BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 68413)
(Xem: 61031)
(Xem: 38192)
(Xem: 30491)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đồng Tâm, tội ác của Nguyễn Phú Trọng

14 Tháng Chín 20206:49 SA(Xem: 651)
Đồng Tâm, tội ác của Nguyễn Phú Trọng
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Nếu như Trần Đại Quang còn sống và giữ chức chủ tịch nước, có lẽ vụ thảm án Đồng Tâm chưa chắc đã xảy ra. Bởi huy động từng ấy quân lính và vũ khí trong thời điểm đất nước không có chiến tranh, chắc chắn phải có sự đồng ý của tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang.

Năm 2012 tôi là người trực tiếp chứng kiến việc cưỡng chế đất ở Văn Giang, cũng hàng ngàn cảnh sát tập kết trong đêm. Nhưng đến sáng họ mới triển khai bảo vệ khu đất cần cưỡng chế, người dân Văn Giang ném bom xăng, gạch đá vào lực lượng cảnh sát cơ động. Bên cảnh sát cơ động dùng khiên đỡ và lựu đạn khói ném lại. Có hai nhà báo của VOV có mặt giữa xung đột để quay phim, họ bị cảnh sát địa phương ( không phải cảnh sát cơ động ) đánh đập ngay tại hiện trường.

Bữa đó cảnh sát cơ động chỉ đứng chặn đường ra khu đất từ ngoài làng, họ không tiến quân vào trong làng, dù họ có bị tấn công bằng gạch đá và bom xăng. Chắc chắn họ thực hiện đúng mệnh lệnh được phổ biến là ngăn người dân không cho họ ra khu đất cưỡng chế, cho nên dù bị tấn công, họ chỉ dừng lại ở ranh giới nhiệm vụ họ được giao.

Vụ Đồng Tâm như công an nói là lập chốt ngăn chặn người dân, bị tấn công nên họ truy đuổi đến tận nhà ông Kình và đột nhập vào dẫn đến chết 3 chiến sĩ.

Cảnh sát cơ động có mặt ở Đồng Tâm từ sáng sớm ngày 09-01-2020. Photo Dong Tam TV.
Cảnh sát cơ động có mặt ở Đồng Tâm từ sáng sớm ngày 09-01-2020. Photo Dong Tam TV.


Thử hỏi trong đêm tối, làm sao họ xác định được ai là người đã ném đá vào chốt chặn. Không có nói đến quá trình truy đuổi kẻ ném đá từ chốt chặn cách làng 3 km cả. Một quãng đường rất dài để truy đuổi bằng chân, hàng ngàn cảnh sát giăng vậy không đuổi được mấy ông già sao. Và khi truy đuổi ai thấy những người ném đá chạy vào nhà ông Kình mà phải đột nhập vào bắt.

Cứ đặt câu hỏi

1- có chuyện người dân Đồng Tâm nửa đêm ra khỏi làng, để ném đá vào chốt chặn cách làng 3 km không?

2- Có miêu tả quá trình truy đuổi quãng đường đó hay không?

3- Có bằng chứng những kẻ ném đá đó chạy vào nhà ông Kình hay không?

4- Ai là người ra lệnh truy đuổi.

5- Ai là người ra lệnh tấn công vào nhà ông Kình.

Đất nước này có hàng triệu lính vũ trang, có hàng chục triệu người đã tham gia lực lượng vũ trang chuyên nghiệp hay nghĩa vụ. Ai cũng hiểu một điều là khi tham gia tác chiến đều có phương án nêu rõ nhiệm vụ mà mình tham gia. Anh có nhiệm vụ lập chốt ngăn dân thì thế nào đi nữa anh phải ở cái chốt đấy đến khi có mệnh lệnh khác. Không thể đơn vị anh lập chốt, rồi có gì kích động, cả đơn vị rùng rùng chạy đuổi truy kích chỉ vì dân ném đá vào chốt của đơn vị anh. Rồi lại có chuyện bao vây, đột kích, tấn công nhà dân trong đêm nữa.

Một đám đông cuồng tín chế độ gào rằng những kẻ khủng bố như ông Kình phải bị tấn công như thế?

Xin hỏi trước đó đã có bằng chứng của công an, kết luận điều tra nào của công an gửi VKS là nhóm ông Kình là khủng bố chưa? Nếu có thì phương án bắt giữ có được lập ra không?

Hay là tấn công vào bị thương vong thì lấy đó ra làm bằng chứng nhóm ông Kình là khủng bố?

Những người dân Đồng Tâm kể lại, họ chỉ biết bất ngờ thấy quân cơ động súng, khiên đổ bộ vào làng, vây hết các đường đến nhà ông Kình, ai muốn đến đều bị chặn lại, cố đi thì bị đánh đập kể cả phụ nữ.

Cứ như những gì thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu trước đó vào năm 2017, thì vụ Đồng Tâm không có gì phải đến mức độ điều quân hành xử như ngày 9 tháng 1năm 2020.

Trích.

 

  • Chiều ngày 26 tháng 4, tại TPHCM, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong dịp tiếp xúc cử tri quận 1, quận 3 và quận 4, cho biết: "Chúng tôi đang chỉ đạo thành phố Hà Nội rút kinh nghiệm toàn diện vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm. Nhưng liên quan đến vụ việc này tôi cho rằng chúng ta phải nắm chắc tình hình, phải tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao có tình trạng đó. Từ đó có những biện pháp giải quyết có tình, có lý. Muốn vậy chúng ta phải lắng nghe ý kiến của nhân dân và chúng ta phải giải thích cho dân hiểu được những chủ trương, chính sách của Nhà nước để tạo được sự đồng thuận” [43]
  • Tiếp xúc cử tri quận Đồ Sơn (Hải Phòng) ngày 13 tháng 5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận xét: "... Chính quyền khi thực thi nhiệm vụ phải làm đúng chính sách, pháp luật; làm việc có lý có tình, trên tinh thần thuyết phục dân, để dân hiểu chủ trương của Đảng, Nhà nước. Kinh nghiệm từ các vụ việc trong quá khứ như Quán Nam, Đồ Sơn tại Hải Phòng, và vụ việc vừa qua ở Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) là do chính quyền không sát dân, giải quyết sai quy định pháp luật." [44]


Căn cứ vào những phát biểu trên có thể cho thấy mặc dù xảy ra vụ bắt giữ các CSCĐ, nhưng bộ chính trị  DCSVN chưa có ý định cứng rắn trấn áp người dân Đồng Tâm. Nhưng từ khi Trần Đại Quang chết đi, quyền lực tập trung hết về Nguyễn Phú Trọng, vụ thảm án Đồng Tâm đã xảy ra một cách đầy tính chuyên chế, độc tài. 

Trách nhiệm vụ Đồng Tâm, hay những người quyết định thảm án ở Đồng Tâm ở vị trí chủ chốt chắc chắn phải có hai cái tên là Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm.

Thủ tướng Xuân Phúc là kẻ cơ hội, mị dân, nịnh đảng. Gió chiều nào theo chiều ấy. Ông ta khó có thể trong nhóm cao cấp ra quyết định cứng rắn vào ngày 9 tháng 1 năm 2020, nhưng ông ta cũng sẽ không phải là người phản đối, thậm chí còn hùa theo.

Không thể nào nói Nguyễn Phú Trọng không biết, không liên can. Vụ Đồng Tâm gây bão dư luận, từ chủ tịch nước, thủ tướng , trưởng ban tuyên giáo đều bày tỏ ý kiến. Riêng ông Trọng thì không, một cái xe sang gắn biển công tận ở Hậu Giang ông đọc báo còn biết, lẽ nào vụ Đồng Tâm ông Trọng không biết gì?

Ông ta biết hết, thậm chí ông ta là người duyệt phương án tấn công Đồng Tâm trên cương vị tổng bí thư, chủ tịch quân uỷ trung ương, trên cương vị chủ tịch nước, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang.

11/9/2020
Người Buôn Gió
Blog Người Buôn Gió
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn