BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73341)
(Xem: 62241)
(Xem: 39426)
(Xem: 31173)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Ngấm đòn cúm Tàu

28 Tháng Mười Hai 20205:41 SA(Xem: 624)
Ngấm đòn cúm Tàu
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Tháng 2 nước Đức bắt đầu lo sợ với dịch cúm Tàu, trước đó người ta còn dửng dưng với nó, người ta còn cãi nhau nên đeo khẩu trang hay không. Phần đông người Đức nghĩ rằng chẳng cần gì đến khẩu trang. Thậm chí có người đeo khẩu trang đi trên tàu điện còn bị mắng mỏ, dè bỉu. Người ta cho rằng cứ để dịch cúm tràn lan, cơ thể con người tự đề kháng được, không việc gì phải hoảng sợ.

CoronavirusesĐến tháng 3 thì khẩu trang trở thành mặt hàng khan hiếm và đắt đỏ, những con số người tử vong tại Ý đã khiến người Đức phải quay ngoắt thái độ và đề phòng nghiêm ngặt. Lệnh đóng cửa nhà hàng, trường học và hạn chế tập trung đông người được ban bố. Dịch bệnh bắt đầu thuyên giảm, được thời gian nhà hàng được phép mở lại và hạn chế số người, những ai vào nhà hàng đều phải lưu lại tên tuổi đề phòng có dịch sẽ bị nhắc nhở phải tự cách ly.

Các nhà hàng, siêu thị điện máy, thời trang được mở lại, nhưng nơi tụ tập đông người vẫn hạn chế.

Các cuộc biểu tình nổ ra đòi bãi bỏ những lệnh hạn chế. Chính phủ nới lỏng từ từ.

Nhưng bỗng nhiên cơn dịch cúm Tàu trở lại, số người nhiễm gia tăng và số người chết gia tăng rất lớn.

Tí Hớn mệt, sốt. Tôi chở con đi xét nghiệm, nó đã bị dính cúm Tàu. Lớp học của nó vừa mở lại trong hạn chế, từng nửa lớp học buổi này, nửa lớp học buổi kia. Một nửa lớp của Tí Hớn phải nghỉ học theo.

May tôi lại không bị sao, thế nhưng chúng tôi cũng đóng cửa không ra ngoài. Đồ ăn gọi chỗ quen, người ta mang đến treo ngoài cửa, bấm chuông rồi họ đi nhanh như phải tháo chạy. Chúng tôi mở cửa lấy đồ ăn khi lần nữa nhìn qua cái lỗ nhòm trên cửa không thấy ai bên ngoài.

Cơn dịch đã hoành hành gần một năm. Thực sự đến giờ thì chúng tôi bắt đầu ngầm đòn. 

Trước kia chưa có dịch, tôi kiếm đều đặn mỗi tháng 10 nghìn euro. 5 nghìn euro là lợi nhuận từ 2 cơ sở kinh doanh dịch vụ, 5 nghìn euro còn lại là từ việc buôn đồng hồ và hàng hoá gia dụng. Quanh đi, quanh lại một năm có gần 100 nghìn, lại mở được một tiệm gì đó.

Lúc đầu lệnh giới hạn nơi tập trung đông người, phiên chợ đồng hồ không họp theo hàng tháng nữa. Không có nguồn cung, tất chẳng có đầu ra. Không sao, tôi vẫn có cơ sở dịch vụ, dù lúc đóng lúc mở hay hạn chế thì cũng còn thu nhập. Hàng gia đụng vẫn bán đều đặn. Tôi vẫn ung dung đi làm từ thiện, bỏ tiền mua gạo, mỳ, mắm muối và chở đến tận nơi cho những người Việt không giấy tờ, không công việc.

Đến lúc dịch trỗi lại, lệnh chống dịch khắt khe, tất cả cơ sở dịch vụ đều đóng cửa. Tôi cảm thấy túi tiền của mình đã eo hẹp hơn. Một tiệm ăn chung vốn từ tháng 11 năm 2019, vừa thi công xong thì dịch đến,  nó lay lắt từ đó đến giờ và có lẽ nó sẽ chết đi, mang theo môt món tiền khá lớn. Nếu đà này, hai chỗ chung vốn nữa cũng sẽ cùng số phận.

Mấy năm miệt mài , xoay sở buôn bán làm ăn, tích cóp rồi chung vốn mở vài cái tiệm. Nghĩ sẽ cuối đời an nhàn, chỉ cần thu mỗi nơi một ít, không cần phải trông nom. Tháng cũng có dăm bảy nghìn euro sống thảnh thơi.

Cứ hy vọng dịch sẽ qua, sẽ qua nhanh thôi, cầm cự trả tiền này nọ chờ đợi mọi thứ trở lại bình thường. Giờ thì cầm chắc là mất hết hẳn.

Chỉ còn trông chờ vào buôn đồ gia dụng gửi về Việt Nam để làm nguồn thu trang trải cuộc sống gia đình và nuôi leo lét hy vọng cho mấy nơi kia.

Nhưng đến tháng 12 này thì một nhát đập nữa làm đứt nốt nguồn thu cuối cùng.

Đó là giá euro ở VN tăng như ngựa phi, nhoằng cái 28.500 đồng VN ăn 1 đồng Euro.

Vài tháng trước nó còn loanh quanh ở mức 25,5 đến 26,5 nghìn đồng VN ăn 1 euro. Đã thế tiền vận chuyển bỗng nhiên cũng tăng thêm 1 euro 1 kg.

Ví dụ một bộ nồi WMF mua vào 150 euro, gửi về mất 50 euro. Tính tỷ giá 26, 5 thì hết 5,3 triệu. Bán ra 5,8 triệu. Như bây giờ thì giá vốn của nó là 5,7 triệu. Bán 5,8 may ra trả tiền cầm cự cho đại lý ở nhà.

Làm sao có thể tăng giá bộ nồi lên 400 nghìn được, ở Việt Nam giờ cũng bao ngành nghề sa sút. Bao nhiêu người cũng bị mất việc làm. Lúc này giữ giá bán cũ còn ít người mua, nói chi là tăng giá thì bán được bao nhiêu.

Ác cái trước kia hoạt động bình thường, những nhà máy sản xuất ở Đức họ làm liên tục, ra mẫu mã mới liên tục. Họ còn có những đợt giảm giá sản phẩm để thu hút khách hàng. Giờ nhà máy ngừng hoạt động, sản phẩm còn lại họ bán cầm chừng, cũng chẳng thiết tha gì nữa mà khuyến mại với giảm giá.

Rồi 3 cái xe ô tô mua, tính mở văn phòng du lịch, phục vụ những người Việt Nam sang đây du lịch. Cái này thì chẳng kể thì ai cũng rõ là làm gì có khách. Văn phòng đầu tư xong vài tháng thì bỏ, xe mang đi cho mượn. Xe mua mới, bán đi thì mất giá, mà bán lúc này càng mất giá hơn.

Hôm nay thanh lý hết đồ gia dụng trong kho bên này, trả lại kho cho chủ thuê.

Chắc rồi tới đây bán 2 cái xe đi lấy tiền sống và nuôi thêm mấy tháng chỗ khác. Chờ đợi phép màu có thuốc tiêm đại trà. Nhưng nghe nói để tiêm thuốc phòng hết cho người Đức, cũng phải mất cả năm trời 

Bỗng nghĩ đến câu chuyện cổ tích ngày xưa.

- ông lão đánh cá trở về, thấy mụ vợ già nua ngồi bên cái máng lợn cũ kỹ sứt mẻ.

Thôi đêm nay lại nấu phở, nghĩ nhiều rồi vẫn thế.

Người Buôn Gió
26/12/2020
Blog Người Buôn Gió
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn