Các bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu đã bị tuyên án với các mức độ hình phạt khác nhau, ở đây khoan nói đến vì sao có mức án khác nhau mà chỉ bàn đến một trường hợp bị cáo với người liên quan.
Thứ nhất các bị cáo thuộc ngành ngoại giao chỉ dừng đến mức độ ông Tô Anh Dũng với hàm thứ trưởng bộ ngoại giao. Một số người thuộc trợ lý của các ông Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam hay phó chủ tịch Trần Văn Tân họ hàng ông Nguyễn Xuân Phúc nhận hối lộ không nhiều so với những người khác, con số mà cơ quan điều tra công bố chỉ vài tỷ một người. Họ nằm trong nhóm có mức án nhẹ nhất từ 4 đến 7 năm.
Có lẽ vì những người đỡ đầu cho họ đã chấp nhận xin từ chức để gánh phần trách nhiệm, cho nên mức án dành không cần thiết phải quá nặng.
Trái lại thì Phạm Trung Kiên trợ lý của thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên và Hoàng Văn Hưng điều tra viên và Vũ Anh Tuấn phó phòng tham mưu cục xuất nhập cảnh lãnh án chung thân.
Phạm Trung Kiên và Vũ Anh Tuấn đều khai họ đã nhận hối lộ hàng chục tỷ đồng đút túi, không chia cho ai cả.
Hoàng Văn Hưng khai không nhận đồng cắc nào, bị vu oan.
Cả ba người bị án chung thân này đều có điểm chung là bị quy nhận rất nhiều tiền và cấp trên của họ không hề bị liên đới, vì người khai không nhận, người khai nhận xong bỏ túi không chia cho cấp trên.
Cơ quan an ninh đã không tận tình khai triệt để những người này, thậm chí về bằng chứng cũng khá sơ sài, khiến cho Hưng kêu oan không nhận tiền hối lộ, còn Kiên thì kêu nhận không chia cho ai cả, số tiền mang về đưa chỗ nọ chỗ kia không nhớ nữa.
Toà án và Viện Kiểm Sát đã rất khó khăn khi kết án những bị cáo này, dư luận cho rằng việc luận tội nhiều chỗ không thuyết phục.
Có thể hình dung như sau.
Vụ giải cứu chuyến bay, cơ quan an ninh điều tra đã bỏ bớt đi một số người liên quan. Toà án và Viện muốn truy cứu trách nhiệm đến cấp trên của các đối tượng Kiên, Hưng, Vũ Anh Tuấn.
Lý do cơ quan an ninh muốn bớt đi một số người kia, vì số người đó có người là phe của họ.
Nếu vụ giải cứu ngừng lại ở đây, cấp trên của Hưng, Kiên, Vũ Anh Tuấn không bị truy cứu trách nhiệm. Chúng ta sẽ không ngạc nhiên gì, khi vụ Việt Á có rất nhiều kẻ lọt lưới hoặc bị xử mức án nhẹ.
Đứng đằng sau Toà, Viện là cánh Trương Hoà Bình, Nguyễn Xuân Phúc
Đứng sau cánh công an là Tô Lâm và Lương Tam Quang.
Chúng ta thấy rõ ràng hơn khi những tay bồi bút của Trương Hoà Bình, Nguyễn Xuân Phúc như Huy San và Công Khế thể hiện quan điểm, với vụ giải cứu bọn này trơ trẽn lên án rất gay gắt, đòi hỏi phải nọ kia, chúng thể hiện như rất đau đớn vì dân vì nước.
Nhưng trái lại vụ Việt Á chúng lại xuê xoa đổ lỗi cho cơ chế, phải thông cảm cho lúc dịch bệnh khủng hoảng, chưa có kinh nghiệm đối phó, vì thế sai sót nọ kia là điều dễ hiểu.
Hồ Thu Hồng tức Beo vốn dĩ không ưa gì Khế và San, nhưng vì mối thù giữa Tô Lâm và Nguyễn Văn Hưởng, Hồ Thu Hồng đã gác hiềm khích cũ để nhảy sang bênh vực cho cánh Công Khế, Xuân Phúc.
Cuộc chiến chống tham nhũng, đốt lò của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa lại rơi vào nghi vấn là cuộc chiến của các phe triệt hạ nhau. Thực ra ông Trọng hiểu rất rõ điều này, ông chứng cho nhân dân thấy việc chống tham nhũng là có kết qủa.
Ông đang dùng bọn lợi ích nhóm, bọn tham nhũng để diệt bọn lợi ích nhóm, bọn tham nhũng. Chính vì thế yếu tố này mà khi bọn tham nhũng, lợi ích nhóm này tan sẽ có bọn khác thay thế. Có thể dễ thấy là ông liên tục dùng mẫu thuẫn lợi ích của bọn chúng để làm công cụ chống tham nhũng, để đạt đến hy vọng là chúng nhòm ngó nhau, dè chừng nhau và hạn chế bớt tham nhũng, tức bớt lộ yếu điểm ra cho đối thủ tấn công.
Ông Trọng nên chỉ đạo làm rõ trách nhiệm của cấp trên các đối tượng Hưng, Kiên, Vũ Tuấn Anh. Đồng thời cũng nên giám sát toà, viện và báo chí trong vụ Việt Á tới đây, để phòng phe Trương Hoà Bình, Nguyễn Xuân Phúc lôi kéo Võ Văn Thưởng, Nguyễn Hoà Bình, Lê Minh Trí về phe chúng, để xử thiên vị cho những kẻ chủ mưu Việt Á.
Người Buôn Gió
29/7/2023
Facebook
Gửi ý kiến của bạn