BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73175)
(Xem: 62203)
(Xem: 39378)
(Xem: 31132)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Dư luận và chỉ thị - Hồ Duy Hải

07 Tháng Năm 20206:17 SA(Xem: 927)
Dư luận và chỉ thị - Hồ Duy Hải
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Những ngày gần đây, rộ lên hai vụ án là vụ án Hồ Duy Hải và vụ án Trần Văn Minh, Phan Văn Anh Vũ thu hút tâm điểm của báo chí và dư luận.

Ở vụ án Hồ Duy Hải, dư luận nhấn mạnh hình ảnh bà mẹ Hồ Duy Hải mười mấy năm đi kêu oan cho con, cho đấy là một biểu tượng, một hình ảnh kiên cường, một  sự hy sinh cao cả. Cùng với bà mẹ là cô em gái lỡ tuổi xuân thìvì theo đuổi kiện tụng cho anh trai. Dư luận Hồ Duy Hải là vô tội.

Ở vụ Trần Văn Minh , Phan Văn Anh Vũ thì dư luận mặc nhiên coi đây là hai kẻ có tội, vì họ là quan chức và đại gia, đương nhiên là có tội hoặc kiểu gì cũng vô tội.

Tôi không quan tâm tới hình ảnh bà mẹ hay cô em gái của Hồ Duy Hải, đã ra pháp luật thì không nên để những tình tiết mang tính tình cảm chi phối sự nhận định.

Tôi chỉ quan tâm đến những chi tiết của vụ án, những chi tiết về mặt tố tụng hình sự. Gạt bỏ việc Hồ Duy Hải thân nhân thế nào, có mẹ và em thế nào.

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình.
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình.
Mở đầu phiên giám đốc thẩm, ông chánh án chủ toạ Nguyễn Hoà Bình đọc lời sơ lược phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm, ông nhấn mạnh đây là vụ án gây bức xúc dư luận quần chúng ở tỉnh Long An. Thiết nghĩ đây là điều không nên, vụ án thế nào thì nó sẽ như thế, yếu tố quần chúng bức xúc không phải là yêu tố được kể trong phiên toà, nhất là lời mở đầu. Chả lẽ nếu quần chúng không bức xúc thì vụ án sẽ xử khác đi sao?  Lời nói mở đầu của ông Trương Hoà Bình là có tính định hướng gây tâm lý cho người tham gia phiên toà sẽ ác cảm với bị cáo.

Ông Nguyễn Hoà Bình từng là viện trưởng viện kiểm sát tối cao, thời kỳ đó đã ra bản kháng nghị không chấp nhận kháng cáo của Hồ Duy Hải. Hôm nay ông giữ ghế chủ toạ phiên toà giám đốc thẩm, cái này không đúng về mặt pháp luật.Trường hợp bị cáo với chủ toạ đã có những quan hệ không tốt, ảnh hưởng tới việc khách quan xét xử, phải thay chủ toạ khác. Đó là luật, chẳng hiểu sao ông Nguyễn Hoà Bình lại ngồi ghế chủ toạ, phải chăng vì ông là chánh án tối cao, không còn ai khác đủ thầm quyền hơn ông ngồi ghế ấy.

Điều 53 của bộ luật tố tụng hình sự ghi rõ về trường hợp thay đổi chán án, thẩm phán.

c) Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.

 Còn về tang vật, chứng cứ gây án là con dao mua ngoài chợ. Với cách thu thập chứng cứ đó thôi đã không thể khẳng định tội giết người. Tại sao một vụ án giết người, bị cáo đã nhận tội rồi mà còn không khai thác được con dao bị cáo dùng làm hung khí vất ở đâu? Phải đi mua ngoài chợ, trong khi điều 86 của bộ luật tố tụng hình sự quy định rõ chứng cứ phải thu thập hợp pháp và khoa học, có liên quan đến vụ án. Một con dao mà điều tra mua ngoài chợ có liên quan đến vụ án giết người, thử hỏi hàng trăm ngàn con dao ở ngoài chợ bất cứ lúc nào điều tra viên cần, nó cũng là vật chứng giết người hay sao. Ra chợ mua con dao có được gọi là khoa học, hợp pháp không?

Lý do con dao không thấy là do người dọn dẹp hiện trường mang đi đốt, có ai điên đến mức dọn hiện trường giết người bằng dao, thấy dao lại mang đi đốt không, đốt ở đâu, đốt kiểu gì mà con dao sắt tan chảy thành tro bụi?

Rồi đến khi lời khai của Hải đập đầu nạn nhân vào bồn rửa mặt không khớp với hiện trường, cán bộ điều tra đã buộc Hải nhận tội dùng thớt đập, tiếp tục ra chợ mua thêm cái thớt.

Về nhân chứng Đinh Vũ Thường khai nhận không quen biết Hải, thời điểm vụ án chỉ nhìn thấy một thanh niên ngồi trong bưu điện Cầu Voi. Kết luận điều tra nói rằng Thường nhìn thấy Hải vào lúc 19 giờ 35 phút hôm đó.

Không biết thì sao Thường nhìn ra Hải, điều vô lý ai cũng biết. Thường chỉ nhìn thấy một người, nhưng điều tra kết luận đó là Hồ Duy Hải !

Nguyễn Văn Nghị người yêu của nạn nhân Hồng thì khai đêm đó đến bưu điện Cầu Voi thấy Trung, tình địch của Nghị ngồi đó đã lâu. Nhưng kết luận điều tra lại nói vụ án xảy ra lúc 20 giờ 30 Hải giết Hồng sau đó nấp ở cửa đợi Vân về giết nốt, rồi rửa tay , rửa dao, lục soát lấy đồ đạc rồi đi về nhà ngủ.

Đã rửa dao rồi, sao người thu dọn hiện trường lại mang dao đi đốt?

Ai đến dọn hiện trường, thấy con dao sạch sẽ, tự nhiên mang đi đốt mất tiêu?

Vật chứng không rõ ràng, nhân chứng không rõ ràng, lời khai đầu tiên không nhận tội,  sau khi hỏi cung nhiều lần , nhiều tháng sau bị cáo nhận tội.

Với chừng ấy thôi, không có toà án nào có thể kết tội Hồ Duy Hải là phạm tội giết người.

Tôi không khẳng định Hồ Duy Hải vô tội, tôi chỉ khẳng định rằng tình tiết vụ án không thể kết luận được Hồ Duy Hải có tội.

Việc ông Nguyễn Hoà Bình ngồi ghế chủ toạ là sai phạm về mặt tố tụng  vì từng làm kiểm sát tối cao. Nó chỉ hợp lý khi phiên toà này, không phải chỉ xử Hồ Duy Hải mà còn là phiên toà xử tội ông Nguyễn Hoà Bình vì vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng hình sự.

Cuối cùng tôi muốn nói, pháp luật là chứng cứ, là nhân chứng. Pháp luật không thể dựa theo cảm tính là vụ án gây bức xúc nhân dân để định hướng dư luận, cũng như không thể đem hình ảnh người mẹ, người em gái kêu oan ròng rã bao nhiêu năm ra để như một lời biện minh cho bị cáo.

Với 13 năm đã ngồi tù, ở những phiên toà không có cơ sở kết tội. Kết quả phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm cần phải được huỷ bỏ để điều tra lại, và ngay tức khắc phải tạm thời huỷ bỏ biện pháp giam giữ Hồ Duy Hải. Cho anh ta được quản thúc tại địa phương, bắt đầu điều tra lại từ đầu như triệu tập anh ta hỏi lại vấn đề.

Người Buôn Gió
Blog Người Buôn Gió
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn