BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76707)
(Xem: 63121)
(Xem: 40518)
(Xem: 32141)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Người mới - Chuyện cũ

12 Tháng Chín 20247:04 SA(Xem: 517)
Người mới - Chuyện cũ
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

Nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 27/08/2024 về đường lối khóa đảng XIV cho thấy ông không dám đi ra khỏi quỹ đạo một người Cộng sản bảo thủ để được tồn tại.

Ông nói: “Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tổng kết 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; 35 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong 5 năm tới (2026 – 2030), tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm (2021 – 2030); hướng tới dấu mốc đất nước ta 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng; tạo nền tảng để hiện thực hóa tầm nhìn đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” (theo Tạp chí Cộng sản)

Tất cả chương trình này sẽ được gói ghém trong Báo cáo Chính trị của khóa đảng XIII tại Đại hội đảng XIV tháng 1 năm 2026. Nhưng nội dung không hoàn toàn của ông Tô Lâm mà đã được hoạch định từ khi ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn sống.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Ông Trọng qua đời ngày 19 tháng 7 năm 2024, thọ 80 tuổi, nhưng ông là Trưởng Ban Văn kiện và Nhân sự đảng khóa XIV, do đó, ý kiến của ông chắc chắn đã bao trùm các việc để lại cho Đại tướng Tô Lâm.

Bằng chứng là “tư tưởng tự đề cao” của ông Trọng đã được ông Tô Lâm phảnh ảnh, khi nói: “Báo cáo chính trị lần này có ý nghĩa rất quan trọng, phải thật sự có chất lượng, thật sự là cơ sở định hướng cho các văn kiện khác, thậm chí là “ánh sáng soi đường” cho những kỳ đại hội tiếp theo.”

Nhưng “ánh sáng” ở đâu?

Ông Tô Lâm không đưa ra ý kiến mới mà chỉ lập lại rằng : “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lý luận về đường lối đổi mới của Đảng; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”

Điều này có nghĩa Việt Nam, dưới thời Tô Lâm vẫn tiếp tục đi theo con đường mòn Nguyễn Phú Trọng chống “đổi mới chính trị” và tiếp tục khóa cửa dân chủ và tự do.

Nên biết ông Tô Lâm là cựu Bộ trưởng Công an, một chuyên viên “bảo vệ chính trị nội bộ” và “chống các lực lượng dân chủ của người Việt ở nước ngoài”. Ông cũng là người điều hành công tác chống tham nhũng, theo chỉ đạo của ông Nguyễn Phú Trọng khi còn sống.

Do đó, trong phát biêu chỉ đạo ngày 27/08/2024, ông khẳng định: “ Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh; kiên quyết, kiên trì phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với phương châm “không ngừng”, “không nghỉ”, đưa cuộc chiến chống “giặc nội xâm” tới thắng lợi cuối cùng.”

Tuy tướng Tô Lâm không thêm mấy chữ “không vùng cấm” như ông Trọng vẫn thường nói, nhưng ông đã nhắc lại cách gọi “tham nhũng” là “giặc nội xâm” của thời 1980. Đồng thời, ông còn hứa chống tới “thắng lợi cuối cùng” phản ảnh ông quyết tâm hơn các Tổng Bí thư tiền nhiệm.

Nhưng tham nhũng càng chống thì càng mọc ra nhiều hơn và ở mọi nơi. Lý do “quốc nạn” này tồn tại vì đảng không chấp nhận “đa nguyên đa đảng” để đổi mới chính trị như đã đổi mới lối làm kinh tế theo Tư bản Chủ nghĩa thời ông Trường Chính năm 1986.

Vì đảng độc quyền lãnh đạo và độc quyền chống tham nhũng nên kẻ tham nhũng không sợ bị phát giác trong bối cảnh chia chác và bênh vực cho nhau. Nhân dân, nạn nhân của Tham nhũng, không dám tố cáo thủ phạm. Báo chí thì không dám tự ý điều tra tham nhũng mà chỉ biết thông tin sau khi đã được các cơ quan điều tra công khai.

Nguyễn Đình Bin

Do đó, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, ông Nguyễn Đình Bin đã viết thư kiến nghị gủi tân Tổng Bí thư Tô Lâm kêu gọi ông hãy can đảm theo gương ông Trường Chinh để “đổi mới chính trị”

Ông chứng minh: “ Rõ ràng là hệ thống chính trị hiện hành, chế độ xã hội chủ nghĩa theo học thuyết Mác – Lê nin mà Đảng ta vẫn kiên trì bảo vệ và thực hiện đã khủng hoảng trầm trọng!”

Vì vậy ông Bin viết: “Tôi thống thiết kiến nghị đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước noi gương Tổng Bí thư, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh, hãy dũng cảm từ bỏ cội nguồn sinh ra tình trạng khủng hoảng này, là hệ tư tưởng mà Đảng vẫn kiên trì níu giữ, là nền tảng của hệ thống chính trị hiện hành…; chấp nhận và vận dụng vào nước ta nhà nước thực sự pháp quyền, với ba quyền phân lập, thực sự dân chủ, đa đảng, xã hội dân sự, đang phổ cập trong thế giới tự do, dân chủ, văn minh, phù hợp quy luật phát triển khách quan lịch sử nhân loại… chỉ như vậy mới “loại bỏ được cội nguồn đẻ ra nạn tham nhũng và các vấn nạn khác của Đảng và đất nước hiện nay, phá bỏ được bức tường đang cản trở đất nước thực hiện hòa giải, hòa hợp dân tộc thực sự và thực hiện dân chủ thực sự, từ đó mới thực hiện được đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân; đồng thời, cũng chính là phá bỏ rào cản để nước ta thực sự độc lập, tự chủ, thực sự hòa nhịp bước cùng đại đa số các quốc gia trên thế giới, từ đó mới kết hợp được tốt nhất sức mạnh Dân tộc với sức mạnh thời đại” (Tài liệu của Bauxite Việt Nam)

Cũng giống như mọi lần, tâm thư của ông Bin đã không được hồi âm từ ông Nguyễn Phú Trọng khi còn sống và ông Tô Lâm. Điều này cho thấy lãnh đạo Việt Nam không quan tâm đến ý kiến người khác, nếu “không hợp khẩu vị”, và coi thường trí thức không thuộc hàng ngũ “hạt giống đỏ” hay “trí thức của đảng”.

Việc này không lạ vì đa số lãnh đạo đảng chỉ thích nghe những lời “xu nịnh”, “đồng tình” và “ủng hộ hết mình”.

Do đó, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên đã lan qua hai lực lượng Công an và Quân đội khiến đảng lo âu. Các cuộc thảo luận nội bộ và học tập Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hố Chí Minh đã không ngừng được tổ chức để quán triệt đường lối và chính sách của đảng. Nhưng chuyện lười đọc và lười học Nghị quyết của đảng vẫn chưa chấm dứt nên đảng đã chỉ thị bộ Công an và Bộ Quốc phòng phải theo “dõi tư tưởng” công an và binh lính để kịp thời sửa sai.

Đã có lần ông Võ Văn Thưởng, Bí thư Trung ương đã chỉ trích tình trạng các học viên không chịu tập trung trong giờ học tập mà đã nói chuyện Cell phone, hay giải quyết công việc riêng.

Lý do được cho biết là cán bộ, đảng viên đã chán nghe

các bài thuyết giảng khô khan, không thích hợp với nhu cầu công tác.

Báo đảng viết: “Có thể nói tình trạng lười học tập Nghị quyết, chỉ thị của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã đến mức báo động.  Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng cảnh báo sự nguy hiểm khôn lường của hiện tượng “nhạt Đảng, khô Đoàn, chán chính trị” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên do lười học Nghị quyết của Đảng.” (ĐCSVN, ngày 21/01/2024)

Báo này cũng cho biết: “Năm 2016, tại Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII),  Đảng ta đã xác định: “Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước” cũng là một trong những biển hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị,  “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Tiếc rằng, từ đó đến nay, “căn bệnh” lười học Nghị quyết ở một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn không thuyên giảm.” 

Năm 2017, tại Hội nghị toàn quốc học tập, quán triệt các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII), ông Võ Văn Thưởng, khi ấy Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, đã yêu cầu: “Phải kiên quyết khắc phục “căn bệnh” ngại học, lười học nghị quyết, nhất là tình trạng khai mạc thì đông, cuối giờ thì thưa thớt lấy lý do công việc mà bỏ học nghị quyết hoặc học hình thức, chiếu lệ…”

Lời yêu cầu này đã như “nước đổ đầu vịt”, vì không ai có thế “đọc chữ mà no” được. Chắc là ông Tổng Bí thư Tô Lâm cũng biết như thế để sửa sai. Nhưng với cá tính “bảo Hoàng hơn Vua” của một tướng Công an bảo thủ, không ai tin ông sẽ có can đảm “xé rào” để đưa đất nước tiến lên.-/-

(09/2024)
Phạm Trần

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn