BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72638)
(Xem: 62055)
(Xem: 39154)
(Xem: 31021)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nỗi Oan Khiên của Huyền Trân Công Chúa (1289 - 1340 )

29 Tháng Mười Một 20217:31 SA(Xem: 938)
Nỗi Oan Khiên của Huyền Trân Công Chúa (1289 - 1340 )
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
denthoHuyenTrancongchua
I - Công Chúa Huyền Trân Vu Qui

Sính Lễ
Ô, Lý hai châu, một má hồng
Huyền Trân bịn rịn... biệt Thăng Long
Đồ Bàn mây trắng đường heo hút
Chiêm Quốc rừng xanh núi chập chồng
Chiều xuống sương lam trôi mịt mịt
Đêm về trăng bạc trải mênh mông
Nương ngôi tinh Đẩu tìm phương Bắc
Ngùi xót... mẫu hoàng đang ngóng trông ...?
                Nguyễn Minh Thanh cẩn tác

Huyền Trân tủi phận
Ngậm ngùi tủi phận hồng nhan
Dùng dằng chân bước chứa chan ngại ngần
Đoạn trường giả biệt người thân
Châu Ô châu Lý bâng khuâng nẻo đường
Bơ vơ cảnh lạ người thương
Thăng Long ngoảnh lại mãi vương vấn tình
Chập chùng mây trắng phiêu linh
Đồ Bàn quạnh quẽ rộng thinh cõi buồn..!!
                              Nguyễn Minh Thanh
                              
Công Chuá Huyền Trân: con vua Trần Nhân Tông, em vua Anh tông, kết hôn với Chiêm vương Chế Mân năm 1306, Nhà Trần nhận sính lễ 2 châu Ô, Lý và CC HuyềnTrân được tấn phong Hoàng Hậu.

Năm 1307, sau khi Hoàng Hậu sinh hoàng tử Chế Đa Đa, quốc vương Chế Mân băng hà.

Vua Anh Tông, sợ em gái bị hỏa thiêu theo vua, lễ tục nước Chiêm, bèn sai Trần Khắc Chung sang viếng tang và tìm cách cứu CC HT.

Thành công. Về nước, do di mệnh phụ vương, CCHT xuất gia đầu Phật, pháp danh là Hương Tràng ni sư. Bà vừa tu hành vừa dạy dân dệt vải và làm thuốc cứu bệnh cho dân.

Di tích Bà còn tại Quảng Nghiêm Tự tức là chùa Nộm Sơn ở Nam Định. Mỗi năm đều có tổ chức lễ tưởng niệm Ni Sư Hương Tràng  vào ngày Bà mãn phần.

Ở Huế cũng có điện thờ CCHT trên núi Ngũ Phong, và lễ hội tưởng nhớ Bà hằng năm trọng thể.

II - Giải Nỗi Oan Khiên Huyền Trân Công Chúa

1- Trần Khắc Chung ( 1247 - 1330 ): vốn họ Đỗ. Do có chiến công, vua cho cải họ Trần, cùng họ với nhà vua.

Ông trải qua các triều Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông và Trần Minh Tông, thăng đến Tể Tướng.

Ngoài tài chinh chiến, ông còn  giỏi thêu thùa. Nên được dạy nữ công cho quý công chúa, tiểu thơ...

Trong sự kiện Huyền Trân ông là một trong hai người ủng hộ việc gả công chúa cho Chế Mân.

2-  Huyền Trân Công Chúa ( 1289 - 1340 ): là con của vua Trần Nhân Tôn, và là cháu ngoại của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn

Theo sử liệu, nhân chuyến du hành qua Đồ Bàn kinh đô nước Chiêm, vua Trần Nhân Tôn hứa hôn Công Chúa cho Chế Mân vua nước Chiêm Thành, lúc nầy Huyền Trân mới 13 tuổi.

 Năm 1305, Huyền Trân 15 tuổi, Chiêm Thành sai phái bộ hơn trăm người dâng hiến vàng bạc, hương quý, vật lạ làm lễ vật cầu hôn. Triều đình thuận, cho tiến hành hôn lễ...

Năm 1307, Chế Mân qua đời. Tháng 10 mùa đông, theo lệnh Trần Anh Tôn, Trần Khắc Chung cùng An phủ Đặng Văn vào Chiêm Thành cứu Huyền Trân vì sợ bị hỏa thiêu theo vua.

Công cuộc hoàn thành. Nhưng mãi hơn một năm sau Huyền Trân và đoàn giải cứu mới về tới Thăng Long. Do đó người đời nghi ngờ Trần Khắc Chung và Huyền Trân đã lợi dụng thời gian để tư tình...

Nhưng theo sử liệu, văn bia. khi thuyền vào đến vùng biển Quảng Trị thì bị bão lớn, sóng đánh dữ dội thuyền suýt chìm, phải tấp vào bờ.

Quảng Trị là hai Châu Ô, Lý. Vùng đất mà Chế Mân đã dâng cho vua Trần làm sính lễ để cưới công chúa Huyền Trân. Bấy giờ thuộc  nước Việt, có quan do vua Trần cử đến cai quản. Chính quan cai quản đất mới này đã giấu kỹ tung tích của Lão Tướng và Huyền Trân. Họ chờ hết mùa giông bão, và sửa chữa thuyền xong mới tiếp tục hành trình về Thăng Long. Và lúc này quân Chiêm cũng không còn truy đuổi gắt gao nữa...

3 - Lý Giải Nỗi Oan Khiên:

Không hề có chuyện tư tình giữa Lão Tướng Trần Khắc Chung và sương phụ Huyền Trân, với những lý lẻ sau đây:

Một là: Tuổi tác cách nhau quá xa.

Trần Khắc Chung lớn hơn Huyền Trân 42 tuổi.

Hai là: Nếu cho rằng Huyền Trân và Trần Khắc Chung có tình ý khi ông dạy Huyền Trân thêu thùa. Lúc nầy Huyền Trân 13 tuổi, ông đã 55 tuổi rồi. Làm sao một thiếu nữ con vua đi tư tình với người cỡ tuổi đáng cha, hoặc ông nội mình.

Ba là: Bảo rằng hai người có tư tình do việc thêu may. Thế thì khi triều đình nghị sự về việc gả Huyền Trân cho Chế Mân, duy chỉ có Trần Khắc Chung và một người nữa là thuận ý. Có ai muốn cuộc tình của mình chia biệt không?

Tới đây, xin kết thúc '' Tình truyện oan khiên " qua bài thơ:

Giải Nỗi Oan Khiên
Huyền Trân Công Chúa
Biển thảm khóc chồng thương nỗi con...!!
Bơ vơ hạc trắng vóc hao mòn
Huyền Trân sương phụ: - tâm ngời tuyết
Lão Tướng di thần: - dạ ngát son
Tình sử vô tư đừng bóp méo
Căn duyên hữu lý chớ vo tròn
Tà dương sơn tự ngùi... kim cổ
Ni Trưởng Hương Tràng trăng đỉnh non...
                         Nguyễn Minh Thanh

GA, Mùa Hoa Sen  2021
Nguyễn Minh Thanh kính bút

Phụ chú:
Thành Đồ Bàn ( tiếng Việt :Thắng lợi ) còn gọi  Chà Bàn (Trà Bàn)  thuộc xã Nhơn Hậu, cách thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định, 27 km hướng Tây Bắc.

Tham khảo:
- Gia Nguyễn st
- Các trang nhà Huyền Trân, Trần Khắc Chung...
Ý kiến bạn đọc
02 Tháng Mười Hai 20217:17 CH
Khách
Agreed 101%!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn