BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72626)
(Xem: 62054)
(Xem: 39149)
(Xem: 31017)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Khó khăn khi xử lý nhóm lợi ích lũng đoạn ngành điện

23 Tháng Năm 20236:20 SA(Xem: 1007)
Khó khăn khi xử lý nhóm lợi ích lũng đoạn ngành điện
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
11Vote
11
Điện tiêu dùng, sản xuất thiếu và tăng giá giữa mùa nóng, khiến cho người dân bức xúc và phẫn nộ với nhà nước, chính phủ. Họ đặt câu hỏi rằng tại sao đã nhiều năm vấn đề thiếu hụt điện vẫn không thể giải quyết được từ thời này sang thời khác.

dienlucevn

Chưa đầy 2 năm ngồi ghế tổng giám đốc EVN, Đặng Hoàng An bị đá lên ghế thứ trưởng Bộ Công Thương để nhường cái ghế quyền lực và màu mỡ này cho Trần Đình Nhân, một người ở Quế Sơn, Quảng Nam.

Ông Nhân là người phụ trách điện lực miền Trung trong một thời gian khá dài, dưới thời ông quản lý điện lực miền Trung cũng là thời thuỷ điện miền Trung mọc lên như nấm khắp nơi, tàn phá môi trường. Những công ty làm thuỷ điện còn bao cả ngành nghề khai thác khoáng sản, lâm sản , san lấp mặt bằng, làm công trình giao thông.

Tức những công ty này ăn trọn gói tất cả, làm thuỷ điện phải phá rừng thì họ có sẵn ngành nghề lâm sản, đào đất có gì họ đã có ngành khoáng sản, đất thừa đổ đi đã có ngành san lấp, làm đường sá.

Những công ty này đều dưới quyền của ông trùm thuỷ điện miền Trung, ông Trần Công Tấn.

Ông Tấn là em trai bà Trần Thị Nguyệt Thu, bà Thu là vợ ông Nguyễn Xuân Phúc.

Liên tục nhiều năm, các thuỷ điện miền Trung xả lũ bất ngờ gây thiệt hại tài sản và tính mạng của người dân, báo chí đề cập nhiều lần những chưa vấn nạn này chẳng chấm dứt. Việc xây dựng tràn lan để trục lợi, bất chấp tính lâu dài...trong khi vẫn không giải quyết được nạn thiếu điện là vấn đề nhức nhối kéo dài nhiều năm. Tuy nhiên dưới quyền uy của thủ tướng Phúc lúc đó, vấn nạn này không được xử lý.

Tất cả nguồn tiền mà Trần Công Tấn bỏ ra làm thuỷ điện khắp cõi miền Trung đều do Đặng Văn Thành cung cấp. Sau khi cảm thấy không còn chỗ để làm thuỷ điện miền Trung, nhóm lũng đoạn điện lực bèn chuyển sang làm điện gió, điện mặt trời.

1 tỷ USD từ ngân sách đã bỏ ra để cho Đặng Văn Thành làm điện mặt trời, điện gió cùng với những khu đất mênh mông được cấp một cách dễ dàng. Có dự án được duyệt, có đất, có tiền, Đặng Văn Thành khởi công xây dựng , chưa được 2 năm đã bán một phần cho người Thái.

Tiền của nhà nước, đất của nhà nước, dự án được nhà nước ưu đãi. Tư nhân hưởng hết những ưu đãi này rồi bán bớt dự án cho nước ngoài ?

Tiếp đến vào năm 2022 khi biết bà Thu bị điều tra về vụ Việt Á, ảnh hưởng đến quyền lực của ông Phúc. Tháng 4 năm 2022 Đặng Văn Thành bán sạch Điện Gia Lai, tiếp dến tháng 5 năm 2022 bán sạch phần giữ trong Sacombank.

Nguyễn Xuân Phúc, Đặng Văn Thành, Trần Đình Nhân, Trần Công Tấn là những cái tên trong nhóm lũng đoạn điện lực Việt Nam trong nhiều năm qua. Cùng với việc tháo chạy của Đặng Văn Thành, em bà Thu là Trần Công Tấn cũng đang nỗ lực bán tháo chạy những dự án thuỷ điện, bất động sản, dự án hạ tầng cơ sở mà y được ưu đãi dưới thời ông anh rể làm thủ tướng.

Để giải quyết tình trạng khủng hoảng năng lượng, đặc biệt là điện lực. Trước tiên phải xử lý những kẻ lũng đoạn ngành này, thu hồi những dự án về nhà nước quản lý.

Nhưng những kẻ lũng đoạn này không đơn giản, chúng dùng truyền thông tạo sức ép bắt buộc chính phủ phải nhanh chóng chấp nhận sản phẩm của chúng và có hợp đồng mua bán chính thức điện do chúng sản xuất từ những dự án bất minh, để chúng dễ dàng bán được giá và thoát thân khi ôm cả núi tiền.

C03 trước mắt đã gom đủ hồ sơ về những sai phạm của Trần Đình Nhân và Trần Công Tấn, sắp sửa nay mai trình lên Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Tham Nhũng Trung Ương.

Nhóm lợi ích, lũng đoạn ngành điện lực cũng không ngồi yên chịu trận. Chúng vùng vẫy hết hết mình để mong lật ngược tình thế. Một mặt chúng dùng truyền thông kêu gào thiếu điện, tình hình nguy cấp để chính phủ ngừng thanh tra các dự án điện của chúng, chấp nhận mua bán điện của chúng để chúng dễ dàng bán dự án đi, mặt khác chúng tạo ra những mâu thuẫn nội bộ về tổ chức nhân sự, đưa người của chúng vào nắm những vị trí trọng yếu để can thiệp cứu nguy cho tài sản và số phận của chúng.

Sự vùng vẫy của chúng không phải không hiệu quả, bởi chúng là những kẻ lão luyện chính trường, những kẻ đang nắm trong tay những khối tài sản khổng lồ có thể mua chuộc, kết bè phái, mua chức tước, tạo ra bất ổn, tay chân của chúng còn nhằng nhịt mọi nơi. Chính vì thế mà hồ sơ những sai phạm của chúng qua mỗi khâu lại bị ách tắc, chậm trễ. Ngay cả những vụ rõ ràng đưa lên đến Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư rồi vẫn bị ngập ngừng, không quyết liệt xử lý được.

Sau khi dẹp sạch tay chân của Nguyễn Tấn Dũng, Trần Đại Quang, buộc Nguyễn Xuân Phúc phải từ chức. Ông Trọng đang cố gắng trong khoảng thời gian ngắn ngủi của mình còn ở cương vị tổng bí thư, nỗ lực dẹp sạch mạng lưới lợi ích nhóm của Nguyễn Xuân Phúc, Trương Tấn Sang còn đang chằng chịt trong bộ máy.

Khó khăn của ông Trọng khi xử lý chúng rất lớn. Trước kia khi xử lý các nhóm khác, ông được các Kols tung hô ông hết lời. Nhưng khi ông đụng đến nhóm lợi ích này, chính bọn Kols đã từng tung hô ông lại quay ra chỉ trích ông độc tài, bắt bớ nhiều khiến kinh tế bị sa sút, không ai dám làm gì. Rõ hẳn thế lực bảo kê cho bọn Kols này còn rất mạnh, nên chúng trở mặt quay lại tấn công ông.

Đành chờ xem ông Trọng có uy thực sự không trước thử thách lớn lao là xử lý một nhóm lợi ích khổng lồ đã tích tụ bao năm nay.

Người Buôn Gió
https://www.facebook.com/hieugio1972
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn