BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72811)
(Xem: 62102)
(Xem: 39201)
(Xem: 31055)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Cảm nhận qua 2 quyển sách: Mao Trạch Đông ngàn năm công tội và Người đứng sau lưng (Kỳ 2/2)

27 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 997)
Cảm nhận qua 2 quyển sách: Mao Trạch Đông ngàn năm công tội và Người đứng sau lưng (Kỳ 2/2)
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51

Cảm nhận qua 2 quyển sách:


Mao Trạch Đông ngàn năm công tội và Người đứng sau lưng.


(Kỳ 2/2)


(hay Chuyện thâm cung bí sử Việt Nam)


Ông Lê Duẩn là người có công xây dựng lực lượng kháng chiến ở miền Nam, rất tiếc về cuối đời ông mắc khuyết điểm trầm trọng trong việc lấy vàng năm 1975. Chính ông là người khơi mào cho việc tham nhũng tràn lan trong toàn quốc làm cho cán bộ bị thoái hóa đi ngược lại đường lối phục vụ nhân dân của bác Hồ. Tổ chức Trong sáng quốc tế đã xếp Việt Nam đứng thứ 123 về tham nhũng. Nếu so với tội của ông Trần Dụ Châu làm hậu cần quân đội thời chống Pháp, tội của ông Duẩn nặng gấp nhiều lần, rất xứng đáng phải tử hình; còn những người bao che không cho dân biết thì mắc tội tòng phạm. Ông Duẩn phạm tội giết 2 người: ông trung tướng Nguyễn Bình nguyên phụ trách chiến khu Đông Triều giải phóng trước Hà Nội năm 1945 các tỉnh Quảng Yên, Hòn Gai, Hải Phòng. Ông được bác Hồ cử vào trong Nam phụ trách quân đội. Ông Duẩn phụ trách Đảng. Hai người mâu thuẫn trong việc sử dụng 3 giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên. Ông Duẩn cho rằng 3 giáo phái này đã theo Pháp. Các giáo phái này lại phục ông Bình ở tính anh hùng, gan dạ. Ông Bình theo đường lối của bác Hồ là đoàn kết các tổ chức chính trị trong từng thời gian một. Ông Duẩn tạo ra bức điện từ trung ương mời ông Bình ra Bắc họp và sai Lê Đức Anh cử người xen kẽ vào toán vệ sĩ tháp tùng đoàn ra Bắc. Khi đi qua đất Campuchia thì ông Bình bị ám sát. Sau đó bác Hồ có hỏi Đảng và quân đội có mời ông Bình ra Bắc không thì được trả lời là không. Vụ thứ 2 là một cô ở Hải Dương đến làm người giúp việc ở nhà ông. Đi qua, ông ôm cô, cô dùng tay xô mạnh làm ông ngã nằm xuống sàn nhà. Ông rất tức giận sai bảo vệ cho ôtô cán chết rồi cho tiền mang về quê mai táng. Ông cục trưởng bảo vệ biết chuyện, không dám tiết lộ, sau khi ông [Duẩn] mất mới nói cho ông Tiến cán bộ tổ chức ở Bộ tổng tham mưu nay là hội viên bóng bàn ở sân cột cờ Hà Nội. Về vợ ông có 2 ở miền Bắc, vào Nam ông có thêm một cô có người yêu hoạt động trong nội thành, sau nhờ ông Thọ dàn xếp thành vợ thứ 3. Ra Bắc bà cả ghen nên ông phải để cô 3 công tác ở sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh, sau về công tác ở báo Hải Phòng. Rồi sau cô xin vào Nam công tác. Ông làm có chửa cô bác sĩ quân đội Hồ Thị Nghĩa con ông Hồ Viết Thắng phụ trách cải cách ruộng đất. Ông khuyên cô nạo thai. Gia đình không đồng ý. Cô sinh cho ông một trai. Rồi cô được cấp nhà và một số quyền lợi khác. Khi ông mất hai mẹ con cô đến chịu tang. Ngoài ra ông còn tình ái với 8 cô. Để trả nợ các cô ông cho xe máy hoặc căn hộ tùy theo yêu cầu.

Sau năm 1975 các đảng cộng sản trong phong trào không liên kết đến Việt Nam học kinh nghiệm đấu tranh chống Mỹ. Các đoàn đến Bộ ngoại giao phải cử người tháp tùng. Có đoàn của nước Ethiopia ở phía nam Ai Cập tới. Bộ ngoại giao cử ông Nguyễn Văn Vỹ tháp tùng. Ông Vỹ là thân sinh ra cô hoa khôi báo Tiền Phong Diệu Hoa lấy một doanh nhân Ấn Độ. Ông Vỹ là con ông bác bà Liễu nhà tôi. Lúc đó ông Duẩn ở trong Nam, chiều hôm trước ông Vỹ hỏi người bí thư của ông Duẩn được trả lời là ông Duẩn không làm việc lúc 8 giờ mà là 9 giờ. Hôm sau đến thì cô mặc áo dài ra tiếp nước, sau đó ông Duẩn ra. Ông Vỹ làm phiên dịch. Sau 20 phút ông Duẩn ngả đầu vào ghế ngủ. Ông Vỹ nói to để đánh thức ông dậy nhưng ông vấn ngủ, ông [Vỹ] đành dẫn đoàn đi thăm địa đạo Củ Chi. Sau đó ông Vỹ thắc mắc có hỏi người bí thư của ông Duẩn mới biết là các đêm ông Duẩn bận tiếp cô áo dài tiếp nước.

Ông Duẩn có tính độc đoán. Vụ tấn công Tết Mậu Thân 1968 ông ra lệnh cho các đội biệt kích đánh vào nội thành là không được rút mà phải ở lại giữ đất. Do lực lượng địch rất mạnh nên ông Giáp không đồng ý, mọi người không dám có ý kiến, duy nhất có bác Hồ ủng hộ ông Giáp. Thành cổ Quảng Trị 81 ngày đêm Mỹ dùng B52 và pháo của Hạm đội 7 ném bom vào. Có tiểu đoàn rút ra chỉ còn 7 người. Năm 1968 bác Hồ an dưỡng ở Trung Quốc đáp phi cơ về lúc tối. Sân bay Gia Lâm chỉ bật đèn đường băng phụ. Phi công yêu cầu bật đèn đường băng chính nhưng không được. Sau phi công phải bật đèn pha của phi cơ đáp xuống đường băng chính được an toàn. Chờ dưới sân bay có 2 người Lê DuẩnLê Đức Thọ. Ông Duẩn là người ra lệnh. Nói chuyện với cán bộ quân đội ở Bộ quốc phòng ông nêu một số việc ông giỏi hơn bác Hồ. Ra về cán bộ đều lắc đầu. Ông cho bác Hồ ngồi chơi xơi nước những năm 1960.

Trong hòa bình người bí thư nổi trội nhất là ông Nguyễn Văn Linh. Ông vận dụng tốt đường lối của bác Hồ trong việc phục vụ nhân dân, đề ra những việc cần làm ngay được nhân dân rất ca ngợi. Được sự hậu thuẫn của ông nên ông Trần Độ mới tổ chức được một cuộc họp rất đông đủ các giới văn học nghệ thuật trong đó có cả Nguyễn Khắc Viện, Dương Thu Hương, Nguyễn Khải v.v… Mọi người được phát biểu cảm tưởng. Ông Linh đều nhận bài phát biều và tuyên bố cởi trói cho các văn nghệ sỹ. Sau đó đảng ra nghị quyết 05 mở rộng dân chủ cho giới văn nghệ sỹ.

Ông Đỗ Mười làm cải tạo tư sản ở cả 2 miền Bắc và Nam. Ông tịch thu tài sản của họ được nhiều nhưng nộp vào kho nhà nước thì bị bớt xén. Khi sang thăm Hàn Quốc ông nhận hối lộ 1 triệu dollars của doanh nhân. Trong đám tang ông Trần Độ ông ra lệnh cho công an xóa chữ vô cùng thương tiếc ở các vòng hoa và điều khiển ông Vũ Mão đọc điếu văn ở đoạn cuối phê phán ông Trần Độ đã đấu tranh dân chủ cho giới văn nghệ sỹ. Khi đáp từ con ông Trần Độ khước từ lời nhận xét đó, được mọi người vỗ tay.

Ông Lê Khả Phiêu đi thăm Trung Quốc được họ cho ngủ với gái sinh được 1 bé gái. Họ buộc ông phải nhượng đất biên giới như mất ải Nam Quan, thác Bản Giốc ở Cao Bằng nằm sâu trong đất của ta nay là biên giới, chợ Thanh Thủy nằm trong đất của ta nay thuộc đất Trung Quốc rồi. Các điểm núi cao đều thuộc về Trung Quốc.

Ông Hòa trung tướng chỉ huy quân đoàn 1 có viết giấy phê phán ông Nông Đức Mạnh: Ông Mạnh định đưa con trai trình độ kém lên phụ trách thanh niên toàn quốc, không được nên lại đưa làm phó ban dân tộc. Ông thượng tướng phó Tổng cục chính trị tố cáo ông Lê Đức Anh chỉ đạo Tổng cục 2 nói có một điệp viên bí danh là T4 nằm trong tình báo Mỹ báo cáo về là ông Võ Nguyên Giáp làm việc cho tình báo Mỹ. Đáng lẽ phải đưa cho Ban kiểm tra trung ương giải quyết thì ông lại trao cho quốc phòng là ông Trà tay chân. Rồi ông chỉ đạo Hội Cựu chiến binh kiểm điểm ông thượng tướng vì có liên quan đến một tổ chức xấu ở hải ngoại. Ngoài ra lại bảo vệ Lê Đức Anh khai man lý lịch khi tham gia các đại hội, một tên tay sai của chủ đồn điền Phú Riềng. Khi quan hệ với Trung Quốc, Anh đã báo cáo toàn bộ nội tình trung ương cho Bắc Kinh nên khi ốm nặng nằm ở Viện 108 Bắc Kinh đã cử các thầy thuộc giỏi sang cứu sống. Ông Trần Quang Cơ thứ trưởng ngoại giao thấy ngoại giao bị vô hiệu hóa nên đã xin về hưu mà không lên thay ông Nguyễn Cơ Thạch. Ông Mạnh lại tạo điều kiện để Lê Đức Anh tự đề cao mình bằng việc xuất bản sách và truyền hình nói về thành tích bản thân chưa đúng sự thật. Trong cuộc tiếp xúc với cử tri chuẩn bị bầu cử quốc hội nhiệm kỳ qua ở Ba Đình Hà Nội, một nhà báo quân đội đã phê bình ông Mạnh là tổng bí thư mà không kiềm chế được tình trạng tham nhũng. Lập tức bộ phận bầu cử phải chuyển danh sách ông Mạnh ứng cử quốc hội lên Thái Nguyên. Nếu để ở Hà Nội thì sẽ rớt. (Cần nói rõ: Tôi có gặp ông lái xe cho ông Trần Đăng Ninh Tổng cục hậu cần hồi năm 1953-55. Ông nói cùng quê với bà mẹ ông Mạnh ở Na rí Bắc Kạn tên Nông Thị Trưng. Bà Trưng được phân công nấu cơm cho bác Hồ ở hang Pác Bó. Năm 1942 bà đẻ cho Bác một trai là Mạnh.[1] Như vậy Mạnh mới được nâng đỡ lên các vị trí cao. Rất tiếc Mạnh không theo gen của bác Hồ mà nặng về chủ nghĩa cá nhân).

Xin nêu 3 tay chân của ông Lê Đức Thọ:

1. Lê Đức Anh. Có 3 cụ là xứ ủy Nam kỳ và bí thư tỉnh là Đồng Văn Cống, Hai Xô và Năm Thi viết giấy tố cáo khuyết điểm của Anh gửi Ban tổ chức trung ương và thành ủy Hồ Chí Minh. Lê Đức Anh làm cai xếp đồn điền cao su Phú Riềng, chủ đồn điền là Đờ-la-lan là nhân viên tình báo Pháp = phòng nhì. Biết Việt Minh sẽ nắm chính quyền nên Đờ-la-lan đưa một số súng trường cho Anh đem nộp cho Việt Minh. Thời gian đó súng là rất quí nên Việt Minh cử Anh phụ trách dân quân vùng Dầu Tiếng trong có đồn điền Phú Riềng. Nhật bắt 3 người để tại đồn điền là toàn quyền Decoux, thống sứ Nam kỳ Hô-fen và Đờ-la-lan(g). Việt Minh biết Nhật đã đầu hàng nên có ý định bắt cóc 3 tên rồi đem nộp cho bác Hồ để mặc cả với Pháp sau này nên ra lệnh cho dân quân chặt cây trên đường về Sài gòn, ngăn không cho Nhật đem nộp 3 tên cho quân Anh. Anh biết tin bí mật cho quân dẹp cây vào ven đường rồi quân Nhật đem nộp 3 tên cho quân Anh. Tướng Bình lập một kho dự trữ lớn để ở đồn điền và giao cho Anh trông giữ kho có đơn vị kèm. Nhưng khi Pháp đánh tới Anh chạy dài không chống cự. Pháp đốt 3 ngày đêm cháy hết. Lúc đấy có lệnh truy lùng Anh, do Pháp mạnh lấn chiếm nhiều đất nên không bắt được Anh. Sau này ta bắt được tù binh Pháp, giao cho Anh dẫn về trại, dọc đường qua các đồn điền cao su, Anh thả hết các tù binh. Lê Đức Thọ không xét đơn của 3 cụ mà còn đưa Anh lên làm bộ trưởng Quốc phòng và chủ tịch nước.

2. Trần Quốc Hoàn là một tên trộm cắp ở địa phương. Nhân có đoàn mộ phu đi Lào, lý trưởng tống hắn đi. Thời gian sau về Hà Nội làm quân vác cờ đám tang có xe ngựa kéo. Rồi xin được làm công nhân nhà in. Ăn cắp chữ, bị Pháp bắt và bị nghi là cung cấp chữ cho Việt Minh in truyền đơn chống Pháp. Bị giam ở nhà tù Sơn La với tù cộng sản. Rồi được kết nạp Đảng. Khi ở Hà Nội có tham gia nhóm trộm cắp ở chợ Đồng Xuân. Rồi được ông Thọ kết nạp làm tay chân rồi cho phụ trách công an. Được sự chỉ đạo của Bộ chính trị ông Trần Đăng Ninh Tổng cục hậu cần tuyển cô Nông Thị Xuân y tá nhà trẻ của Hậu cần về phục vụ bác Hồ. Cô đẻ cho Bác 1 gái và 1 trai. Về Hà Nội bác giao cô cho Trần Quốc Hoàn quản lý. Ông Hoàn để cô ở 66 Hàng bông nhuộm – là đồn công an. Cô ở nhà gác. Thỉnh thoảng Tạ Quốc Chiến trong đội bảo vệ đem xe ra đón cô Xuân vào Bắc bộ phủ.[2] Có một bà vợ ông công an đến khuyên cô Xuân là nên có thêm người ở cùng vì ông Hoàn có tiếng là dâm dục. Có một bà vợ một ông cộng sản chết trong tù có một con gái, bà mẹ nhờ ông Hoàn giúp đỡ con gái, ông đã làm cho cô gái có chửa. Ông đã làm cho nhiều cô có chửa. Cô Xuân xin ý kiến Bác về quê lấy 2 cô VàngNguyệt lên ở cùng. Hai cô khi có việc đi vắng là Hoàn mò tới và cưỡng dâm cô Xuân. Rồi sợ cô Xuân báo cáo với Bác nên sai Chiến thủ tiêu. Rồi một tối cuối năm 1957 Chiến cùng với Ninh trong đội bảo vệ đem xe ra đón cô Xuân lên Hồ Tây, [lối] rẽ vào đường làng Nhật Tân. Rồi một người ôm cô một người cầm búa con đánh vào đỉnh đầu. Mang xác về để ở viện Việt Đức. Sáng hôm sau có người đến báo cho 2 cô là cô Xuân bị tai nạn ô tô. Cô Vàng vội vào bệnh viện. Có ông bác sĩ pháp y ra tuyên bố: chân tay cô Xuân lành lặn, âm đạo không có tinh trùng, đỉnh đầu có một vết lõm. Cô Vàng được đi học y tá ở Thái Nguyên. Trung được đưa lên Thái Nguyên làm con nuôi ông Chu Văn Tấn. Sau chuyển cho ông Vũ Kỳ, nay đổi họ thành Vũ Trung, đi bộ đội nay là trung tá ở Tổng cục 2. Cô Nguyệt sợ quá không dám sống ở quê. Cô Vàng về công tác ở bệnh viện Cao Bằng. Một hôm anh Ninh đến gặp giám độc bệnh viện báo là cô Vàng bị tâm thần, ăn nói linh tinh. Sau cùng cô Vàng bị giết vứt xuống sông Bằng Giang. Dân vớt lên và chôn ở bờ sông. Người yêu cô Vàng viết đơn gửi quốc hội tố cáo Trần Quốc Hoàn giết 2 người. Sự việc không có hồi âm.

Ông Vân bí danh là Mười Sọc là công an miền Nam năm 1955 tập kết ra Bắc công tác ở LKIII, sau về Hòa Bình làm phó ty. Ông rất mê vợ ông trưởng ty là người Mường. Vợ ông [trưởng ty] là con quan lang. Ông rủ ông trưởng ty đi săn rồi thủ tiêu. Có bị kiểm điểm nội bộ. Sau ông nhận lỗi làm vợ ông trưởng ty buồn phiền nên xin kết duyên với cô. Năm 1975 ông được chuyển vào Nam làm trưởng ty công an Đồng Nai. Theo lệnh trên ông được phép thu vàng những người vượt biên bằng thuyền. Thấy họ còn tiền ông thủ tiêu cả gia đình để chiếm đoạt. Gia đình đó lại có người thân ở bên Pháp. Ông trí thức này lại quen biết ông Phạm Văn Đồng. Ông Đồng cho điều tra. Sau ông Vận bị tử hình. Khám nhà tịch thu được hơn 10 kg vàng.

Các hình thức tham nhũng: Vay tiền nước ngoài để làm các công trình, các khu công nghiệp, các con đường v.v… Vừa đá bóng vừa thổi còi. Đảng lại chỉ đạo tòa án. Không có sự kiểm tra độc lập. Vụ dầu khí mua thiết bị nâng giá lên 20 triệu dollars. Ông thượng tá báo quân đội tố cáo ở quốc hội mà không có hồi âm. Vụ án làm đường Đông Tây [nhận] hối lộ [của] Nhật Bản vừa qua. Vụ mua quan bán chức tràn lan. Cho thuê đất làm sân gôn. Cả nước tới 150 sân gôn. Trung Quốc thuê đất ở Bắc Giang, công an ra lấy đất, nông dân giữ đất, đánh nhau gây thương tích. Nhường đất cho Trung Quốc khai thác bauxite nhôm. Họ phải hối lộ cho quan chức cho thuê đất đầu nguồn, rừng ở biên giới 10 tỉnh mất hơn 300.000 ha. May thay ở nước ta có một điểm sáng là Đà Nẵng không có tham nhũng, mọi chức vụ phải thi cử. Các doanh nhân đến làm việc đều hài lòng vì không xách nhiễu. Dân ở đó rất hài lòng vì chính quyền trong sạch theo tấm gương của bác Hồ.

(Phần viết ở lề trang cuối): Đối diện với Lâm Đồng Trung Quốc thuê đất 99 năm của Lào ở tỉnh Atôpơ, của Campuchia tỉnh MunbunKiri. Như vậy ở ngã ba Đông Dương họ có 3 căn cứ quân sự. Họ rất dễ cắt đôi Việt Nam ra như Việt Nam đã làm trong chiến dịch 1975. Vụ án nông trường Sông Hậu, quan chức tỉnh muốn lấy đất nông trường bán cho doanh nghiệp. Bà Ba Sương không đồng ý liền bị tòa án tỉnh tuyên án bà Sương tham nhũng tiền lập quỹ công đoàn cho công nhân viên và tiền tiếp khách đến tham quan nông trường. Tòa án tối cao đã bác bỏ bản án của tỉnh.

Nhà thờ Hà Nội có miếng đất rộng ở gần Nhà thờ [lớn], quan chức định bán đất cho doanh nghiệp, nhà thờ không đồng ý, quan chức biến mảnh đất ấy thành công viên.

Trần Đình Bá


[1] Khi ông Mạnh mới được đưa lên làm Chủ tịch quốc hội, trong bản lý lịch của ông người ta ghi ông sinh năm 1942 như ông T.Đ.Bá đã viết. Nhưng vì mọi người đều đã biết ông Hồ về hang Pắc Bó năm 1941, để cho “khách quan” – tức để nói ông Mạnh không phải là con ông Hồ theo yêu cầu của chính trị, người ta đã sửa năm sinh của ông là năm 1940 như các tài liệu chính thức sau này – NST

[2] Đúng ra là Chủ tịch phủ trên đường Hùng Vương, vì lúc này ông Hồ không ở Bắc bộ phủ cũ ở phố Ngô Quyền như năm 1945 nữa. – NST
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn