BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 78485)
(Xem: 63503)
(Xem: 40986)
(Xem: 32590)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tinh giảm bộ máy, giảm nói phét là điều cần thiết

03 Tháng Mười Hai 20247:40 SA(Xem: 947)
Tinh giảm bộ máy, giảm nói phét là điều cần thiết
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Người ta thường dẫn lời của cố tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu mỗi khi chế độ CSVN nói về kế hoạch gì, đó là câu.

- Đừng nghe cộng sản nói, hãy xem cộng sản làm.

Có lẽ trong trường hợp này thì câu nói của ông Thiệu khó áp dụng, chế độ CSVN đang nỗ lực từng ngày , từng giờ để tinh giản bộ máy có quá nhiều cơ quan chồng chéo nhau, gây nên hoang phí về tiền bạc.

Ngày nay nhờ những phát triển kỹ thuật vượt bậc về công nghệ thông tin, người dân có thể kiểm chứng được nhà cầm quyền nói gì và có thực hiện được hay không. Do đó nhà cầm quyền cũng hạn chế nói những điều viển vông để mị dân như trước đây. Thế hệ lãnh đạo nói phét lác dường như đã chấm dứt sau khi Nguyễn Xuân Phúc bị buộc phải mất chức, từ trước thời ông Phúc trở đi, người dân nghe thường xuyên những kỳ tích đặt ra, những mục tiêu hoành tráng...bây giờ không thấy những lời bay bổng như vậy trên miệng của những lãnh đạo Việt Nam.

Sự phét lác trước đây của các lãnh đạo VN thường được hỗ trợ bởi những cơ quan truyền thông. Thể chế đã sinh ra quá nhiều cơ quan tuyên truyền, cho nên khi lãnh đạo phát biểu gì, rất nhiều đài báo hoặc tuyên truyền viên xúm lại tung hô, tán thưởng. Khiến cho lãnh đạo càng tự tin phét lác hơn. Nhiều lúc sự tán tụng trở nên thành lố bịch như những bài viết ca tụng lãnh đaọ này tài giỏi có khả năng kiến tạo, kỹ trị hay nhà lãnh đạo kia có chuyên môn, có trình độ quản lý, hiểu biết sâu rộng. Rồi người này có kiến thức, có tâm, có năng lực...rút cục là các vị này đều bị kỷ luật, mất chức vì liên quan đến tham nhũng hay những sai phạm. Sự tán tụng qúa lố đến nỗi khi những vị này bị mất chức, những kẻ tán tụng còn cố bào chữa rằng lỗi do cơ chế, do thanh toán tranh giành ghế.

Không như lớp lãnh đạo trước khi lên chức, thường có những bài tán tụng. Lứa lãnh đạo CSVN ngày nay lên chức không có những bài báo trên báo chính thống hay trên mạng xã hội của cây viết có tiếng nào khen ngợi như trước nữa. Không có người gánh củi trở thành ông nọ, không có đèn đom đóm tạo nên con người có tố chất vĩ đại, không còn có người có tài kỹ trị hay liêm chính. Chẳng có huyền thoại nào cho lứa lãnh đạo bây giờ cả. Dường như đã qua rồi cái thời kỳ dùng truyền thông để đánh bóng cá nhân.

'Đom đóm' thay thế đèn học suốt thâu đêm

Chú ý phát biểu của những lãnh đạo đều nêu những khó khăn hiện tại cần khắc phục với lời lẽ nhìn thẳng vào sự thật có những khó khăn gì. Đây là điểm hoàn toàn khác biệt so với lứa lãnh đạo trước thường phát biểu cái gì cũng đang tốt lắm.

Trong đợt tinh giảm này, có thể thấy sự nói phét được chấn chỉnh thực sự qua việc những cơ quan liên quan đến truyền thông, dân vận, tuyên giáo được dự tính sẽ tinh gọn lại. Đó là giải tán bộ thông tin truyền thông, sáp nhập về với bộ công nghệ khoa học. Truyền hình VOV, truyền hình quốc hội, truyền hình thông tấn, truyền hình nhân dân sát nhập vào đài truyền hình Việt Nam. Hội đồng lý luận luận trung ương, hội đồng lý luận văn học nghệ thuật, hội đồng khoa học trung ương nhập vào Học Viện Chính Trị Quốc Gia HCM. Các tạp chí của các ban đảng như tạp chí cộng sản, báo điện tử cộng sản được sáp nhập về báo Nhân Dân. Các báo và tạp chí thuộc mặt trận sẽ cũng được rà soát, giải tán một số, số còn lại sáp nhập vào nhau.

Ban tuyên giáo và ban dân vận sáp nhập với nhau, chấm dứt sự chồng chéo khi đã có ban tuyên giáo rồi lại thêm ban dân vận, chấm dứt sự tồn tại sự lãng phí vô lý bao nhiêu năm.

Lắm thầy nhiều ma, lắm cha con khó lấy chồng. Những cơ quan truyền thông, tuyên truyền nhan nhản này không góp phần xây dựng được sự đa dạng, dân chủ, khách quan cho một nền truyền thông văn minh, tiến bộ. Ngược lại vì muốn lĩnh ngân sách để tồn tại, đã chạy theo xu hướng rẻ tiền, phục vụ thị hiếu tầm thường, không chịu cập nhật kiến thức để mở mang tư duy với thời cuộc, lười biếng nghiên cứu diễn biến mới, bám theo tư duy bảo thủ, trở thành vật cản trở tâm thức trong con đường phát triển của dân tộc.

Cá nhân tôi ủng hộ việc tinh giảm các cơ quan truyền thông này, tuy nhiên có chi tiết nhỏ nằm ở khía cạnh khác là việc bộ công an ra quyết định cấm người dân quay phim, ghi âm cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ, việc cảnh sát giao thông không phải đeo bảng tên là điều đi ngược lại với sự tiến bộ của xã hội, gây tâm lý bức xúc trong nhân dân.

Lực lượng cảnh sát giao thông có đặc thù thường xuyên tiếp xúc với dân hay người vi phạm giao thông. Cần huấn luyện lực lượng này có kỹ năng giao tiếp chuẩn mực, qua đó tạo hình ảnh tốt đẹp về cơ quan công an nói riêng và bộ mặt thể chế nói chung. Sự minh bạch, đường hoàng của lực lượng này càng lớn bao nhiêu thì uy tín chế độ càng lớn theo bao nhiêu trong con mắt người dân. Nếu cấm đoán như vậy sẽ khiến người dân hoài nghi về tính minh bạch nhiều hơn. Thậm chí để đi đến sự tiến bộ cao hơn, ngay cả lúc điều tra xét hỏi cũng cần có luật sư chứng kiến, hoặc quay phim ghi hình công khai trực tiếp những phiên toà. Quy định cấm không cho người dân quay phim chụp ảnh cảnh sát giao thông làm việc ngoài đường là sự thụt lùi về tự do ngôn luận.

Người Buôn Gió
Facebook
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn