BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73241)
(Xem: 62215)
(Xem: 39399)
(Xem: 31151)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Hậu chuyện của những thuyền nhân Nhóm 96 Pushan

20 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 1603)
Hậu chuyện của những thuyền nhân Nhóm 96 Pushan
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
Đó là 96 người được một thương thuyền Nam Hàn cứu vớt vào chiều ngày 14 tháng 11 năm 1985 và được đưa về trại tị nạn Pushan, Nam Hàn và sau đó được đi định cư ở khắp nơi trên thế giới.

Câu chuyện tưởng như kết thúc với phần kết tốt đẹp (Happy Ending) như đa số các trường hợp thuyền nhân Việt Nam khác. Nhưng với Nhóm 96 Pushan này thì chưa hết. Bởi sau khi được định cư tại Hoa Kỳ, một trong số những người đó đã không ngừng tìm kiếm lại vị ân nhân chủ chiếc tàu đã cứu vớt mình. Và trời đã không phụ lòng ông, ông đã liên lạc được với người chủ tàu nhân đạo ấy và được biết nay thì vị ân nhân ấy hiện đang sống ở Hán Thành (Seoul). Điều làm cho những thuyền nhân Nhóm 96 đau lòng nhất là được biết người ân nhân ấy đã bị cho nghỉ việc, bằng lái thuyền trưởng bị treo vĩnh viễn vì đã vi phạm luật là đã cứu vớt 96 thuyền nhân Việt Nam mà luật lúc ấy không cho phép.

Câu chuyện với thật nhiều chi tiết đã làm nổi bật được lòng nhân đạo của con người và tinh thần trọng ơn nghĩa của người Việt và đặc biệt, tinh thần ấy còn đáng quí trọng biết bao khi nó được quyết tâm thể hiện bằng những việc làm cụ thể.

Đó là ông Nguyễn Hùng Cường, năm nay vừa tròn 60 tuổi. Ông là cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, khóa 4/68 Thủ Đức, từng phục vụ trong Ban Liên Lạc Quân Sự hai bên và bốn bên trong thời gian Hiệp Định Paris được thi hành. Sau 30 Tháng Tư 1975, ông cũng như các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa khác bị Cộng Sản cầm tù mất năm năm. Ra tù còn bị quản chế tại Tân Bình, Cam Ranh, Nha Trang nên cuộc sống hết sức khó khăn không thể vượt qua được. Ông đành phải mua một lý lịch giả làm một nhà giáo và trốn vào vùng Kinh Tế Mới Long Thành để tìm cơ hội vượt biên. Do sự giới thiệu của một người cháu, ông liên lạc được với một chủ ghe ở Bà Rịa đang có ý định vượt biên. May mắn cho ông là người chủ ghe thấy ông rành tiếng Anh nên đã không lấy tiền của ông và giao cho ông nhiệm vụ liên lạc với người ngoại quốc khi ghe ra đến hải phận.

Trong một buổi chiều tại nhà riêng, ông Nguyễn Hùng Cường đã bùi ngùi kể lại câu chuyện vượt biên của mình. Ông kể: “Tôi may mắn lắm vì chuyền vượt biên này chủ ghe đã tổ chức khá chu đáo. Bến bãi được mua và được công an địa phương che giấu nên cuộc vượt biên lúc đầu tưởng như một chuyến du lịch. Từ lúc ghe rời bến bãi ra đến cửa biển Vũng Tàu không gặp một chuyện gì nguy hiểm cả. Chỉ có điều chiếc ghe chỉ dài có khoảng 25 feet mà chở quá nhiều người, khi đó chúng tôi cũng không biết là bao nhiêu nữa vì tôi chỉ là một người trong toán taxi ra thuyền lớn mà thôi. Nước thì mấp mé mạn thuyền nên tôi rất lo sợ. Đúng lúc vừa ra khỏi cửa biển Vũng Tàu thì người tài công la lên máy bị hư tàu không thể đi được nữa và đề nghị quay trở về. Cả thuyền nhốn nháo, nhất là những anh em cựu quân nhân mà tôi biết cùng đi trên chuyến này. Họ đòi xử tài công vì cho là tài công đã phản mọi người. May đâu có cụ Phùng, người cao niên nhất trên tàu đã giải quyết được bằng cách tìm được người cho nổ máy lại thì ghe lại tiếp tục ra khơi. Đến ngày thứ ba, thuyền đã lênh đênh ngoài hải phận Việt Nam và gặp được một vài chiếc tàu lớn. Mặc dù chúng tôi làm đủ mọi cách kêu cứu, xin cứu vớt nhưng tất cả đều làm ngơ. Đến khoảng 5 giờ chiều ngày thứ ba, trời chợt chuyển mây vần vũ. Sóng lớp lớp bắt đầu cuộn lên trước nhỏ sau lớn dần. Chiếc thuyền mỏng manh chở đầy người đang trở thành mồi ngon cho biển cả trong cơn giông tố. Ai nấy đều tin chắc là làm mồi cho cá đến nơi rồi. Thôi thì lúc này mạnh ai nấy cầu nguyện. Tiếng khóc la kêu gọi có lúc tưởng như át được cả tiếng giông bão đang ào ào đổ đến. Lúc này thì thần trí tôi như tê liệt. Tôi không còn nghĩ được gì. Cái chết, sự sống hình như đều chẳng có nghĩa gì, như nhau cả... thì chợt, trong bóng âm u của trời và đất giao nhau trong cơn bão biển, một vật gì lừng lững hiện ra. Tôi không tin vào mắt mình. Bỗng có tiếng người la: “Có tàu cứu! Có tàu cứu!” Một vài bóng người hiện trên thành tàu tỏ những dấu hiệu thân thiện. Nhưng chỉ có thế, rồi chiếc tàu lại vuột đi, bỏ lại chúng tôi trên con thuyền đang bị sóng dồn hất lên, chìm xuống liên tục. Mọi người an phận chờ giờ chìm xuống biển sâu thì kìa, chiếc tàu lớn lại quay trở lại và làm hiệu cho chúng tôi cố gắng đến gần. May làm sao, giông bão lúc này chợt ngớt đi, chỉ còn những dòng nước tuôn xuống từ trời tưởng như vô tận. Trên tàu lớn ra hiệu cho người đại diện lên tầu. Chúng tôi cử ra 5 người trong đó có tôi và cụ Phùng, người cao niên nhất. Một chiếc thang dây được thả xuống và năm người chúng tôi leo lên. Lên đến sàn tàu, tôi được cử ra nói tiếng Anh để xin tàu cứu vớt. Nhưng tất cả thủy thủ trên tàu kể cả thuyền trưởng đều không nói được tiếng Anh. Nhưng anh ạ, trời sinh cũng hay, nhân loại con người trước những khổ đau nguy hiểm thường có được những giao cảm. Chúng tôi nói chuyện bằng thủ ngữ, tức ra dấu bằng tay. Thuyền trưởng niềm nở hỏi số người trên thuyền rồi sắp xếp ngay cho mọi người lên tàu. Những chiếc thang được bỏ xuống bên thuyền. Bà con được sự giúp đỡ của các thủy thủ trên tàu chẳng mấy chốc đã lên hết. Lúc này tôi mới được biết tổng số người vượt biên trong chuyến này lên đến 96 người, không kể một em bé 8 tháng còn trong bụng mẹ.

Phải nói ngay rằng tất cả những thủy thủ trên tàu đều tận tình và nhiệt tâm giúp đỡ, cứu trợ. Mọi người được cho ăn uống và được sắp vào các phòng ngủ của thủy thủ. Phụ nữ có phòng riêng. Sau đó vị thuyền trưởng đã cho tôi được ở bên ông trong phòng lái và chúng tôi trao đổi cho nhau những chuyện cần thiết. Thuyền trưởng cho chúng tôi biết là ông vớt chúng tôi ở hải phận quốc tế khoảng ngang Phan Thiết Việt Nam. Tàu của ông là một thương thuyền của Đại Hàn đang trên đường về sau chuyến chở hàng sang Úc. Khoảng một tuần sau, chúng tôi cặp bến Nam Hàn và được đưa về trại tị nạn Pushan, Nam Hàn và được cơ quan Red Cross Refugees Center đón nhận đúng vào ngày 30 tháng 11 năm 1985.”

Ông Nguyễn Hùng Cường cũng kể cho chúng tôi nghe về trại tị nạn Pushan. Chỉ là một trại nhỏ, mỗi năm phái đoàn Mỹ chỉ đến phỏng vấn có một lần. Ông Cường đã lọt thanh lọc đến hai lần chỉ vì ông không mang theo giấy ra trại của Cộng Sản Việt Nam cấp nên ông đã gần như là người sau cùng trong số 96 người được vớt. Trong thời gian này, khoảng 2 năm, ông Cường đã tham gia vào các công việc đại diện và hoạt động cộng đồng hăng say. Ông có đưa cho chúng tôi cuốn lưu bút trong đó có những nhà tu hành các tôn giáo, những thiện nguyện quốc tế đến giúp trại như một nữ y tá người Đức. Những dòng lưu bút đã nói lên tình cảm nhân loại đối với những thuyền nhân Việt Nam phải tìm vào những chốn hiểm nguy chết chóc chỉ vì không thể sống được như con người trong chế độ cộng sản.

Gần ba năm sau, khi gia đình gửi sang cho ông Cường tấm giấy ra trại, ông mới được phái đoàn Mỹ cho định cư tại Hoa Kỳ.

Ngay khi đến Mỹ, ông Cường lập tức tìm cách liên lạc với những người trong Nhóm 96 Pushan, một là để tìm sợi dây đoàn kết tương trợ giữa những người cùng qua một cảnh ngộ, nhưng mục đích chính là để tìm cách liên lạc được với vị ân nhân thuyền trưởng mà suốt gần ba năm trong trại tị nạn Pushan, ông đã không thể tìm bắt liên lạc được.

Trích Nguoi-viet Online - 07/26/2004
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn