BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72638)
(Xem: 62055)
(Xem: 39154)
(Xem: 31021)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Cầm cố & thế chấp

29 Tháng Mười Một 20216:56 SA(Xem: 1721)
Cầm cố & thế chấp
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

hochiminh
Vietnamnet vừa chạy một mẩu tin ngăn ngắn (“Gần 1.000 Khách Hàng Vay Nặng Lãi, ‘Thế Chấp’ Bằng Hình Anh Khiêu Dâm”) với nội dung là lạ :

Ngày 26/10, cơ quan CSĐT Công an Q.Nam Từ Liêm đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Nguyễn Thị Vân Anh (29 tuổi, trú tại phường Thổ Quan, quận Đống Đa), Bùi Ngọc Thủy (37 tuổi, trú tại phường Cát Linh, quận Đống Đa) và Khương Thị Tuyến (29 tuổi, trú tại phường Bồ Đề, quận Long Biên) để điều tra về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự…

Theo điều tra, từ cuối tháng 12/2020, Nguyễn Thị Vân Anh cùng chồng là Đào Quốc Huy và các bị can Bùi Ngọc Thủy, Khương Thị Tuyến tham gia các nhóm kín về mua bán dâm trên mạng xã hội để quảng cáo cho vay lãi nặng theo hình thức “bốc bát họ”.

Nguyễn Thị Vân Anh đề nghị người có nhu cầu phải chụp chứng minh thư cùng ảnh chân dung, ảnh giao diện tài khoản mạng xã hội và đặc biệt là ảnh khỏa thân. Ai không đáp ứng được các điều kiện trên thì phải cung cấp mật khẩu điện thoại thế chấp hoặc tên đăng nhập, mật khẩu tài khoản mạng xã hội, tài khoản icloud.

Đến hạn không trả, vợ chồng Vân Anh sẽ dùng những tài liệu “nhạy cảm” này để uy hiếp khách hàng. Hành vi của nhóm này khiến nhiều người rơi vào tình trạng khốn đốn.

Qua hôm sau, BBC đăng lại bản tin thượng dẫn và cho biết thêm đôi ba chi tiết khá bất ngờ:

Nhiều ý kiến trên mạng xã hội cho rằng phương thức cho vay kiểu này đã xảy ra ở Trung Quốc từ lâu. Bạn Trần Mạnh Kiên phê phán rằng: “Người Việt có cái tài là kết tinh được những thứ cặn bã trên khắp thế giới về thành tinh hoa của mình. Từ quan tới dân. Từ tầng lớp trí thức tới người ít học. Như nhau cả nên đừng chê bai nha.” 

Danh khoản này dẫn chứng bằng một bài báo của tờ Người Lao Động với tựa: “Trung Quốc: Thế chấp vay tiền bằng ảnh khỏa thân.” Theo bài này, hàng trăm ảnh và video phụ nữ khỏa thân được sử dụng làm tài sản thế chấp cho các khoản vay trên một số dịch vụ cho vay trực tuyến ở Trung Quốc bị rò rỉ.

Cách “thế chấp” tân kỳ của người Tầu, không dưng, lại khiến tôi nhớ đến một tấm hình hiếm hoi của National Geographic:

“Bức ảnh đập ngay vào mắt người xem bởi vẻ hoang vu, tiều tụy: một lán nứa nhỏ ba vách nứa tuềnh toàng không nội thất, sau đó một vạt cây cối bị đốn trơ gốc và miếng đất mới khai phá chưa kịp xây cất nhà lán. Nhưng nổi lên hơn cả là hình ảnh Cụ Hồ và Lê Đạt. Ai xui mà chỉ có hai người ngồi xổm?

Cụ Hồ – chắc đến chỗ Trường Chinh có việc – hốc hác đăm chiêu, Lê Đạt mặt còn hơi sữa nhưng nom thẫn thờ. Tôi không thể không nghĩ đến hai cha con một nông dân già bán gà ế chợ chiều ủ ê bên nhau mà đường về thì xa và nhà thì nhẵn gạo…

Đặc biệt không một chút ranh giới phân chia đẳng cấp giữa người và người. Không một bóng dáng quyền lực. Tất cả là một khung cảnh buồn, hiu hắt, suy tàn… Mấy thành viên cuối cùng của một bộ tộc sống trên một dẻo rừng biệt lập được National Geography chụp được. Bức ảnh với hết không khí hiện thực ủ ê của nó cho thấy Cụ Hồ không thể không băng qua vùng biên giới bị quân Pháp chiếm đóng để tìm Mao Trạch Đông.” (Trần Đĩnh. Đèn Cù I, Westminster, CA: Người Việt, 2014).

Diện kiến cụ Mao xong, được giao ngay cho nhiệm vụ làm tiền đồn của phe XHCN, thái độ và tác phong của cụ Hồ thay đổi hẳn. Chả những rũ hết cái tâm trạng “ủ ê” mà cả tâm hồn còn bỗng “bừng nắng hạ” nữa cơ, nếu nói theo ngôn ngữ thi ca của thi hào Tố Hữu: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt trời chân lý chói qua tim.      
                                                             

Cũng “từ ấy” Bác đâm ra hơi khó ngủ, cứ chợp mắt là mơ thấy “sao vàng năm cánh mộng vờn quanh!” Câu hỏi đặt ra là Người đã cầm cố hay thế chấp cái gì mà đang rầu rỹ (“như một nông dân bán gà ế chợ chiều”) lại bỗng hoá rồng, trở thành một đấng quân vương – ngang xương –  như vậy?

Tôi xem lại sách vở thấy Wikipedia (tiếng Việt – giọng Hà Nội) có đoạn sau :

“Trong hồi ký Làm người là khó, Đoàn Duy Thành, phó thủ tướng giai đoạn 1982-1990 viết: ‘Khi chuẩn bị bắn Nguyễn Thị Năm, Bác Hồ đã can thiệp, Bác nói đại ý ‘Chẳng lẽ Cải cách Ruộng đất không tìm được một tên địa chủ cường hào gian ác là nam giới mà mở đầu đã phải bắn một phụ nữ địa chủ hay sao ?’ Nhưng cán bộ thừa hành báo cáo là đã hỏi cố vấn Trung Quốc và được trả lời Hổ đực hay hổ cái đều ăn thịt người cả !’ Thế là đem hành hình Nguyễn Thị Năm.”

Chỉ vì một cái lắc đầu của đám cố vấn Trung Quốc mà Hồ Chủ Tịch đã vội vàng đem ngay một “đại ân nhân của cách mạng VN” ra bắn thì chắc là nền độc lập của cả dân tộc đã bị Người bỏ vô tiệm cầm đồ (ở bên Tầu rồi) chớ còn “cái con tự do” gì nữa?

Bác quả là có máu mê cờ bạc. Các chú cũng thế. Tuy Bác đã đi xa (từ 1969) nhưng học tập và noi gương đạo đức cùng phong cách Hồ Chí Minh nên hai mươi năm sau, mấy Chú – Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười,  Phạm Văn Đồng … – lại lục tục “khăn gói quả mướp” sang Tầu để tiếp tục truyền thống (cầm cố và thế chấp) của tiền nhân.

Wikipedia – Hà Nội ghi: “Hội nghị Thành Đô (hay gọi là Mật ước Thành Đô) là cuộc hội nghị thượng đỉnh Việt-Trung trong hai ngày 3-4 tháng 9 năm 1990, tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) giữa lãnh đạo cao cấp nhất hai Đảng Cộng sản của Nhà nước Việt Nam – Trung Quốc. Cuộc họp mặt này nhằm mục đích bình thường hóa quan hệ giữa hai nước và hai Đảng. Cho đến nay, nội dung và các thỏa thuận trong cuộc họp của đôi bên vẫn chưa được công bố, tuy nhiên trên trang thông tin chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho đăng hình ảnh chụp trong hội nghị, trong những cột mốc ngoại giao quan trọng.”

Nhà báo Bùi Tín nhận xét: “Có rất ít thông tin chính xác về nội dung thật sự của cuộc gặp này được tiết lộ, nhưng ý đồ đen tối của những người lãnh đạo Bắc Kinh đến phó hội đối với tương lai của đất nước ta đã không che mắt được ai. Đến nỗi ngoại trưởng Việt Nam lúc bấy giờ, ông Nguyễn Cơ Thạch, người bị gạt ra ngoài rìa của cuộc họp lịch sử này, đã phải than thở: ‘Thế là một cuộc Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã bắt đầu!”

hochiminhmaotrachdong

Cuộc “Bắc thuộc mới” này, thực ra, đâu có đợi đến lượt các Chú mới bắt đầu. Cái gọi là Hội Nghị, hay Mật Ước, Thành Đô – chả qua – chỉ là một phương cách tái xác nhận “con đường nô lệ” mà Bác (kính yêu) đã chọn từ hồi đầu thế kỷ trước cơ :

“Tháng 10-1949, nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa ra đời. Hơn hai tháng sau Cụ Hồ bí mật len qua vùng địch ở Phục Hoà, Cao Bằng đi Trung Quốc qua Thủy Khẩu… Bác xuất ngoại, trong ATêKa chúng tôi rất mực vui. Đang vô thừa nhận mà lại sắp vớ được họ hàng toàn oách ra dáng hết. Đâu có biết đại thí sinh Hồ Chí Minh sắp dự cuộc khẩu thí mà nếu trúng tuyển thì đất nước sẽ đoạn tuyệt hẳn với thế giới. Chừng một tháng sau, Cụ về. An toàn khu mừng mở tom-bô-la, xổ số. Tôi trúng một bàn chải răng. (Trần Đ. sách đã dẫn, tr. 47).

Còn dân tộc Việt thì trúng quả đậm, quả bồ hòn! Tuy rất đắng nhưng lắm kẻ vẫn gật gù “làm ngọt” vì lắc đầu hoặc nhăn mặt thì sợ can tội “xuyên tạc lịch sử (hay “phá hoại tình hữu nghị Việt – Trung”) và đi tù mút mùa Lệ Thủy!

Tưởng Năng Tiến


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn