BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72637)
(Xem: 62055)
(Xem: 39154)
(Xem: 31021)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Hậu chiến đại hội 13

16 Tháng Hai 20217:01 SA(Xem: 1086)
Hậu chiến đại hội 13
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Đại hội 13 kết thúc, nhưng những cuộc tranh ghế vẫn còn đang diễn ra âm thầm và quyết liệt. Sau khi trải qua những trận đấu để loại bỏ nhau khỏi ghế uỷ viên bộ chính trị trước thềm đại hội, đến phần các uỷ viên bct tranh ghế giữ chức vụ sau khi đại hội kết thúc.

Chức vụ thủ tướng là chức vụ màu mỡ nhất trong tất các các loại chức vụ vì quyền hạn của nó.  Sau đại hội đến ngày bầu cử quốc hội khoá mới, chức vụ này mới được chính thức định đoạt. Có lẽ thời điểm ấy sẽ  xảy ra vào tháng 6 năm 2021. Tuy nhiên ở một trường hợp hiếm hoi ở khoá trước,   ông Trần Đại Quang được bầu thay thế ông Trương Tấn Sang vài ngày trước khi quốc hội khoá mới hình thành.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh Trí Dũng-TTXVN)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng


Thông thường ở hội nghị trung ương cuối cùng của nhiệm kỳ người ta sẽ hoạch định ra nhóm tứ trụ, ra đến đại hội việc bầu bán chỉ là hình thức cuối cùng của đảng. Ở đại hội 13 đảng CSVN đã đưa ra dự kiến cho nhóm tứ trụ là.

TBT Nguyễn Phú Trọng

CTN Nguyễn Xuân Phúc

TT Phạm Minh Chính

CTQH Vương Đình Huệ. 

Ông Trọng đang giữ chức CTN, ông Phúc đang giữ chức thủ tướng và cả hai đều tái cử làm uỷ viên BCT. Cho nên, việc giã từ những chiếc ghế này cần phải có sự tự nguyện của hai ông, không có thể ép buộc được như với ông Trương Tấn Sang trước kia ( không còn là uỷ viên BCT). Trường hợp bà Ngân không còn là uỷ viên BCT, nhưng bà lại đang là chủ tịch quốc hội, thành viên hội đồng bầu cử quốc gia, cho nên việc bà đảm nhiệm ghế chủ tịch quốc hội đến tháng 6 khi quốc hội mới hình thành là điều đương nhiên.

Tóm lại kỳ này, nếu không có sự đồng ý của những người đang giữ ghế họ đang giữ, mọi việc phải chờ đến quốc hội khoá mới hình thành.

Bởi thế, những chức danh như chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội đến giờ chưa chắc chắn là ai sẽ ngồi, ai sẽ rời. Dưới thời của Nguyễn Phú Trọng, mọi cái đều có thể đổi trắng thay đen bất ngờ, trung ương hay đại hội hoặc quốc hội đều không có ý nghĩa gì cả. Ông Trọng đã hai lần vượt quá tuổi, một mình kiêm hai ghế TBT và CTN, ba lần liên tiếp giữ chức TBT.... những điều đó cho thấy không có gì là chắc chắn kể cả khi ban chấp hành trung ương, đại hội đảng đã thống nhất cũng có thể bị thay đổi.

Có ba chiếc ghế quyền lực trong thể chế này là tổng bí thư, chủ tịch nước, chủ tich quốc hội. Chức chủ tịch nước hay chủ tịch quốc hội thực quyền ít hơn vì không trực tiếp hàng ngày ra những chính sách, chỉ thị, nghị định ..trực tiếp tác động đến xã hội như các chức vụ kia.

Đến nay thì chức tổng bí thư y nguyên ông Trọng giữ, nếu ông Phúc tiếp tục làm thủ tướng, ông Tô Lâm tiếp tục làm bộ trưởng công an, thì hầu như khoá 13 này chẳng có thay đổi gì. Mọi thứ vẫn y nguyên như cũ, những chức danh khác do các uỷ viên BCT khác giữ đều không có gì quan trọng.

Khả năng này xảy ra là điều có thể.  Đến nay những người  dự định vào ghế thủ tướng như ông Phạm Minh Chính, dự kiến vào ghế bộ trưởng công an như ông Phan Đình Trạc gần như mất tăm, mất tích. Trái lại các ông như Phúc, Trọng, Lâm thì xuất hiện hoạt động tần suất trên báo chí rất nhiều, dường như hai ông Phúc và Tô Lâm không có vẻ gì muốn rời những chiếc ghế quyền lực của mình đang giữ.

Giữa ông Phúc và ông Tô Lâm có nhiều mối quan hệ lợi ích gắn bó với nhau, nói nôm na gọi là trải qua sinh tử. Ví dụ như việc ông Phúc sang Đức đòi đưa Trịnh Xuân Thanh về không được, ông Tô Lâm tiến hành thực hiện vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay trên thủ đô nước Đức. Việc ông Tô Lâm dùng quan hệ và tiền để mua chuộc cảnh sát Thái Lan đưa lén nhà báo Trương Duy Nhất về nước bỏ tù, giúp cho ông Phúc tránh được mối lo nhà báo Trương Duy Nhất sẽ ở bên ngoài đưa những thông tin gây bất lợi cho ông Phúc. Cả hai ông đã phối hợp để  ông Nguyễn Phú Trọng nghi hoặc ông Trần Đại Quang, tiếp đó chung sức hạ bệ vây cánh của Trần Đại Quang dành chiến lợi phẩm. Những thứ thu được trong vụ thanh toán Trần Đại Quang là ông Tô Lâm gạt bỏ hết những tướng lính thân cận của  ông Quang  trong Bộ Công An và đưa người của mình vào như Lương Tam Quang, Nguyễn Duy Ngọc, Tô Ân Xô.  Những thứ ông Phúc thu được, là nhóm lợi ích ruột của ông là Thân Đức Nam cướp được dự án  Đa Phước, Vầng Trăng của Phan Văn Anh Vũ , đồng thời loại bỏ được tàn dư của Nguyễn Bá Thanh tại Đà Nẵng. Cùng nhau phối hợp dìm  Vũ Đức Đam không ngóc đầu lên được và thanh toán được Nguyễn Đức Chung, kẻ cứng đầu dám cản trở những dự án của nhóm lợi ích sân sau của ông Phúc ở Hà Nội, kẻ nắm giữ liên quan của con gái ông Phúc ở trường Gateway, kẻ có thể trở thành phó thủ tướng hoặc bộ trưởng công an hạn chế quyền lực của cả hai.

Trường hợp ông Phúc và ông Tô Lâm giữ nguyên vị trí như bây giờ cùng với ông Trọng, tuy mọi chính sách sẽ không có gì thay đổi so với khoá trước. Nhưng những kẻ đã manh tâm ngấp nghé chức vụ thủ tướng, bộ trưởng công an của hai ông,  như Vương Đinh Huệ, Phạm Minh Chính, Phan Đình Trạc chắc hẳn sẽ có kết cục như Trần Đại Quang, Đinh La Thăng, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Đức Chung....

Như thế ông Trọng lại tự hào một nhiệm kỳ nữa xử lý kỷ luật được uỷ viên bộ chính trị.

Tuy nhiên đó chỉ là phỏng đoán, giả thuyết chủ quan của cá nhân người viết bài này. Mọi cái vẫn còn chưa ngã ngũ khi quốc hội khoá mới chưa ra mắt.

Người Buôn Gió
Blog Người Buôn Gió
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn