BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73320)
(Xem: 62233)
(Xem: 39420)
(Xem: 31168)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Thêm đôi dòng về thầy Trần Văn Tuyên

26 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 1306)
Thêm đôi dòng về thầy Trần Văn Tuyên
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Florida, ngày 10 tháng 11 năm 2000.

Kính gửi chủ nhiệm Hoài Thanh

TB. Đại Chúng

Thưa anh:

Tôi có đọc bài "Vui buồn vùng Vịnh" ở đoạn "Kỷ yếu Trần Văn Tuyên" (trang 81) của Vong Quốc Nhân (VNTP – 493). Thấy có nhiều nghi vấn và còn nhiều chi tiết mong được thương xác với anh và tác giả ngõ hầu lột trần được sự ngu dốt tột độ, độc tài lý luận một chiều, chỉ huy tư tưởng của những tên cán bộ cộng sản giáo điều ấu trĩ, sau ngày 30/4/75.

Ngày 15/6/75, chúng tôi đến trường Trưng Vương để trình diện cải tạo. Mỗi tổ gồm 10 người. Thầy Trần Văn Tuyên (tôi gọi ls Tuyên bằng thầy vì có học với thầy Tuyên mấy năm ở trường luật Sài Gòn) ở cùng tổ 9 (9 nút mà không hên gì cả!) với tôi. Ngoài ra còn có các vị sau đây: bác sĩ Tạ Thúc Phú, trung tá CPKT Lê Đình Vọng, ĐB Lý Trường Trân, Nguyễn Hữu Thời, Lê Đình Duyên, Trần Cao Để, (cũng là bác sĩ), Mai Ngọc Dược, cụ Trịnh Xuân Ngạn (TCPV) và đại tá tỉnh trưởng Quảng Ngãi Tôn Thất Khiên. Năm 1984, tôi có viết một bài baaó Xuân tựa đề "Đợi Tết trong tù với luật sư Trần Văn Tuyên" và trong trường thiên hồi ký "Đêm Vượt Biên" tôi đã đề cập rõ các chi tiết mà Vong Quốc Nhân còn cho là nghi vấn. Với tư cách là một người cùng tổ và nằm cạnh thầy Tuyên trong suốt thời gian ở làng Cô Nhi Long Thành, chuyện đến ngày 2/10/75 là ngày thầy và một số DB và một số công chức cao cấp khác bị tách ra và chuyển trại lên Thủ Đức vì chúng cho là "những thành phần nguy hiểm", tôi thấy có bổn phận xem phép anh được nhắc lại để làm sáng tỏ vấn đề.

Thầy Tuyên đi tù cải tạo với tư cách là một phó thủ tướng và cựu dân biểu trưởng khối Dân Tộc hạ Viện Đệ II (đối lập với nguyễn Văn Thiệu và bọn BD gia nô) chứ không phải theo diện Đang Phái Việt Nam Quốc Dân Đảng. Bằng cớ là thầy và chúng tôi được xếp vào khối 1, chứ không phải khối 4 (Trại cải tạo Long Thành gồm 4 khối: khối 1 công chức cao cấp, biệt phái, ... của chế độ cũ; khối 2: phủ đặc ủy trung ương tình báo; khối ba: cảnh sát quốc gia, mà bọn quản giáo gọi chung là ngụy quân ngụy quyền; khối 4: đảng phái phản động, nghĩa là không phải là cộng sản hoặc chống đối lại cộng sản như VNQDĐ hoặc DV, VNPKDMS, ... và vô số đảng pháikhac,... Những phong trào khác của miền nam mọc lên như nấm sau ngày cố TT Diệm bị sát hại)

Chúng tôi được chia ra ở nhà 1 ( làng cô nhi Long Thành có tất cả là 16 ngày lợp tôn nóng như lò bánh mì, xây sát nhau thành 2 dãy song song). Phụ trách khối 1 là tên cán bộ 2 Ứng ở bắc vào. Ngày 12/9/75 như thường lệ, buổi sáng mấy ngàn cải tạo viên được lên lớp nghe giảng lý thuyết vè những tội lỗi nợ máu, có thật là chúng tôi những người bị bỏ rơi vào giờ chót kẹt lại trong bao năm chiến đếu bên này giới tuyến bảo vệ miền nam cho đến hơi thở cuối cùng để nuôi dưỡng một thế hệ mới mà ngày nay đang phây phây lớn lên ở Hải ngoại, từng tiêu diệt cộng sản xâm lăng, có ‘tội nợ máu" chăng thưa anh? Và tội ấy là tội gì? Thật là những mâu thuẫn khó giải quyết mà ngày nay nếu tên HCM có sống lại cũng tịt luôn! Trước giờ học bỗng nhiên tên Hai Ứng mặt đằng đắng sát khí như muốn ăn tươi nuốt sống chúng tôi hùng hỗ xông ra hội trường nói lớn: "Anh Trần Văn Tuyên vào đây không lo học tập lại đi cấu kết móc nối với các người khác bên khối bốn để oập hội chống cộng (sic!!!) thì không được đâu. cách mạng đãkhoan hồng mà không chịu hối cải, lại còn ngoan cố. Vụ Ôn Như Hầu còn đó, chúng tôi làm sao quên được những tên VNQDĐ đã giết người... (vụ ngụy tạo Ôn Như Hầu 1946 ở Hà Nội ra sao, sự thật trắng đen thế nào, chắc anh đã rõ rồi).. Lúc đó trung tá Vọng và tôi ngồi bên cạnh thấy hai Ứng ăn nói hàm hồ, dựng đứng câu chuyện để dằn mặt, vu oan cho người trong cuộc để dễ bề đàn áp bèn vụtt thầy Tuyên đứng lên cãi chính. Lý cố nhiên lý lẽ của con chồn bao giờ cũng mạnh hơn con thỏ cả, vì thế thầy Tuyên chưa kịp mở miệng liền được Hai Ứng nạt nộ "Ngồi xuống, không được nói, không ai được nói cả" Thì ra chế độ cộng sản là vậy đó, thư aanh.

Chúng tôi buồn, thầy Tuyên buồn hơn bao giò mà không nói ra. Sự thật đầu đuôi như thế này: số là những ngày đầu và Long Thành, anh em chúng tôi buồn vì cảm thấy lạc lõng. Một số những ở nhà này hay qua nói chuyện nhà khác, tâm sự vụng đỡ buồn sau buổi cơm chiều. Thầy Trần Vỹ, giáo sư Y khoa ĐH Sài Gòn, cụ Trần Trung Dung, bác sĩ Hoàng CƠ Bình, cụ Vũ Hồng Khanh ở khối 4 và cụ Trần Minh Tiết (CT/TCPV) hay qua nhà 1 ở tổ 9 để nói chuyện với thầy Tuyên và oái oăm thay các cụ lại nói với nhau bằng tiếng Pháp, thế mới chết chứ! Đã mấy lần tôi để ý thấy Hai Ứng đi ngang qua lắng tai nghe nhưng đếch hiểu gì cả (dĩ nhiên vì hắn là bần cố nông) thì làm sao đủ sức mà hiểu tiếng Pháp được? Nó tức lắm bèn nhờ một số ăng ten (lại ăng ten chán quá) (những tên này hiện đang sống ở Mỹ và Gia nã Đại đang chống cộng lung tung, hô hào giải phóng loạn xà ngầu) điều tra. Những tên này lại không biết ất giáp gì muốn được về sớm nên lập công với Hai Ứng bèn thêu dệt đủ điều, dựng đứng vô căn cứ những chuyện động trời để ám hại thầy Tuyên, là một anh hùng bất khuất ở Long Tthành thời đó. Vì tự ti mặc cảm sẵn nên Hai Ứng mới gồng mình ra cái điều ta đây như đã nói trên. Chắc anh cũng thừa biết các cụ nói với nhau bằng tiếng Pháp chẳng qua là quen mồm, hơn nữa những chuyện đó là những chuyện trên trời dưới biển. Không ai dại gì mà lập hội chống cộng ở Long Thành cả! Ai nghe cũng phì cười, một trò ngụy tạo quá ấu trĩ, non nớt.

Thầy Tuyên và tôi (tổ trưởng) sau đó bị kêu lên kêu xuống mấy lần viết lạitự khai kiểm điểm (vì tôi là tổ trưởng mà không động viên tinh thần tổ viên học tập tốt lao động tốt). Đi lên nhà Hai Ứng để làm việc phải qua 5 bậc đá tảng. Có một lần thầy Tuyên đã đọc cho tôi nghe 4 câu thơ rất thâm thúy mà tôi vẫn nhớ để tự an ủi mình trong những ngày trốn tránh vượt biên vất vã, trày vi tróc vẩy những năms au đó:

Năm bước đi lên, năm bước xuống,

Cả ngày đi xuống lại đi lên!

Lên lên xuống xuống đời là vậy!

Đời ta đã xuống ắt phải lên!

Tiếc rằng ngày nay thầy Tuyên đã ra người thiên cổ! Nhưng 4 câu thơ vẫn sống mãi trong tâm hồn tôi. Một kỷ niệm cuối cùng với thầy Tuyên cho trọn nghĩa thầy trò trong ngày lao lý cải tạo khổ cực là trong những giờ lao động ba anh em chúng tôi (kể cả trung tá Vọng và bác sĩ Trần Cao Để) đã thay phiên nhau cuốc đất và chặt cây hộ thầy để thầy nghĩ dưỡng sức. Và đêm cuối cùng ỏ Long Thanh, sau buổi cơm chiều ngày 2/10/75, khi nghe tin phải bị di chuyển cùng với các anh Mai Ngọc Dược và Lê đình Duyên lên Thủ Đức, thầy không nuốt được phần cơm mình và nghẹn ngào trao lại cho tôi, Vọng và Để. Tôi đỡ lấy chiếc ca nhựa màu lục trên bàn tay rung rẫy của thầy mà nước mắt dầm dề. Anh Trân ngậm ngùi thay mặt toàn tổ nói trong tiếng nấc "Chúc anh cả thượng lộ bình an". Thế rồi chúng tôi bật tin nhau kể từ đó. 25 năm qua rồi.

Cám ơn các anh đã cho tôi có dịp viết đôi dòng nói lại cho rõ sự việc để tưởng nhớ vị thủ lãnh luật sư đoàn Sài Gòn năm xưa đã gồng mình bảo lãnh cho tài sản và gia đình của các đồng nghiệp Nguyễn Hữu Thọ và Trịnh Đình Thảo khỏi bị tịch biên sai áp khi năm Mậu Thân bỏ vào khu theo Việt Cộng cùng với con mẹ Dương Quỳnh Hoa. Thế là sau khi nuốt trọn miền Nam, hai tên này đã "ngoảnh mặt phủi tay" với thầy Tuyên, coi thầy như kẻ cựu thù, lại còn ngầm xúi dục đàn em hành hạ thầy cho đến chết. Thực là những thầy cộng sản ăn cháo đái bát mất hết lương tri tình cảm thiêng liêng con người. Nhưng thầy Tuyên là một vĩ nhân anh hùng vẫn giữ tiết tháo của một kẻ sĩ thời loạn, cam chịu nhục của người thất thế như con sói kia của Anfred De Vigny, một thi hào nổi tiếng của Pháp.

Tổ 9 chúng tôi ngày nay tản mát lưu lạc 4 phương trời, không biết giờ này ai còn, ai mất, hay phiêu bạt nơi đâu? đã 1 thời kẻ viết bài này từng được hân hạnh cùng chia xẻ bát cơm hạt muối khi nằm giữa nền đất lạnh tôi trong những ngày tuyệt vọng không có tương lai.

Phụng Hồng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn