BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72827)
(Xem: 62104)
(Xem: 39203)
(Xem: 31058)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Giáo dân Cồn Dầu bị bác đơn kháng cáo

02 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 1042)
  • Tác giả :
Giáo dân Cồn Dầu bị bác đơn kháng cáo
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Tòa án Nhân dân TP Đà Nẵng đã không nhận đơn kháng cáo của hai giáo dân Cồn Dầu là ông Nguyễn Hữu Minh và bà Phan Thị Nhẫn qua thân nhân.

Ông Minh và Bà Nhẫn là hai trong sáu giáo dân Cồn Dầu vừa mới bị kêu án 12 và 9 tháng tù giam ngày 27/10 vừa qua, với lý do hai người này phải gởi thư qua bưu điện hay đến tận tòa án thành phố để nộp đơn.

Tải xuống để nghe.


Công an, cảnh sát cơ động được huy động đến ngăn cản tang lễ cụ bà Hồ Nhu ở Cồn Dầu, Đà Nẵng hôm 4-5-2010. Photo courtesy of nuvuongcongly.net



Trái pháp luật


Sau ngày nhận được các bản án từ tòa sơ thẩm, sáu giáo dân Cồn Dầu đã đề đơn kháng cáo vì hoàn toàn tin rằng họ vô tội.

Theo bản án từ tòa án sơ thẩm, ông Nguyễn Hữu Minh bị kết án 12 tháng tù, bà Phan Thị Nhẫn bị 9 tháng tù, những người còn lại hưởng án treo, là các ông Nguyễn Hữu Liêm, Lê Thanh Lâm, Trần Thanh Việt, và bà Nguyễn Thị Thế.

Tuy nhiên, đơn kháng cáo của hai bị cáo Nguyễn Hữu Minh và Phan Thị Nhẫn đã bị Tòa án Nhân dân TP Đà Nẵng từ chối với lý do thân nhân không được thay mặt để nộp đơn này mà chính các bị cáo phải gởi qua bưu điện hay chính tay đem đến tòa án.

Theo lẽ thường, khi trở lại trại giam sau khi nhận án từ tòa sơ thẩm, các bị cáo có 15 ngày để nộp đơn kháng cáo. Các cán bộ trại giam sẽ tiếp nhận đơn và có trách nhiệm chuyển cho tòa án vì các bị cáo trong trại giam không có điều kiện gởi đơn kháng cáo qua bưu điện.

Luật sư Cù Huy Hà Vũ cho biết nhận xét của ông về việc kháng cáo bất thành này. Ông nói:

"Tôi cho cái việc mà không chấp nhận đơn kháng cáo của ông Nguyễn Hữu Minh và bà Phan Thị Nhẫn là hoàn toàn trái pháp luật, bởi vì Bộ luật Tố tụng Hình sự có quy định những người kháng cáo có thể là bị can, bị cáo hoặc những người đại diện hợp pháp của họ, mà trong trường hợp này không ai có thể hợp pháp hơn là chống hoặc vợ của đương sự, của người bị giam giữ hoặc đã bị kết án tại tòa sơ thẩm.


Tòa án Nhân dân TP Đà Nẵng. Photo courtesy of danang.gov.vn


Ông Cù Huy Hà Vũ giải thích thêm về quá trình kháng cáo:

“Việc kháng cáo của những người đại điện hợp pháp đó chỉ có giá trị khi người bị can, bị cáo, trong trường hợp này là ông Nguyễn Hữu Minh và bà Phan Thị Nhẫn, chấp nhận, thế thì Tòa án Nhân dân Tối cao đã có một cái nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao đã có quy định rất rõ về điều này. Theo đó, bất kỳ ai, thân thích, trong trường hợp này là những người đại diện hợp pháp…”

Đích thân bị án phải kháng cáo?


Chúng tôi đã tìm cách liên lạc được với gia đình ông Nguyễn Hữu Minh và bà Phan Thị Nhẫn nhưng không thành công. Tuy nhiên, chúng tôi đã gọi được cho bà Nhung, vợ của ông Lê Thanh Lâm, một trong bốn người được hưởng án treo.

Bà Nhung cho biết những giáo dân Cồn Dầu không hề có tội hay phạm luật, do đó việc kháng cáo là chuyện phải làm vì đây là một bản án hình sự và nếu không kêu oan thì vết nhơ của bản án này sẽ theo họ suốt cả cuộc đời. Bà Nhung kể lại những gì bà được biết:

“Nói chung vấn đề này thì mình cũng đã gặp luật sư để tham khảo, luật sư nói là người đại diện hợp pháp có thể kháng cáo nhưng mà hôm vừa rồi khi đi lên Tòa án Nhân dân huyện Cẩm Lệ thì tòa án nói là phải đích thân bị án kháng cáo còn riêng với tòa thành phố thì mình đem đơn tới thì có người cầm đơn đem vô thôi, không gặp được thư ký, cũng không gặp được nhân viên tòa án nên cũng không biết họ có tiếp nhận đơn hay không. Mình cũng ra bưu điện mình gởi đơn thôi.”

Nhận xét về bản án chồng mình nhận được, bà Nhung cho biết:

“May mắn thì có một chút may mắn nhưng may mắn đó không do chính quyền ban bố cho mình. Tôi nghĩ bây giờ mọi dư luận đều đè nặng lên vai họ, có những điều họ không thể không làm như thế, nói may mắn thì cũng không đúng vì thực tế là chồng tôi không có tội mà vẫn bị án treo, vẫn bị sáu tháng tù giam rồi chín tháng án treo, cái đó không gọi là may mắn được.”


Tuy biết tin tức của nhau nhưng bà Nhung lo ngại rằng bây giờ sự việc đã khác, có thể vì lý do an toàn nên gia đình bà Nhẫn và ông Minh ngại trả lời báo giới hải ngoại, đó cũng là điều dễ hiểu.

Cơ chế luật pháp của nhà nước Việt Nam đang có những điều bất cập vì người dân dù được tư vấn luật pháp, vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu của nhà nước nhằm minh oan cho gia đình, người thân.

Người dân thường tự hỏi đến khi nào thì luật pháp và hành pháp Việt Nam thật sư minh bạch, dễ hiểu để họ biết nơi tìm đến khi cần thiết?

Khoa Diễm, phóng viên RFA

02-11-2010
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn