Sau khi gia đình nhận được thông báo nhận thi thể , tiếp đến tử tù Nguyễn Văn Chưởng nhận thông báo quyết dịnh thi hành án.
Đây là một vụ án đã được xét xử, đánh giá một vụ án đã xét xử có những quan điểm đánh giá sau.
2- Đúng tội, sai mức hình phạt
3- Sai tội. Bị kết án sai.
4 - Vô tội. Bị kết án oan.
Bình quân những năm gần đây, mỗi năm Việt Nam có khoảng hơn 100 người bị kết án tử hình. Những thân nhân của người bị kết án hoặc người bị kết án không kêu oan. Những việc làm của bị cáo được làm rõ khi điều tra, kết án và chiếu theo khung luật quy định
Đúng người nhưng sai tội là trường hợp thường xuyên diễn ra nhất. Tính chất ở đây là có khi tội nhẹ khép thành tội nặng, tội nặng biến thành tội nhẹ.
Trường hợp thứ 3 này diễn ra với mọi đối tượng từ quan chức, người viết bài phản biện xã hội, đối tượng hình sự, dân sự....nếu với quan chức thường được chuyển tội danh từ tội nặng sang tội nhẹ. Ngược lại với những người phản biện, người khiếu kiện đòi đất, đòi quyền lợi thường bị khép từ tội nhẹ sang tội nặng. Với các đối tượng hình sự thì nếu có tiền, có quan hệ sẽ được chuyển từ tội nặng sang nhẹ, hiếm khi bị chuyển từ tội nhẹ sang nặng trừ khi nạn nhân là công an, quan chức nhà nước.
Trường hợp thứ 3 này diễn ra với mọi đối tượng từ quan chức, người viết bài phản biện xã hội, đối tượng hình sự, dân sự....nếu với quan chức thường được chuyển tội danh từ tội nặng sang tội nhẹ. Ngược lại với những người phản biện, người khiếu kiện đòi đất, đòi quyền lợi thường bị khép từ tội nhẹ sang tội nặng. Với các đối tượng hình sự thì nếu có tiền, có quan hệ sẽ được chuyển từ tội nặng sang nhẹ, hiếm khi bị chuyển từ tội nhẹ sang nặng trừ khi nạn nhân là công an, quan chức nhà nước.
Trường hợp đúng người nhưng vô tội, vẫn bị khép án hay xảy ra với những người thực hiện quyền tự do ngôn luận, quyền tố giác của công dân, quyền giám sát và tố cáo sai phạm.
Hãy khách quan xem xét vụ án Nguyễn Văn Chưởng theo 4 quan điểm trên.
Trước tiên loại trừ đánh giá 2. Chưởng không phải là quan chức, gia đình không lo lót nên không thể có chuyện đúng tội mà toà án lại khép sai hình phạt, tức nhẹ đi, anh ta bị kết mức án cao nhất.
3 quan điểm còn lại thì sao ?
Chánh án tối cao Trương Hoà Bình trong vai trò chủ toạ toà giám đốc thẩm đã quyết định y án. Tức toà khẳng định đúng người, đúng tội.
Viện kiểm sát khẳng định không đúng tội, kết án sai. Ông phó viện kiểm sát Nguyễn Hải Phong giữ vững quan điểm này.
Bị cáo Nguyễn Văn Chưởng và gia đình khẳng định vô tội. Bị kết án oan.
Tất cả những người bình thường, nhìn nhận khách quan 3 quan điểm khác biệt với nhau như trên, khó có ai có thể đồng tình với toà án tước đi một mạng người. Trừ những con thú khát máu muốn sử dụng toà án làm công cụ quyền lực, tước đi mạng người một cách tuỳ tiện cốt chỉ để reo rắc sự sợ hãi.
Nhưng người căm ghét cái ác đến mấy, muốn cái ác phải bị đền tội xứng đáng cũng không chắc đã dám đồng ý rằng xử tử hình Nguyễn Văn Chưởng là đúng người, đúng tội. Trái lại họ càng mong muốn cần được làm rõ hơn, thuyết phục hơn, để những kẻ phạm tội hiểu rõ rằng không hành động phạm tội nào thoát khỏi được sự minh bạch, khoa học của pháp luật.
Nhưng người căm ghét cái ác đến mấy, muốn cái ác phải bị đền tội xứng đáng cũng không chắc đã dám đồng ý rằng xử tử hình Nguyễn Văn Chưởng là đúng người, đúng tội. Trái lại họ càng mong muốn cần được làm rõ hơn, thuyết phục hơn, để những kẻ phạm tội hiểu rõ rằng không hành động phạm tội nào thoát khỏi được sự minh bạch, khoa học của pháp luật.
Người Buôn Gió
Facebook
Gửi ý kiến của bạn