Phần này ít nói phét, nhìn nhận thực tế hơn và đưa ra những mục tiêu khiêm tốn hơn so với thời trước đó.
Phần 2 là về chính sách xã hội, phần này về lợi ích người dân thì vẫn nói phét lác cho xong, chỉ có việc giám sát chặt chẽ nhân dân để đảm bảo sự vững bền của đảng bằng những chính sách cụ thể là rõ ràng.
Phần 3 về đoàn kết dân tộc, cái này thì khỏi phải bàn, vì nội dung của nó quá tào lao, không có gì rõ ràng cụ thể.
Phần 4 xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ mới. Cái này có tiến bộ , về phần 1 tiến bộ là nhận định thực tế khó khăn về kinh tế, phần 4 chỉ ra nhu cầu cần phải có trí thức, đảng CSVN gần đây đã có những nghiên cứu cụ thể về vấn đề sử dụng trí thức, trước trung ương 8, trên tạp chí cộng sản đã có nhiều bài viết về vấn đề này. Yêu cầu có những chính sách đào tạo, bồi dưỡng và đãi ngộ trí thức. Không biết đảng thực hiện đến đâu. Nhưng đưa cách thức bàn bạc có thể gọi là nghiêm túc và cầu thị.
Phần 5 là bảo vệ tổ quốc, về đối ngoại vẫn là dùng ngoại giao cây tre để tránh mất lòng, né tránh không để Việt Nam rơi vào những chi phối của nước lớn, dẫn đến có thể mất quyền cai trị của đảng hay Việt Nam trở thành điểm nóng xung đột quân sự.
Cái rõ rệt ở phần 5 này là đảng chấp nhận việc bỏ số tiền lớn để đầu tư cho lực lượng an ninh để lực lượng này giữ nước từ xa, có nghĩa nhiều tiền sẽ đổ ra để các cán bộ an ninh cắm rễ ở nước ngoài, chui vào các tổ chức phản động, hoặc tiếp cận quan chức nước ngoài, thậm chí còn chui vào làm những tổ chức nước ngoài, công sở nước ngoài để nắm bắt các chủ trương chính sách của các nước đối với Việt Nam.
Phần 6 và 7 là hai phần về nhân sự và tổ chức đại hội đảng khoá 14 còn khoảng gần 30 tháng nữa sẽ diễn ra.
Đây mới là hai phần trọng tâm của trung ương đảng 8 khoá 13.
Việc quy hoạch trung ương khoá sau sớm như vậy là một sự thay đổi lớn về cung cách làm việc của đảng CSVN. Đảng trước đó đã ra những quy định như quy định 50 của trung ương vào tháng 12 năm 2021, kế hoạch 17 ra tháng 7 năm 2023 về chọn lựa nhân sự giới thiệu vào trung ương khoá 14.
Điều này khiến đảng có thể kiểm soát được những ứng cử viên trung ương, có thời gian kiểm tra, đánh giá dài về tư cách, phẩm chất đến khi đại hội tổ chức.
Nhưng nó có những bất cập rất lớn.
Thứ nhất những người được lựa chọn sẽ cẩn thận giữ mình không dám quyết định những vấn đề có thể ảnh hưởng đến cá nhân họ, họ sẽ thiếu đi sự dũng cảm khi ra quyết định hoặc khi làm việc. Ví dụ vấn đề về tranh chấp đất đai, về án oan, khiếu nại...họ sẽ né tránh không giải quyết, kéo dài thời gian đến đại hội để nhằm bảo toàn cho cá nhân mình.
Thứ hai là tạo nên sự xu nịnh, bè phái hình thành sớm quanh người được quy hoạch giới thiệu.
Thứ ba là làm mất đi động lực cạnh tranh của người khác.
Hãy thử nghĩ xem một ứng cử viên uỷ viên trung ương, chọn cách cầu toàn để không có khiếm khuyết gì trong 30 tháng tới , thì lấy đâu ra người dám đem sự nghiệp chính trị của mình để ra những quyết sách vì dân, vì nước như bí thư Kim Ngọc ?
Cách lựa chọn như này chỉ là chọn tôi tớ trung thành với đảng, không phải cách chọn những người lãnh đạo.
Chỉ tôi tớ mới lo ngay ngáy sợ mình làm gì sai bị chủ đuổi việc. Thấy việc có ích mà làm lại sợ lỡ có gì bị mắng, nên thôi cứ chọn việc gì chủ bảo mới làm cho lành. Qua cách quy hoạch nhân sự của đảng kỳ này, quả thực lo ngại cho tương lai đất nước.
Bởi đất nước ấy không cần những người bản lĩnh lãnh đạo thực sự mà chỉ chọn bọn tôi tớ biết an phận.
Vì sao vậy, vì đất nước ấy đã có nước lớn khác quyết định hộ cho những vấn đề lớn rồi, nên không cần thằng nào lãnh đạọ bản lĩnh, cá tính, muốn đột phá làm gì. Chúng mày cứ đưa những thằng an phận giữ chức và hưởng lộc vào trung uơng đảng. Không cần thằng nào sáng tạo, đột phá gì cho mất ổn định. Cần chính sách gì , để nước tao chỉ cho mà làm theo.
Đảng CSVN bây giờ đang quy hoạch nhân sự dường như để phục vụ cho một triều đại chư hầu.
Người Buôn Gió
Facebook
Gửi ý kiến của bạn