BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72637)
(Xem: 62055)
(Xem: 39153)
(Xem: 31021)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Người mẹ và người cha của ông Đặng Văn Việt

29 Tháng Chín 20217:16 SA(Xem: 1162)
Người mẹ và người cha của ông Đặng Văn Việt
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

"Một đêm đầu tháng 1 năm 1953 dân làng mời bác Thượng ra thôn nói chuyện. Ra khỏi cổng, họ trói bác lại và giải đi. Bác gái đã lặng lẽ uống một nắm thuốc ngủ.

Bác gái rất đẹp, tóc dài đến tận chân. Là con gái đầu của chủ một cửa hàng tơ lụa nổi tiếng ở phố Hàng Đào, Hà Nội. Bác theo đạo Phật, thường xuyên tụng kinh trên một cái am thờ nhỏ ở chân núi Mã Yên. Bác rất dịu dàng, có tình yêu đặc biệt với loài vật. Một con kiến bác cũng không nỡ giẫm lên. Vậy mà bác uống cả nắm thuốc ngủ.

Cụ Đặng Văn Hướng
Cụ Đặng Văn Hướng

….

Một sáng chủ nhật tôi đạp xe từ Bạch Ngọc về nhà.

Vừa qua chiếc cầu đá bắc qua con hói trước cửa đình làng Yên Lăng tôi nhìn thấy một đoàn người - là những ông già - đang bước chân xuống hói rửa mặt.

Bác Thượng, bác Tham.

Hai thân già ốm yếu, gầy xọp, tóc bờm xờm. Một sợi dây thừng buộc qua hai cổ chân được treo lên cổ.

Người dẫn đoàn tù nhân nhìn tôi, nói: Bọn phản động này ở Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu đấy.

Những ông già lên khỏi hói, đi tiếp. Chân trần. Con đường đầy sỏi đá. Hai bác cúi mặt nhìn sợi thừng trói dưới chân, một tay giữ sợi dây khỏi bị rơi xuống.

... Vào tù bác Thượng bị huyết áp cao và nhiều chứng bệnh. Hai năm sau, chị Dung được nhắn đến tại một nhà dân ở Nam Diên - Nam Đàn đón cha về. Cha đã bán thân bất toại, không đi được nữa, phải nhờ người cáng. Bác về nhà được một tuần thì mất. ( Trích sách “Gia đình”)

****

… Đó là người mẹ và người cha của ông Đặng Văn Việt. Lúc ấy ông đang bị điều sang Trung Quốc làm công tác tại trường quân sự của Việt Nam.

Gia đình ông có tám anh chị em. Chị thứ hai là Đặng Thị Lý - chồng là bác sĩ Phan Huy Quát từng có thời gian ngắn làm thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa. Sau 75, anh chị và một đứa con bị bắt vào tù khi đang tìm cách ra khỏi Việt Nam, một năm sau chị được ra tù, anh mất trong tù, năm 1979. Em gái thứ bảy là Đặng Thị Tâm - có người chồng đầu tiên là bác sĩ Nguyễn Tài Chất. Bác sĩ Nguyễn Tài Chất bị lính Pháp bắn chết vào tháng 12/1946, trên đường phố Hà Nội, khi đang cứu một người lính Việt Nam bị thương.

Hùm Xám Đặng Văn Việt
Hùm Xám Đặng Văn Việt

Trong cuốn hồi ký bà Đặng Thị Tâm viết: “Đến bây giờ tôi vẫn có thể hình dung lời tụng kinh dịu dàng của mẹ theo nhịp tiếng gõ mõ. Mẹ đã dìu dắt chúng tôi một cách dịu dàng khi chúng tôi lớn lên. Cha tôi là một quan chức bậc cao nhưng gia đình tôi không có khi nào giàu có. Tôi chưa bao giờ thấy cha mẹ cãi nhau, ngoại trừ một lần, là khi anh Việt tham gia vào trường Quân sự. Cha tôi nói “Lúc này đất nước cần đào tạo quân sự”. Mẹ tôi chống lại việc đó. Một phần vì mẹ không muốn con trai mình rời bỏ trường Y khi đã vào học năm thứ hai. Cuối cùng cha tôi đã thắng, nhưng mẹ không bao giờ tha thứ cho ông về điều đó.

Mẹ dịu dàng là thế. Vậy mà vào đêm cha bị bắt mẹ đã kết liễu đời mình. Có lẽ mẹ không đối diện được với nhân tình thay đổi.”

Cô Đặng Thị Dung là em gái út, sinh năm 1934, người chứng kiến tất cả những thảm cảnh của gia đình, họ tộc những năm 1953 -1955 ở quê nhà.

Cô mất vào tháng 3-2021. Ôn lại cuộc đời mình trong vài chục trang giấy, cô nhắn gửi cho các con. “… Nay mẹ nói ra những điều này để các con hiểu, để cố gắng sống tốt hơn, noi gương ông bà, giữ gìn truyền thống tôt đẹp của gia đình. Ăn ở hiền lành, chăm chỉ, chân thật, có trước có sau. Nên bỏ qua hận thù dù đau đớn đến đâu. Dù qua bao gian khó, nhưng các con vẫn thấy đấy, thế hệ con cháu họ Đặng vẫn vươn lên bằng chính nỗ lực của mình”.

Phan Thúy Hà

Nguồn:

https://www.facebook.com/minhquan.tranphan/posts/4344658238985083

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn