BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76755)
(Xem: 63134)
(Xem: 40533)
(Xem: 32157)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Im Lặng Mãi Sao ? Xin Cùng Lên Tiếng

21 Tháng Sáu 200812:00 SA(Xem: 1344)
Im Lặng Mãi Sao ? Xin Cùng Lên Tiếng
50Vote
40Vote
31Vote
21Vote
11Vote
23
Nhân cái gọi là ngày nhà báo Việt nam 21-6. Với tư cách là một người cầm bút luôn quan tâm đến đời sống báo chí, xuất bản trong nước, Tôi xin có đôi dòng tâm sự.

Từ khi biết mặt chữ. Lại được các thầy cô giảng giải ý nghĩa to lớn của những người biết sử dụng con chữ mà lấy làm mừng. Rằng : Trong ba đạo tạo nên thiên hạ thì có đạo lập công, đạo lập nghiệp và đạo lập ngôn. Tôi đoan chắc là những người cầm bút sẽ vinh dự được đứng trong cái đạo lập ngôn đáng trọng ấy. Vì thế mà ngày đêm tôi mơ ước phấn đấu cầm bút để trở thành môn đệ của đạo này. Nhưng rồi nghe trong dân gian lan truyền câu "Nhà văn nói láo, nhà báo nói điêu" mà lấy làm lạ. Liệu sự mỉa mai như chửi vỗ mặt này có oan cho những người cầm bút không ? Tôi quyết tâm tìm hiểu cho ra nhẽ.

Bài báo đầu tiên của tôi được đăng trên một tờ báo đảng cấp tỉnh. Hồi ấy tôi vừa học xong cấp II (lớp 7). Với giọng văn hồn nhiên trong sáng và cảm xúc chân thành. Tôi tường thuật khách quan tinh thần tự nguyện khẩn trương phòng chống bão lụt của bà con ở một làng làm muối. Nhờ vậy mà khi cơn bão lớn kéo đến hoành hành. Bà con đã hạn chế đến mức thấp nhất sự thiệt hại do thiên tai gây ra. Điều cốt lõi của phóng sự ngắn này, tôi muốn gửi đến bạn đọc là khi con người biết tự nhận thức, tự nguyện đoàn kết sát cánh bên nhau để chống chọi lại sự tàn phá khắc nghiệt của thiên nhiên thì "Nhiều khi nhân định thắng thiên là thường". Vậy mà khi in bài của tôi lên báo, ai đó đã thêm vào một chi tiết không có thật khiến tôi "Mừng vui chưa kịp no" đã phải đỏ mặt xấu hổ. Rằng trong mưa bão mịt mùng, có đồng chí bí thư chi bộ đảng không quản nguy hiểm xông ra gõ kẻng thúc dục bà con chống bão. Là phóng sự thì phải có con người địa chỉ cụ thể. Đọc xong bài báo, bà con địa phương nơi tôi viết bài phán thẳng :

- Mày viết láo vừa vừa chứ.

Thực sự là tôi bị tổn thương. Oan cho tôi quá. Trong cay đắng xót xa, tôi nhận ra nguyên nhân câu "Nhà báo nói điêu" là thế này đây. Lỗi do ban biên tập mà ban biên tập là người của đảng- chỉ cần khịa ra một bí thư chi bộ đảng cha vơ chú váo nào đấy ra gõ kẻng. Mọi sự tốt đẹp của bà con nhân dân bị xoá nhoà. Bài viết của tôi mất đi giá trị chân thật của cuộc sống. Nó trở thành những lời tuyên truyền dối trá nhằm ca ngợi phục vụ đảng. Mà trong cách tuyên truyền của đảng thì trên tài tất cả bọn lưu manh.
Mất mùa thì tại thiên tai
Được mùa nhờ sự thiên tài đảng ta.

***

Nhắc lại kỷ niệm bài báo đầu tiên cũng là một kỷ niệm buồn. Tôi thành thực muốn chia sẻ thông cảm với những người cầm bút làm báo dưới chế độ độc tài. Hiến pháp năm 1946 đã có điều khoản thừa nhận quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Vậy mà suốt mấy chục năm qua, đảng đã nói một đằng làm một nẻo. Thậm chí đảng chà đạp lên hiến pháp một cách trắng trợn. Có người cầm bút nào lại không nhận ra điều đó. Nhưng không hiểu sao chúng ta lại im lặng, im lặng cam chịu một cách đáng sợ. Trừ cái bọn lưu manh bồi bút ra- còn không ít những người cầm bút chân chính lại thản nhiên từ bỏ quyền lợi và trách nhiệm của mình. Nên hiểu vấn đề này như thế nào đây. Đổ lỗi cho đảng và nhà nước là đúng. Nhưng khi đảng và nhà nước trả lời : Hiến pháp đã quy định rồi các vị cứ thế mà thực hiện thì sao đây ? Có ai đã từng chất vấn lương tâm mình ? Có ai đã đặt trách nhiệm cho mình với đất nước dân tộc - Thú thật là tôi lấy làm khó hiểu.

Có một thời báo chí chúng ta hết sức sôi động và đầy sinh khí "Cái đêm hôm ấy đêm gì" của Phùng Gia Lộc. "Vua lốp- lời khai của bị can Trần Huy Quang". "Thủ tục cho người còn sống" của Minh Chuyên (báo Văn Nghệ) "Người vô danh" của Hồ Hồng Tuyển và một loạt phóng sự của tác giả Xuân Ba (báo Tiền phong) "Quê tôi lên cơn sốt đá đỏ" "Trở lại vùng mỏ đá buồn" của Trần Đức Thạch (báo Lao động). Loạt bài viết gõ vào tư duy mọi người của nhà báo Nguyễn Khắc Viện trên rất nhiều báo.... Vậy mà chúng ta để cho không khí ấy nguội lạnh. Có người nguỵ biện rằng " Những bức xúc xã hội đã bị lờn và bão hoà". Phải chăng đây là biểu hiện của thái độ vô cảm. Cuộc sống luôn vận động. Mâu thuẫn xã hội diễn ra gay gắt nhất là xã hội nước ta. Chính quyền thối nát tham nhũng từ trung ương đến địa phương. Bọn tư bản đỏ và mafia gieo rắc oan khiên tội ác khắp nơi. Đất, biển, đảo của cha ông bị lấn chiếm. Lịch sử đại việt chưa bao giờ tăm tối như giai đoạn này. Thế mà những người có vinh dự đứng trong đạo lập ngôn lại im hơi lặng tiếng. Hoàng sa Trường sa bị biến thành huyện Tam sa Trung quốc- im lặng !. Đồng bào ngư dân Thanh hoá bị tàu hải quân Trung quốc bắn giết dã man nơi vùng biển quê nhà - im lặng !. Nông dân bị đàn áp từ xã Tiền phong Thái bình, xã Dương nội, Thành phố Hà đông, thôn Trung văn Huyện Từ liêm Hà nội... khi biểu tình đòi lại đất - im lặng !. Hàng ngàn hàng vạn công nhân bị bóc lột đánh đập thậm tệ - im lặng !. Chị em phụ nữ chúng ta bị bán ra nước ngoài làm nô lệ - im lặng !.. Thậm chí đồng nghiệp của chúng ta bị bắt bớ vô lý cũng im lặng nốt.

Xin hãy quên đi những phần thưởng mà đảng và nhà nước trao tặng nhân ngày này. Thành tích cùng đảng lừa dân bán nước chẳng mấy hay ho gì. Nó nhục nhã và mỉa mai lắm.

Im lặng lắm khi là đồng loã với tội ác. Tôi hy vọng những người cầm bút chân chính sẽ bừng tỉnh- Đoàn kết xiết chặt đội ngũ cùng lên tiếng. Đòi lại quyền lợi chính đáng được hiến pháp ghi nhận và thực hiện sứ mệnh cao cả của đạo lập ngôn. Góp phần tạo dựng một xã hội Việt nam tốt đẹp tươi sáng.

Trong bài có gì bức xúc quá, tâm sự không được bình tĩnh mong quý vị thứ lỗi.

Hà nội , 21-6-2008.
Văn Đạt.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn