noái rồi. Tụi tau chỉ thương mi vì mi chưa hề uốn cong ngòi bút, cho dẫu phải cầm bút đứng giữa hai lằn đạn… hì hì!”
Tóm lại
Vừa qua, những người yêu chuộng tự do dân chủ và giới văn bút chân chính toàn cầu đều xúc động trước tin Lưu Hiểu Ba của Trung Quốc được giải thưởng Nobel Hòa bình trong khi còn đang bị giam cầm với bản án 11 năm tù vì tội chống đối thế lực độc tài áp bức cầm quyền trong nước. Động lực đấu tranh của Lưu Hiểu Ba là lý tưởng tự do, dân chủ. Phương tiện đấu tranh là tấm lòng, tri thức, ngôn ngữ và ngòi bút. Nhưng sức mạnh chủ lực là tất cả mọi phương tiện đều đặt trên giàn phóng của lòng can đảm và tinh thần dám hy sinh cho nghĩa lớn và bất chấp gian nguy. Ta không khen của người, ta không chê của ta nhưng không thể phủ nhận được rằng, cái “Ao nhà” Hội Nhà văn Việt Nam ta hơi… Chỉ thả được vịt công nghiệp rất ngoan hiền nên “Ao nhà ta” im lặng như tờ trước những vấn đề đổi thay của đất nước. Sứ mệnh truyền thống của nhà văn là sứ mệnh của kẻ sĩ “vũ trụ chi gian giai ngô phận sự…” (chuyện khắp cuộc đời là chuyện của ta). Nhưng “Ao nhà ta” chỉ giới hạn trong vòng đề cương và chỉ thị. Vì thế, không khí diễn đàn Nhà văn Việt Nam hóa ra rất thích hợp cho diễn văn và báo cáo – áo thụng vái nhau – nhưng làm gì có đất ươm mầm cho những bản văn kiểu Hiến chương 08.
Những phản ứng… nổ giòn tan như của Trần Mạnh Hảo cũng chỉ mới đạt tới mức “Ringo 2 súng” miền Viễn Tây Hollywood. Tiếng nổ bì bùm rầm trời, khói lửa te tua nhưng chẳng chết thằng Tây con nào cả. Rõ ràng, giá trị bỉ/thử của nhà văn Việt Nam không đặt trên tiêu chí của giá trị tác phẩm nghệ thuật thuần túy mà đặt trên căn bản của “tính tổ chức” và nhiều thuộc tính khác không nằm trong phạm trù văn học nghệ thuật.
Con đường văn nghệ trước mặt rất cần một sự giao lưu: Giao lưu nội tại để hóa giải sự mâu thuẫn của chính mình – cũng muốn biến thanh khâm sang cẩm tú, cũng muốn xây bạch ốc lại lâu đài – nhưng mở miệng không ra, tay cầm quản bút hay gõ bàn phiếm còn run lẩy bẩy vì sợ. Kẻ sĩ thời nay mấy ai dám liều mạng như Nhan Súc thuyết Tề Vương quý sĩ; ai dám chê quân vương hay thơ như vua Tự Đức là “khù khờ thi tứ đa nhân thức” như Cao Bá Quát; hoặc dám phang luôn cả quan chức văn hóa giáo dục trung ương “chủ khảo trường Nam bác cử Nhu, thật là vừa dốt lại vừa ngu…” như hàn sĩ Trần Tế Xương của chúng ta?!
Sự liều thân tranh đấu của những ngòi bút rực lửa phải chăng chỉ là huyền thoại hay lửa rơm của một thời, một cõi? Không, đó là hiện thực. Người cầm bút hôm nay không làm được có thể nói như Tô Hải, rằng: Chỉ vì hèn!
Từ bên nầy biển Thái Bình, tôi xin ghé vai chia sẻ cái hèn của giới cầm bút Việt Nam. Đoạn trường ai có qua cầu mới hay. Tôi đã có lần qua cầu bằng “remote control”, dụng cụ điều khiển tầm xa, nên có bị thanh trừng cũng chưa đến nỗi “thân bại bao tử liệt”. Này nhé! Có một vị quan đầu tỉnh Thừa Thiên làm bậy. Vốn là một cây bút được nhiều cảm tình của giới văn nghệ Thừa Thiên Huế đang sống ở nước ngoài, tôi lên tiếng về một trường hợp xử sự đáng tiếc của vị quan đầu tỉnh[3]. Chỉ non vài tuần sau khi bài viết đó ra mắt, tôi trở thành kẻ bị tẩy chay tại Huế. NetCodo tẩy chay, báo Sông Hương tẩy chay, báo Văn nghệ Thừa Thiên tẩy chay. Bài vở tôi viết, dẫu “không làm đau một ngọn lá trên cành” cũng chỉ được đón nhận ở Sài Gòn và Hà Nội. Ví thử tôi còn ở Việt Nam và có khả năng làm hội viên Hội Nhà văn thì dẫu có xách bút viết thuê kiếm cơm nuôi vợ đỡ con cho các tờ báo lá chuối, lá cải chợ trời cũng chẳng có ma nào dám mướn.
Có những bài tôi viết bằng tất cả tâm thành xây dựng, báo Tuổi Trẻ và nhiều báo trong nước chọn đăng để phản đối sự lạm dụng di tích lịch sử, truyền thống văn hóa của đất nước như bài “Sau đồi Vọng Cảnh”[4] , “Đại Nam Quốc tự”[5]. Dẫu được quần chúng ủng hộ nhiệt tình nhưng vẫn bị một số anh chị em văn nghệ “cửa quyền” né tránh hay… lơ chơi!
Đã có sự ví von rằng, cầm bút ở nước ngoài cũng như lái xe Honda, có lỡ trượt tay, hỏng chân cũng có cơ dậy được. Nhưng cầm bút trong nước cũng như lái máy bay, lỡ một lần là thường khi mất mạng! Cổ nhân chưa dạy câu nào khôn ngoan đệ nhất để đối trị lại với câu “tránh voi…” hay “thương cha chớ chọc…” Biết làm sao bây giờ.
Vì quý tình văn nghệ, tôi bức xúc nói hành nói tỏi “đỏng đảnh” với những người anh em… “gõ keyboard” trong nước cho đỡ chút buồn thôi. Nhưng thật lòng tôi chỉ biết lặng mình chia sẻ với anh chị em. Điều tôi muốn nói là xin thưa với giới thẩm quyền văn nghệ ở quê nhà, rằng, bóp nghẹt tự do sáng tạo của giới văn nghệ sĩ là một trọng tội tinh thần. Ba trăm hay ba vạn năm sau, người đời có thể quên phứt Tam Hoàng Ngũ Đế, nhưng vẫn mãi nhớ Lý Bạch, Đổ Phủ, Tô Đông Pha, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát…
Giao lưu văn nghệ khác hẳn với giao thương hàng hóa vì bản thân nghệ thuật không thể có sự đổi chác đặt trên căn bản lợi nhuận. Từ trong bản chất phản kháng của văn nghệ đã hàm chứa sự giao lưu. Giao lưu với nhau giữa những người đồng hội đồng thuyền để hiệp thông một thế đứng hòa hợp; giao lưu với những người anh em khắp toàn cầu để xác định thái độ và “luân lý cứng đầu” của người làm văn nghệ. Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, có những vấn đề ngỡ như chuyện nhất thời nhưng thật sự đòi hỏi công phu đầu tư và phát huy của cả một thế hệ.
Morgan Hills, Thu 2010
Trần Kiêm Đoàn
[1] Ernest Hemingway. The Sun Also Rises:… “That is what you are. That’s what you all are… All of you young people who served in the war. You are a lost generation.”
[2] http://www.trankiemdoan.net/van/taptruyen/chuyenkhao/chuyenkhaovehue.html[3] http://www.art2all.net/butluan/volyphainhuongcongly.html
[4] http://www.nguoivietatlanta.com/DVC/cddvc6.htm
[5] http://www.trankiemdoan.net/butluan/vanhoc-nghethuat/dainamquoctu.html
Theo Đàn Chim Việt
Bối cảnh giao lưu
1010-2010: Một nghìn năm Thăng Long.
Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long không phải là để nhớ đời cơn mộng hào tráng của một vị vua; cũng chẳng phải là để kéo dài giấc mơ rồng vàng vạch đất, tung trời của một dòng lịch sử rỡ ràng với những bóng dáng và danh từ ước vọng nhiều hơn thực tế. Thời gian có ý nghĩa đối với một người chân đứng trên quá khứ, tay nắm chặt hiện tại và mắt hướng về tương lai. Kẻ ngồi bệt trên quá khứ để tính thời gian là gã đếm thẻ trên cột mốc cây số nên dẫu đường xa vạn lý cũng chỉ là con số đường dài trống rỗng.
Kỷ niệm nghìn năm Thăng Long, trong ý nghĩa tích cực nhất, là ôn lại lịch sử quá khứ để vinh danh và tự hào một dòng sống hiện thực suốt nghìn năm qua của con người và đất nước Việt Nam. Hiện thực ấy là dòng sinh mệnh của một dân tộc nhỏ bé và khiêm tốn như lau lách; nhưng cũng vững chãi và chịu đựng như đá chìm đảo nổi trước cuồng lưu cùng gió bão. Những cơn gió bão liên miên đó là tai họa sát nách, xuất phát từ mưu đồ thường xuyên quyết thôn tính và đồng hóa Việt Nam của Trung Hoa cộng hưởng với đòn phép viễn chinh quốc tế.
Đúng Thăng Long là một giấc mơ. Nếu so sánh với Loa Thành thời Ngô Quyền (938) là giữ cho được xương sống của tổ quốc được vững vàng; Hoa Lư thời Đinh, Lê là giữ cho thân thể của tổ quốc được vẹn toàn thì Thăng Long thời Lý (1010) mới là một sức sống Việt Nam trọn vẹn, có đủ cả thế đứng thể chất lẫn tinh thần. Thăng Long là biểu tượng của một “Nam quốc sơn hà, Nam đế cư” có độc lập, chủ quyền, vua hiền, tôi giỏi. Những võ công phá Tống, bình Chiêm hiển hách của vương triều nhà Lý là kết quả của một sự hội tụ tuyệt vời giữa thành quách chiến lược (Như Nguyệt), thành lũy lòng dân (chính sách đại đoàn kết dân tộc) và sự thu phục nhân tâm (chính sách ưu tiên miền biên viễn).
Bởi vậy, nghĩ về một nghìn năm Thăng Long là hướng về sức sống tiềm tàng của dân tộc mà trong đó, sự đồng thuận dân tộc là yếu tính cơ bản để tự tồn và phát khởi sức mạnh tổng hợp của lòng yêu nước. Trước hoạ xâm lăng trực tiếp phương Bắc và mưu đồ viễn chinh biến ảo dưới muôn vàn hình tướng qua mọi thời đại của phương Tây, Việt Nam đã nếm trải nhiều lần mất nước – cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen – ngã xuống và đứng lên trong dòng tồn tục lưu truyền của dân tộc. Nhưng so với những đế quốc từng làm mưa làm gió một thời như La Mã, Hy lạp, Ai Cập ở phương Tây; Chiêm Thành, Mông Cổ, Tây Tạng ở phương Đông; và, cả châu Mỹ Latinh bị Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đô hộ đến mất sạch sành sanh cả ngôn ngữ lẫn văn hóa thì Việt Nam có quyền tự hào về sức sống hào hùng và ý chí tự tồn mãnh liệt của dân tộc mình suốt mấy nghìn năm đối mặt với Trung Hoa và các siêu cường từ phương Tây và mọi phía.
Sức sống và chất liệu tự tồn của một dân tộc, một đất nước ở bên cạnh một nước lớn đầy tham vọng thôn tính là sự “văn minh có biên giới”. Biên giới rạch ròi nhất mà đối phương khó lòng phả hủy chính là cuộc sống bên trong: Tình cảm, tư tưởng, niềm tin. Trong đó, văn học nghệ thuật đóng vai trò xương sống. Học chữ Hán để dựa làm chữ Nôm. Lấy tư tưởng Bách gia Chư tử của người làm tư liệu nhưng vẫn có riêng cách hành xử và lối suy nghĩ riêng của mình. Đem Thiền tông và Tịnh độ từ Phật giáo Ấn Độ, Trung Hoa về làm Thiền-Tịnh song tu. Dân Việt đã tạo được những “nghìn năm văn hiến” biên thùy một cõi riêng cho văn hóa Việt Nam trong cuộc đối đầu với văn minh Trung Quốc. Tiếc thay, bóng đè Trung Quốc cộng hưởng với các thế lực ngoại xâm toàn cầu đã làm cho Tư tưởng Việt Nam có những thời kỳ phải hóa đá để khỏi hóa thân. Phải chăng vì thế nên một Tư tưởng Việt Nam độc lập, độc đáo không có điều kiện bứt phá và khai phóng để bay cao trong văn chương nghệ thuật. Sự vắng bóng của triết gia, triết lý Việt Nam và những tác phẩm văn học nghệ thuật lớn có tầm cỡ quốc tế trong những nghìn năm qua là một hệ quả không tương xứng với lòng tự hào dân tộc, nhưng nhu cầu tự tồn của con đà điểu phải vùi đầu trong bão cát khó lòng vươn mình tới những phương trời cao rộng là điều không tránh khỏi.
Vai trò văn nghệ dân gian song hành với văn nghệ bác học trong quá trình phát huy nét đẹp hài hòa tinh thần của dân tộc Việt Nam là một điểm son mà những thế hệ kế thừa nghìn năm sau không thể lơ là quay mặt. Nhưng vẫn có những vết chàm trong dòng văn nghệ óng ả hài hòa của dân tộc Việt Nam. Đó là những giai đoạn do hoàn cảnh phân ranh địa lý, do giới hạn chuyên quyền bảo thủ hẹp hòi, do sức ép của quyền lực, văn nghệ bị mang ra trồng tỉa, cắt xén làm cho sự sáng tạo ngang tầm với con mèo kêu meo meo vểnh râu đón chủ. Nghệ sĩ trở thành cây kiểng “bonsai” nên tác phẩm nghệ thuật của họ cũng trở thành những hòn non bộ nhỏ nhoi và giả tạo nằm chơ vơ giữa những cánh rừng xanh bạt ngàn của văn nghệ toàn cầu.
Nói chi chuyện nghìn năm cho xa xôi. Ngoảnh mặt lại chuyện vài ba trăm năm trước với thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, Tây Sơn Nguyễn Ánh thư hùng làm tiền cảnh cho sự ra đời của triều Nguyễn. Gần nhất là cảnh đất nước chia đôi Nam Bắc, sản phẩm văn nghệ bên này là hàng quốc cấm đối với bên kia. Người làm văn học miền Nam muốn dùng tư liệu văn học miền Bắc phải qua trung gian Paris, Đài Loan, Tokyo và ngược lại. Hiện tại, người làm văn nghệ ở trong nước và ngoài nước vẫn chưa nhìn rõ mặt nhau. Hay nói đúng hơn là không dám nhìn rõ mặt nhau vì tâm lý sợ hãi vẫn đang còn ngự trị trên cả một thế hệ đã bị thui chột trong cuộc chiến mà nhà văn Hemingway gọi trong tác phẩm Mặt trời vẫn mọc là “thế hệ canh tàn” (lost generation)[1]. Trong hầu hết những thời kỳ đó, văn nghệ trở thành ốm o, xo bại vì “sĩ khí rụt rè gà phải cáo…”. Văn nghệ trở thành phương tiện tô vẽ, phục vụ cho thế lực cầm quyền. Nghệ sĩ chân chính gác bút. Nghệ sĩ chợ trời viết nhăng viết cuội để sống mòn cho qua ngày đoạn tháng. Nghệ sĩ cai thầu viết theo đơn đặt hàng của lãnh đạo để được cất nhắc lên làm lãnh đạo văn nghệ. Nghệ sĩ hội viên cầm bút làm công ăn lương như một anh thợ sơn cầm chổi quét sơn. Tự bản chất của nghệ thuật, văn nghệ bị cột trói trong vòng quyền lực chính trị là một thứ văn nghệ vô hồn và phản nghệ thuật. Khi một nghìn chữ không nói lên được một chữ thì một nghìn sản phẩm tương tự cũng chẳng mang một ý nghĩa gì cao xa hơn là sự phủ nhận nội tại của chính nó.
Giữa hai lằn đạn
Sau nhiều năm trăn trở, vấn đề đồng thuận dân tộc và giao lưu văn nghệ đang được bàn đến. Dĩ nhiên, phá vỡ núi Tu Di không khó bằng phá vỡ định kiến. Tuy vậy, bóng tối định kiến chỉ được phá vỡ bằng ánh sáng của sự thật.
Trong bối cảnh Việt Nam trong nước và ngoài nước hiện nay, khi nói đến “giao lưu văn nghệ” người ta nghĩ ngay đến hai luồng văn nghệ “tuyên truyền” trong nước và “phản tuyên truyền” ngoài nước sẽ tiếp cận và hòa quyện với nhau. Rõ ràng, đó là một ảo tưởng vì hai dụng cụ đối nghịch như cái mâu và cái thuẫn là hai thế cực đoan để đối kháng nhau chứ không thể hòa hợp với nhau trong cùng một thế. Dù bất cứ ở đâu, khuynh hướng văn nghệ làm công cụ phi nhân bản cho mưu đồ thống trị và thôn tính đều không phải là văn nghệ đích thực.
Vậy thì phải tìm nơi đâu cho ra một nguồn văn nghệ đích thực và xuất phát từ căn bản nào để cho những luồng văn nghệ đích thực có điều kiện giao lưu?
Ở các nước tự do phương Tây, quần chúng là thế lực khách quan giữ vai trò trọng tài định giá nghệ thuật. Nói theo lẽ thường thì đó là mối quan hệ hai chiều giữa kẻ mua (seller) và người bán (buyer). Không một thế lực nào có thể đóng vai trò “kẻ mua” ngoài khối đại chúng thưởng lãm nghệ thuật; cũng như không có một phép lạ hay quyền lực nào có thể đóng vai trò “người bán” thay cho giá trị tự thân của chính tác phẩm nghệ thuật. Một tác phẩm văn chương, nghệ thuật ra đời được quần chúng đón nhận nhiệt thành hay bị ghẻ lạnh trong im lặng là do tài năng sáng tạo của tác giả và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Không có một sự chỉ đạo nào từ bên trên hay áp lực nào từ bên trong hoặc bên ngoài làm cho người nghệ sĩ phải bị uốn cong tư tưởng hay ngọng miệng cả.
Nhìn lại nghìn năm qua, giới nghệ nhân, nghệ sĩ Việt Nam chưa có thời kỳ nào thật sự được thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa của các thế lực chuyên chế, đô hộ, độc tài từ phía nắm quyền lực lãnh đạo cả.
Xu hướng thời đại đẻ ra khung cảnh văn hóa làm bối cảnh sáng tác văn nghệ như thời quân chủ chuyên chế, thời đất nước bị đô hộ, thời phải sống trong khói lửa chiến tranh nên người văn nghệ bị bóp nghẹt và chặt đứt đường bay sáng tạo đã đành. Nhưng hơn ba mươi năm qua, cả thế giới đã và đang chuyển mình về phía tự do tư tưởng, mở cửa sáng tác nghệ thuật… thì tại Việt Nam, văn nghệ vẫn cứ ẩn mình trong góc khuất của thời đại. Những cái loa đầu đường thời hang Pắc Bó cụ Hồ vẫn còn nối dài phát thanh ra rả giữa thời đại truyền thông bằng vệ tinh, điện tử. Văn nghệ muốn vươn tới vùng trời nghệ thuật của sáng tạo thì người nghệ sĩ khó lòng thoát khỏi cảnh làm công ăn lương. Khi đã làm công ăn lương thì cũng đồng nghĩa với thực trạng “ăn cơm chúa, múa tối ngày…” Vô hình chung, người nghệ sĩ tự cột trói khả năng sáng tạo của mình trong giới hạn kiếm cơm qua ngày. Trước một nền văn nghệ vàng vọt như văn nghệ Việt Nam thời hiện tại, người nghệ sĩ không có lý do chính đáng để phiền trách sự vô tình và thái độ phê phán khắt khe của quần chúng.
Đại hội Nhà Văn Việt Nam lần thứ tám tổ chức trong tháng Tám vừa qua tại Hà Nội chẳng mang lại một tiếng vang nào có hồn, có phách hơn những đại hội của các đoàn thể quần chúng khác như Hội Phụ nữ, Hội Cao niên, Hội Thiếu nhi, Hội Thanh niên… nằm trong hệ thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Gần một nghìn hội viên Hội Nhà văn đều là công chức nhà nước thì tài năng và ngòi bút khó làm gì nên nỗi cho nước nhà! Nhà thơ chủ tịch Hữu Thỉnh có biến thành Nguyễn Du, Nguyễn Trãi thời đại thì cũng chỉ có được “đoạn trường vô thanh” là may lắm. Nhà văn, nhà thơ không phải là kẻ thỏa hiệp hay vâng lời quyền lực vì bản chất của văn chương là phản kháng. Gặp thời loạn có khi phải biến sáng tạo thành chiến trường. Nếu gặp thời hoàng kim Nghiêu Thuấn, ra đường của rơi không ai thèm lượm, nhà cửa chẳng cần khóa cần gài, vua quan xem quyền uy như cỏ rác… thì văn nghệ vẫn có điều phản kháng. Ít nhất, cũng phản kháng giới hạn phù du trong sự miên viễn của dòng đời. Đã có nhiều bài báo nói cay, nói chua vai trò tiêu cực, thái độ “hương hỏa cháy nhà, bình chân như vại” và tác dụng mờ nhạt của Hội Nhà văn Việt Nam trước những quan hệ sóng gió của lịch sử Việt Nam – Trung Quốc và trước những sai trái cửa quyền, bất công xã hội. Nghĩa là các nhà văn Việt Nam ở trong tổ chức đã mất hết vũ khí đấu tranh và nguội lạnh ngọn lửa phản kháng để thăng hoa sáng tạo. Búa không có trong tay thì thiên lôi cũng đành bó tay giữa bốn phương trời giông bão. Quả thật nhà văn Việt Nam là những thiên lôi mất búa; nên Hội Nhà văn Việt Nam, nơi quy tụ bao nhiêu tài hoa của cả một thế hệ, cũng đành “đời… tài hoa cũng là đời bỏ đi”!
Quyền tự do sáng tạo là buồng tim, là hơi thở của người nghệ sĩ. Ngày nào mà báo chí và môi trường truyền thông vẫn còn làm đàn gà gáy cho trại chủ; văn nghệ sĩ là những công chức làm công ăn lương cho nhà nước thì ngày đó văn nghệ vẫn chưa thoát khỏi một hình thức hợp tác xã lao động trí óc. Sáng tạo, tự bản chất, là một sự bứt phá ra khỏi những giới hạn và ràng buộc của tri thức. Tri thức còn bị vây bủa thì sự sáng tác nghệ thuật khó lòng mà thoát ra khỏi vòng lẩn quẩn của sự dè chừng và lo sợ. Nghệ thuật, do đó, chỉ còn là một hành động lặp lại những kho tàng thần chú theo định hướng “tự do có tổ chức” của bầy gà công nghiệp mà thôi. Trong quan hệ văn nghệ giao lưu toàn cầu, đem tinh thần gà công nghiệp đấu với gà đá chuyện nghiệp thì kết quả tức thời và tác dụng dài hạn ra sao mọi người đều thấy được trước khi hai đàn gà được thả ra sân.
Ai có qua cầu…
Trước năm 1975 ở miền Nam tôi làm nghề thầy giáo dạy văn và viết văn tiêu khiển. Sau 1975, xếp bút nghiên theo việc… lưu linh!
Năm 1982, vượt biên qua Mỹ, tôi đã cố gắng quên tiếng Việt để sống còn nơi quê người. Mười năm đầu ở Mỹ, tôi đã tự ép mình phải quên tiếng Việt vì quá yêu tiếng Việt. Mới nghe qua như một điều nghịch lý, nhưng… đoạn trường ai có qua cầu mới hay. Nơi xứ Mỹ, có đi làm cu li thì cũng phải có xe riêng và chút đỉnh tiếng Anh để chống nạn câm điếc. Huống hồ những anh gàn mang thói “kẻ sĩ tiểu tư sản” như giới bút nghiên thì sẽ không có cái khổ nào thê thảm bằng có miệng như câm, có tai như điếc, có viết như mù vì trở ngại ngôn ngữ nơi xứ lạ quê người! Khi vào trường lớp và công việc thực tế, nỗi khổ của dân xuất thân từ khoa học thực nghiệm coi ra còn đỡ vì khi đi vào lĩnh vực ký hiệu và con số thì đều là “ngoại ngữ” cho cả Mỹ lẫn ta. Nhưng đối với dân xuất thân từ khoa học xã hội, nhân văn thì Mỹ là chim sơn ca mà ta là con cút vì chúng nó nói líu lo chuyện trên trời dưói đất dễ ợt mà ta thì phải lần mò theo chương trình “Em Sợ Lắm” (ESL: English as a Second Language) lang thang trong bấy nhiêu năm trước khi học làm ông nghè, ông cống!
Thế rồi, mười năm không gặp tưởng chừng như đã… Năm 1992, lần đầu tôi về quê hương thăm mẹ già trên 90 tuổi. Đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất cảm động chảy dài nước mắt nhưng cũng xanh xám mặt mày vì nơm nớp lo sợ bị tính sổ đoạn trường “trốn chui ra nước ngoài bất hợp pháp”! Ôi, thế nhưng quay tới quay lui với gia đình, bà con, bè bạn riết một hồi thì cũng thói đâu ra tật đó. Cái bản chất văn nghệ nó thường bất trị như ngựa không cương. Về quê thăm mạ ở làng, lần đầu về lại thành phố Huế, tôi lại lò dò đi tìm bạn cũ. Bạn bè ở Huế còn nguyên băng vì các thầy, các cô toàn là nhà giáo; vừa nghèo, vừa nhát gan như chim se sẻ Thành Nội thì dẫu có liều mạng đi quanh đi quất cũng chỉ tới Nam Giao, Đập Đá, Bao Vinh rồi quay về chứ mấy ai dám vượt biên lỡ mà bị hỏng cẳng, uống nước mặn thì sẽ chết khát cả linh hồn.
Hai tay bạn văn nghệ đầu tiên mà tình cờ tôi gặp ở sạp nhậu trên lề đường Mô-Ranh là Thái Ngọc San và Nguyễn Đính (Trần Vàng Sao). Tôi bị cuốn hút ngay bởi cái hồn nhiên của hai đứa. Chúng nó nghèo từ thuở mới khai thiên. Làm sao tôi quên được San từ miền Giạ Lê phải cuốc bộ lên Huế đi học hàng ngày. Một đôi dép không đứt quai và một chiếc xe đạp bò ệt là một ước mơ của thời đi học. Làm sao tôi không nhớ hoài căn nhà lá của Đính ở xóm đồng Vỹ Dạ, mùa đông lội bùn ngang đầu gối để vào nhà. Vài ba chai bia Huda sương sương, Thái Ngọc San nhếch miệng cười kiêu bạc nói rất thản nhiên: “Tau trả lại thẻ Đảng trước Boris Yeltsin 28 ngày!”. Tôi nhớn nhác nhìn quanh, nói như ngày xưa đọc lời thỉnh nguyện: “Thôi, tau xin. Cho tau còn có cơ hội về Mỹ lại để nuôi vợ, nuôi con!” San cười hềnh hệch hồn nhiên như thuở học trò chia nhau điếu thuốc. Nó nói, rồi im: “Tau ghét ba thằng theo chủ nghĩa thực dụng”. Tôi nghĩ thầm: “Cái chủ nghĩa lãng mạn của Huế có tác động gì lên dòng lịch sử nổi trôi: Khô héo lá gan cây đỉnh Ngự; đầy vơi giọt lệ nước sông Hương… chăng?” Tôi hỏi Đính: “Vẫn làm thơ?” Đính trả lời: “Tau làm thinh!”
Trên đường về lại Mỹ, tôi miên man suy nghĩ về những con người làm văn nghệ bên nầy và bên kia. Trên bề mặt sóng nước xôn xao, những hòn sỏi đã lắng xuống. Những người làm văn nghệ chân chính cũng như lớp sỏi nằm lặng lẽ dưới bề sâu. Vấn đề là cuộc đời có hạn mà thời gian sẽ kéo dài tới bao lâu cho những hòn sỏi ẩn nhẩn đợi chờ. Những người văn nghệ sĩ trung thực, không dính mắc với bên nầy hay bên kia trên bề mặt màu mè xôn xao, cần gì phải cố chấp với định kiến về khái niệm giao lưu. Hướng văn nghệ tự do và nhân bản tự nó đã đi thẳng vào lòng người không cần qua những thủ tục hình thức giao lưu mới thật sự là giao lưu.
Nghĩ vậy, nên ngay sau khi về Mỹ tôi quyết định cầm bút trở lại. Tôi cầu mong có được chút duyên mọn và cơ may trong viết lách để có thể chuyển tải những cảm xúc và suy nghĩ chơn chất của mình đến người đọc.
Tôi chủ trương giao lưu là giao lưu với chính mình trước đã. Bạn phải rung động chân thành với điều bạn viết mới mong truyền sự rung động đó cho người đọc. Bạn phải thành thật với điều bạn viết như chân thành với trái tim mình mới mong có sự “giao lưu” giữa tư tưởng và cảm xúc của chính bạn trước khi giao lưu với đối tượng đại chúng. Giao lưu văn nghệ để mong thuyết phục người khác bằng tuyên truyền, quảng cáo là một ảo tưởng thảm hại nhất trong văn nghệ. Cầm bút để làm vui người mình thương, làm buồn người mình ghét, làm bằng lòng cộng đồng người mình ở, làm thỏa mãn thế lực cầm quyền mà không làm bằng lòng chính tri thức và lương tâm của chính mình thì có lẽ im lặng là cách tốt nhất để mình khỏi bị đánh mất mình trong thế giới của người khác.
Để làm cây cầu “giao lưu” với chính mình, lần đầu tiên tôi thử áp dụng thể loại “creative non-fiction” của văn học phương Tây qua tên gọi nôm na là “chuyện khảo”. Đấy là một hình thức truyện ngắn mang tính chất tiểu thuyết mà không hư cấu. Nghĩa là sử dụng tài liệu lịch sử, văn hóa, xã hội thật, có khảo chứng nhưng được lồng trong một câu chuyện vừa sáng tạo, vừa trải nghiệm thực tế. Chuyện khảo về Huế[2] (xuất bản năm 1997) là tập sách đầu tay của tôi về thể loại vừa trình bày ở trên. Trong đó có bài đầu tiên tôi viết về thể loại nầy là bài “Bún bò Huế”, viết năm 1993. Tiếp theo là bài “Cơm hến Huế”. Bài viết lần đầu đăng ở báo Làng, Sacramento. Sau đó lan dần ra các báo chí Việt ngữ hải ngoại và chuyền vào trong nước. Một người bạn thân mà cũng là một nhà thơ Quảng, “rể Huế”, ở Sài Gòn (THDV) ngõ ý muốn đăng ở báo Văn Hóa tại Việt Nam. Một bài viết chuyên đề về món ăn mà tôi đã viết cẩn trọng bằng hiểu biết và tâm hồn, đã được chọn đăng trên nhiều diễn đàn hải ngoại, nếu có đăng trên báo Văn Hóa ở trong nước thì tôi thấy chẳng có gì trở ngại. Thế nhưng khi bài “Bún bò Huế” và “Cơm hến Huế” xuất hiện trong nước thì nó lại trở thành một đối tượng “văn nghệ giao lưu” của búa rìu dư luận. Có những tờ báo Việt ngữ ở California đã viết bài đả kích gay gắt khuynh hướng “giao lưu” qua nhiều số báo. Điều tôi muốn trình bày ở đây không phải là hiện tượng khen chê mà xưa nay nơi nào cũng có. Nhưng tôi muốn dùng bài “Bún bò Huế” như một thí dụ nhỏ trong muôn một rằng, người cầm bút Việt Nam độc lập trong cũng như ngoài nước, đứng “giữa hai lằn đạn”.
Nhưng tự trong sâu thẳm của chiều hướng nghệ thuật và mỹ thuật, tác phẩm tự nó đã vượt ra ngoài giới hạn cấm cản của chính trị và phân tranh. Cụ thể là bài “Bún bò Huế” đã được người đọc luân lưu chuyển cho nhau dưới nhiều phương tiện và hình thức suốt gần 20 năm qua từ khi nó ra đời nhưng vẫn còn được độc giả trong cũng như ngoài nước yêu mến. Và, tôi càng lấy làm thú vị hơn khi một tờ báo nổi tiếng ở vùng Sài Gòn Nhỏ – trong quá khứ đã lên tiếng cho rằng tôi có bài đăng ở báo Việt Nam vì tôi có chân trong nhóm cầm đầu sinh viên tranh đấu Huế thời 1966 nên mới “giao lưu” văn nghệ như thế (Ủa, sao bỗng dưng phong trào sinh viên Huế lại “chịu chơi” để cho chú học trò nhà quê đang học trung học như tôi thời đó lên cầm đầu nhỉ?!) – nay chính tờ báo ấy đăng lại bài “Bún bò Huế” dưới tên tác giả là… Xuân Hoàng! Bài đăng thành 2 kỳ và khi “Xuân Hoàng” đang viết những dòng nầy thì báo ấy đã ra mắt bạn đọc kỳ 1 của bài “Bún bò Huế”. Cái gì nằm ở đằng sau bài “Bún bò Huế”, khiến nó được độc giả vẫn còn yêu mến sau một chặng đường luân chuyển gần 20 năm? Là tác giả, tôi có thể tìm ra câu trả lời đơn giản rằng, tôi đã viết bài này hòa với niềm cảm xúc tận đáy lòng khi nghe tin mẹ tôi vừa mất ở quê nhà mà không về được. Vâng, chỉ có thế. Với một sự chân thành và cảm xúc sống thật trong sáng tác, tác phẩm văn nghệ sẽ được đón nhận bằng những tấm lòng tương ứng.
Nhưng đằng sau lăng kính chính trị, người làm văn nghệ xưa nay là nạn nhân của thế lực cầm quyền và xã hội đen văn nghệ. Còn sáng tạo là còn nếm trải những vết hằn thô bạo của quyền lực và hý luận trên sự hiện hữu của tác phẩm và tác giả. Khi bị kiểm duyệt, tác giả sẽ cảm thấy như con rồng nghệ thuật của mình bị cắt trụi móng vuốt, râu ria. Tôi đã nếm trải cái vị “vô vị” nầy. Năm 1995, tập Chuyện khảo về Huế của tôi xuất bản tại Mỹ. Năm 1997 hội Nhớ Huế in lại ở Việt Nam do Nhà xuất bản Trẻ. Tập sách bị kiểm duyệt cắt bỏ hai chương “Tản cư” và “Hồi cư” là hai chương mà tôi tâm đắc nhất. Người biên tập (kiểm duyệt) là nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Phan, một nhân vật nổi tiếng của Huế mà tôi chưa hề được gặp. Khi cầm cuốn sách đã bị kiểm duyệt, tôi có cảm giác đau xót như đang bồng đứa con tật nguyền. Từ đó, tôi mất hẳn cái hứng thú, nao nức nhìn lại tập sách bị kiểm duyệt nặng nề của mình.
Bởi vậy, trong lĩnh vực văn nghệ , giao lưu trong ý nghĩa cội nguồn của nó, trước hết, là sự thông thoáng từ trong tự do tư tưởng. Nhà văn yêu ai, ghét ai không qua trung gian cảm xúc chỉ đạo hay vay mượn. Phùng Quán đã nói lên một sự giao lưu chân thực nguồn cảm xúc nội tại của người làm văn nghệ: “Yêu ai cứ bảo rằng yêu, ghét ai cứ bảo rằng ghét. Dẫu ai cầm dao doạ giết, cũng không nói ghét thành yêu. Dẫu ai ngon ngọt trăm chiều, cũng không nói yêu thành ghét.” Sau 1975, tôi gặp Phùng Quán cùng với Bửu Chỉ tại một quán cóc cạnh đàn Nam Giao, bàn đến sự giao lưu giữa hai nền văn nghệ miền Bắc và miền Nam, nhà thơ mang dáng vẻ Triệu Tử Long Việt Nam một thời bão nổi ấy, nói đại ý rằng, giao lưu văn nghệ khác với giao thương kinh tế vì trong văn nghệ chỉ có sự chân thật mới có giá trị. Sự chân thật trong tâm thức sáng tạo của những người nghệ sĩ có thể xuất thân từ hai hoàn cảnh chính trị đối nghịch, nhưng ngay trong bản chất, chẳng cần giao lưu hình thức thì cũng đã gặp gỡ nhau trong nội dung rồi. Ngược lại, dẫu có cột trói vào nhau thì quá lắm cũng chỉ có “giao” chứ khó lòng mà có “lưu”; đại khái như sách từ Nhà xuất bản Sự Thật của Hà Nội thì làm sao mà hòa quyện được với sách từ Nhà xuất bản Lá Bối của Sài Gòn.
Giao lưu cũng không phải là sự trao đổi hình thức mà chỉ cần hai bên ở hai vùng ranh giới khác nhau, cùng làm sống lên và vun trồng cho tươi mát lại cái gốc chung. Nơi đó đã có cùng một suối nguồn tưới tẩm. Bất chấp thiên tai bão lụt hay nắng lửa mưa dầu đang quần thảo nhau tạm thời trên bề mặt, cái gốc chung của văn nghệ là chút tài mọn riêng tay được thể hiện qua hình thái nghệ thuật. Suối nguồn tưới gốc văn nghệ là con đường tự do sáng tạo và sức mạnh tri thức lẫn tinh thần có sức công phá và vận động sức mạnh tổng hợp công phá những rào chắn cản đường nghệ thuật.
Năm 2007, tôi về lại Huế. Những đứa bạn bút nghiên một thời đứa còn đứa mất, nhưng hết thảy đều đã lên chức “ôn, mệ”. Đám sỏi đá đã lắng lại dưới đáy dòng cuồng lưu tìm nhau. Đoàn Tuyền Châu mở “đại yến cơm hến” khoản đãi. Hắn ta tuyên bố mở màn… ngon ơ, rằng: “Hôm ni tụi tau bao hết. Cho cái thằng Huế kiều nầy ăn một chầu cơm hến tha hồ, ăn chết bỏ, ăn mê tơi quên về lại Mỹ luôn! Tụi tau đã đọc hết những tập sách của mầy xuất bản tại Mỹ và in lại trong nước như Chuyện khảo về Huế, Con yêu bánh nậm, Từ ngõ Huế xưa, Tu bụi… và bắt loạn bài viết khác. Mi viết hay dở chi thì có người khác noái rồi. Tụi tau chỉ thương mi vì mi chưa hề uốn cong ngòi bút, cho dẫu phải cầm bút đứng giữa hai lằn đạn… hì hì!”
Tóm lại
Vừa qua, những người yêu chuộng tự do dân chủ và giới văn bút chân chính toàn cầu đều xúc động trước tin Lưu Hiểu Ba của Trung Quốc được giải thưởng Nobel Hòa bình trong khi còn đang bị giam cầm với bản án 11 năm tù vì tội chống đối thế lực độc tài áp bức cầm quyền trong nước. Động lực đấu tranh của Lưu Hiểu Ba là lý tưởng tự do, dân chủ. Phương tiện đấu tranh là tấm lòng, tri thức, ngôn ngữ và ngòi bút. Nhưng sức mạnh chủ lực là tất cả mọi phương tiện đều đặt trên giàn phóng của lòng can đảm và tinh thần dám hy sinh cho nghĩa lớn và bất chấp gian nguy. Ta không khen của người, ta không chê của ta nhưng không thể phủ nhận được rằng, cái “Ao nhà” Hội Nhà văn Việt Nam ta hơi… Chỉ thả được vịt công nghiệp rất ngoan hiền nên “Ao nhà ta” im lặng như tờ trước những vấn đề đổi thay của đất nước. Sứ mệnh truyền thống của nhà văn là sứ mệnh của kẻ sĩ “vũ trụ chi gian giai ngô phận sự…” (chuyện khắp cuộc đời là chuyện của ta). Nhưng “Ao nhà ta” chỉ giới hạn trong vòng đề cương và chỉ thị. Vì thế, không khí diễn đàn Nhà văn Việt Nam hóa ra rất thích hợp cho diễn văn và báo cáo – áo thụng vái nhau – nhưng làm gì có đất ươm mầm cho những bản văn kiểu Hiến chương 08.
Những phản ứng… nổ giòn tan như của Trần Mạnh Hảo cũng chỉ mới đạt tới mức “Ringo 2 súng” miền Viễn Tây Hollywood. Tiếng nổ bì bùm rầm trời, khói lửa te tua nhưng chẳng chết thằng Tây con nào cả. Rõ ràng, giá trị bỉ/thử của nhà văn Việt Nam không đặt trên tiêu chí của giá trị tác phẩm nghệ thuật thuần túy mà đặt trên căn bản của “tính tổ chức” và nhiều thuộc tính khác không nằm trong phạm trù văn học nghệ thuật.
Con đường văn nghệ trước mặt rất cần một sự giao lưu: Giao lưu nội tại để hóa giải sự mâu thuẫn của chính mình – cũng muốn biến thanh khâm sang cẩm tú, cũng muốn xây bạch ốc lại lâu đài – nhưng mở miệng không ra, tay cầm quản bút hay gõ bàn phiếm còn run lẩy bẩy vì sợ. Kẻ sĩ thời nay mấy ai dám liều mạng như Nhan Súc thuyết Tề Vương quý sĩ; ai dám chê quân vương hay thơ như vua Tự Đức là “khù khờ thi tứ đa nhân thức” như Cao Bá Quát; hoặc dám phang luôn cả quan chức văn hóa giáo dục trung ương “chủ khảo trường Nam bác cử Nhu, thật là vừa dốt lại vừa ngu…” như hàn sĩ Trần Tế Xương của chúng ta?!
Sự liều thân tranh đấu của những ngòi bút rực lửa phải chăng chỉ là huyền thoại hay lửa rơm của một thời, một cõi? Không, đó là hiện thực. Người cầm bút hôm nay không làm được có thể nói như Tô Hải, rằng: Chỉ vì hèn!
Từ bên nầy biển Thái Bình, tôi xin ghé vai chia sẻ cái hèn của giới cầm bút Việt Nam. Đoạn trường ai có qua cầu mới hay. Tôi đã có lần qua cầu bằng “remote control”, dụng cụ điều khiển tầm xa, nên có bị thanh trừng cũng chưa đến nỗi “thân bại bao tử liệt”. Này nhé! Có một vị quan đầu tỉnh Thừa Thiên làm bậy. Vốn là một cây bút được nhiều cảm tình của giới văn nghệ Thừa Thiên Huế đang sống ở nước ngoài, tôi lên tiếng về một trường hợp xử sự đáng tiếc của vị quan đầu tỉnh[3]. Chỉ non vài tuần sau khi bài viết đó ra mắt, tôi trở thành kẻ bị tẩy chay tại Huế. NetCodo tẩy chay, báo Sông Hương tẩy chay, báo Văn nghệ Thừa Thiên tẩy chay. Bài vở tôi viết, dẫu “không làm đau một ngọn lá trên cành” cũng chỉ được đón nhận ở Sài Gòn và Hà Nội. Ví thử tôi còn ở Việt Nam và có khả năng làm hội viên Hội Nhà văn thì dẫu có xách bút viết thuê kiếm cơm nuôi vợ đỡ con cho các tờ báo lá chuối, lá cải chợ trời cũng chẳng có ma nào dám mướn.
Có những bài tôi viết bằng tất cả tâm thành xây dựng, báo Tuổi Trẻ và nhiều báo trong nước chọn đăng để phản đối sự lạm dụng di tích lịch sử, truyền thống văn hóa của đất nước như bài “Sau đồi Vọng Cảnh”[4] , “Đại Nam Quốc tự”[5]. Dẫu được quần chúng ủng hộ nhiệt tình nhưng vẫn bị một số anh chị em văn nghệ “cửa quyền” né tránh hay… lơ chơi!
Đã có sự ví von rằng, cầm bút ở nước ngoài cũng như lái xe Honda, có lỡ trượt tay, hỏng chân cũng có cơ dậy được. Nhưng cầm bút trong nước cũng như lái máy bay, lỡ một lần là thường khi mất mạng! Cổ nhân chưa dạy câu nào khôn ngoan đệ nhất để đối trị lại với câu “tránh voi…” hay “thương cha chớ chọc…” Biết làm sao bây giờ.
Vì quý tình văn nghệ, tôi bức xúc nói hành nói tỏi “đỏng đảnh” với những người anh em… “gõ keyboard” trong nước cho đỡ chút buồn thôi. Nhưng thật lòng tôi chỉ biết lặng mình chia sẻ với anh chị em. Điều tôi muốn nói là xin thưa với giới thẩm quyền văn nghệ ở quê nhà, rằng, bóp nghẹt tự do sáng tạo của giới văn nghệ sĩ là một trọng tội tinh thần. Ba trăm hay ba vạn năm sau, người đời có thể quên phứt Tam Hoàng Ngũ Đế, nhưng vẫn mãi nhớ Lý Bạch, Đổ Phủ, Tô Đông Pha, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát…
Giao lưu văn nghệ khác hẳn với giao thương hàng hóa vì bản thân nghệ thuật không thể có sự đổi chác đặt trên căn bản lợi nhuận. Từ trong bản chất phản kháng của văn nghệ đã hàm chứa sự giao lưu. Giao lưu với nhau giữa những người đồng hội đồng thuyền để hiệp thông một thế đứng hòa hợp; giao lưu với những người anh em khắp toàn cầu để xác định thái độ và “luân lý cứng đầu” của người làm văn nghệ. Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, có những vấn đề ngỡ như chuyện nhất thời nhưng thật sự đòi hỏi công phu đầu tư và phát huy của cả một thế hệ.
Morgan Hills, Thu 2010
Trần Kiêm Đoàn
——————————————————–
[1] Ernest Hemingway. The Sun Also Rises:… “That is what you are. That’s what you all are… All of you young people who served in the war. You are a lost generation.”
[2] http://www.trankiemdoan.net/van/taptruyen/chuyenkhao/chuyenkhaovehue.html[3] http://www.art2all.net/butluan/volyphainhuongcongly.html
[4] http://www.nguoivietatlanta.com/DVC/cddvc6.htm
[5] http://www.trankiemdoan.net/butluan/vanhoc-nghethuat/dainamquoctu.html
Theo Đàn Chim Việt
Gửi ý kiến của bạn