BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72807)
(Xem: 62101)
(Xem: 39196)
(Xem: 31054)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Hậu Đại hội 13 - ngao cò giằng nhau, ngư ông đắc lợi

20 Tháng Năm 20216:49 SA(Xem: 1139)
Hậu Đại hội 13 - ngao cò giằng nhau, ngư ông đắc lợi
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

 Từ lúc làm bí thư thành uỷ Hà Nội đến khi làm chủ tịch quốc hội. Nguyễn Phú Trọng thể hiện là một con người ôn hoà trong đảng, không có tham vọng quyền lực, một người thiên về sách vở và lý luận. Nhờ vậy qua được mắt mọi uỷ viên trung ương , giành được chiếc ghế tổng bí thư  khoá 11, khi mà Hồ Đức Việt ứng cử viên chức tổng bí thư đột ngột bị bệnh lạ và sau đó qua đời ít lâu. 
nguyenphutrong

Lúc ban đầu trên ghế tổng bí thư khoá 11, Trọng không thể hiện gì nhiều ngoài việc ra ra cái gọi là nghị quyết trung ương 4 và 19 điều đảng viên không được làm, sau đó là nghị quyết 244 về việc bầu bán trong đại hội đảng khoá 12. Còn lại Trọng ngồi khích động cho cặp Tư Sang và Ba Dũng đấu đá nhau liên miên. Cuộc chiến căng thẳng đến hồi cao trào là tất cả những bên tham chiến đều phải về hưu, nhưng do hệ quả của cuộc chiến Ba Tư. Trọng ngồi lại để gìn giữ sự ổn định trong đảng thêm một nhiệm kỳ nữa, đồng thời  dự định trao lại quyền tổng bí thư giữa nhiêm kỳ cho người khác, đó là ứng cử viên Đinh Thế Huynh và Trần Đại Quang.

Thật bất ngờ, khi Trọng tạm ngồi khoá 12 thì các ứng cử viên kế tục Trọng đều bị bệnh lạ như ứng cử Hồ Đức Việt trước kia. Ông Huynh bị bệnh mất trí nhớ đột ngột, còn ông Quang chết vì bệnh gì thì đến các bác sĩ giỏi nhất của Nhật cũng không biết được nguyên nhân.

Đến khoá 13 thì thường trực ban bí thư Trần Quốc Vượng về hưu vì quá tuổi, không đủ uy tín để lấy được phiếu bầu ở lại cho chức tổng bí thư, bởi lúc Trọng không hề dứt khoát việc mình sẽ về nghỉ hưu. Nếu Trọng không dứt khoát về và vẫn mặc kệ cho người ta bỏ phiếu tín nhiệm những ứng cử viên bao gồm cả Trọng, đương nhiên sẽ không ai dám bỏ phiếu cho Vượng khi mà Trọng vẫn còn cầm súng chưa giao cho ai. Cũng may cho Trần Quốc Vượng rằng ông ta bị loại vì kém phiếu, vì biết đâu nếu phiếu chọn ông ta cao hơn Trọng, thì có lẽ Trần Quốc Vượng sẽ đi tiếp con đường mà các đối thủ của Trọng đã đi như Hồ Đức Việt, Đinh Thế Huynh, Trần Đại Quang.

Các đối thủ tự chết, tự bệnh lạ  và các đối thủ tiềm năng xâu vào cánh xé lẫn nhau là hai thứ đặc trưng nhất diễn ra dưới thời của Nguyễn Phú Trọng.

Không chết, không bệnh thì cũng cắn xé nhau tàn khốc. Kịch bản dường như có vẻ lại lặp lại ở khoá 13 này khi Trọng sắp cho Phúc cùng ở lại giữ ghế chủ tịch nước, để Phạm Minh Chính làm tổng bí thư, cho Vương Đình Huệ làm chủ tịch quốc hội. Chia ra ba nhánh quyền lực kiềm chế nhau, để rồi tất cả đều phải hướng về Trọng.

Trong tác phẩm của tiểu thuyết gia lừng danh thế chiến thứ hai, cuốn tiểu thuyết có tên Lối Thoát Cuối Cùng của văn hào Consantin Virgil Gheorhiu ( bản dịch từ tiếng Pháp của Hằng Hà Sa và Bích Tỵ nhà xuất bản Lá Bối -VNCH ) có miêu tả về một tên bí thư hèn nhát nhưng đầy thủ đoạn, hắn tạo ra những mâu thuẫn và đấu đá trong cấp dưới, trong nhân dân và mọi người tự phải tìm đến hắn trông cậy giải quyết, từ đó hắn kiểm soát được quyền lực trong tay.  Hắn phát biểu rằng muốn có quyền lực luôn phải tạo ra sự đố kỵ, ganh ghét, nghi ngờ và những đấu đá trong nội bộ.

Phải nói thêm ngoài thủ đoạn cá nhân, Trọng còn được sự hỗ trợ của đảng Dân Chủ Hoa Kỳ và đảng CS Trung Quốc. Lần đầu tiên tổng thống Hoa Kỳ Obama gửi lời mời và đón tiếp một tổng bí thư đảng cộng sản đang cầm quyền ở một nước độc tài một cách chính thức đối với Nguyễn Phú Trọng. Cũng lần đầu tiên đánh giá của Hoa Kỳ  ( đảng Dân Chủ ) về một tướng an ninh nước cộng sản độc tài là hiểu biết, đó là lời đánh giá về thứ trưởng công an Tô Lâm,  sau này Lâm thành bộ trưởng công an.

Trung Quốc và Hoa Kỳ dù có mâu thuẫn về tranh giành vai trò ảnh hưởng ở một số khu vực, nhưng dưới thời đảng Dân Chủ những mâu thẫn ấy còn được gắn cái gọi là đồng quan điểm từ chủ trương toàn cầu hoá. Sẽ không có chuyện Hoa Kỳ của Dân Chủ sẽ làm điều gì quá căng thẳng với Trung Quốc để dẫn đến việc phá vỡ kế hoạch toàn cầu hoá, một kế hoạch suýt nữa bị kẻ tay ngang như Trump làm đổ vỡ.

Đảng Dân Chủ Hoa Kỳ luôn dùng chiêu bài '' nhân quyền '' để làm áp lực với với chế độ Việt Nam,  họ bỏ ra vài triệu usd một năm để xúi bẩy những người Việt Nam yêu tự do, dân chủ gồng mình chiến đấu với thể chế độc tài cộng sản Việt Nam. Một số tổ chức , một số người Việt kinh doanh dân chủ đã lợi dụng điều này để trục lợi dưới chiêu bài cổ vũ, ủng hộ phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam, qua đó tạo ra những làn sóng, những phong trào để giải ngân số tiền mà đảng Dân Chủ Mỹ chi ra.

Chỉ có những con người trong sáng, dấn thân cho một Việt Nam dân chủ với ước mơ của mình, nhưng đã bị những kẻ cơ hội dẫn dắt, họ thường có kết cục bi hùng. Đây là một thực tế cay đắng đã diễn ra, nhưng nhiều người không muốn nhìn thẳng sự thật và một số kẻ kinh doanh '' dân chủ '' sẽ lấp liếm và la lối ai nói lên điều này là kẻ phá hoại phong trào đấu tranh dân chủ. Nhưng một lần nữa, khách quan các bạn đọc đánh giá, cái gọi là phong trào dân chủ nở rộ một thời ấy nay đã đi đến đâu?

Đảng cộng sản Việt Nam đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng quá hiểu trò áp lực nhân quyền của đảng Dân Chủ Hoa Kỳ, cho nên họ cũng hoà nhịp chơi lúc thì bắt bớ hàng loạt, lúc lại cho một vài những kẻ được ra nước ngoài tị nạn, những kẻ mà họ biết khi sang đến Hoa Kỳ gần như 90% vô tác dụng. Nếu các bạn không tin, xin cứ theo dõi thực tế là như thế nào. Chắc hẳn những người này sẽ phản biện rằng họ phải mưu sinh, phải học tiếng, phải xây dựng lại cuộc sống.
Đúng, đương nhiên là vậy, đó cũng chính là lý do mà đảng cộng sản Việt Nam yên lòng khi để họ đi. Chưa kể đến những lý do khác. Ví dụ như ý kiến của các nhà dân chủ, về trường hợp của tôi đi sang Đức là để lên án, đánh phá phong trào dân chủ qua những quan điểm tôi đang viết đây. Mọi cái đều có thể, đấu tranh để được định cư, đấu tranh để đội lốt phá hoại...tôi cũng không hề loại mình ra khỏi những nghi vấn.

 Nếu như Dân Chủ Hoa Kỳ thực sự quan tâm đến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, thì số tiền mà họ chi ra ít nhất phải vài chục triệu usd một năm, sau đó tăng dần. Đáng tiếc là đảng Dân Chủ Hoa Kỳ chỉ mục đích dùng quyền con người ở Việt Nam, cộng với một số chính sách  kinh tế , viện trợ , quan hệ để áp lực đảng CSVN có thái độ giằng co với Trung Quốc. Rồi từ sự giằng co của Việt Nam với Trung Quốc, Hoa Kỳ lấy điều đó để mặc cả ảnh hưởng của mình với Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á, khu vực Triều Tiên, Nhật Bản, Nam Hàn hay những lợi ích kinh tế khác trong quan hệ song phương. 

Và đương nhiên một lần nữa phải nói lại, đảng Cộng Sản Việt Nam hiểu rõ điều ấy. Họ có hàng đống người chuyên tâm nghiên cứu , dự đoán những đối sách của Hoa Kỳ với họ. Một điều rất thực là cộng sản Việt Nam chưa bao giờ lo lắng về làn sóng dân chủ trong nước sẽ khiến chế độ này đổ vỡ, họ chỉ la  làng trên mặt báo, thổi phồng nguy cơ mà thôi. Nếu bạn nào có bạn bè, người thân làm việc tương đối khá trong chế độ Việt Nam, bạn cứ thử hỏi họ rằng họ có cảm thấy nguy cơ chế độ bị phong trào dân chủ lật đổ không ? Bạn có ngay câu trả lời.

Đừng có lên mạng nghe mấy thằng buôn dân chủ nó phét lác rằng CSVN đang run sợ , đang suy yếu, chúng ta đã gần chiến thắng. Cũng đừng nghe bọn báo công an, quân đội, tuyên giáo nó la lối rằng nguy cơ đổ vỡ chế độ, mầm mống biểu tình, bạo loạn từ phong trào dân chủ rất lớn...Cả hai bọn đều bịp bợm cả vì tính chất công việc của chúng mà thôi.

Thái độ và hành động của Phương Tây bây giờ, không có cơ hội thực sự nào cho phong trào dân chủ Việt Nam. Thái độ và hành động của họ bây giờ khác xa với những thái độ trước kia ở Đông Âu. Xin tạm thời gác hy vọng vì thời thế đã khác, đừng tham gia ba cái tổ chức dân chủ gì mà chỉ tội thiệt thân. Nếu mong muốn sự thay đổi ở tương lại, hãy chỉ trích khéo léo chế độ để bản thân an toàn, gây sự chán nản và căm phẫn tích tụ dần trong lòng dân chúng, nuôi sự chán ngán chế độ này âm ỉ, chờ cơ hội thế giới có gì xoay chuyển.

Cuối cùng cũng nên nhìn nhận sự thật rằng công cuộc toàn cầu hoá đang diễn ra và chế độ cộng sản Việt Nam tạm thời đang được vững mạnh nhờ cái công cuộc này. Việc bàn về các nhà dân chủ tạm thời gác lại ở đây để tiếp tục vấn đề về nội tình Cộng Sản Việt Nam đang ở kịch bản chia để trị mà Nguyễn Phú Trọng đang dùng.

Hẳn ai cũng thấy thái độ thân thiện của thủ tướng Phạm Minh Chính với Trung Quốc khi còn làm bí thư Quảng Ninh và ai cũng biết thái độ của chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vui mừng thế nào khi tiếp xúc với Hoa Kỳ. Chắc ai cũng thấy luôn Nguyễn Phú Trọng được Obama tiếp đón chân tình thế nào, cũng đương nhiên thấy Tập Cận Bình tin cậy thằng em Trọng ra sao.

Chúng ta nhìn tưởng rằng đây là chính sách nhân sự hợp lý, thoả đáng cho các mối quan hệ quốc tế. Nhưng đằng sau đó là sự nham hiểm của Nguyễn Phú Trọng, âm mưu muốn hai hổ gườm nhau, một mình y thủ lợi.  Phúc với một lô nhóm lợi ích, tập đoàn sân sau được hưởng lợi trước đây do vai trò thủ tướng của Phúc, giờ những nhóm sân sau này liệu còn được Chính ưu ái nữa không?

Không ưu ái, tất sẽ có mâu thuẫn giữa Phúc và Chính.

Ưu ái hoá ra Chính là thủ tướng bù nhìn, làm con rối cho Phúc giật dây.

Chủ tịch nước và thủ tướng gầm ghè nhau, kịch bản Ba Tư trước kia lại quay trở lại. Đất nước khó mà có cơ hội phát triển vì gằm ghè rình miếng cắn phá nhau. 

Chỉ có Trọng là đắc lợi mà thôi,  sự hám danh, hám quyền của y còn cao hơn cả quyền lợi đất nước.

18/5/2021
Người Buôn Gió
Blog Người Buôn Gió



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn