Đại tướng Công an Tô Lâm, một trong những sản phẩm Cộng sản chỉ biết giết người thăng quan. Nhờ vậy cựu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tin dùng, và truyền ngôi trong bí mật có trả giá, khi tao chết mày phải tung hô “Đốt lò”, bởi đây là phương tiện duy nhất của cá nhân để khai trừ những đồng bọn khác ý.
Ngoài những tài mọn trên, ông Tô Lâm có những thủ đoạn bảo vệ ngai vàng tuyệt đối, cho đến khi chết mới thôi.
Khi nói đến Công an từ Bộ trưởng, cho chí một công an bình thường, người dân từ thành thị đến nông thôn đều phải phiếp sợ mất máu tái mặt. Riêng ông Lâm trong hệ thống lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam, ai mà không sợ tất nhiên phải vào khám đếm lịch.
Nay ông Tô Lâm làm Tổng Bí thư Trung ương Đảng, bước vào vị trí quan trọng, đã đạt đến đỉnh cao quyền lực. Nhưng thử hỏi quá trình của ông có những gì đặc biệt đã gắn liền với sự nghiệp phục vụ vì dân, hay chỉ là trải nghiệm thanh trừng nội bộ.
– Xuất thân và sự nghiệp ban đầu: Ông Tô Lâm sinh năm 1957 tại tỉnh Hưng Yên. Ông bắt đầu sự nghiệp trong ngành công an từ những năm 1980, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực an ninh chính trị, cho đến hôm nay làm Tổng Bí thư Trung ương Đảng công an.
Hiện tại, Tô Lâm được coi là một trong những nhân vật quyền lực nhất trong đảng, và chính quyền.
– Vai trò trong các chiến dịch lớn: Ông nổi bật trong các chiến dịch chống tham nhũng dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, với những vụ vẽ vời án lớn được điều tra và xét xử. Tuy nhiên, những chiến dịch này cũng bị nhiều người cho rằng nhằm mục đích củng cố quyền lực, và loại bỏ phe phái đối lập trong nội bộ Đảng.
Chiến lược quyền lực. Tô Lâm đã áp dụng một số chiến lược để bảo vệ vị trí, và ảnh hưởng của mình.
Chống tham nhũng: Đây chỉ là một công cụ hữu hiệu để lấy lòng tin từ ông Trọng và loại bỏ các đối thủ chính trị. Ông Trọng trở thành cái bánh của ông Tô.
Kiểm soát thông tin: Dưới sự quản lý của ông, ngành công an tăng cường giám sát, và kiểm soát mạng xã hội, truyền thông, và những hoạt động dân sự.
Quan hệ với lãnh đạo cấp cao: Ông duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các nhân vật quan trọng trong Bộ Chính trị, và Tổng Bí thư, ông cam đoan bảo vệ Nguyễn Phú Trọng, và được sự tín nhiệm từ những người vì đảng không vì dân.
Sử dụng lực lượng công an: Với quyền kiểm soát lực lượng an ninh và tình báo, ông Tô Lâm không ngần ngại nắm bắt thông tin trong nội bộ, và ngăn chặn những nguy cơ đe dọa quyền lực của ông.
Mặc dù có vị trí quan trọng, Tô Lâm cũng gặp phải không ít chỉ trích, đặc biệt là về các vấn đề nhân quyền, và tự do báo chí, và tự do Tín ngưỡng tại Việt Nam.
Đây là một câu chuyện dài của ông Tô Lâm, điển hình về cách ứng xử, và lãnh đạo trong hệ thống chính trị Cộng sản để duy trì quyền lực của mình.
Ông Tô Lâm, đến với chính trị, bởi nguyên do biết vận dụng tài năng sát thủ, ngoài ra ông chẳng có tài gì! Bằng cấp ư đó chỉ là sự lừa dối. Công sản là cửa duy nhất để ông phát huy cái vốn đã thừa có, nay được dịp tất nhiên phải củng cố, và duy trì quyền lực. Lý của kẻ cướp khi lên ngôi sẽ biến thành chân lý, không cần biết quá khứ, bởi hiện tại mới là sự nghiệp của muôn thuở của ông họ Tô.
Lĩnh vực chuyên môn: Bước chân của Tô Lâm, bảo vệ những ai cho ông quyền lực, và đe dọa những ai khác suy nghĩ. Ông không chỉ chứng tỏ năng lực mà còn khẳng định sự trung thành với các lãnh đạo cấp cao. Điều này giúp ông dần tiến lên các vị trí quan trọng trong Bộ Công an. Tất nhiên là ông sử dụng tài năng “Thượng đội hạ đạp”, đạp dưới luồn trên, không quan tâm đến những người dân đang khổ mà chỉ mải mê bao che cấp trên với mục đích vụ lợi cá nhân.
Chứng minh thời Tô làm Bộ trưởng Bộ Công an vào năm 2016, ông đã tập trung tái cơ cấu ngành công an, sát nhập các lực lượng để tăng cường tập trung kiểm soát nhân dân.
Với vị trí trên, ông Tô Lâm mạnh mẽ phô trương bộ máy quyền lực công an, ảnh hưởng sâu sắc trong các quyết định chính trị.
Một số khía cạnh nổi bật: Đóng vai trò trung tâm trong chiến dịch chống tham nhũng. Chủ yếu bài trừ những ai không đồng thuận, qua “Đốt lò” của Nguyễn Phú Trọng, ông Tô Lâm mượn “Đốt lò” để đẩy thuyền sát thủ của mình, che lấp lòng tham, và sự tàn bạo, như vụ Trịnh Xuân Thanh, AVG-MobiFone, hay những vụ liên quan đến ngân hàng, bất động sản, và nhà đất của đồng bào.
Chưa chấm dứt việc ông đánh vào các đối thủ chính trị. Một số ý kiến cho rằng chiến dịch này không chỉ nhằm làm sạch hệ thống mà còn để loại bỏ các nhóm quyền lực đối lập với phe mình (Tổng Bí thư Trọng).
Ngoài ra công cụ “Đốt lò” ủy nhiệm lực lượng công an dưới quyền họ Tô, mở rộng đàn áp, đối phó với các phong trào xã hội, các tổ chức dân chủ, và tiếng nói phản biện. Điều này bao gồm việc bắt giữ các nhà hoạt động môi trường, blogger và nhà báo.
Giám sát và kiểm duyệt, họ Tô phát triển công nghệ để giúp ông tăng cường giám sát các hoạt động trên không gian mạng, với những chiến dịch phát động dư luận viên lan tỏa thông tin ủng hộ chính, đồng thời tấn công những cá nhân hoặc nhóm phản đối chế độ, chính quyền. Tất nhiên hệ thống này do Trung Cộng quản lý.
Quan hệ với lãnh đạo quốc tế
Ông Tô Lâm thúc đẩy hợp tác an ninh giữa Bộ Công an Việt Nam, với những cơ quan an ninh Trung Quốc và Nga. Điều này giúp tăng cường khả năng bảo vệ chế độ, và trao đổi thông tin tình báo.
– Chiến lược quyền lực đặc thù. Ngoài những biện pháp phổ biến như chống tham nhũng hay kiểm soát thông tin, ông Tô Lâm còn thể hiện những chiến lược độc tài khác để củng cố vị trí:
– Tái cấu trúc nội bộ công an: Tô Lâm thâu tóm lực lượng công an, từ 6 tổng cục xuống còn 4 cục chuyên ngành vào năm 2018, giúp ông tập trung quyền lực trực tiếp vào Bộ trưởng, và giảm ảnh hưởng của các phe nhóm trong ngành.
– Đối phó với bất mãn nội bộ: Trong ngành công an, nơi có nhiều cấp bậc, và quyền lợi phức tạp, ông đã sử dụng “Đốt lò” để duy trì quyền lực, và khuyến khích người thân phát huy tham nhũng để đem nguồn lợi tập trung vào túi riêng của họ Tô.
– Kiểm soát mạng lưới kinh tế: Bộ Công an không chỉ tập trung vào an ninh mà còn can thiệp vào các lĩnh vực kinh tế quan trọng. Nhiều vụ án kinh tế lớn được điều tra dưới sự chỉ đạo của ông.
– Những điểm yếu và thách thức Tô Lâm. Dù có quyền lực tối cao, ông Tô Lâm cũng không tránh khỏi những chỉ trích và thách thức, bị quốc tế chỉ trích thường xuyên, lên án tình trạng vi phạm nhân quyền, đàn áp tự do ngôn luận, và tôn giáo tại Việt Nam, mà ông Tô Lâm là người trực tiếp thực hiện.
– Tâm lý bất mãn trong dân chúng: Chính sách an ninh chặt chẽ, và các vụ đàn áp khiến nhiều người dân bất mãn, dẫn đến những phong trào phản kháng ngầm.
– Đấu đá nội bộ: Trong một hệ thống chính trị khép kín, những mâu thuẫn quyền lực nội bộ là không thể tránh khỏi. Tô Lâm phải luôn cảnh giác với các đối thủ tiềm tàng.
Tuy nhiên, quyền lực của ông phụ thuộc nhiều vào sự ủng hộ, từ các lãnh đạo cấp cao, và khả năng kiểm soát bộ máy công an. Tất nhiên khi bối cảnh chính trị thay đổi, ông Tô Lâm cũng trở thành kẻ mờ nhạt, và vô dụng.
Huỳnh Tâm