BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76706)
(Xem: 63121)
(Xem: 40517)
(Xem: 32141)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Sao Gọi kẻ Thù Dân Tộc Là Anh Hùng ?

23 Tháng Ba 20217:40 SA(Xem: 954)
Sao Gọi kẻ Thù Dân Tộc Là Anh Hùng ?
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
( Về Bài Thơ " Bà Trưng quê ở châu Phong ")

Lược Sử Hai Bà Trưng: sanh vào khoảng năm 14 Sau Công Nguyên, con của Lạc Tướng vùng châu Phong, dòng dõi Hùng Vương, họ Lạc. Cha mất sớm, Mẹ là Man Thiện nuôi dạy theo cung cách con nhà võ, với tinh thần  thượng võ.

Hai Bà là chị em song sanh. Về tên Trưng Trắc và Trưng Nhị, chính là " trứng trắc " và " trứng nhì " theo ngôn ngữ dân gian nuôi tằm thuở ấy.

Trưng Trắc kết hôn với Thi Sách, con Lạc tướng châu Diên. Hai người rất tâm đầu ý hợp về việc chống ngoại xâm, giặc Hán. Ông Thi Sách bị tên Tô Định, viên Thái Thú Hán quan lừa giết.

Nước mất, nhà tan, Bà cùng em Trưng Nhị nổi trống khởi nghĩa tại Mê Linh ( Tiếng Trống Mê Linh ), vào muà Xuân năm 40, nhiều nơi hưởng ứng. Hai Bà đaị thắng. Tên Tô Định vắt giò lên cỗ, ôm nỗi nhục chạy về Tàu....

HaiBatrung
Bà Trưng Trắc lên ngôi tức vị Trưng Nữ Vương..., lấy Mê Linh làm Kinh Đô năm 40 SCN.

Năm 43, tướng Hán tên Mã Viện, đem lực lượng hùng hậu đánh bại Hai Bà. Hai Bà gieo mình xuống Cẩm Khê, thuộc Hát Giang trầm mình tuẫn quốc...!!!

Trọng Tâm Chủ Đề:          

Trong Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca có đoạn thơ nói về cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng, rất quen thuộc đối với người Việt Nam từ bậc Tiểu Học, đó là:

Hai Bà Trưng Dựng Nền Độc Lập

Bà Trưng quê ở châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.
Chị em nặng một lời nguyền,
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân,
Ngàn Tây nổi áng phong trần,
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên.
Hồng quần nhẹ bứơc chinh yên,
Đuổi ngay Tô Định dẹp tan biên thành.
Đô kỳ đóng cõi Mê Linh,
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.
Ba thu gánh vác sơn hà,
Một là báo phục, hai là bá vương.
Uy danh động đến Bắc phương,
Hán sai Mã Viện lên đường tiến công.
Hồ Tây đua sức vẫy vùng,
Nữ nhi chống với anh hùng được nao?
Cấm Khê đến lúc hiểm nghèo,
Chị em thất thế cùng liều với sông.
Phục Ba mới dựng cột đồng,
Ải quan truyền dấu biên công cõi ngoài.
Trưng Vương vắng mặt còn ai?
Đi về thay đổi mặc người Hán quan.
                             Lê Ngô Cát

Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca của ông Lê Ngô Cát*, là tác phẩm trường thi, sử thi, diễn đạt Việt Sử bằng thơ Lục Bát, từ đời Hồng Bàng đến cuối đời Tây Sơn.

Đoạn thơ nói về Hai Bà Trưng có 22 câu. Câu thứ 16:

 " Nữ nhi địch với anh hùng được nao ? ".

Trong câu  này, có 2 danh từ chung kép : " Nữ nhi " và " Anh hùng ". Điều chắc chắn rằng, người đọc ai cũng hiểu " Nữ nhi " chỉ Hai Bà Trưng . " Anh hùng " chỉ viên tướng Tàu tên Mã Viện.

Dưới đây là bài biên soạn có 2 phần: định nghĩa & đề nghị

Định nghĩa Anh hùng: là người lập được công trạng đậc biệt lớn lao đối với đất nước, Nguyễn Huệ là anh hùng dân tộc. ( Tự Điển Tiếng Việt  )

Và tiếp theo, chúng ta thử  tìm hiểu, xem cụ Nguyễn Du " phê phán " thế nào về tên Mã Viện qua bài thơ Qủy Môn Quan của Cụ chép trong Bắc Hành Thi Tập ( 1813 - 1814 ) trên đường đi sứ phương Bắc.

Dưới đây là bài thơ Qủy Môn Quan ( QMQ) :
   
Qủy Môn Quan
Liên phong cao sáp nhập thanh vân
Nam Bắc quan đầu tựu thử phân
Như thử hữu danh sinh tử địa
Khả liên vô số khứ lai nhân
Tắc đồ tùng mãng tàng xà hổ
Bố dã yên lam tụ quỷ thần
Chung cổ hàn phong xuy bạch cốt
Kỳ công hà thủ Hán Tướng** quân
                                NGUYỄN DU

QUỶ MÔN QUAN
Mây xanh áp núi đỉnh chơi vơi      
Nam, Bắc ải chia tự đất trời
Tử địa dội vang nghe khắp chốn
Thương tâm qua lại biết bao đời..!!
Rình mò cọp rắn chen rừng rậm
Tụ họp quỉ thần nương khói khơi
Gió lạnh hồn oan xương trắng ởn
Công gì Hán tướng noí nghe coi ?!
          Nguyễn Minh Thanh dịch

Qua bài QMQ của ND, cho ta thấy Cụ xem Mã Viện là tên tướng giặc nhà Hán, không là Anh Hùng như ông Lê Ngô Cát gọi. Có chăng, anh hùng chỉ ở nước Tàu của hắn mà thôi.

Tiếc thay, bài thơ Lịch Sử hay và rất phổ biến mà dùng từ không chuẩn, làm giảm giá trị bài thơ, và ảnh hưởng những kẻ hậu học !

Thiển nghĩ, với những tên ngoại nhân đã xâm lăng nướ́c ta, hoặc ý đồ xâm lăng nước ta, chúng ta không thể xưng tụng chúng là anh hùng. Mà là những tên giặc, ngoại tặc: Mã Viện, Lưu Long, Đoàn Chí, Tô Định, Trương Phụ, Tôn Sĩ Nghị, Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, Tập Cận Bình ...................

Đề nghị: căn cứ theo định nghĩa của Tự Điển Tiếng Việt, căn cứ theo " phê phán " của cụ ND, kẻ hậu học trân trọng đề nghị với tác giả quá cố ông Lê Ngô Cát, xin sửa lại như vầy:

" Nữ Vương xung trận ùn ùn... quân reo ...!! "

Và xin chép lại toàn bài :

Hai Bà Trưng dựng nền độc lập
Bà Trưng quê ở châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.
Chị em nặng một lời nguyền,
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân,
Ngàn Tây nổi áng phong trần,
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên.
Hồng quần nhẹ bức chinh yên,
Đuổi ngay Tô Định dẹp tan biên thành.
Đô kỳ đóng cõi Mê Linh,
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.
Ba thu gánh vác sơn hà,
Một là báo phục, hai là bá vương.
Uy danh động đến Bắc phương,
Hán sai Mã Viện lên đường tiến công.
Hồ Tây đua sức vẫy vùng,
[ Nữ Vương xung trận ùn ùn... quân reo...!! ]
Cấm Khê đến lúc hiểm nghèo,
Chị em thất thế cùng liều với sông.
Phục Ba mới dựng cột đồng,
Ải quan truyền dấu biên công cõi ngoài.
Trưng Vương vắng mặt còn ai?
Đi về thay đổi mặc người Hán quan.
                                    Lê Ngô Cát

Ngoài ra, người biên soạn có bài thơ với lòng trân trọng  ngậm ngùi...tưởng niệm đấng anh thư Trưng Nữ Vương:

Trưng Nữ Vương

Tiếng trống trầm hùng buổi xuất chinh...
Trưng Vương dõng dạc giữa muôn binh
Trước nguyền giết giặc tròn ân nước
Sau quyết diệt thù vẹn chữ tình
Tô Định khiếp kinh ôm nhục nhã
Bà Trưng rạng rỡ ướp quang vinh
Ba năm tức vị Vương Trưng Nữ
Ngùi... sóng Cẩm Khê thệ hủy mình...!!
                   Nguyễn Minh thanh cẩn tác

Câu Chuyện Bên Lề: Nhà Thơ Đông Hồ Lâm Tấn Phác ( 1906 - 1969  ) nhập thần Trưng Nữ Vương

Vào ngày 25 tháng 3 năm 1969, nhà thơ Đông Hồ đứng trên bục giảng Đại Học Văn Khoa SG, đang say sưa giảng cho sinh viên nghe bài thơ Trưng Nữ Vương của Nữ Sĩ Ngân Giang ( Đỗ Thị Quế ), bỗng nhiên Ông bị ngất xỉu, và mất luôn sau đó.

Dưới đây là nguyên văn bài thơ:

Trưng Nữ Vương
Thù hận đôi lần chau khoé hạnh
Một trời loáng thoáng bóng sao rơi
Dồn sương vó ngựa xa non thẳm
Gạt gió chim bằng vượt dặm khơi

Ngang dọc non sông đuờng kiếm mã
Huy hoàng cung điện nếp cân đai
Bốn phương gió bão dồn chân ngựa
Tám nẻo mưa ngàn táp đoá mai

Máu đỏ cốt xong thù vạn cổ
Ngai vàng đâu tính chuyện tương lai
Hồn người chín suối cười an ủi
Lệ nến năm canh rỏ ngậm ngùi

Lạc tướng quên đâu lời tuyết hận
Non hồng quét sạch bụi trần ai
Cờ tang điểm tướng nghiêm hàng trận
Gót ngọc gieo hoa ngát mấy trời...

Ải bắc quân thù kinh vó ngựa
Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi
Chàng ơi, điện ngọc bơ vơ quá,
Trăng chếch ngôi trời bóng lẻ soi
                              Ngân Giang

Hậu sinh cẩn bút.  

Bên thềm năm mới. Khách xứ Xuân lai ức... cố hương !!

Nguyễn Minh Thanh biên soạn

*****        
Phụ chú:

Bà Trưng khởi nghiệp từ năm ( 40 - 43 SCN ). Hai Bà song sanh vào năm 14 SCN, khởi nghĩa vào khoảng 27 tuổi Việt. Tuẫn tiết lúc 30 tuổi ....!!!
Hát Giang: khúc sông Đáy, giữa huyện Phú Thọ  -  Đan Phượng

Mê Linh xưa: khu vực rộng gồm Vĩ̉nh Phúc, Hà Tây, Yên Bái.

Mê Linh nay: là một huyện nằm ở phía bắc thành phố Hà Nội, giáp sân bay quốc tế Nội Bài. Đây là địa danh gắn với tên tuổi của Hai Bà Trưng.
Lê Ngô Cát: ( 1827 - 1875 ) danh sĩ đời vua Tự Đức người huyện Chương Đức Hà Tây, đổ Cử Nhân làm việc ở Quốc Sử quán.

Quỷ Môn Quan: Tên cửa aỉ nhỏ, trọng yếu thuộc ải Chi Lâng của VN , ở phía Nam xã Chi Lăng,tỉnh Lạng Sơn, cách Biên Ải Nam Quan về phía Nam khoảng 50km, cách HN khoảng 109Km.

Địa thế vô cùng hiểm trở, có núi hình giống đầu quỷ, tên là núi Hàm Quỷ, nên cửa ải có tên QMQ, nơi đây có 2 núi đá đối nhau dô ra chẹn đường cách 30 bước. Năm 1427, Tướng Liễu Thăng giặc Minh bị đại bại bởi phục binh của Bình Định Vương Lê Lợi, và bị tướng Lê Sát chém bay đầu tại đây. Người địa phương có câu:    

 Quỷ Môn Quan,quỷ Môn Quan          
( Quỷ Môn Quan, Quỷ Môn Quan )
 Thập nhân khứ, nhất nhân hoàn !!  
( Mười người, hết chín tiêu tan xác hồn !! )      
                                                 
Người triều đình VN đi sứ có câu:

Rạng ngày đến Quỷ Môn Quan
Tiếng xưa thập khứ nhất hoàn là đây

** Chỉ tướng giặc Hán: Mã Viện, năm 43 sau Công Nguyên xâm lăng nước ta và đã đánh bại Hai Bà.Tuy đắc thắng nhưng mà quân Tàu chết quá nhiều ( Chung cổ hàn phong xuy bạch cốt )
Với lại dũng tướng đi xâm lược mà đánh thắng nữ nhi thì có gì vẻ vang..!!


Tham khảo các trang VVeb: Hai Bà Trưng, Việthọc, Lâm Tấn Phác...
                                                 Qủy Môn Quan, Tri Thức Việt........
                                                  Hán Việt TỪ ĐIỂN Đào Duy Anh                                            
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn