BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73397)
(Xem: 62246)
(Xem: 39435)
(Xem: 31178)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Trại tù Bắc Hàn

25 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 1281)
Trại tù Bắc Hàn
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51

Lời chứng của Bà Soon Ok Lee


Phần I


Soon Ok Lee Hán Thành, Nam Hàn Ngày 21 Tháng 6, 2002

Người sống sót trại tù Bắc Hàn

Tôi là một người công dân nhẹ dạ Bắc Hàn, trung thành với Lãnh Đạo và Đảng, và tin rằng Bắc Hàn là một thiên đường của con người. Tôi là Giám Đốc Văn Phòng Tiếp Liệu cho cán bộ đảng 14 năm cho tới năm 1984 tôi bị bắt với lời vu cáo là biển thủ công quỹ. Tôi đã bị tra tấn tàn tệ trong suốt 14 tháng đầu của cuộc điều tra tới khi tôi bị ép nhận tội vu cáo đó. Dĩ nhiên là tôi bị xử 13 năm tù trong một phiên tòa kịch cỡm. Tôi đã ở tù 5 năm 2 tháng và được trả tự do trong một cuộc khoan hồng bất ngờ.

Trong suốt 6 tháng đầu trong tù, tôi đã làm việc ngắn ngủi trong tất cả các xưởng của nhà tù trước khi tôi được chuyển qua làm kế toán vì có kinh nghiệm của một kế toán viên. Công việc hàng ngày của tôi là cập nhật hóa danh sách tù nhân bằng cách xóa tên những người bị chết và cộng thêm những tù nhân mới đến, phân phối thức ăn và số năng suất lao động, cập nhật hóa những công việc đã hoàn bị, thu giữ những bản báo cáo công việc, mang những công lệnh mới tới các công trường vân vân...

Vì vậy tôi được coi những hồ sơ của các tù nhân và những kế hoạch sản suất v.v..., và được đặc quyền hàng ngày đi tới tất cả các cơ xưởng trong trại tù ở cả hai khu vực nam và nữ. Tôi sống sót trong trại tù hơn 5 năm thảm thương vì có cơ hội hàng ngày đi lại tất cả các công trường mà các tù nhân khác không được đến, và bởi vì tôi có một công việc kế toán tương đối dễ dàng trong văn phòng với các cai tù.

Tôi nộp mình cho Nam Hàn vào tháng 12 năm 1995 với người con trai của tôi là Dong Chul Choi. Tôi xuất bản một cuốn sách, Những Cặp Mắt Sáng Của Lũ Quái Vật Không Đuôi, ở Hán Thành tháng 12 năm 1996 để báo cho thế giới biết về những tội vi phạm nhân loại này của chính quyền Bắc Hàn. Với sự trợ giúp của một sinh viên hội họa, tôi đã trình bầy những hình ảnh cho thế giới thấy thật trạng tội trạng chống nhân loại của Bắc Hàn.

Ngoài những khu vực giam giữ những tù nhân chính trị, có thêm 3 khu vực giam giữ bí mật các tù nhân chính trị. Tù nhân nào bị buộc tội vi phạm chính sách của đảng bị giam ở đây qua một phiên tòa trò kịch cỡm. Tôi là tù nhân của một trong những trại tù chính trị nàỵ

Tôi xin kể lại đời sống trong trại tù Bắc Hàn

Một tù nhân không có quyền nói, cười, hát hay soi mình trong gương. Các tù nhân phải quỳ dưới đất, cúi đầu thật sát xuống khi được lính canh gọi, họ không được nói gì ngoài việc trả lời những câu hỏi được hỏi. Những trẻ sơ sinh của các tù nhân nữ bị giết ngay sau khi sinh. Tất cả các tù nhân phải làm việc như nô lệ 18 tiếng một ngày. Nếu tiếp tục không hội đủ số công suất có nghĩa sẽ bị ở 1 tuần trong xà lim kỷ luâ.t. Một tù nhân phải từ bỏ nhân phẩm của con người. Khi tôi được tha, khoảng 6,000 tù nhân, nam lẫn nữ, đã khóc và nài xin tôi với cả tấm lòng của họ, hãy cho thế giới bên ngoài biết nỗi chịu đựng đau khổ của họ.

Làm sao tôi có thể quên cặp mắt của họ, cặp mắt của những con quái vật không đuôỉ"

Sau khi được thả, tôi đã có thể có một đời sống yên lành ở Bắc Hàn và hưởng sung sướng địa vị cũ của tôi, một đảng viên cao cấp, vì mọi người đều biết rằng tôi vô tội. Tuy nhiên, tôi đã quyết định mang cả mạng sống của mình để báo cho thế giới biết tội trạng chống nhân loại của Kim Nhật Thành II.

Tôi xin khai rằng hầu hết 6,000 tù nhân ở đó khi tôi vào tù năm 1987, chỉ vào năm 1992 khi tôi được tha, đã chết hết dưới tình trạng cực khổ trong tù.

Điều này cho thấy khoảng 1,000 tù nhân bị chết mỗi năm và cùng số lượng tù nhân mới được cung cấp hàng năm để hội đủ số lượng sản xuất!

Tôi nhớ tôi là người tù duy nhất được thả trong suốt thời gian tôi ở tù.

Chỉ có một trường hợp ngoại lệ duy nhất mà tôi nhớ là một nhóm khoảng 250 tù nhân, những người Đại Hàn ở Nhật. Họ được đưa đến từ trại giam Yodok, tôi được cho biết, nhiều tháng trước khi tôi được đưa đến trại. Vào ngày lễ kỷ niệm 30 năm ký kết hiệp định giữa Bắc Hàn và Nhật Bản đã cho phép những cư dân Đại Hàn được hồi hương từ Nhật Bản trở về Bắc Hàn (thời gian ngắn ngay sau khi bà ta được đưa đến trại tù), họ đã bị đưa đến một địa điểm không ai biết.

Phiên Tòa Kịch Cỡm Của Bắc Hàn

Phiên xử đầu tiên vào lúc 10 giờ sáng ở văn phòng cũ của tôi, nơi tôi làm việc 17 năm như một đảng viên trung thành. Tôi muốn gặp chồng tôi trước khi bước vào tòa. "Chồng của bà không có ở đây. Đừng có mà gắng gặp bất cứ ai khác, hiểu chưa" là câu trả lời.

Tôi không cả được gặp chồng tôi trong ngày xư??

Tôi gặp luật sư của tôi lần đầu tiên trong phòng xử. Phiên tòa gồm có một người chánh án, một công tố viên, luật sư và 2 người "bồi thẩm viên". Nguời hỏi cung tôi cũng có mặt hôm đó. Vị quan tòa nói vài lời mở đầu về những tội danh vu cho tôi và hỏi tôi có nhận tội hay không.

Tôi có hứa với người hỏi cung tôi trước đó không lâu là tôi sẽ nhận tội, nhưng ngay lúc đó, tôi không thể nào kềm chế được chính bản thân của mình. "Thưa quý tòa, tôi không biển thủ công quỹ hay vi phạm bất cứ điều gì chính sách của đảng. Chưa bao giờ, chưa bao giờ! Tôi vô tội. Xin cho tôi một cuộc điều tra công bằng."

Hai người lính gác bên cạnh tôi quát: "Mày điên rồi!" và đá vào đầu gối tôi.

Ngay lúc đó, ông tòa tuyên bố phiên tòa sơ thẩm chấm dứt. Cuộc xử không đầy 15 phút!

Hôm đó, ngày 9 tháng 11 năm 1987, trời rất lạnh trong ngày xử tôi. Lúc ban sáng, những người hỏi cung tôi lúc nào cũng cảnh cáo tôi: "Mày nên nói năng cẩn thận trước tòa hay chồng con của mày sẽ bị rắc rối nghiêm tro.ng. Nhớ kỹ điều đó!" (Tôi không biết rằng chồng tôi, thật ra, đã lẩn trốn trong nước!)

Tuy nhiên, tôi đã nhất định một cách cương quyết là làm những gì tôi có thể để chứng minh sự vô tội của tôi với các đảng viên đảng và chồng tôi. Tôi hãy còn quá ngây thơ và xúc động khi nghĩ đến việc gặp chồng, kể lớn cho chồng mình nghe trong phòng tòa, những điều khổ sở mà tôi chịu đựng.

Sau phiên xử sơ thẩm không đầy 15 phút, tôi bị giữ tại một phòng giam cảnh sát để chờ phiên xử chính thức tới 5 giờ chiều. Tôi không được cho ăn và uống. Những tên hỏi cung tôi tiếp tục quấy nhiễu tôi với lời hăm dọa: "Chuyện gì sẽ xẩy ra cho chồng con mày? Nếu mày nhận tội trước tòa, họ sẽ được an toàn. Còn không, mày biết chuyện chi sẽ xẩy đến cho chúng nó mà."

Trong phiên tòa buổi chiều, tôi phải nói "Có" khi ông tòa hỏi tôi "Bà có nhận những tội danh này hay không?". Chẳng có chứng cớ hay chứng nhân nào được đưa ra để kết tội tôi tại tòa cả. Ông tòa cũng chẳng nhắc nhở gì đến việc thiếu tang chứng và nhân chứng, xử tôi 13 năm tù vì tội vi phạm chính sách thương mại của chính quyền và biển thủ công quỹ.

Vị luật sư im lặng trong suốt phiên xử.

Chỉ là nghi thức đưa tôi đi tù qua cái cớ một phiên xử.

Phòng Hành Hình Khẩn Cấp Dưới Lòng Đất

Gần cổng canh giữ nhà tù là một cái cổng sắt rất lớn đưa đến những đường hầm dưới đất. Toán lính canh thường nhắc nhở đám tù nhân rằng đời họ được xem như bỏ và họ có thể bị thủ tiêu tập thể bất cứ lúc nào trong những đường hầm dưới đất đó. Những đường hầm đó, dĩ nhiên, có thể bị phá sập bất cứ lúc nào, xóa bỏ những dấu hiệu của một mồ chôn tập thể. Được biết là những căn hầm dưới đất đó rộng lớn tới độ có thể chứa hàng nhiều ngàn tù nhân một lúc. Khu vực tù nhân nam có công xưởng lớn dưới đất để sản xuất đạn dược và vũ khí. Tôi chưa bao giờ được xuống tới dưới xưởng sản xuất vũ khí nhưng tôi thường nghe những người cai ngục nói về nó. Tôi không được rõ là những căn hầm bên khu vực nữ được giao thông với công xưởng dưới đất bên khu vực nam hay không.


Hình chụp từ satellite : Trại 22 ở Haengyong ở phía bắc Bắc Hàn


Tôi thường thấy khói tỏa ra từ ống khói từ xa trên đỉnh đồi. Tôi được nói cho biết ống khói đó là một trong những lỗ thông hơi của những đường hầm dưới đất.

Ẩm Thực Cho Tù Nhân

- Canh Muối

-100 grams ngô vụn, nguyên bữa ăn

-80 grams ngô vụn, giảm bớt để trừng phạt

-60 grams ngô vụn, giảm bớt để trừng phạt

Tình Trạng Ngủ Của Các Tù Nhân

Khoảng 80 tới 90 tù nhân ngủ trong một phòng đầy rận rệp độ 6 thước chiều dài và 5 thước chiều ngang (khoảng 19 feet x 16 feet).

Khoảng 80% tù nhân là những bà nội trợ. Phòng ngủ giam giữ tù quá chật hẹp tới độ ngủ ở đó là một hình thức đang bị tra tấn. Tù nhân ngủ trên sàn, ôm chặt lấy nhau, đầu và chân giáp nhau. Vì vậy, tù nhân ngủ với những bàn chân hôi thối của các tù nhân khác để ngay mũi của mình. Họ cuộn quần áo mình làm gốị

Trong suốt mùa đông, hơi ấm từ thân thể của các tù nhân sưởi ấm cho nhau qua những cơn gió lạnh thổi lên từ dưới sàn nhà. Tuy nhiên, trong mùa hè, mùi mồ hôi và mùi hôi thối từ người các tù nhân ngột ngạt tới độ họ xin được ngủ tại ngay các công trường, mặc dù điều đó có nghĩa họ phải làm việc thêm.

Hai tù nhân, mỗi ca, phải thức 1 tiếng mỗi đêm để canh gát. Khi trời sáng, tù nhân canh gát ban đêm phải báo cáo tới các cai tù những chi tiết khi họ làm phận sự bao gồm cả sự mớ ngủ của các tù nhân khác. Họ sẽ bị tăng giờ canh nếu bị bắt ngủ gục khi canh gát.

Điểm Danh Chiều

Các tù nhân được chia ra thành tổ và nhóm và luôn luôn phải sinh hoạt tập thể dưới khẩu hiệu "Tất cả sinh hoạt qua tổ và nhóm!" Các tù nhân thức dậy, đứng xếp hàng điểm danh, đi làm, nhận phần ăn, đi làm vệ sinh, hoàn tất công việc và đi ngủ một cách tập thể và dưới quyền sinh sát của cai tù.

Sau một ngày làm việc cực nhọc, tù nhân quá mệt và kiệt sức tới độ nhiều người đã có những vấn đề thể xác không về phòng giam ngay được. Điều này có nghĩa những tù nhân khác cùng một tổ phải đợi và ngủ ít hơn. Mỗi tối, đó là điều khủng khiếp độ khoảng một tiếng hay lâu hơn: Tù nhân gọi nhau, hay điểm danh đi điểm danh lại, trong khi đó các tù nhân mong mỏi được đi ngủ sớm chừng nào tốt chừng đó.

Trại tù Kaechon nữ gồm có 11 tổ làm việc: xưởng linh tinh, xưởng xuất cảng, xưởng làm giầy, xưởng cao su, xưởng quần áo, xưởng cắt vải, tổ sửa soạn cho các công việc, tổ bảo trì, tổ kỷ luật, tổ trồng cấy, và tổ nhà bếp.

Các tù nhân luôn luôn phải cúi đầu xuống khi làm và tránh những cử động không cần thiết lúc làm việc. Hơn một nửa tù nhân nữ có những cục u trên đầu hoặc trên vai và bị gù lưng hay tàn tật. Hầu hết các tù nhân nữ làm việc trong xưởng giầy đều bị sói đầu.

Cả tổ chịu trách nhiệm về những lầm lỗi của bất cứ tù nhân nào trong nhóm. Vì lý do đó, những tù nhân mới vào không được chào đón chấp nhận vì cả tổ sẽ phải làm việc nhiều hơn và đi ngủ trễ hơn bởi vì tù nhân mới làm việc và di chuyển không được nhanh.

Tù Nhân Và Lính Gác Tù

Trong tất cả các khu xưởng, đều có những phòng kính cho lính gác tù ngồi để coi giữ tù nhân làm việc. Qua những bức tường kính, họ có thể coi tù nhân làm việc và tránh được mùi hôi thối nồng nặc. Hơn nữa, lính gác tù lúc nào cũng đeo khẩu trang và đứng xa các tù nhân vì mùi hôi thốị.

Một tù nhân phải chạy đến trước mặt cai tù và ngồi thụp xuống bằng đầu gối, đầu gục xuống bất cứ khi nào được gọi, là một điều thông thường. Tù nhân chỉ được phép trả lời những câu hỏi và không được nói gì khác. Các tù nhân thường bị đá vào mặt hay nhũ hoa nếu trả lời chậm hay cơ thể di động. Các tù nhân bị trừng phạt đích đáng nếu ngửng đầu lên hay làm một động tác co duỗi cơ thể cho đỡ mỏị.

Xà Lim, Phòng Kỷ Luật

Xà lim là phòng trừng phạt mà tù nhân kinh sợ nhất. Bề ngang của phòng thường là 60 cm và cao khoảng 110 cm. Vì thế các tù nhân không thể đứng, không thể duỗi chân hay nằm xuống. Họ không cả dựa vào tường được vì vách tường lởm chởm những cạnh nhọn. Có 20 phòng kỷ luật cho tù nhân nữ và 58 phòng kỷ luật cho tù nhân nam.

Họ thường thường bị nhốt từ 7 đến 10 ngày tùy theo các tội như để một vết dầu mỡ dính vào quần áo, không nhớ thông điệp Tết của ông Chủ Tịch Nhà Nước hay không đạt tiêu chuẩn năng suất làm việc.

Khi tù nhân được thả về từ những xà lim này, chân của họ bị cong vòng, thương tổn vì bị lạnh trong mùa đông, và vì vậy họ đi rất khó khăn.

Nhiều tù nân trở nên tật nguyền vì thiếu vận động và cuối cùng phải chết vì phải làm việc ngay sau khi được thả. Các tù nhân gọi xà lim kỷ luật là "Phòng Chilsong", có nghĩa tử phòng của một loại quỷ đen.

Tháng 11 năm 1989, tôi bị nhốt trong xà lim 1 tuần lễ vì tội định che dấu một cái áo may hư bởi một cô thiếu nữ 20 tuổi. Người thiếu nữ này bị đưa tới phòng tra tấn và không ai thấy mặt cô ta lần nào nữa. Còn có những điều này, những luồng gió lạnh buốt người thốc lên từ lỗ đi cầu rất là đau đớn. Vào mùa hè, tù nhân cứ phải phủi hàng ngàn con giòi xuống lại lỗ đi cầu.

Sau khi được thả, tôi đi đứng khó khăn đến 15 ngày, nhưng tôi phục hồi lại được vì công việc tôi làm đã khiến tôi có cơ hội đi khắp chốn trại tù để truyền lệnh làm việc.

Họ nói thật là một ngày may mắn nếu một tù nhân nào đó bắt được một chú chuột trèo vào phòng từ lỗ cầu tiêu.

Tù nhân dùng tay không bắt sống con chuột và ăn sống nó, vì chuột là loại thịt duy nhất có trong tù. Họ nói ăn thịt chuột sống ngon tới độ không thể quên được. Nếu họ bị bắt ăn thịt chuột, ngày phạt sẽ bị gia tăng. Vì thế họ rất cẩn thận khi bắt và ăn thịt chuột.

Các Tù Nhân Chỉ Được Dùng Nhà Cầu Hai Lần Một Ngày

Chỉ có một một nhà cầu tập thể, một mét rộng và 2 mét dài, cho mỗi 300 tù nhân. Năm hay sáu tù nhân dùng nhà cầu một lúc. Nhóm đầu được rời chỗ làm đi tiểu tiện với một thẻ gỗ cho phép. Sau đó họ trở về chỗ làm với thẻ gỗ đó. Nhóm kế tiếp được phép lại nhà cầu theo tính cách tập thể với thẻ gỗ cho phép. Qua cách này, tù nhân chỉ dùng nhà cầu hai lần một ngày theo nhóm khi tới ca, không phải khi họ cần phải đi. Tù nhân ngồi xổm trên một độ dốc và tiểu tiện trên sàn dốc đó. Chỉ có mỗi một lỗ ở cuối đường cầụ.

Xin vui lòng để ý đến tù nhân làm việc ở nhà cầu đang cầm tấm thẻ gỗ cho phép trong bức hình vẽ ở trên. (bài viết chuyển tới tòa soạn không có kèm theo hình ảnh nên chúng tôi thành thật xin lỗi cùng quý bạn đọc - Tạp Chí Cách Mạng) Tù nhân làm việc ở nhà cầu phải ở trong nhà cầu 17, 18 tiếng mỗi ngày. Thường thì họ là những bà có tuổi bị tàn tật, không đủ sức làm việc. Họ nhìn thê thảm với khuôn mặt bị sưng vù và vàng vàng vì mùi hôi thối. Một vài tù nhân muốn làm công việc này vì biết chắc chắn khẩu phần cơm được đầy đủ, nhưng thường thì họ chết trong vòng một năm.

Những Tù Nhân Chết Sau Khi Bị Giam Trong Xà Lim

Hun Sil Kim đ từng là hiệu trưởng của trường Đại Học Kỹ Sư - Ánh Sáng Bình Nhưỡng (Pyongyang Light Engineering College). Bà ta bị xử 5 năm tù vì tội đề nghị với Hội Đồng Giáo Dục Thành Phố giảm trách nhiệm lao động cho các sinh viên để họ có nhiều thời giờ học bài hơn.

Trong nhà tù, bà ta được chỉ định việc đo vải để may áo ấm cho các nhân công bên ngoài như là quà tặng trong ngày sinh nhật của Chủ Tịch Nhà Nước. Có một lần, bà ta tính sai khi đo phần vải nhập cảng bằng nylon nhưng sửa liền lập tức sự sai lầm đó và không có một phần vải nào bị phí bỏ. Tuy nhiên, bà ta bị nhốt vào xà lim 10 ngày với tội "định phá hoại". Bà ta bị què và liệt một phần cơ thể khi được thả từ xà lim. Vào một ngày nóng bức của mùa hè tháng 8, các bác sĩ trại tù dùng đá nung đốt đít bà ta xem bà ấy có còn cảm được sự đau đớn hay không.

Vài tuần trước khi chết, bà ta thầm thì nói với tôi, với giọng nói run rẩy và chẩy nước mắt "Tôi muốn được thấy bầu trời xanh. Chị biết không, các con tôi đang đợi tôi."

Khi được thả từ xà lim, bà cần hai tù nhân đỡ bà ta đi làm tại công trường và lúc về. Tên cai tù cho là bà làm bộ bị thương và quát lên: "Con chó đẻ! Mày nghĩ mày gạt được aỉ".

Lính canh tù đá bà ta như một quả banh lông và chịu đựng đánh đập, những lời chửi rủa thô bỉ như vậy khoảng một tháng. Bà ta bị thương tích khắp người khi cố đứng dậy. Những chỗ bầm tím bắt đầu nưng mủ vì nhiễm độc. Bà thường bị xỉu. Bà được đưa đến phòng bệnh nhưng phải tiếp tục làm công việc của mình ở đây. Tôi ở cùng phòng này với bà vì tôi bị bệnh phó thương hàn (paratyphoid). Tôi đã ngửi mùi thịt bị đốt đến độ muốn mửa và xỉu. Tôi nhớ tên cai tù nói với tôi khi tôi vừa được đưa đến trại, "Mày phải bỏ tất cả quyền làm người!" Bà ta không bao giờ cảm thấy đau khi thịt mình bị nướng đốt.

Từ ngày đó trở đi, bà không thể cầm được việc tiểu tiện và đại tiện. Tôi bị đau đớn, nóng sốt nhưng đã cố hết sức mình để săn sóc những vết thương do bị nướng đốt với một miếng vải dơ bẩn được những tên bác sĩ đưa cho tôi. Vài ngày sau đó, tôi quá mệt và mê man bất tỉnh, không ai săn sóc bà ta dù bà rên la suốt ngàỵ

Vài ngày sau, tôi khá hơn, bò đến gần bà và gỡ miếng vải trên vết thương ra. Tôi ghê hãi khi thấy vết thương lúc nhúc những giòi bọ! Tối đó bà ta chết. Tôi gọi tên lính canh qua một lỗ nhỏ trên cánh cửa, "Thưa ông, có người chết ở đâỵ"

Câu trả lời là: "Rồi sao? Con chó đẻ! Đừng làm ồn. Chờ tới sáng mai!"

Sáng hôm sau, tôi thấy giòi bọ bò lổn ngổn trên sàn. Tôi phải dùng tay không vơ và hốt những con giòi này và bỏ vào trong một túi nylon.

Tôi nói với chính mình "Mày không được chết như vầy. Mày phải sống để nói cho cả thế giới biết chuyện nàỵ"

Bệnh Nhân Để Chết Trong Biệt Lập

Tôi đã bị cô lập trong một phòng bệnh và bị bỏ mặc đó để chết tới hai lần, năm 1989 và năm 1992. Bệnh phó thương hàn lây trong các tù nhân tháng 5 năm 1989. Nhiều tù nhân kêu đau bụng và nóng sốt trước khi mê man. Bác sĩ trại tù ra lệnh biệt lập họ trong một căn phòng nhỏ. Khoảng 50 bệnh nhân bị nhét trong một căn phòng nhỏ xíu, nhỏ đến nỗi người bệnh này nằm chồng chất lên người bệnh kia. Ai còn tỉnh thì đưa tay ra kêu cứu, ai mê man cứ bị nằm dưới rồi chết.

Yong Hi, một cô bé 19 tuổi, đã được đưa vào trại tù với mẹ của mình. Cô gọi mẹ mình với một giọng yếu đuối đòi một quả táo và chút nước trước khi cô chết dưới những người bệnh khác. Mẹ cô ta đang làm việc ở xưởng linh tinh nào hay biết con gái mình đã chết rồi.

Vào một ngày, tôi thức giấc để nghe giọng của mụ Shin Ok Kim, mụ y tá trại tù "Làm sao mà mày còn sống được? Ai cũng chết cả. Ra khỏi đây mau." Tôi là một trong vài người may mắn sống sót thảm cảnh đó. Khi tôi, chẳng hiểu vì sao, phục hồi sức khoẻ sau khi bị bệnh, tôi bị gửi đến phòng y tế. Trong trường hợp này, tôi đã mục kích cảnh giết các trẻ sơ sanh trong phòng y tế.

Cực Hình Và Mất Mạng Quá Nhiều Để Đúng Ngày Xuất Khẩu

Để đúng ngày xuất khẩu, các tù nhân thường làm việc đến 1 giờ sáng hay, hàng nhiều tháng, tù nhân ngủ ở ngay chỗ làm từ 2 đến 4 tiếng. Họ ăn, làm việc và ngủ tại chỗ. Những hàng hóa xuất cảng tiêu biểu nguyên năm là quần áo và nhiều loại cở khác nhau. Những hàng hóa này sản xuất cho thị trường ở Âu Châu, Nhật và Hồng Kông.

Một cách phi thể thức, tù nhân sản xuất đủ loại mầu sắc hoa hồng dùng để trang trí, mỗi tù nhân làm 60 cái trong 1 tiếng hay 1,000 cái mỗi ngày, để xuất cảng qua Pháp (từ tháng 9 năm 1990 tới tháng 1 năm 1991). Họ sản xuất khoảng 90,000 cái xú chiêng để xuất cảng qua Nga bán $2.00 đô một cái (Từ tháng 5 tới tháng 11 năm 1988), và không thể đếm được những chiếc áo lạnh bán cho Nhật (từ tháng 2 tới tháng 8 năm 1991).

Có những chiếc chảo lớn đựng nước để tù nhân thường xuyên rửa tay cho sạch. Mỗi tù nhân được cho một miếng vải trắng để che những cái đùi dơ bẩn và giữ hàng hóa được sạch. Hàng hóa sau khi hoàn tất được đóng hộp thật đẹp và chuyển đi xuất cảng.

Các tù nhân thường ngủ gục khi làm việc và bật dậy khi ngón tay bị các máy may gây thương tích. Họ lấy dầu máy may bôi lên vết thương và tiếp tục làm việc. Họ phải dấu những ngón tay bật máu đó vì sợ sẽ bị trừng phạt bởi tội ngủ gục. Quá nhiều hình phạt và mất mạng chỉ để đúng ngày xuất khẩu! Tôi được biết là lợi tức mua bán đã được dùng để mua những cái TV nhập cảng và tủ lạnh cho những viên chức công an và cảnh sát.

Tù Nhân Bị Chết Chôn Dưới Các Cây Ăn Trái.

Rất nhiều tù nhân chết vì làm việc cực nhọc, đối xử tàn tệ, và bị đánh đập. Những tử thi thường được chôn dưới những cây ăn trái trong vườn tù. Các trái cây (táo, lê, đào và mận) từ vườn Kaechon nổi tiếng là to và ngọt. Chúng nó được dành riêng cho các viên chức cao cấp của đảng và cảnh sát.

Có một lần, 150 tử thi được cuốn trong các chiếu rơm và chôn dưới các cây ăn trái. Gia đình không bao giờ được thông báo và các thi thể không thể nhận dạng được nữa.

Tôi nhớ vài nạn nhân biến mất dưới gốc những cây ăn trái. Kwang Ok Cho, một bà nội trợ 62 tuổi sống ở thành phố Shinuiju, bị bắt vì tội mua một cái chăn ở chợ đen để làm quà tặng đám cưới cho con gái mình; In Suk Kim, một bà nội trợ trung niên có chồng chết trong một tai nạn đạp mìn và trong mộng thường kêu lớn tên 3 đứa con của mình bị bỏ rơi ở nhà; Dok Sun Kim, một bà nội trợ trung niên sống ở thành phố Chongjin lúc nào cũng nghĩ ngợi lo lắng cùng cực về cha mẹ già của mình; Sa Won Kim, một bà nội trợ sống ở Kosong Kun, có người chồng tật nguyền cần bà ta vô cùng; Jong Shim Lee, cô gái 19 tuổi.

Có một lần, một nhóm tử thi tù nhân được chôn tập thể ở một địa điểm gần rừng cây hạt dẻ bên ngoài trại tù.

Tra Tấn Bằng Trời Lạnh Buốt

Một buổi tối mùa đông năm 1987 khi tôi đang bị điều tra trong cuộc cảnh sát Chongjin, tên thẩm vấn hét lên "Con chó cái! Mày làm dơ không khí ấm cúng trong phòng thẩm vấn. Tao sẽ dậy mày một bài học!" Hắn bắt tôi chỉ mặc đồ lót ngồi ngoài trời. Trời thì lạnh buốt bên ngoài. Tôi bị dội một thùng nước lạnh và bắt quỳ gối một tiếng. Chính ở chỗ này mà tôi lần đầu tiên thấy những tù nhân khác. Có khoảng 10 tù nhân quỳ trên đất trước tôi, nhìn giống như những tảng đá cuội kỳ cục. Sự tra tấn lạnh lẽo này tái diễn mỗi đêm trong suốt mùa đông. Sáu tù nhân đã chết vì kiểu tra tấn nàỵ

Có khoảng 10 tù nhân quỳ trên đất trước tôi. Tôi bị bảo quỳ đàng trước. Tôi đi qua các tù nhân để lên phía trước. Trời lạnh đến độ tên lính canh đi vào phòng ngay lập tức. Tôi nghe một giọng nói nhỏ "Ê, Đồng Chí Soon Ok, tôi đây mà!" Đó là Younghwan Choi, Quản Lý Tiếp Liệu của Huyện Hweryung! Chẳng mấy chốc, tôi đã nhận được khuôn mặt quen thuộc của 5 người đồng nghiệp cũ. Họ đều bị bắt cùng tội vu cáo như tôi. Tất cả đều biết rằng nếu họ chết vì cực hình tra tấn, họ sẽ bỏ mạng vì tội vu cáo. Vì vậy tất cả đều thể hiện một chí quyết tâm vượt qua sự tra tấn để sống.

Tuy nhiên, tôi đã mục kích 6 người chết vì cách tra tấn lạnh buốt này trong suốt mùa đông. Cái lạnh làm đôi bàn tay, cặp chân và hai cái tai của tôi đau buốt trong khoảng 20 tới 30 phút đầu. Nhưng sau đó thì tôi chẳng có một cảm giác gì nữa. Khi chúng tôi bị bảo phải đứng lên sau một tiếng, chúng tôi có thể nói đã bị đông đá và không thể đứng lên đươ.c. Tất cả chúng tôi đều ngã nhiều lần trước khi, không hiểu vì sao, cố đứng lên được và té lên té xuống khi trở về căn phòng tù lạnh lẽo.

Chẳng bao lâu sau đó, cặp tai của tôi sưng lớn lên. Đôi bàn chân của tôi cũng sưng lớn tới độ không thể đi vừa với đôi giầy của tôi. Nước rỉ ra từ những chỗ lở loét trên đôi chân sưng phù của tôi. Cuối cùng, khi tôi rời phòng thẩm vấn và bị đưa đến trại tù, một tên cai tù bảo tôi bôi nhựa thông lấy từ xưởng giầy lên vết thương. Nhựa thông làm rữa thịt của tôi ra và tôi đã thấy cả xương chân của mình. Tuy nhiên, nhờ nhựa thông, thịt da mới bắt đầu kéo che xương và, khoảng 6 tháng sau, chân tôi đã trở lại bình thường. Tôi không nhớ khi nào đôi tai sưng của tôi đã lành lặn trở lại.

Tra Tấn Bằng Nước

Một ngày đầu tháng 3 năm 1997, tôi bị đưa tới một phòng tra tấn mà tôi chưa bao giờ đặt chân đến. Tôi thấy một chiếc ấm đun nước lớn trên một chiếc bàn nhỏ và một chiếc bàn gỗ thấp với những dây trói cao khoảng độ 20 centimeter. Bất thình lình, một trong hai tên thẩm vấn dùng chân ngáng cho tôi ngã. Chúng trói tôi trên mặt bàn và tống vòi ấm vào miệng tôi. Cái vòi được chế để đẩy banh cuống họng tôi cho rộng ra và tôi không thể làm cách nào để ngừng nước chẩy vào bu.ng. Gần như ngẹt thở, tôi phải thở bằng mũi. Miệng tôi tràn đầy những nước và chẩy tràn qua mũi. Khi tôi sắp sửa ngất đi vì đau đớn và ngẹt thở, tôi không thấy gì cả và cảm thấy như lơ lửng giữa thinh không. Tôi đã bị tra tấn qua nhiều hình thức như là bị quất roi, bị đánh bằng roi cao su hay cây cứng, hay tay bị vặn bằng những thanh gỗ giữa những ngón tay, nhưng cách tra tấn này tàn độc nhất.

Tôi không nhớ là đã ngất đi bao lâu nhưng khi tôi tỉnh dậy, tôi cảm thấy hai tên thẩm vấn đang nhẩy trên một miếng ván đặt trên chiếc bụng căng phồng của tôi để ép cho nước trong người tôi trào ra. Thình lình tôi nôn mửa và cứ nôn mửa đau khủng khiếp.

Tôi không biết số lượng nước đã đổ vào thân mình nhưng tôi cảm thấy như những tế bào trong cơ thể đầy những nước, và nước đang trào ra từ người của tôi qua đường miệng, mũi, hậu môn và âm hô..

Tôi chập chờn nghe ai đó nói "Tại sao con chó cái này không tỉnh dậy. Nó chết rồi à?" Tôi không thể đứng lên và vì vậy tôi bị kéo lê về phòng ngày hôm đó. Từ ngày đó trở đi, tôi bị sốt cao độ và thường bị xỉu. Cả người tôi sưng phù đến nỗi mắt tôi không cả mở được. Tôi chỉ có thể tiểu vài giọt nước pha máu kiểu như vắt sữa và cảm thấy đau nhói ở bọng đái. Tôi đứng lên và đi lại được khoảng 2 tuần sau.

Tôi không biết giải thích thế nào mà tôi có thể sống sót qua thảm trạng như thế. Tôi chắc chắn vong mạng nếu điều đó xẩy tới tôi trong một cuộc sống bình thường. Có lẽ tôi đã phát triển được một quyền lực siêu nhiên nào đó giữ được mạng sống của mình trong trường hợp nguy kịch.

Vị Hiệu Trưởng, Một Nạn Nhân Bị Tra Tấn

Năm 1987, một vị hiệu trưởng sống ở thành phố Chongjin phát hiện 2 giáo viên bị giết tối hôm trước trong phòng trực của trường. Ông lập tức báo cáo vụ án mạng với cảnh sát. Khi cảnh sát không điều tra gì được, chúng nó bắt ông ta và buộc tội giết người. Ông ta trải qua nhiều cực hình tra tấn cả hai năm và ép nhận tội giết người.

Khi tôi thấy ông ta trong phòng giam cảnh sát, cải hai lỗ tai ông ta đều đã bị cắt mất chỉ còn trơ hai cái lỗ. Tôi không hiểu thế nào nhưng những ngón tay của ông ta bị cắt ngắn và chụm lại với nhau. Ông ta bị tàn phế thảm hại, chân cao chân thấp và không cả đi được. Miệng ông ta bị méo xệch và không kìm được đôi môi khiến rất khó hiểu khi nghe ông ta nói. Ông là một người cao lớn đẹp trai trước khi bị bắt, nhưng trở nên lùn xủn như một đứa trẻ 10 tuổi trong vòng 2 năm trong nhà tù cảnh sát.

Ông là người hiệu trưởng của trường nữ trung học Subok trong thành phố Chongjin, phía bắc tỉnh Hamkyong. Ông dâng hiến cả đời mình cho nền giáo dục với nghề thầy giáọ

Ông kêu vô tội trong suốt những lần tra tấn thảm khốc. Hai năm sau đó, hai tên tội phạm bị bắt về tội ăn cướp, thú nhận là chúng đã lẻn vào trong trường để ăn cắp chiếc đàn organ, gặp hai người nữ giáo viên, và giết họ sau khi không hãm hiếp được ho..

Chẳng một ai bị trừng phạt hay bị trách nhiệm trong việc bắt lầm người. Không cả một lời xin lỗi. Chẳng những thế, cảnh sát vùng đã ép ông ta ký giấy nói rằng ông ta sẽ không bao giờ kể về chuyện ông ta bị tra tấn.

Ông hoàn toàn bị tàn phế và chẳng nhận được một sự bồi thường nào cả. Ông ta chết chỉ một thời gian ngắn sau khi được thả.

Vụ này cho thấy sự kém cỏi của các điều tra viên của cảnh sát Bắc Hàn và, như hậu quả đã thấy, thông thường là họ tra tấn những nạn nhân vô tội để lấy những lời nhận tội không đúng sự thật.

Tù Nhân Bị Đánh Đập Tàn Nhẫn

Một trong những cách tra tấn thường thấy là trói tù nhân trên những thanh sắt, tay chân bị trói dạng ra như chim ưng xoè và đánh người ta khắp nơi trên thân thể bằng một miếng cao su hay roi da bò. Chỉ nội sức nặng của chính cơ thể mình không thôi đã đau đớn không chịu nổi rồi. Khi bị đánh, da bị rách nát, máu tóe ra và tù nhân bắt đầu cảm thấy da mình không còn là của con người nữa. Khi một tù nhân được cởi ra khỏi những thanh sắt, cả người anh ta sưng to đến nỗi anh ta không thể khom lưng hay đầu gối. Tù nhân phải đại tiện và tiểu tiện qua cách đứng.

Ở trung tâm giam giữ cảnh sát Nongpo, có 3 phòng tra tấn người và đủ loại tra tấn được tập thường xuyên trên các người bị giam giữ. Lúc đó tôi được 39 tuổi. Họ tra tấn tôi đủ loại nơi đó.

Có lần tôi kháng cự lại khi họ định cởi quần áo tôi ra. Một tên tra tấn đấm vào mặt tôi mạnh đến nỗi tôi ngất xỉu trên sàn. Sau đó một lúc, tôi tỉnh dậy thấy miệng mình đầy đầy những gì. Đó là những chiếc răng của tôi. Rõ ràng tôi bị chẩy máu rất nhiều vì trên sàn toàn là những máu của tôi. Mặt mũi tôi sưng vù đến nỗi tôi không mở được cả mắt. Tôi nhổ ra những chiếc răng gẫy bằng cách dùng ngón tay để kéo môi mình lên. Bốn chiếc răng ở hàm trên bị gẫy. Thường thì tôi bị mang đến phòng tra tấn lúc 5 giờ sáng và ở đó đến nửa khuyạ.

Xé Rách Toạt Lỗ Tai Của Tù Nhân

Vị Thủ Quỹ của Hội Seamen của thành phố Chongjin là một người cao tuổi, 60 tuổi. Ông ta không chịu nổi những màn tra tấn tái diễn hàng ngày. Khi tên điều tra viên xé đứt lỗ tai của ông ta và bắt đầu xé nốt cái tai kia, ông ta quyết định làm vui lòng tên điều tra bằng cách bảo mình là tên đại ăn cắp, càng lớn càng tốt. Vì thế, ông ta nói với chúng rằng ông ta ăn cắp một chiếc đầu máy xe lửa ở nhà ga thành phố. Ông ta được biệt hiệu "Đầu Xe Lửa" từ những tên điều tra và quan chức cảnh sát.

Tù Nhân Bị Dùng Để Dượt Võ

Một tù nhân trong nhà tù cảnh sát trở nên là một người khác, da bọc xương, vì bị đói khát và tra tấn. Những tù nhân nam hình như là bị thiếu dinh dưỡng và mất trí nhanh hơn là các nữ tù nhân. Những tên lính giữ ngục thường dùng các tù nhân như những cái đích để tập võ. Chúng đấm đá tù nhân trong suốt cuộc tập võ. Tù nhân ngã đổ máu ngay cú đánh đầu tiên và nằm bất động một lúc trên sàn xi măng cho tới khi bị đá trở về phòng ngục.

Những tên lính giữ ngục thường mang cá vào nướng trên bếp, bay mùi thơm lừng tới các tù nhân. Cách tra tấn này cũng gây khổ sở như bất cứ cách tra tấn nào đối với các tù nhân ốm đói.

Những Người Đạo Thiên Chúa Bị Giết Vì Không Chịu Bỏ Đạo

Xưởng đúc sắt được coi là nơi làm việc khó khăn nhất trong trại tù. Những người có đạo Thiên Chúa thường bị đưa tới đó làm việc. Một người đạo Thiên Chúa làm việc ở xưởng đúc sắt đã bị giết bằng cách treo cổ nơi công chúng hôm tháng 12 năm 1988 vì đã giấu một người bạn trong nhà mình trước khi anh ta bị bắt.

Mùa xuân năm 1990, tôi mang một chỉ thị làm việc tới xưởng đúc sắt của khu tù nam. Năm hay sáu người tù Thiên Chúa Giáo lớn tuổi bị bắt đứng thành hàng và bị ép chối bỏ đạo Thiên Chúa của mình và ép nhận Lý Tưởng Juche của Nhà Nước. Tất cả các tù nhân bị lựa đó đều đứng im lặng trước những lời ra lệnh đi ra lệnh lại để bỏ đạo. Những tên viên chức công an trở nên tức giận qua điều này và giết họ bằng cách đổ những sắt nung lỏng lên từng người một.



Lời chứng của Bà Soon Ok Lee


Phần II



Người Vợ Của Một Phu Than Đá Bắc Hàn

Jong Ok Kim, khoảng 45 tuổi, vợ của một thiếu niên, huyện Hwerytong, bị bắt vì tội ăn cắp khoảng 20 lít ngô từ một nông tác xã gần đó khi con của bà ta gần chết đói ở nhà vào mùa xuân 1987. Trong suốt cuộc xử, tên tòa chửi rủa bà ta về tội ăn cắp. Trước mặt bà ta có một cái Microphone nhưng bà ta không biết nó là cái gì. Bà ta nói lẩm bẩm trong miệng "Dĩ nhiên rồi, tôi biết ăn cắp là xấu. Nếu khẩu phần được tiếp tục thì tôi đâu phải ăn cắp? Đất nước gì mà ghê quá."

Lời than của bà bị tên tòa nghe được qua cái microphone. Hắn ta tức giận và xử phạt bà ta 15 năm lao động khổ sai trong tù vì tội "chỉ trích chính sách đảng". Bà ta chết trong mùa thu năm 1992 vì thiếu dinh dưỡng và tiêu chẩy, sau khi tù được 5 năm.

Bà ta bị giam trong phòng ngục kế tôi trong suốt cuộc điều tra của cảnh sát nhưng chúng tôi không hề thấy nhau lúc đó vì sự di chuyển của tù nhân luôn luôn bị kiểm soát một cách gắt gao khiến tù nhân không thể gặp nhau. Những tên lính canh trong nhà tù, tuy nhiên, luôn luôn cảm thấy buồn chán khi trực hàng nhiều tiếng và chúng thường hay hỏi tù nhân đủ loại câu hỏi, "Ê con kia! Tên mày là gi? Mày sống ở đâu? Bị tội gì? v.v..."

Tôi nghe lóm chúng nó chuyện với những tù nhân khác và biết về họ và, cũng qua cách đó, những tù nhân khác biết tôi cho dù chúng tôi không bao giờ gặp nhau.

Một ngày trong tù năm 1988, tôi đang mang chỉ thị làm việc như mọi khi thì một tù nhân bất thình lình chặn tôi lại qua cách kéo áo tôi và nói thì thầm với tôi "Có phải bà là Giám Đốc Tiếp Liệu của huyện Onsong không?"

Nói chuyện với nhau là vi phạm luật nhà tù. Tôi sợ quá nên bỏ đi không nói một lời. Ngày hôm sau, khi không có lính canh xung quanh, tôi hỏi bà ta "Làm sao bà biết tôỉ" Chúng tôi biết nhau như thế trong tù.

Bà ta làm ở xưởng da trong tù. Bà ở trong tù được khoảng 5 năm cho đến khi, một ngày của mùa thu năm 1992, bà ta trở nên quá yếu để làm đủ năng suất đòi hỏi. Bà bị phạt giảm phần ăn và trở nên yếu hơn vì ít thực phẩm hơn. Bà ta cũng bị bệnh tiêu chẩy nghiêm trọng và cảm thấy khát nước nhưng ở đó không có nước uống cho tù. Bà ta khát quá nên uống nước dơ từ cái chậu nước đã dùng lau sàn nhà nhiều lần. Ngày hôm sau, bà ngã gục xuống sàn khi đang làm một cái túi da. Bà không cả cử động khi những tên lính canh tù đá bà thật mạnh. Bà đã chết. Chúng phải cuốn thi thể bà ta trong một cái chiếu rơm và mang đi.

Một ngày trong năm 1994, khi tôi đang lẩn trốn ở Trung Cộng, chờ cơ hội để trốn qua Hán Thành, tôi nghe đài nửa khuya từ Hán Thành cho biết có hai anh em trẻ tuổi đã đến Hán Thành từ Bắc Hàn. Tên của họ âm vang trong tai tôi. Khi tôi được đưa qua để thẩm vấn về tình báo ở Nam Hàn, tôi đã chắc chắn rằng hai người anh em đó chính là con trai của Sung Ok Choi.

Khi tôi dự định thăm hai người con của bà ấy ở Hán Thành, những viên chức tình báo khuyên tôi không nên nói cho họ biết về cái chết của mẹ họ, vì hai người con này rất nhậy cảm trong vấn đề tình cảm. Vì vậy tôi đã không nói về cái chết của mẹ họ khi tôi gặp họ. Một ngày trong tháng 4 năm 1998, họ đến thăm tôi và cho tôi biết rằng họ có nghe những người thân ở Trung Cộng cho biết là mẹ của họ đã chết. Lúc đó tôi mới xác nhận nguồn tin đó. Họ đang sống ở Nam Hàn và viếng thăm tôi thường xuyên.

Những Hình Ảnh Thường Thấy Của Tù Nhân Lúc Làm Việc

Chính thức thì mục đích của trại tù để cải tạo tư tưởng của các tù nhân. Sự thật, tuy nhiên, trại tù lại là nơi để bóc lột sức lao động nô lệ. Các tù nhân làm việc 16 tới 18 tiếng mỗi ngày không được trả lương. Những cái roi da bò lúc nào cũng treo sẵn trên tường và những phụ nữ bị đánh, đá hay bị đấm hàng ngày mà chẳng vì một nguyên cớ nào cả. Các tù nhân không được phép nói chuyện, cười hay nghỉ tay. Thêm vào đó, các tù nhân luôn luôn phải cúi đầu và chỉ được làm rập một cử động làm việc. Kết quả là hơn một nửa các phụ nữ có những cục sưng trên đầu hay bả vai, lưng bị gù hay tàn tật. Những tên cai tù hay lính canh lúc nào cũng đeo khẩu trang vì không thể chịu nổi mùi hôi thối từ các tù nhân! Các tù nhân thường tiểu tiện và đại tiện ngay chỗ làm việc vì họ không nín được.

Tù nhân chỉ được phép tắm 2 lần một năm. Vì thế tất cả các tù nhân đương nhiên là hôi thối. Cả trại tù tràn ngập mùi khó ngửi từ mồ hôi người và mùi thối khắm từ các tù nhân tràn vào phổi quý vị một khi quý vị bước chân vào trại tù.

Các cai tù và lính canh tù được chỉ định ở đó cho đến hết đời. Nhà cầm quyền Bắc Hàn không bao giờ thuyên chuyển họ đi nơi khác vì sợ rằng tội ác của họ sẽ bị rỉ ra ngoài.

Quý Vị Có Bao Giờ Nghe Đến Máy Chạy Bằng Sức Người Chưa?

Máy cung cấp điện ở Bắc Hàn hay bị hư hỏng và hầu như cứ cách một ngày tù nhân lại làm việc không có điện cung cấp lúc ban ngày. Nhưng vì luật trại tù là phải hội đủ năng suất hàng ngày có điện hay không có điện. Vì thế các nữ tù nhân bị đánh để dùng nhân lực chạy máy phát điện cho những máy may.

Có khoảng 100 cái máy may trong xưởng may, chạy bởi một cái máy điện. Các phụ nữ bị cưỡng bách, cứ 10 người một tổ, dùng vai để kéo sợi dây belt cho 100 chiếc máy chạy, mỗi tổ 1 tiếng. Sự cực khổ của các tù nhân thì ngoài sức tưởng tượng. Các cai tù trông nom việc sản xuất đánh các tù nhân để hội đủ số năng suất không một chút tiếc thương.

Các nữ tù nhân phải hội đủ số năng suất làm việc để được khẩu phần tiêu chuẩn 100 grams. Mỗi xưởng giầy đòi hỏi phải đóng một số lượng đinh không thể biết được, vì vậy mỗi tù nhân phải đóng từng đó số đinh hàng ngày.

Ngón tay của họ tất cả đều chai cứng, cong và co quắp. Hàng trăm tù nhân sản xuất 1,000 đôi giầy mỗi ngày, làm việc từ 16 đến 18 tiếng mỗi ngày để hội đủ năng suất làm việc.

Thường họ bị bắt làm việc cho tới sáng để hội đủ năng suất, qua việc bị trừng phạt tập thể vì những tù nhân khác đã không hội đủ năng suất.

Myong Suk Kim là một nhân công rất giỏi và thiện nghệ và làm những đôi giầy có chất lượng cao nhất cho các viên chức cao cấp. Những chiếc máy được làm ở Đức, nhưng chúng được nhập cảng từ thập niên 60 và bắt đầu hư hỏng vì ngày càng cũ. Một hôm, bà ta đã không thể hội đủ năng suất vì máy bị hư. Những tên lính canh đá bà ta và hét: "Con lợn, mày phải sửa máy của mày mau lên."

Có một ngày bà ta biết mình không thể hội đủ số lượng sản suất, bà ta uống nước cường toan hydrochloric được để ở đó dùng sửa máy để tự tử. Lúc đó là tháng Giêng năm 1992.

Các quản tù dậy những lớp về tư tưởng cho tất cả tù nhân, mỗi ngày, để ngăn chận việc tái tục của "sự đồi truỵ tư tưởng". Thật là mệt mỏi khi phải ngưng làm việc một tiếng mỗi ngày để đứng nghe những lời nói vô nghĩa, trễ một tiếng, trước khi được đi ngủ.

Các Nữ Tù Khiêng Phân

Các tù nhân già, làm việc chậm hay bị bắt gặp nhìn mình trên kính của cửa sổ bị đưa đến "tổ rớt" 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm để trừng phạt. Công việc chính của họ là lo hốt phân từ những thùng chứa phân ở nhà cầu của tù và đổ nó vào một cái thùng phân lớn hàng ngày để cung cấp cho những tổ trồng cấy đang làm việc ở những vườn tù bên ngoài bức tường. Mỗi tổ có 5 tù nhân phải kéo một thùng phân sắt nặng 800 kilograms.

Hai nữ tù đứng ở đáy hầm cầu, phân lên tới đầu gối, dùng tay không hốt phân cho vào một cái sô nhựa 20 lít. Ba nữ tù khác kéo cái sô nhựa lên trên để đổ những gì trong sô vào một cái thùng đưa đi chỗ khác.

Đôi khi những nữ tù kéo sô lên vì quá yếu, họ ngã xuống thùng phân của nhà cầu vì sức nặng của cái sô. Khi cái thùng phân đầy, họ kéo nó lại một cái hố lớn và sâu trên ngọn đồị

Vào một ngày mưa trong năm 1991, một bà nội trợ ở Pyongyang tên Ok Tan Lee khiêng phân cả ngày và sửa soạn đưa phân đến cái hố lớn. Nhưng cái nắp của thùng phân trên bánh xe đẩy không hiểu sao lại vướng và không mở ra được. Khi bà ta trèo lên thùng để đẩy cho cái nắp mở ra, bà ta bị trượt chân vì trơn do bởi mặt đất bị mưa ướt và ngã lao xuống hố phân. Cái hố phân sâu đến nỗi bà ta mất dạng trong đống phân. Một tên lính canh đứng đàng xa (chúng luôn luôn đứng xa vì mùi hôi thối từ các tù nhân) quát lên "Ngừng lại! Để nó chết dưới đó trừ phi chính tụi mày cũng muốn chết như vậy!" bà ta bị bỏ mặc chết đuối trong hố phân.

Nữ Tù Ở Xưởng Cao Su

Xưởng cao su của trại tù là nơi nguy hiểm và khó khăn nhất mà các nữ tù làm việc. Họ phải trộn những miếng vụn, cao su cũ với những hột cao su, khiêng chất liệu cao su này, trộn nó với keo cao su được nấu từ một chiếc thùng lớn tỏa những hơi độc, và bóp trộn nó trong một cái thùng tròn lớn. Tôi còn nhớ một nữ tù đầu bị phủ bởi nhựa cao su khi bà ta đang rửa cái thùng nhựa cao su thật cao. Bà ta bị chết ngạt.

Bởi vì không khí làm cao su bị bọt, cả xưởng bị hàn kín quanh năm. Thêm vào đó, xưởng lúc nào cũng toàn hơi nóng vì đổ khuôn đế giầy. Vì vậy lúc nào nó cũng ngột ngạt và không thoáng khí! Chất trộn dính trong thùng thường trào ra ngoài và các nữ tù phải đẩy nó trở vào thùng. Công việc này rất khó khăn cho các nữ tù ốm yếu và đói, và vì thế cái chất trộn dính hay kéo họ vào thùng và giết chết họ. Quá nhiều nữ tù bị chết và bị thương đến nỗi các quản tù cuối cùng, năm 1989, phải ra lệnh xưởng chỉ được chạy bằng các tù nam, hai năm sau khi tôi được đưa tới trại tù.

Các Trẻ Được Sinh Và Bị Giết

Khi tôi, một cách kỳ diệu, sống sót sau cơn bệnh phó thương hàn năm 1989, tôi được đưa đến phòng y tế để làm việc. Khi tôi đến phòng y tế, tôi thấy có 6 người mang bầu đang chờ đẻ. Tôi được lệnh ngồi chờ người xếp của mình đến và đưa tôi đi. Khi tôi ở đó, ba người đẻ con ngay trên sàn xi măng không có cả một cái chăn. Thật kinh hãi khi nhìn bác sĩ trại tù đá những người mang bầu với đôi giầy ủng.

Khi đứa trẻ vừa chào đời, tên bác sĩ quát lớn "Giết nó ngay. Một đứa tội phạm trong tù làm sao có thể nuôi con? Giết nó đi."

Những nữ tù dùng tay che mặt và khóc tức tưởi. Mặc dù sự sinh nở bị ép ra bởi chích thuốc, những đứa trẻ hãy còn sống khi sinh. Tù nhân/y tá, cặp tay run rẩy, bóp cổ những đứa bé để giết chúng. Những đứa trẻ, bị giết, được quấn trong một miếng giẻ bẩn, đặt trong một cái sô và mang ra ngoài qua cửa hậu.

Tôi bị chấn động bởi hình ảnh đó đến nỗi tôi hãy còn thấy những người mẹ tức tưởi khóc cho con của mình trong những cơn ác mộng. Hai lần tôi thấy họ giết trẻ sơ sinh khi trong tù.

Vài ngày sau đó, khi tôi quay lại phòng y tế làm những bổn phận hàng ngày, Shin Ok Kim và Mi Ok Cho, tù nhân/y tá làm việc trong phòng y tế, đã khóc sụt sùi và một người nói với tôi "Kế Toán Viên, chúng tôi là những con quỷ tàn tệ hơn cả những con quái vật. Chúng nó nói thi thể của các trẻ sơ sinh được dùng thí nghiệm làm thuốc mới."

Tôi quá sợ hãi đến nỗi tôi dùng ngón tay mình che miệng bà ta và nói "Tôi chưa bao giờ nghe bà nói điều này." Tôi vội vã bỏ đi trước sự hiện diện của họ.

Tôi được đưa đến phòng y tế một lần nữa khi tôi phục hồi từ chứng bệnh sưng màng phổi năm 1992. Lần này, có khoảng 10 người mang bầu trong cái phòng y tế nhỏ hẹp đó. Tất cả bọn họ đều bị chích thuốc để thúc sinh nở sớm và đang chịu đựng những cơn đau hàng nhiều giờ. Một người đàn bà, quá thiếu dinh dưỡng và yếu, không thể chịu đựng cơn sinh nở và đã chết trong lúc đau bụng sinh. Tù nhân/y tá nói nhỏ với tôi rằng đỡ đẻ một đứa trẻ đã bị chết thì khó hơn là đứa trẻ còn sống.

Những người đàn bà mang bầu khác mặt nhìn trắng bệch vì đau, mồ hôi đổ đầy trên mặt họ. Nếu họ rên lên vì đau, tên bác sĩ tàn nhẫn đá mạnh vào bụng họ và quát "Câm mồm! Đừng giả bộ đau!"

Tôi đợi người xếp ở ngoài hành lang đến ký nhận với tên bác sĩ để mang tôi đi. Tôi nghe tiếng khóc của Byung Ok Kim, 32 tuổi, và nhìn lén vào phòng qua cánh cửa nửa mở nửa đóng. Bà ta vừa mới sinh một đứa trẻ và khóc "Thưa ngài, xin cứu đứa bé." Bà ta không còn tỉnh trí vì đau buồn. Tất cả những người đàn bà khác đều im lặng và bà ta là người duy nhất khóc nức nở và lớn tiếng cầu xin. Tên bác sĩ ngạc nhiên một chốc. Nhưng ngay sau đó, hắn ta trở lại bình thường và quát "Mày muốn chết hả? Giết đứa bé đó đi!" Hắn đá bà ta thật mạnh.

Rồi tên bác sĩ Trưởng Phòng Y Tế bước vào và nói "Đứa nào đang la hét vậy hả? Cho nó vào xà lim phạt!" Tên bác sĩ Trưởng Phòng Y Tế đá bà ta nhiều cú thật mạnh rồi cho người kéo lê bà ta vào xà lim kỷ luật bởi vì bà ta không cả tự mình đứng lên được. Đây là một cảnh tượng mà tôi sẽ không bao giờ quên. Bà ta chết ngay sau khi được thả từ xà lim kỷ luật.

Hành Quyết Trước Mọi Người Trong Tù

Hành quyết là là điều thường làm trong và ngoài tù ở Bắc Hàn. Năm 1988, bẩy người đàn ông và một người đàn bà bị hành quyết trước mọi người trong nhà tù Kaechon mà không cả xét xử. Mỗi lần hành quyết trước công chúng, tất cả các tù, khoảng độ 6,000 người (1,800 tới 2,000 nữ và 4,000 nam), chen chúc nhau trong khoảng sân vuông nhà tù để coi.

Các nạn nhân luôn luôn bị bịp mồm để không thể lên tiếng chống đối. Họ bị trói trên cái cột qua ba nơi: ngực, hông và đầu gối. Sáu tên lính canh, mỗi tên bắn ba viên đạn vào ngực, tổng cộng là 18 viên. Khi những sợi dây trói ở phần trên bị đạn bắn đứt, phần trên thân thể đổ xuống với máu chan hòa, giống như thanh củi mục bị gẫy làm đôi, còn được trói lại trên cột bởi những dây bên dưới.

Thế rồi tất cả các tù nhân bị cưỡng bách phải đi vòng quanh để ngó tử thị.

Tù Nhân Nổi Điên Vì Mục Kích Những Vụ Hành Quyết Tại Công Cộng.

Những nạn nhân bị hành quyết gồm cả những người kêu xin được chết khi bị tra tấn, ăn cắp đồ ăn, hay chỉ vì khóc thương cho hai đứa nhỏ bị bỏ ở nhà. Lời buộc tội là thiếu niềm tin ở đảng của tổ quốc. Bao gồm cả những người bị vu cáo là "những phần tử chống đảng" hay "bọn phản động".

Nơi hành quyết ở công cộng quá đông các tù nhân đến nỗi những nữ tù đứng đàng trước mục kích cuộc hành hình ở khoảng cách độ 1 mét và thường bị máu văng trúng người. Một số các nữ tù quá kinh sợ đến nỗi họ nôn mửa, ngất xỉu, hoặc bắt đầu bị bệnh thần kinh (thí dụ như tự nhiên ca hát hay cười một cách điên dại). Họ bị đưa đến xà lim kỷ luật vì tội "tư tưởng yếu đuối" và "biểu hiện sự thương tiếc với kẻ thù của nhân dân".

Những ai bị điên hoàn toàn tự nhiên mất dạng và chẳng một ai biết chuyện gì đã xẩy đến với họ.

Hi Suk Choi và Young Ok Choi, hai bà nội trợ của thành phố Kimchaek, đã bị kỷ luật vì tội ca hát tại chỗ và sau đó chết vì bị tra tấn bằng điện. Trại tù Kaechon có 20 phòng kỷ luật mà lúc nào cũng đầy những tù nhân "tư tưởng yếu đuối" trong ngày hành quyết tại công cộng.

Tù Nhân Bị Giết Trong Phòng Ép Hơi Điều Hòa Nhiệt Độ

Có những tên đao thủ phủ thuộc Phòng Thẩm Vấn của Tổng Hành Dinh Công An Tỉnh. Ở đây, chúng hành quyết những tù nhân mà chúng xấu hổ để giết ngoài công cộng. Chúng luôn luôn giết tù nhân vào nửa đêm không cần xét xử và chôn dấu thi thể ở thung lũng ngay bên.

Có một phòng ép hơi điều hòa nhiệt độ được dùng để tra tấn và giết người. Phòng thì khoảng 60 phân (cm) vuông và độ cao được thay đổi tùy vào chiều cao của tù nhân. Trước hết, tù nhân thì bị đẩy vào một cái bao bằng rơm rạ, và bị đưa vào trong phòng với cái đầu kẹp giữa hai đầu gối của mình. Những hành động này thường xẩy ra vào lúc 1 hay 2 giờ sáng. Nhiệt độ đông lạnh được dùng cho mùa đông và nhiệt độ nóng được dùng cho mùa hè.

Một thiếu niên 17 tuổi, con trai của một người thợ hàn ở xưởng sắt Kimchael, bị mang vào đây khoảng tháng 10 năm 1987. Cậu ta bị bắt vì tội lập băng đánh nhau ở trường. Băng đảng đánh nhau được xem là tội phạm nghiêm trọng đưa đến sự lật đổ ở Bắc Hàn. Cậu ta bị giết trong phòng vì độ đông lạnh ở nửa khuya. Tôi nghe điều này từ Yong Ho, một tên lính canh, người nói với chúng tôi một cách kiêu hãnh "Tụi bay, lũ chó cái nên vâng lời trừ phi tụi mày muốn bị giết như thằng nhóc đó, đông cứng và bị nén."

Đúng thế, những tên lính canh khác cũng nói những lời đe dọa tương tự như vậỵ

Một chàng thanh niên trở nên điên loạn vì kết quả của những sự tra tấn tái diễn không ngừng. Một ngày, anh ta than phiền "Lãnh Tụ Vĩ Đại? Ông ta đã làm được gì cho tôỉ"

Anh bị bị đông lạnh cho đến chết trong phòng ngay tối hôm đó.

Cái phòng đó ở kế phòng ngục của tôi ngay cuối hành lang. Tiếng kêu la của một tù nhân cưỡng lại và tiếng giận dữ của lính canh cố đẩy anh ta vào cái bao rơm và vào phòng, luôn luôn làm tôi tỉnh giấc. Tôi luôn luôn thấy những tên đao phủ thủ bận đồng phục với một ngôi sao trên vai trong những lần đó. Trong suốt thời gian 14 tháng tôi ở đó, tôi nhớ có đến 5 hay 6 lần giết người trong căn phòng đó.

Tù Nhân Nam Bị Bắn Chết Vì Cố Lấy “Đất Sét Ăn Được” Từ Các Tù Nữ

Cuối tháng 2 năm 1990, chúng tôi mang đất sét ăn được trong những túi. Vài tù nhân nam phía bên kia con sông nhìn thấy chúng tôi ăn đất sét. Họ nhìn như những bộ xương với đầu lâu và cặp mắt sáng. Họ ra dấu với chúng tôi để xin ít đất sét. Không một ai trong chúng tôi trả lời vì sợ bị kỷ luật. Quá tuyệt vọng, ba người trong bọn họ đến bên phía chúng tôi để lấy đất sét.

Thình lình, chúng tôi nghe tiếng súng. Một cảnh tượng kinh khủng sau khi tiếng súng ngưng. Tất cả chúng tôi đều sợ hãi. Bộ ruột của một tù nhân nam lòi ra ngoài. Nhưng ông ta còn sống vì chúng tôi nghe giọng yếu đuối thều thào của ông ta "Cứu tôi với!" Người tù thứ hai bị bắn gẫy chân và đang chẩy máu. Người tù thứ ba chết ngay tại chỗ. Ngay sau đó, một chiếc xe vận tải chạy tới và một tên sĩ quan nói "Đưa chúng nó hết lên xe, sống hay chết". Chúng tôi được lệnh quay lại làm việc.

Tối hôm đó, khoảng 20 nữ tù kêu than đau bụng và chết vì ăn quá nhiều đất sét.

Cuối tháng 2 năm 1990, chúng tôi đang khiêng những lượt đất mới từ quả núi bên cạnh cho vườn trại tù. Thật là mệt mỏi để trèo núi rồi mang đất mới thẳng xuống vườn. Vì trời tháng 2 còn lạnh, chúng tôi không tìm được thảo vật nào để ăn trên núi, dù rằng chúng tôi đã tìm kiếm hết sức. Quá sớm trong mùa.

Có một ngày, tôi thấy một tù nhân ăn đất sét. Như mọi khi, chúng tôi đã kiệt lực, đói và khát. Một người trong bọn họ nói với tôi "Kế Toán Viên, bà có muốn một chút không? Cái này tốt và ngon lắm. Thử đi." Tôi chẳng lãng phí một giây nào và ăn nó liền. Đó là đất sét và, quả thật, bồn bột và rất ngon. Tôi ăn khoảng độ một nửa nắm tay hôm đó và tôi cảm thấy no và cảm thấy có sức hơn. Tổ của chúng tôi di chuyển chỗ đào bới tới bờ sông nơi mà ba tù nhân nam bị giết chết.

Tù Nhân Bị Bắn Chết Vì Ngủ Gục Trên Triền Cao

Tháng Hai năm 1988, khi đang khuân cái túi 20 kilogram đất lấy trên núi mang về vườn trại tù, một tù nhân nữ trượt chân và té trên triền núi, khiến hai người tù khác cũng bị ngã theo trên đường. Mặc dù họ có thể được giúp lên để nhập lại đoàn, họ bị bắn chết ngay lập tức. Những tên lính canh quát tháo những người còn lại "Tụi mày thấy chuyện xảy ra chưa? Đây là điều sẽ xẩy tới tụi mày nếu tụi mày ngã!"

Mọi tháng Hai, tất cả tù nhân đều bị vận dụng để mang đất trên mặt từ núi Kaechon tới vườn của trại tù. Quả núi ở bên ngoài trại tù, cao 600 thước, rất gồ ghề và trơn trượt khi trèo lên hay trèo xuống triền núi cao.

Mỗi nữ tù phải khuân túi nặng 20 kg đất trên lưng xuống tận nơi đất trồng cấy. Tù nhân bị đá và đánh đập nếu túi đất nào cân nhẹ hơn 20 kg. 300 tên lính canh tù và 350 tên cảnh sát đứng dọc theo con lộ chỉa súng trường vào đám tù. Tù nhân bị ra lệnh phải đi 3 chuyến buổi sáng và thêm ba chuyến nữa buổi chiều. Trèo lên và xuống ngọn núi cao 600 thước 6 lần một ngày như bị tra tấn. Tù nhân bị cảnh cáo rằng nếu họ đi ra ngoài con lộ cho dù một bước, họ sẽ bị bắn chết tức thì.

Tù Nhân Bị Giết Vì Ăn Cám Heo

Không có một chút thực phẩm nào được lãng phí trong nhà bếp của trại tù. Các tù nhân ở nhà bếp luôn luôn lấy những thực phẩm dư thừa bên ngoài để nuôi heo. Như thế, những con heo lúc nào cũng được nuôi đầy đủ và mập cho những viên chức công an. Các tù nhân ghen với những con heo được ăn ngon và sung sướng. Tổ chở phân cũng trách nhiệm rửa sạch chuồng heo. Những tù nhân chở phân lúc nào cũng đói đến độ nhiều người trong bọn họ liều mạng ăn cắp cám heo khi đi ngang qua. Khi bị bắt ăn cám heo, họ bị bắn chết ngay.

Những tù nhân trong tổ chở phân trông chờ được rửa chuồng heo vì họ có thể được ăn những chỗ cám heo còn thừa lại qua bàn tay còn dính đầy phân. Tù nhân trong tổ nuôi heo mang cám nuôi heo các tù nhân đến rửa chuồng heo, như thế các tù nhân rửa chuồng heo có thể sung sướng có cơ may có một "bữa ăn ngon" với những con heo.

Kum Bok Kim người quận Kanggye, tỉnh Jagang. Bà ta đẹp và có một tấm lòng rất tử tế. Một lần bà ta bị bắt gặp mang cám ra cho heo ăn khi mà những tù nhân khác đang ở xung quanh rửa chuồng. Bà ta bị đánh đập tàn nhẫn bởi một người cai tù và bị đá đến nỗi ngất đi. Bà bị ép viết giấy thú tội và bị gửi đi để điều tra thêm. Bà chết vì tra tấn trong suốt cuộc điều trạ.

Tù Nhân Bị Bắn Vì Ăn Cắp Ngô

Tất cả các tù nhân đều được vận dụng mỗi năm một lần cho công việc gặt mùa ở nông trại tù. Khoảng 400 lính canh đứng canh khi tù nhân làm việc bên ngoài trại tù. Tháng 9 năm 1990, 5 người tù nam không thể cưỡng lại được sự thèm muốn ăn ngô sống trong khi làm việc và họ đã ăn cắp vài trái để ăn một cách vội vã. Lúc đó, tôi đang đưa một lệnh làm việc tới một tổ gần đó. Năm người tù đó bị lính canh bắn chết ngay lập tức mà không cả có sự cảnh cáo nào. Trong tù, rất ít có các cuộc xử hay điều tra về các vụ kỷ luật hay giết tù. Kỷ luật và giết tù không cần xét xử hay điều tra thuộc quyền của quản đốc nhà tù.

Lính Canh Giết Tù Để Giải Trí

Có đôi lần tôi thấy những tên lính canh chận một nhóm tù nam lại để giải trí. "Ê, mày và mày, lại đây. nếu mày đi qua được kẽm gai, tao sẽ cho tụi mày về." Với những câu này, lính canh tù đang xúi các tù nhân vượt hàng rào giây kẽm gai gắn điện. Tù nhân quá tuyệt vọng và hoang mang đến nỗi, không cả chút ngần ngừ, họ nhẩy vào chỗ chết với niềm hy vọng mỏng manh được trở về nhà.

Điều này cho thấy sinh mạng tù nhân được coi như bỏ và thay thế một cách dễ dàng. Đây không phải là trường hợp ngẫu nhiên riêng biệt. Tôi đã nghe về điều này nhiều lần và chính tôi mục kích đến hai lần trong suốt thời gian 5 năm trong tù

Tù Nhân Bị Giết trong Cuộc Thử Nghiệm Chất Độc Hóa Học Mới.

Một ngày trong tháng Hai năm 1990, tôi đang làm công việc bàn giấy thường ngày ở văn phòng điều hành chỉ huy vào khoảng 10 giờ sáng khi, thật ngạc nhiên, tên quản đốc nhà tù, phó quản đốc, trưởng phòng tình báo và ba viên sĩ quan lạ mặt bước vào phòng. Một người trong bọn họ đưa tay chỉ cái gì đó bên ngoài cửa sổ của tôi. Tôi rất là sợ vì sự xuất hiện bất thường của họ. Rồi tôi nghe chúng nói "Xem kìa! Thật là mãnh liệt. Đúng là Tiến sĩ Sung Ki Lee là một nhà khoa học vĩ đại! Xong, từ giờ trở đi, đó là vũ khí chiến tranh hóa học."

Sau đó một lúc, khi tôi đi qua bên kia của căn phòng để đưa một số giấy tờ cho lính canh, tôi thấy chúng nhìn cái gì đó bên ngoài cửa sổ một cách nghiêm trọng. Trên đường trở lại bàn làm việc, tôi liếc lẹ ra ngoài. Tôi thấy rất nhiều tù nhân nằm la liệt trên sườn đồi, trào máu mồm và nằm bất động, bao phủ bởi một luồng khói lạ và xung quanh là một đống lính canh đeo mặt nạ ngăn hơi mà tôi đã mang cho tên cai hồi sáng sớm.

Tháng Hai năm 1990, tôi được tên cai gọi đi theo hắn tới một căn nhà kho của quản trại lúc 5:30 sáng. Hắn ra lệnh tôi lấy ra sáu bó (5 cặp trong mỗi bó) mặt nạ chống hơi với những bộ quần áo dài bằng cao su nhìn giống như đồ của thợ lặn ngoài biển. Khi tôi trở lại phòng tù của mình, tổng cộng 150 tù nhân, nhiều người từ mỗi tổ, đã được lựa và phân cách ra với các tù nhân khác.

Những tù được lựa hầu hết là tàn tật và những người phụ nữ yếu đuối chỉ có một chút giá trị lao động.

Tôi phải phát lệnh ăn trưa như thường cho số tù nhân nam nhưng 150 phần ăn ít hơn cho số tù nữ. Tù nhân bắt đầu đưa mắt nhìn nhau một cách sợ hãi khi 150 tù nhân đã không trở lại làm việc. Một bầu không khí căng thẳng bất bình thường và sợ hãi lan rộng trong đám tù.

Bình thường, Khi một tù nhân bị đưa đến xà lim kỷ luật, một lời công bố luôn luôn được nói về lý do tại sao tù nhân bị phạt kỷ luật để cảnh cáo những tù nhân khác. Nhưng tối hôm đó, có quá nhiều tù nhân bị đưa đến xà lim kỷ luật vì tội thì thầm với nhau, nhìn xung quanh một cách sợ hãi và trao đổi những dấu hiệu căng thẳng không kể cả có lời công bố thường khi. Tối đó, những xà lim kỷ luật chật đầy với một bản danh sách dài thòng những tù nhân chờ bị phạt. Rõ ràng, đám quản tù đã cố gắng che đậy vụ giết người.

Vào khoảng tháng 10 năm 1990, một người xếp kỹ sư được gửi tới đây từ Hamhung. Ông ta trách nhiệm cho một vụ nổ trong xưởng ở đó và đã bị bí mật hành quyết trong một căn ngục dưới đất khoảng 1 tháng sau. Lúc đó, tôi được lệnh giảm một phần ăn trong nhà bếp. Sau đó, tôi đã được, vì tin tưởng, cho biết về vụ giết này bởi một tù nhân/y tá có tham dự vào việc tiêu táng tử thi.

Trong thời gian đó, 500 tù nữ được gửi đi từ đây tới địa hạt Hwachon vì sự phát triển của xưởng hóa học. Độ khoảng 1 tháng, các tù nhân được đưa trở về. Một trong những tù nhân nói cho tôi hay ở Hwachon có một viện nghiên cứu đặc biệt về hóa học.

Giết Tù Nhân Trong Các Cuộc Thử Nghiệm Chất Hóa Học

Một ngày trong tháng 5, năm 1988, tôi ở tù được khoảng 6 tháng và hãy còn đang cố làm quen với cuộc sống trong tù. Tôi làm việc trên lầu 2 của xưởng xuất cảng khiêng những hàng hóa đã làm được một nửa từ bàn này qua bàn khác để ráp đóng. Trong một bữa ăn trưa, ngó qua cửa sổ, tôi thấy một đống bắp cải xu tươi ở lối cửa vào nhà bếp. Đây là lần duy nhất mà tôi thấy những cây bắp cải hình dạng tốt tươi như vậy trong tù. Tôi đói đến nỗi bắt đầu tự hỏi ai là người may mắn được ăn những chiếc bắp cải đó.

Một chốc sau đó tôi trở lại chỗ cũ, tôi thấy khoảng 50 nữ tù dùng tay bốc ăn bắp cải trong bát. Bắp cải nhìn giống như đã được hấp cách thủy. Ngay sau đó, tôi thấy tù nhân nôn mửa, hộc máu mồm và nằm rên rỉ trên đất. Tôi không thể đứng nhìn thêm nữa.

Nhưng khi tôi trở lại chỗ cũ một lúc sau, tôi thấy lính canh tù khiêng xác tử thi của các tù nhân lên xe vận tải.

Có nhiều người lạ mặc quần áo trắng xung quanh các tù nhân đang hấp hối. Điều này rất kỳ lạ vì các tù nhân chính trị bị kiểm soát gắt gao đến nỗi không ai được cho phép vào bên trong. Rồi tôi chợt nhớ đến, vài người của mỗi tổ, khoảng 50 nữ tù được lệnh ra bên ngoài trước đó.

Sau đó, có lời công bố là họ chết vì bị ngộ độc thức ăn. Các tù nhân biết chuyện và họ bắt đầu báo cho nhau biết qua ánh mắt. Những tên viên chức nhà tù rất lo lắng, cố giữ các tù nhân im lặng. Tại sao các tên cai tù quá sợ hãi vì sự ngộ độc thức ăn khi nó được nói đến không phải vì bị trừng phạt như những lần khác? Một cách khác thường, nhiều tù nhân bị đưa đến xà lim kỷ luật tối hôm đó vì tội thầm thì và nhìn sợ hãi.

Chuyển Dịch: Nguyễn Phượng Hoàng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn