BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73341)
(Xem: 62241)
(Xem: 39426)
(Xem: 31173)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Thế Phương, Người Ở Lại…Trầm Luân

03 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 1440)
Thế Phương, Người Ở Lại…Trầm Luân
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
1.
Chỉ trong vòng một năm, Thanh đã mất đi những hệ lụy thương yêu nhất của cuộc đời. Khi họ còn sống, Thanh thường dửng dưng, lơ đãng trước những ân cần chăm sóc của cha mẹ . Chàng mang bản chất của một đứa con được nuông chiều trong một gia đình giàu có và hưởng trọn vẹn ân sủng cha mẹ dành cho quá lâu khiến nó thẩm thấu ăn sâu vào máu xương, vào thịt da rồi trở thành tự nhiên phải có trong chàng. Có lẽ vậy; Khi cha mẹ qua đời ở tuổi cũng đã thọ cho một đời người, Thanh đau khổ trong niềm hối hận đã không dành nhiều thời gian cùng ông bà khi còn sống. Mặc dù trước những tháng ngày cha ra đi, Thanh cũng đã ở cùng ông khỏa lấp nỗi buồn trống vắng khi mẹ chàng ra đi đột ngột!

Nếu không có những đứa con chàng, có lẽ Thanh đã gục theo cha tự lúc nào. Không thể tưởng ra được ở tuổi đã gần 60 mà Thanh lại có thể bị hụt hẫng như một đứa trẻ con bị giật ra khỏi vòng tay mẹ khi cha mẹ chàng mất đi, không danh từ nào có thể lột tả hết cái cảm giác đớn đau trong lòng chàng bấy giờ. Trời Phật, nếu biết niềm hối hận nó đã như một lượng acid khổng lồ đang đốt cháy tâm can vụn nát thì có lẽ Thanh đã bỏ hết, bỏ hết tất cả để chỉ ở bên cha mẹ vào tuổi già. Thanh ỉ y vào những đứa em chàng hiếu thảo, chàng tựa vào lòng yêu kính ông bà của các con nên chàng tưởng thế là đủ. Chàng đã lầm, cái lầm tai hại ấy giờ đây đang đục khoét tâm trí chàng rách bươm. Trong một lúc nhất thời nào đó giữa tỉnh và mê, Thanh chỉ muốn chết để chấm dứt nỗi dày vò kinh khiếp đang như tàn phá sức lực còn lại trong cơ thể chàng.

Thanh say mềm trong rượu, chàng sợ hãi không dám tỉnh, tỉnh để thấy mình vô nghĩa quá! Đã hơn ba tháng qua mà sao tiếng nói, hình ảnh cha như mãi còn đâu đây? Trong căn phòng ông nằm, lặng im như đồng tình với nỗi buồn xé ruột gan chàng từng phút. Thanh chưa bao giờ khóc, thế mà chàng đã khóc, khóc thật nhiều và khóc cả trong giấc ngủ mệt nhoài của men rượu mạnh. Giọng nói ai đó mơ hồ như vang về từ cõi âm ti:

“Anh Hai, anh dậy đi chứ? Anh phải lo cho anh, còn phải làm gương cho tụi em sống. Ba má đi rồi, chỉ còn lại có anh thôi. Anh là đầu tầu, anh quị xuống làm sao tụi em chịu nổi?” Hậu, đứa em kế của Thanh, kề cạnh chàng nhiều tháng qua cũng hốc hác gầy gò theo chàng. Thấy anh mình chìm sâu trong nỗi buồn bằng những ly rượu mạnh, Hậu không nỡ bỏ anh một mình trong căn nhà của cha mẹ giờ đây đã trống vắng. Hậu cũng không thể tưởng ra được, anh Hai chàng đã như một xác chết sau ngày chôn cất cha xong. Thấy Thanh lay động, hai tròng mắt đỏ ngầu dưới hai mí mắt sưng húp của anh vừa hé mở. Hậu bật khóc thành tiếng:

“Anh Hai, anh phải gượng đứng lên thôi, em còn có gia đình phải lo. Anh cũng vậy, anh như thế này các cháu không làm ăn gì được. Tội nghiệp chúng nó thương anh cũng buồn rầu theo. Nếu như thế này cả nhà chết dần theo anh mất”. Tai Thanh lùng bùng, đầu chàng nặng nề như đeo hằng trăm ngàn khối đá, Thanh cố ngồi dậy nhưng cơ thể chàng nặng trĩu kéo chàng xuống mặt nệm gối chăn xô lệch.

“Thôi em về đi, để anh Tuấn lo cho. Mặc kệ ảnh, tụi em có nói gì cũng chẳng vào tai ảnh bây giờ đâu…”. Người đàn ông đứng tuổi đến sau lưng Hậu vỗ về. Ông từ New York qua đưa đám, nhưng quyết định ở lại vì không thể bỏ Thanh một mình trong lúc này. Tuy tuổi đời có hơn nhiều nhưng ông xem Thanh như người bạn cố tri. Thanh trẻ tuổi hơn ông nhưng có cùngmột suy nghĩ, cùng một lý tưởng, mà ông, người lính Việt Nam bại trận không chấp nhận chế độ cộng sản.

2.
Thời gian là liều thuốc xoa dịu nỗi đau niềm nhớ. Thanh cũng đã vực dậy tiếp tục con đường chàng đang đi, con đường mà cha bỏ dở sau 1975, con đường chống Cộng đến hơi thở cuối cùng.

Không thể trong căn nhà có qúa nhiều kỷ niệm của cha mẹ, Thanh dọn đến một nơi khác. Trong căn nhà mới trên bàn thờ ông bà lúc nào cũng nghi ngút khói nhang nhưng chàng tạm nguôi ngoai nỗi nhớ. Thanh bắt đầu thay đổi nếp sống thường ngày, chàng có trách nhiệm hơn với các em, gần gũi các con hơn trước. Công việc có nhiều khi khiến chàng phải thức trắng đêm nhưng không làm chàng mỏi mệt. Chàng không muốn phụ lòng các chiến hữu xa gần đang trông vào chàng, trông vào một phòng tuyến có hàng vạn ngòi viết sắt thép sẵn sàng nả vào quân thù. Những bài viết có lập trường rõ rệt của người Việt tự do đánh đổi bằng chính mồ hôi, xương máu mình. Thanh đã ly dị từ lâu, đời chàng như không thể bó buộc vào một gia đình bình yên như bao nhiêu người khác. Chàng phải lao đao, phải nhọc nhằn gai gốc mới dầy dạn đối đầu với lũ người “ăn cơm quốc gia thờ ma cs”. Những con người thiếu thủy chung đã dùng mọi thủ đoạn lọc lừa nhằm triệt hạ những chiến sĩ dấn thân đang đấu tranh cho hơn 80 triệu dân còn khổ ải trong nước. Hằng ngày chàng phải đọc những lá thư kêu cứu từ quê hương gởi ra. Đảng cộng sản trị dân bằng bàn tay sắt bọc nhung, người dân vẫn còn cong oằn khổ nhục dưới lối thống trị bài bản lớp lang như một vở kịch trên sân khấu. Khán giả là chàng, là những người tị nạn hải ngoại. Nếu thảy ai cũng có tấm lòng kiên trung thì thấy ngay đường lối mị dân xảo trá của bọn cai trị phương Bắc. Buồn thay, cũng có số người bạc bẽo vô ơn, nhẹ dạ tin vào vở kịch của cộng sản, để rồi quay lưng đánh phá vào công cuộc đấu tranh dành tự do cho quê hương còn đang dài trước mắt. Buồn, Thanh buồn đến nhiều lần muốn tung hê tất cả. Nhưng nhớ đến hằng ngàn người dân vô tội chết trong chết Mậu Thân năm nào, nhớ đến sự hy sinh máu xương của hằng triệu dân quân Việt Nam Cộng Hòa đã đổ xuống. Thanh cứng rắn hơn.

Hằng ngày, nơi đây, tại thủ đô tị nạn Little Sàigòn, Thanh phải chứng kiến những hoạt kê của những tên hề múa rối thiếu giáo dục, thiếu cả đạo đức của một con người. Chỉ vì một vài trăm bạc rẻ rúng đã bán rẻ linh hồn người chống cộng. Chỉ vì một tiếng danh hão bọn mặt người lòng thú đã có thể quấy phá tung hê tất cả. Một số người ngây thơ cho rằng, chúng là tay sai của cộng sản! Chàng không nghĩ thế; Cộng Sản điêu ngoa khôn lường, chúng không dại dùng lũ bát nháo vô trình độ, chỉ tổ làm hỏng kế hoạch vươn tay ra hải ngoại hầu dễ dàng thu tóm của Đảng. Đảng CS chỉ cần cho người nằm vùng của chúng lân la thả đến gần lũ vong ân một vài lời khích bác, thách đố. Tức thì; lũ mặt người lòng thú đã có thể lòn lách trong mọi lãnh vực sinh hoạt của cộng đồng người Việt tị nạn tại hải ngoại, quậy phá tưng, gây chia rẽ, làm lũng đoạn trong khối cộng đồng người Việt ra đi vì không chấp nhận chế độ sài lang!

Có những lúc Thanh muốn buông xuôi tất cả, muốn sống một cuộc sống bình thường an hưởng tuổi già với những đứa con hiếu thảo luôn luôn cạnh kề chàng. Nhưng có lẽ, trước những thủ đoạn của bọn người tráo trở bội vong, như tiếp vào người chàng thần lực. Thanh cứng rắn hơn, chàng thẳng thắn vạch mặt chỉ tên khiến bọn súc sanh tạo phản dẫy nẩy như chó bị thương cắn càn sủa bậy. Chàng không tin, chỉ có một vài con sâu có thể làm rầu nồi canh như người xưa thường nói. Những con sâu ấy sẽ được khử trừ bằng sức mạnh đấu tranh của hằng triệu người trong nước đến hải ngoại. Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ bị tiêu hủy nay mai không cần súng đạn, không cần phải đổ máu nếu người Việt Nam biết qui về một mối.

3.
Suốt nhiều năm qua, Thanh choáng váng trước những bài viết, những lá thư của người trong nước đưa ra. Những người đấu tranh bị cầm tù, những nhà dân chủ bị bịt miệng nhan nhãn mỗi ngày. Một đất nước thanh bình không tự do. Dân vẫn đói phải bán con cho ngoại quốc, để rồi có một ngày, nhận xác con về trong một cái hũ đá lạnh lùng! Hằng trăm ngàn thanh niên thiếu nữ bỏ học lao vào con đường nghiện ngập, bán thân. Hằng triệu người thiếu ăn trên quê hương ở các vùng xa thẳm. Hằng ngàn Việt kiều ngây thơ bị chiêu dụ về nước, khi biết mình bị lừa là lúc mạng sống không còn, là lúc thất bại tay trắng trở về. Có bao nhiêu người thành công được sống ung dung tự tại trong nước mà không bị Đảng bóc lột, tống giam? Có lẽ chỉ có hai ông già hết thời Nguyễn Cao Kỳ và Phạm Duy Nhượng còn đang ngoe nguẩy đuôi chồn sống từng ngày bội phản vong ơn. Đảng CS dùng như một miếng mồi nhử Việt kiều, những người không có tấm lòng trung kiên với tổ quốc.

Mỗi lần như thế, Thanh lại nhớ đến hình ảnh những xác người đi tìm tự do trôi dạt vào bờ trên các mặt báo sau 1975. Những cô gái tìm tự do bị cướp Thái Lan bắt vào đảo hãm hiếp cho đến chết. Những người chiến sĩ VNCH bị cầm tù chết đói trong các trại tù mệnh danh cải tạo. Trong ký ức chàng chưa quên hình ảnh khăn tang trắng trên đầu của những người góa phụ trẻ nhận xác chồng ở nhà xác Cộng Hòa đứng khóc ngất, những trẻ thơ lạc loài mất cha, mất mẹ trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân, dẫn nhau đi ăn mày trên từng con lộ của đất nước. Thanh buồn đến ứa nước mắt.
Khi cộng đồng Việt Nam tị nạn thành công trên đất nước Hoa Kỳ, một số báo chí Hoa Kỳ thiên tả đã kích người Việt tị nạn ra đi vì kinh tế! Cha chàng cùng một số anh em trong hàng ngũ báo chí Việt ngữ lên tiếng phản đối lập luận trên. Sự lập luận “người Việt ra đi vì kinh tế” đã được cha chú xoay chiều, bẻ gẫy ngay nỗi nghi ngờ trong lòng người nội địa. Nhưng rồi đau đớn thay, sau này; lại bị chính người Việt bội phản tạo cơ hội làm sống lại ý nghĩ trên trong lòng người dân Hoa Kỳ. Làm sao Cộng đồng Việt có thể chống chế, chối cãi khi làn sóng người Việt tị nạn ùn ùn quay đầu về hợp tác, làm ăn với chính quyền Cộng Sản? Tồi tệ hơn; họ còn đang tâm ca ngợi và tuyên truyền không cho Đảng cộng sản, rằng: “chính phủ Việt Nam đã thay đổi, đất nước đã tự do, người dân trong nước đã có thể làm được những gì họ muốn…”. Cũng không lâu sau, những loại người này đã bị một cú đá vào mặt khi tiền của họ trở thành một cái mốc xoáy của bọn cai trị tham tàn, bằng những thủ đoạn tinh vi.Việt Kiều phản bội trở về Mỹ hai bàn tay trắng. Đó là trường hợp may mắn! Số còn lại bị nhốt tù kinh niên, không được trở về dù làm người tị nạn. Sự nhẹ dạ của dân tin vào những tờ báo thiên tả tham tiền đã khiến cho nhiều người ngao ngán. Vì thế, Thanh không thể gục xuống được, chàng đứng lên gạt niềm riêng tiếp tục con đường đấu tranh trước mặt!

Bóng tối bủa vây trong căn phòng làm việc từ lúc nào không hay. Lại một ngày qua đi, tâm chàng đã bình yên, đã có thể đứng trước bàn thờ cha mẹ không còn ngã quị như lúc ban đầu ông bà mới mất. Thanh tìm hộp diêm, ra ngoài phòng khách đến bàn thờ thắp nhang. Chàng khấn thầm, “Lạy vong linh Ba Mẹ cho con được làm người dân hiếu trung với đất nước”.

Nguyễn Thụy Minh Ngữ
Tháng Tám, hai ngàn mười (Bài Viết cho Thế Phương sau những ngày mất Bố Mẹ)

THẾ PHƯƠNG, NGUỜI Ở LẠI TRẦM LUÂN KHÔNG CÒN NỮA!

Thứ Hai, chiều ngày 1, tháng 11, 2010

Trời ơi! Thế Phương đã chấm dứt trầm luân, bỏ lại tất cả, bỏ lại đời, bỏ lại người, bỏ lại những thương yêu lẫn thù hận… Bên đầu giây điện thoại, giọng em trai của Thế Phương, cứ như con dao nhọn rạch xé tim phổi tôi từng nhát theo từng chữ một của câu nói ngắn: “Thế Phương mất rồi, người ta vừa đem xác anh ấy đi rồi…” Tai tôi ù, miệng tôi la bai bải như người điên, “Thật sao? thật sao, lúc nào…” Câu hỏi ngớ ngẩn vội vã đến lẩm cẩm. Bố, nhà báo Việt Định Phương mới ra đi vào đầu năm. Cuối năm, nhà báo Thế Phương theo chân bố, chấm dứt trầm luân của cuộc đời…

Trên đường đến nhà Thế Phương tôi gọi lung tung, bất kể thù hay bạn, tôi báo tin thảng thốt đoài đoạn, một cái tin mà tôi không bao giờ muốn báo. Tôi hằng nói với Thế Phương, phải sống để đưa tôi. Hôm nay, bạn bắt tôi đưa bạn thật không công bằng.

Tôi tức muốn thét lên nhưng chỉ thốt ra tiếng nấc. Thật vậy sao? Bạn tôi mất thật sao? Thế Phương ơi, trong máy computer còn hình của bạn, miệng còn mỉm chi cười, còn nói với tôi, “Thế Phương rất ghét chụp hình”. Thế mà tôi vẫn chụp được một tấm, khuôn mặt gầy cố hữu nhưng nét sống còn mãnh liệt. Sao thế? sao lại có chuyện ra đi đột ngột như thế?

Điện thoại tôi cũng liên tiếp reo, và những câu hỏi như tôi hỏi mình, “Tại sao? mới hôm qua còn uống cà phê mà? Minh Ngữ có biết tại sao không?…” Tôi nghẹn ngào…Ừ Thế Phương chết rồi, chết thật rồi, chết trong tư thế quì lạy bàn thờ cha mẹ. Một cái chết thanh thản, cái chết như muốn chết, cái chết hiền hòa làm sao khi người ta đến nâng Thế Phương lên, đặt lên giường và, bạn tôi nằm như ngủ…

Theo Người Việt Boston
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn