BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72809)
(Xem: 62102)
(Xem: 39197)
(Xem: 31055)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Bao giờ cho đến ngày xưa

15 Tháng Hai 20227:08 SA(Xem: 1004)
Bao giờ cho đến ngày xưa
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

Vừa chuyển về báo Cựu Chiến Binh, sau bao ngày dài chờ đợi, được giữ trang văn hóa, văn nghệ của báo, một lần vô tình đọc một bài viết của tác giả Ngô Ương, Ngô dở nào đó. Tác giả này nhận định: “cả dân tộc Việt Nam phải quằn quại trong ách Thực dân Pháp”... Không cần để ý đến không khí trang nghiêm của tòa soạn , mình cứ ôm bụng quằn quại mà cười (Cũng may mình và một cậu được bố trí một phòng làm việc nhỏ xíu trong biệt thự của vị tướng võ biền Nguyễn Chí Thanh ( Người nổi tiếng trong thơ bút tre: “Anh Thanh ơi hỡi anh Thanh/Anh về phân bắc, phân xanh đầy chuồng” Nên động thái kỳ quặc của mình không bị ai chấn chỉnh, dòm ngó vì khi đó cậu con sếp cùng phòng đi công tác vắng. Vì thế dù không đồng nhất mình với đảng, cũng không đến nỗi phải “trưởng thành trong nỗi sợ hãi các đồng chí”

Việt Nam thời Pháp thuộc. Ảnh Dân Việt
Thời Pháp thuộc. Ảnh Dân Việt



Sở dĩ mình buồn mà phải cười vì ông mình 2 tháng rưỡi đã được cụ nội bế từ quê ra Hà Nội, rồi lớn lên học trường trung học Albert Sarraut, sau đó thi vào trường hậu bổ, ra trường làm thông ngôn cho chính quyền Pháp, lương cao, bổng lộc nhiều, một mình nắm giữ một ngôn ngữ duy nhất trong vùng, nên mỗi khi có thư từ hoặc liên quan đến chính phủ Pháp là cả làng, cả tổng phải nhờ cậy. Cũng vì có chữ, có chức, quyền lại giàu lòng thương người mà nổi tiếng khắp vùng. Bố mình và bác cả đi học có xe Peugeot từ Pháp gửi về, nhà có 13 gia nhân, người ở trong nhà, từ vú em đến xe tay, thầy dạy võ, người nấu ăn v.v Bà nội mình đẻ 14 bận, cứ sinh con xong là “thắt lưng, buộc bụng”, ăn canh lá dâu nấu với thịt nạc để tiêu sữa, giúp cơ thể thon gọn trở lại còn đi nhảy đầm hoặc tháp tùng ông nội, kẻo sợ cảnh ông đi một mình sa đà vào chốn cô đầu ở ngõ chợ Khâm Thiên rồi bị các cô chèo kéo, chiếm giữ v.v

Ngày cách mạng đến, lãnh đạo thành phố bắt ông bà mình phải giải phóng gia nhân, người ở trong nhà để xóa bỏ vĩnh viễn chế độ người bóc lột người. Nhiều lần mình nghe mẹ kể lại: Mấy bác gái cứ quỳ xuống ôm gấu quần lụa trắng của bà mà khóc: “Con không cần biết cách mạng nào hết, con chỉ cần ông bà thương con, cho phép con ở lại với ông bà, hàng tháng con có tiền lương gửi về nuôi chồng, con mẹ già ở quê, thỉnh thoảng sẵn xe nhà, bà cho con theo chú lái xe về thăm nhà là được, con xin bà (bà mình buôn gạo tấm từ Nam Định lên Hà Nội và vải từ Hà Nội xuống Nam Định bán nên có tài xế và xe tải riêng). Còn cánh đàn ông chỉ biết sụt sùi khóc, trong khi ông bà nội mình vốn quý người, đã bao năm coi họ như kẻ ăn người ở trong nhà, không bao giờ la mắng, đánh đập, cũng không muốn đuổi họ đi, đành lặng lẽ gạt nước mắt, nói thêm:

– Thời thế này ở lại làm sao được, đành phải để các anh các chị về quê thôi. Bây giờ trong nhà có thứ gì, các anh các chị cần thì lấy hết đi, nếu không cách mạng về cũng tịch thu hết.

Vài chục năm sau mẹ mình kể: Vô tình đi đường gặp lại mấy người đó, họ túm mẹ lại kể lể về sự đổi đời nhờ cách mạng: “Ôi trời, đang ăn trắng, mặc trơn, được ông bà Phán đối xử tử tế , ban phát tình thương nghĩa cử, giờ về làm nông dân, cứ lấy đít trâu làm đích, nhằm thẳng vào mông trâu mà tiến, khổ trăm bề , cô ạ”

Mẹ còn bảo “nếu họ không túm áo mẹ lại, giới thiệu tên tuổi thì mẹ chẳng nhận ra ai vì cách mạng đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo, nét mặt, thân thể của họ . Gầy đen như quỷ đói, nghèo nàn phủ đầy thân, chẳng những ngực hép, mông lép, tay chân khẳng khiu, mà quần áo còn sờn rách, vá víu, thậm chí đôi dép dưới chân cũng chẳng có mà đi…Tóm lại là nghèo và má như sâu (xấu như ma). 

Sau năm 1982 tốt nghiệp đại học ra trường, hết giáo bản lại giáo làng, cuối cùng đầu 1993 được vào làm tại tòa soạn báo Cụu Chiến Binh, mình may mắn gặp lại ba bác già trong số 13 người ở của ông bà nội mình khi đó. Họ dè bỉu: “ Trời ơi, Tôi chẳng biết thực dân Pháp độc ác đến mức nào, tôi chỉ biết làng tôi ra đường đất sét trơn như đổ mỡ, ruộng đất cằn cỗi , làm thủy lợi còn không biết cách mà người Pháp sang, xây dựng đê điều, khai thông mương máng, chưa kể họ còn mang từng kilôgam nhựa đường chở cả tháng trời bằng tàu thủy sang Việt Nam làm đường sá, hàng trăm năm chưa hỏng. Cả nhà cửa, trạm bưu điện, cầu, cống cũng thế. Thử nhìn mà xem, cấu trúc gô tích của Pháp có đẹp đẽ, thoáng mát, mềm mại và bền vững không? Hay cục mịch, thô giáp, nặng nề như của Liên Xô xã hội chủ nghĩa? Còn Trung Quốc thì làm đâu là giở trò ở đấy , đến xây cái nhà máy Sứ Hải Dương chuyên sản xuất bát đĩa mà cái nào cũng méo xuệch méo xoạc, cho chó mèo ăn nó còn hẩy mũi bỏ đi, đành phải biến thành mảnh chĩnh vứt ở bờ tre… Bao nhiêu chuyên gia, kỹ sư Việt Nam mày mò, nghiên cứu tính chất đất, vật liệu làm bát, nhiệt độ lò nung v.v vẫn không sao chỉnh sửa được, phải nhờ chuyên gia Pháp từ cố quốc sang , sau bao nhiêu ngày mày mò nghiên cứu họ mới phát hiện ra là đám kỹ sư và chuyên gia Trung Quốc chơi sỏ, cố tình đặt tường nhà máy ngay cạnh đường tàu nên mẻ nào ra cũng bị tần số rung động làm thành của bát đĩa, ấm, chén méo xẹo. Vì thế họ quyết định đào một cái mương nước rộng ngăn cách giữa đường tàu và nhà máy để mỗi lần tàu chạy qua , không tạo ra các xung chấn bất lợi nữa, đồng thời rời xưởng làm bát đĩa vào sâu bên trong để dù là ngày hay đêm, có tàu chạy qua hay không , kế hoạch sản xuất bát đĩa cũng không ảnh hưởng gì. Nhờ đó Việt Nam mới có cái bát tròn mà ăn. Sang năm 1986, kinh tế thị trường mở ra, bát đĩa và gốm sứ Hải Dương bắt đầu cạnh tranh với mặt hàng từ địa phương tới trung ương của Trung Quốc và bất ngờ vượt lên, khiến họ thường xuyên phải lấy nhãn hiệu “made in Haiduong, Vietnam” dán vào bát đĩa của họ để xuất khẩu ra thế giới với giá rẻ như cho.

Tất nhiên , là chứng nhân của hai chế độ “cướp của, bóc lột” của thực dân Pháp và chế độ “cho dân và vì dân” của xã hội chủ nghĩa, nên ông còn nói nhiều lắm, đơn giản vì mình là cháu nội cụ phán Tuyển- người đã ra ân cho nhà bác ấy và những người nghèo ở thôn quê trong thời kỳ ông nội mình còn làm quan, hơn nữa mình còn là con của bố Khải Tuân- người bạn tại trường lục quân khóa 4, cũng là người thầy sáng suốt của bác ấy suốt quãng đời quân ngũ, bây giờ lại còn là phóng viên báo Cựu Chiến Binh nữa nên có bao điều cần bộc bạch chia xẻ bác ấy cứ túm lấy mình mà nói.

Bác bảo: Nếu kể về “tội ác” của thực dân Pháp đối với người dân trong chế độ bảo hộ thì cả một ngàn lẻ một ngày không hết , từ việc thấy đất đai Việt Nam bạt ngàn, họ nghiên cứu thổ nhưỡng , cấu tượng , độ pH môi trường của đất để đưa giống gì , cây gì vào chỗ đó cho thích hợp, cho nên khắp 63 tỉnh thành cả nước, các loại cây trồng từ đinh, lim, sến táu, vàng tâm, sao, cơm nguội hay xấu, sà cừ đều là của Pháp đưa hạt giống, cây con từ cố quốc sang, hầu hết có rễ cọc, ăn rất sâu vào đất, lá không rụng vào mùa đông, tuổi thọ cả trăm năm, rất thích họp với đặc điểm, đới khí hậu của vùng nhiệt đới gió mùa là Việt Nam, vừa tạo tầng, tán lấy bóng râm cho đường phố, vừa là lá phổi của thành phố , là máy điều hòa nhiệt độ khổng lồ cho bao phố phường , chòm xóm Việt Nam, nghĩa là lợi đủ đường, đến mức nhiều nhà thơ Xã hội chủ nghĩa phải vung bút đề thơ:

Nếu không có cây xanh

Đời sẽ buồn lắm đấy

Không có cây chở che

Đời nắng nôi biết mấy

Cây như người từng trải

Giấu bao nhiêu nỗi buồn

Sau vòm lá non tơ

Giấu bao chùm quả ngọt

Giấu tiếng chim thánh thót

Giữa vòm trời xanh mơ”*

Chưa hết, trong một lần đón mình ở cổng tòa soan, cụ còn kể: Dạo trước, cứ mỗi lần nghe mấy đứa con hàng xóm đọc “cây cao su quý hơn người” là cụ lại chửi đồng : Đ.mẹ tụi lãnh đạo Việt Nam, quân vu khống, lũ giết người hàng loạt…Biết bao nhiêu người từ đồng đất trống trơn, túp lều mái rạ dột nát, quanh năm suốt tháng chỉ được “công tử nhất bộ “ là cái áo cánh nâu và quần ống què vá chằng vá đụp- sản phẩm 1000 năm đô hộ của giặc Tàu phương Bắc, nhờ cao su mà đổi đời, vào làm công nhân có nhà gạch để ở, có lương để sống, hàng ngày đi cạo mủ cao su, còn có tiền để giành nuôi cả đại gia đình ở thôn quê nơi đất Bắc nữa. Riêng trong bộ máy hành pháp, lý trưởng, cường hào, quan lại vẫn là người Việt Nam, chính phủ Pháp chỉ là bảo hộ thôi, đâu có sưu cao, thuế nặng như thời Việt Minh cộng sản, giết người như ngóe, tìm đủ mọi cách bóp hầu bóp họng dân như bây giờ…

Cười quằn quại đến đau bụng, lại phải tự an ủi: Thôi thì “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Con người là một sự biệt hóa cao độ, người này khác người kia một trời, một vực nên ông bà mình trưởng thành nhờ thực dân, lương mỗi tháng tương đương 5 cây vàng, có của ăn của để, được giao lưu buôn bán , được nhận hàng xịn từ Pháp gửi sang v.v… còn tác giả vô thần kia, trưởng thành nhờ cách mạng, chỉ quen trưng thu, cướp bóc bằng các chính sách quái gở của đảng cộng sản, nên chẳng bận tâm làm gì . Nếu có mơ ước mình chỉ mong:

Bao giờ cho đến ngày xưa

Cái ngày xưa ấy Tây lừa dân Nam 

Làm đường chạy thẳng trăm năm

Không xây BOT bẩn, không làm khó dân

Lương công nhân dẫu khó khăn

So thời cộng sản sướng gần gấp ba

Dù bao thuế má đẻ ra

Làm sao sánh với Đảng ta bây giờ

Trăm con dân chẳng ai ngờ

Dân nhờ cách mạng vật vờ thây ma…

Bao giờ cho đến ngày xưa? 

T.K.T.T

Rút trong “Đoản văn”, có chỉnh sửa nhỏ

Nguồn : Đàn Chim Việt

——————————

*Thơ Khuất Quang Thụy

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn