BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 77114)
(Xem: 63206)
(Xem: 40609)
(Xem: 32244)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Về bài thơ " ĐỘC TIỂU THANH KÝ " của Cụ Nguyễn Du, và tên tự " Tố Như "

03 Tháng Tám 20206:46 SA(Xem: 1236)
Về bài thơ " ĐỘC TIỂU THANH KÝ " của Cụ Nguyễn Du, và tên tự " Tố Như "
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
12Vote
12
Hầu hết người Việt đều biết cụ Nguyễn Du ( 1765 - 1820 ) qua tập Truyện Kiều. Nhưng ngoài Truyện Kiều, Cụ còn nhiều tác phẩm khác:Thanh Hiên thi Tập, Nam Trung Tạp Ngâm, Bắc Hành Thi Tập... Trong số những bài thơ của Cụ có bài " Độc Tiểu Thanh Ký " làm cho hậu học có nhiều suy nghĩ và tồn nghi.

Dưới đây là: Bài Thơ "Độc Tiểu Thanh Ký",

Tóm Tắt Ý Nghĩa Của " Độc Tiểu Thanh Ký"và Phần Góp Ý Của Người Biên Soạn cùng với Hai Bài Thơ " họa ", và cảm tác.

I - BÀI THƠ " ĐỘC TIỂU THANH  KÝ "

讀 小 青 記
西 湖 花 苑 盡 成 墟,
獨 吊 窗 前 一 紙 書.
脂 粉 有 神 憐 死 後,
文 章 無 命 累 焚 餘.
古 今 恨 事 天 難 問,
風 韻 奇 冤 我 自 居.
不 知 三 百 餘 年 後,
天 下 何 人 泣 素 如.


ĐỘC TIỂU THANH KÝ

Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư.
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

-Dịch nghĩa:

ĐỌC TIỂU THANH KÝ
Vườn hoa bên Tây hồ đã thành bãi hoang rồi,
Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ.
Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết,
Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở.
Những mối hận cổ kim khó mà hỏi trời được,
Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã.
Không biết hơn ba trăm năm sau,
Thiên hạ ai người khóc Tố Như?

- Dịch thơ:
ĐỌC TIỂU THANH KÝ
Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang,
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.
Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương.
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang.
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng?

                                   VŨ TAM TẬP

ĐỌC TIỂU THANH KÝ
Hoa kiểng hồ Tây hoá bãi hoang
Bên song bi cảm đọc thư tàn
Hữu thần son phấn chôn còn hận
Vô mệnh văn chương đốt chẳng tan
Kim cổ oán hờn trời khó hỏi
Phong lưu oan khuất tớ ngùi mang
Ba trăm năm nữa làm sao biết
Ai khóc thương nàng phận trái ngang ?!
        NGUYỄN MINH THANH cảm dịch

I I - TÓM TẮT Ý NGHĨA CỦA "Độc Tiểu Thanh ký": "ĐTTK"có nghĩa là “đọc tập Tiểu Thanh ký” của chính nàng Phùng Tiểu Thanh viết.

nguyenduĐó là người con gái rất đẹp, có thật , sống cách cụ N D khoảng 300 năm trước , đời Minh Thành Tổ (Trung Hoa). Nàng con nhà quan tài sắc vẹn toàn. Nhưng do sự tranh chấp ngôi báu của Minh triều họ Chu. Phía cha nàng ủng hộ bị thất bại, ông bị giết. Gia cảnh sa sút, nàng phải làm lẽ năm 16 tuổi. Bị vợ cả ghen, đày ra sống ở Cô Sơn cạnh Tây Hồ. Buồn rầu, nàng sinh bệnh chết mới 18 tuổi, và để lại tập thơ Ký Sự về chính đời mình.

Bà vợ cả vẫn chưa hết máu Hoạn Thư, tìm đến đốt tập thơ Ký Sự, và mấy bức tranh vẽ chân dung nàng. Nhưng còn sót lại một số bài thơ, nên người đời gọi là “phần dư tập”.

Nhân dịp đi Sứ Trung Quốc cụ ND đã đọc được " Phần Dư tập*". Nhưng có chỗ cho rằng ND đọc "Phần Dư tập"trước khi đi Sứ.

Qua những bài thơ, cuộc đời trái ngang oan khuất của Tiểu Thanh đã để lại niềm bi cảm sâu xa cho ND. Và Cụ đã sáng tác bài thơ"Độc Tiểu Thanh ký"rất bi thương ai oán..!!

 I I I - PHẦN GÓP Ý CỦA NGUỜI BIÊN SOẠN  và THƠ CẢM TÁC:

1 - Về Chữ "Tố Như": theo tiểu sử, gia phả, cụ ND có tên tự là Tố Như. Và cuối bài "ĐTTK" có câu " Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như"(Thien hạ ai là người khóc TN?). Do đó, nguời đời sau cho rằng "Tố Như" đích thị là để chỉ chính t/g ND. Nhưng, có người cho rằng chữ "tố như " không phải dùng chỉ ND, mà để chỉ chính nàng Tiểu Thanh. Vì " tố như "còn có nghĩa là "người phụ nữ đẹp".

Theo HÁN VIỆT TỰ ĐIỂN của t/g Đào Duy Anh thì:

- Tố: lụa trắng, sắc trắng...,

- Như: cùng - dống - ví như... Ta gom hai chữ "tố như": giống lụa trắng, hàm ý chỉ người phụ nữ đẹp mà cụ ND đã dùng chăng? Khổ nỗi, lối viết của Chữ Nho không viết "hoa"danh từ riêng, cho nên gây khó khăn cho đôc giả, cho kẻ hậu học. Như trong bài PHONG KIỀU DẠ BẠC của Trương Kế, có người cũng cho rằng "ô đề" là tên núi "Ô ĐỀ", chứ không phải nghĩa "qụa kêu"trong câu " nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên".

Trở lại chữ "Tố Như" trong "ĐTTK", nếu hiểu theo nghĩa "danh từ riêng"như từ trước, và Ô. VŨ TAM TẬP đã dịch thơ, thì đúng rồi.

Song, khác với trước, ta có thể hiểu và dịch "tố như"theo nghĩa "danh từ chung", hàm ý chỉ "người phụ nữ đẹp", tức là nàng Tiểu Thanh, thấy cũng thuận nghĩa, không có chi gượng gạo ( như N. M. T. đã dịch ở trên )

Thứ nữa, xét về sự ngiệp cụ ND, thì đường hoạn lộ rất thênh thang, được trọng dụng và hậu đãi, từ Tri Huyện.Tri Phủ.....thăng hàm Cần Chánh điện học sĩ và giũ chức Chánh Sứ đi Trung quốc. Thế, đâu có chuyện chi để " Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?".Trong bài Trấn Nam Quan, khi đi sứ TQ  của Cụ có câu:

"Điạ thiên mỗi vị truyền văn ngộ,
Thiên cận tài tri giáng trạch thâm "

Tạm dịch:

"Xa xăm nào thấu nguồn cơn
 Cận kề mới thấm thâm ơn cửu trùng"

Cho ta thấy rằng ND rất được trọng dụng. Đáp lại, Cụ cũng đã tỏ rõ ơn tri ngộ đ/v vua Gia Long. Có người cũng cho rằng ND hoài Lê, nên áo não với tâm trạng:" hàng thần lơ láo", vì đã từng làm chức Võ quan nhỏ đời Lê Trung Hưng.

Nhưng cũng không có gì rõ nét như Bà Huyện Thanh Quan " Nhớ nước dau lòng con quốc quốc".

Theo gia phả, thì năm 1802, khi vua Gia Long ra Nghệ An, ND đón xe, xin yết kiến vua và đưọc cho làm thủ hạ đi theo ra Bắc. Như vậy, làm gì có chuyện"hàng thần lơ láo". Duy, ND chỉ có 8 năm lúc thiếu thời từ 1775 - 1783 gặp cảnh loạn Kiêu Binh và Tây Sơn ra Bắc Hà đánh giặc Mãn Thanh, gia đình bị ly tán cuộc sống khó khăn, nhưng Ông vẫn còn đi học được và đỗ Tú Tài (1783)

Tóm lại, chữ " tố như" nhằm để chỉ "người phụ nữ đẹp" là có tính thuyết phục. Vì cuộc đời và sự nghiệp của ND so với người cùng thời khá hiển hách, đâu có chi khổ lụy, xót xa để đến nỗi hậu sinh phải "khóc"cho Ông. Vã lại, nếu đem s/s thân thế sự nghiẹp ND với thân phận của nàng Tiểu Thanh thì hoàn toàn khác nhau. Cụ không có những oan khuất như Tiểu Thanh để đời sau phải " khóc".

Trong khi đó, Cụ đã "khóc" nàng Tiểu Thanh vì những ngang trái và hồng nhan bạc mệnh và tài mệnh tương đố của nàng ! Thiển nghĩ không có lý do nào để ND tự s/s mình là một Nam Nhi khí phách ( từng có ý định mộ quân chống nhà Tây Sơn, phục hưng nhà Lê Trung Hưng ) với người đẹp xấu số. Việc này có vẻ trái khoáy!? Để rồi tự hỏi 300 năm sau có ai "khấp"nỗi oan khuất của mình ; như mình đã "khấp" nỗi oan khuất của nàng Tiểu Thanh chăng?!

Ngoài ra, nếu ta hiểu "tố như" để ẩn dụ cho "người phụ nữ đẹp", thì TÌNH CẢM của Cụ đ/v Tiểu Thanh qua bài thơ"ĐTTK"sẽ sâu sắc hơn ý vị hơn và thi vị hơn. Là vì, ND đang ai oán hiện tại, mà còn nghĩ về mai hậu lâu dài : 300 năm sau , không biết cò ai trắc ẩn về nàng TT nữa hay không?!

Còn có gợi ý khác nữa. Có người cho rằng: 2 câu sau cùng của cụ ND hàm ý tự hỏi:" Hơn 300 năm sau, có ai đó khóc nàng Tiểu Thanh " giống như " Tố Như ( N D ) này chăng?!" Gợi ý này rất hợp lý khi ta cho rằng chữ " Tố Như " là danh từ riêng, đích thị tên tự của ND. Tuy nhiên, nếu xét về "văn ngữ" " và thâm ý "thì phải chăng là hơi lạc điệu?!

Để kết thúc, trong bài " ĐTTK"nguyên bản của ND, nếu ta hiểu chữ " tố như " là danh từ " chung ",  " khác " bài thơ dịch Việt ngữ của ông Vũ Tam Tập, và  không viết "hoa"chữ "tố như" thì ý nghĩa câu thơ sẽ đổi khác, và hợp tình hợp lý hơn.

Trên đây chỉ là thiển ý, nhằm gợi ý để qúi thức gỉa suy nghĩ. Trân trọng.

Sau hết, nếu xét về "niêm luật" thì 2 câu cuối của bài "ĐTTK" lại không đúng "niêm luật". Cho nên có người cho rằng 2 câu ấy là "chấp vá". Và ND chỉ tự thán riêng 2 câu ấy trước phút lâm chung !! Cũng được đi. Thế thì, 2 câu "chính gốc" ở đâu? Chẳng lẽ cụ ND một thi nhân lẫm liệt lại làm thơ :"què" chỉ có 6 câu !!

Vả lại, có những bài thơ sai "niêm luật" nhưng rất ư nổi tiếng như bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu hầu hết chúng ta đều biết. Bài Đèo Ba Đội của bà Hồ Xuân Hương cũng thế. Và cũng rất hay. Vậy thì đây là sự cố ý của Tiên Sinh chăng ?!

2 - Hai Bài Thơ: Họa & Cảm Tác:

"Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?"

Nương theo gợi ý:

" Hơn 300 năm sau, có ai khóc nàng Tiểu Thanh giống như Tố Như này chăng ?! ".

Dạ thưa Cụ Nguyễn Du, bây giờ là 200 năm sau ( 1820 - 2020 ), để trả lời câu hỏi trên của Tiên Sinh, hậu học kính xin tỏ rõ tấc lòng đồng cảm với Tiên sinh. Là cũng xót thương nàng Tiểu Thanh như Cụ. Qua câu chuyện u oán ngang trái của nàng, hậu sinh có hai bài thơ nhỏ như sau:

ĐỌC TIỂU THANH KÝ ( họa từ bài " dịch " cuả ô. V.T.T.)
Thư phòng cổ sự dưới chiều hoang
Tiếc đoá hoa xuân thoắt đã tàn
Sắc nước bao phen sầu lận đận
Hương trời lắm bận khóc thương tan
Hồng nhan chan chứa từ nguyên thủy
Bạc phận ngậm ngùi thuở hỗn mang      
Hai trăm năm chẳn bên hiên vắng
Hậu học khóc nàng dạ... ngổn ngang  ...!!
      Nguyễn Minh Thanh cảm họa

Khóc Nàng Tiểu Thanh
Vẹn toàn tài sắc lắm gian nan                
Làm lẽ... thương ai cảnh bẽ bàng          
Những tưởng ổn an đời bạc phận        
Nào ngờ khốn đốn kiếp hồng nhan      
Cô Sơn cam chịu nhiều nghiệt ngã
Ký Sự còn ghi những phũ phàng          
Xót đoá Quỳnh hương sương nõn trắng
Tây Hồ lá đổ...dưới chiều hoang ...!!    
           Nguyễn Minh Thanh  cảm tác

3 - Lời bàn thêm: Cụ ND quan tâm tiếc thương người phụ nữ tài hoa mà bạc phận, Phùng Tiểu Thanh, ngoại nhân, thì cũng phải thôi. Vì chính Cụ đã nói " Phong vị kỳ oan ngã tự cư".

Tuy nhiên, nếu như xét về lịch sữ Việt Nam không thiếu chi những hồng nhan bạc phận : Hai Bà Trưng, Bà Triệu.. Công Chúa An Tư, CC Huyền Trân, CC Ngọc Hân... sao cụ ND không có một chút mải mai xót xa nào ?!! Nếu như Cụ có những xót xa ( mà hậu sinh chưa biết chăng ?)  một trong những " danh giai nhân " vừa kể trên thì rất ư là quí hoá.

Và có như thế thì "Phong vị kỳ oan ngã tự cư"của ND sẽ tròn trĩnh biết bao..!!

NGUYỄN MINH THANH  biên soạn

*Phần DưTập: tập ký bị đốt, còn dư lại.
*Tham khảo:
Trang web Thư Hoạ của Phan Quốc Tuấn
TNĐT của Gs Trịnh Vân Thanh
Wikipedia:ND
TĐHV của Đào Duy Anh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn