BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72638)
(Xem: 62055)
(Xem: 39154)
(Xem: 31021)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Chuyện Là Thế Này

01 Tháng Tư 20207:28 SA(Xem: 1907)
Chuyện Là Thế Này
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

(Bài viết này để làm rõ hơn nhân cách của chị Quỳnh, không liên quan đến các phát ngôn về nước Mỹ hay Tổng thống D.Trump)


Tháng 4/2016, tôi và anh Huỳnh Anh Tú tổ chức lễ cưới tại Dòng Chúa Cứu Thế (38-Kỳ Đồng- Sài Gòn). Lễ cưới là ngày trọng đại của đời người- tất nhiên rồi. Nhưng với tôi, ngày hôm đó là một Đặc ân không phải ai cũng có được. Trong một ngày, tôi được nhận đến 4 Bí tích: Bí tích Thanh tẩy, Bí tích Thêm sức, Bí tích Thánh thể và Bí tích Hôn phối. Tôi không chỉ chấm dứt cuộc sống độc thân mà còn chính thức trở thành người Công giáo. Lễ cưới diễn ra giản dị, ấm cúng nhưng được nhiều anh chị em, cô chú bác và khách mời nhận xét là “vui chưa từng có”.

Trước đám cưới một ngày, tôi và mẹ đỡ đầu- chị Phương Anh vợ của bác sĩ Đại-phải đến Nhà thờ để tập các nghi thức cần thiết cho ngày tôi sẽ nhận các Bí tích. Cha Anton Lê Ngọc Thanh là người hướng dẫn chúng tôi. Tôi nhớ rất rõ, hôm ấy anh trai của chị Phương Anh đang bệnh nặng ở nhà, nhiều phần không qua khỏi. Nhưng vợ chồng chị vẫn đến tập nghi thức với tôi sau đó vội vàng về nhà ngay.

Tôi sẽ không nói dài dòng về các nghi lễ khác bởi mọi thứ đã diễn ra tốt đẹp. Chỉ có chút trục trặc trong nghi Lễ Hôn phối mà nếu không có sự kiện nhà tôi ở Vườn rau Lộc Hưng bị đập nát, tôi vẫn coi đó là một điều ngẫu nhiên đầy thú vị. Dù rằng sau sự cố ấy, vợ chồng tôi và anh chị Đại-Anh đã có những hiểu lầm đáng tiếc.

Tôi nhận các Bí tích thiêng liêng ấy trong niềm hạnh phúc vô hạn, xen lẫn cảm giác hồi hộp, chỉ lo mình thực hiện không đúng động tác hoặc nói sai, nói lắp. Tôi căng thẳng đến nỗi thỉnh thoảng lại ghé tai nói thầm với mẹ đỡ đầu “chị phải ở sát em, đừng đi đâu đấy nhé”.

Rồi mọi chuyện cũng suôn sẻ cho đến khi tôi nhận Bí tích Hôn phối. Cha Giuse Nguyễn Văn Toản cầm micro trang trọng nói “Xin mời Người Làm Chứng”. Cha mời đến lần thứ ba tôi vẫn không thấy mẹ đỡ đầu của tôi bước lên. Đứng trước Cung Thánh, tôi không dám quay lại phía sau lưng để tìm chị Phương Anh, phần vì chiếc váy cô dâu bó sát người, phần vì tôi không muốn sự thiếu tập trung của mình làm buổi lễ giảm đi phần trang nghiêm. Rồi cô ấy bước lên, đường hoàng đứng vào vị trí Người Làm Chứng. Sau khi cô ấy đi tù, tôi có viết về sự cố này như là một điều ngẫu nhiên đầy thú vị, thậm chí còn dùng những lời lẽ đầy thân thương để thể hiện.
damcuoiphamthanhnghien

Sau đám cưới, rất nhiều người trách tôi tại sao lại chọn cô ấy. Tôi giải thích rằng tôi chỉ mời cô ấy đến dự đám cưới, không chọn cô ấy là Người Làm Chứng trước Cung Thánh cho mình. Nhưng mọi người lầm tưởng tôi và cô ấy thân nhau, nên tế nhị không dám nói vì sợ mang tiếng là nói xấu cô ấy. Chỗ này cần mở thêm cái ngoặc đơn rằng tôi và cô ta làm việc chung nhóm không có nghĩa rằng chúng tôi thân nhau ngoài đời. Chỉ thuần túy về công việc vì tôi và cô ta quá khác nhau về cách nghĩ, cách sống, cách đối nhân xử thế. Tôi cũng không bao giờ giải thích dù biết nhiều người hiểu lầm, xa lánh tôi khi nghĩ tôi thân với cô ta. Chính cô ấy đã tự bộc bạch điều này trong một bài viết chúc mừng sinh nhật tôi hồi tháng 11/2014. Tiếc rằng tôi không lưu lại vì nghĩ chẳng để làm gì.

Vợ chồng tôi rất buồn chị Phương Anh vì nghĩ rằng chị đã bỏ rơi tôi trong Lễ Hôn phối. Vì anh Đại- chồng chị Phương Anh là bác sĩ, nên anh hay ghé Vườn rau để khám chữa bệnh cho các ông Thương Phế Binh VNCH. Chúng tôi vẫn thương quý nhau nhưng không ai nhắc đến vụ “làm chứng”. Không muốn giữ mãi uẩn khúc trong lòng, vài tuần sau tôi đem câu chuyện ấy nói với anh Đại, tất nhiên kèm theo lời trách móc. Tôi ngẩn người khi anh Đại nói rằng sau khi từ Nhà thờ về, chị Phương Anh đã khóc. Cảm giác bị lừa gạt, bị coi thường khiến chị tủi thân, ê chề. Chị nghĩ rằng tôi đã mời chị nhưng vì một lý do nào đó vào phút chót, tôi lại thay đổi, mời cô kia mà gạt chị ra rìa.

Vậy nguyên do từ đâu để xảy ra sự cố này?

Vợ chồng chị Anh đi dự Lễ cưới của tôi mang theo nỗi lo lắng vì người anh trai đang hấp hối ở nhà. Đến đây cũng cần nói thêm rằng đám cưới của chúng tôi diễn ra tối hôm trước, sáng sớm hôm sau anh ấy qua đời. Mải nghĩ về người anh ở nhà nên cha Toản gọi mấy lần chị Anh không nghe thấy. Đến khi giật mình đứng dậy thì cô kia từ mấy hàng ghế dưới băng lên, đi ngang qua mặt chị Phương Anh để chễm chệ hiện diện trước Cung Thánh trong sự ngỡ ngàng của cả cô dâu, chú rể, Người làm chứng bên nam và nhiều người khác. Các cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, Giuse Đinh Hữu Thoại, Anton Lê Ngọc Thanh và cha Giuse Trương Hoàng Vũ đều được chúng tôi thông báo trước rằng chị Phương Anh là người đỡ đầu và Người làm chứng cho tôi tại buổi Lễ. Gia đình ruột thịt hai bên và những người bạn thân như anh chị Thịnh- Phượng, Huyền Trang, Hiệp, anh chị Oanh- Điệp đều biết điều này. Số đông khách mời còn lại đều thắc mắc tại sao tôi lại mời một người “lỗi đạo” đảm nhận vai trò quan trọng như thế trong Lễ cưới của mình.

Rồi chúng tôi không ai nhắc đến chuyện này nữa. Cho đến đầu năm 2019 xảy ra biến cố đau thương 503 ngôi nhà ở VRLH bị đập đúng dịp gần Tết (trong đó có nhà tôi) khiến nhiều người xót xa, thương cảm. Vài ngày sau khi tài sản mất trắng một cách tức tưởi, đau đớn, tôi mới bình tĩnh hơn để nhìn nhận, quan sát phản ứng của công luận quanh sự kiện VRLH bị đập. Tôi đọc ở đâu đó một status mang nội dung đại loại như, khi cô ta ở tù thì Phạm Thanh Nghiên dốc sức vận động, đấu tranh cho cô ta. Đến khi PTN bị đập nhà, cô ta lên mạng khoe giày đẹp, khoe đi chơi và thể hiện niềm vui.

Khi sự việc xảy ra, cô ta coi như không biết, không có nổi một bản tin như đúng nguyên tắc làm việc của Mạng Lưới Blogger Việt Nam là phải cập nhật, viết tin về các sự kiện dân chúng bị đàn áp. Chỉ cần bấy nhiêu thôi đã khiến tôi tỉnh ngộ. Tôi không muốn nói thêm bởi sẽ động chạm đến nhiều người, đến công việc vì như thế là làm thỏa mãn những gì cộng sản đang muốn biết. Nhưng nếu sau bài viết này mà cô ta dựng chuyện, hoặc muốn khoét sâu chuyện này chuyện kia -chủ yếu liên quan đến công việc thì có nghĩa cô ta muốn đẩy vợ chồng tôi vào chỗ hiểm nguy. Cô ta đang ở Mỹ, còn chúng tôi vẫn đang bị bủa vây bởi chế độ, không an toàn như người ở ngoài. Song, nếu cô ấy muốn thì không ai cản được. Có điều, nếu tôi phải đi tù lần nữa thì xin hứa danh dự là tôi sẽ vẫn ngẩng cao đầu như 12 năm về trước, công an sẽ không có cửa để bắt tôi ngồi trước ống kính máy quay đọc bản nhận tội.

Đến đây, thiết nghĩ cần giải thích thêm để những người ngoại đạo hiểu về vai trò của Người làm chứng trong Bí tích Hôn phối: Hai nhân chứng (của bên nam và bên nữ) rất cần thiết cho sự hữu hiệu của thể thức kết hôn. Thiếu vắng một trong hai nhân chứng này, sự cử hành kết hôn vô hiệu. Vai trò của họ là làm chứng cho sự cử hành kết hôn hợp pháp. Họ không phải là người đứng ra bảo đảm rằng đôi bạn không có ngăn trở kết hôn, cũng không phải người đỡ đầu hay trợ giúp Đức Tin cho đôi bạn. Giáo Luật không quy định những điều kiện phải có đối với hai vị chứng này. Tuy nhiên, theo nguyên tắc làm chứng, họ phải biết sử dụng trí khôn và hiểu biết được việc mình làm.

Nói một cách ngắn gọn, người làm chứng phải “xứng đáng”. Tức là được mời đàng hoàng, chính thức và không bị ngăn trở các bí tích bình thường của người Công giáo. Cô ấy đã ly dị. Thường thì nếu ly dị nhưng không tái hôn, có thể vẫn được xưng tội và rước lễ. Còn nếu ly dị và tái hôn thì không được xưng tội, rước lễ vì bị “lỗi đạo”. Tôi không biết cô ấy có tái hôn không, chỉ biết là đã có con ngoài giá thú sau khi ly hôn và có một đứa con với chồng cũ. Nhưng cho dù cô ấy không tái hôn thì cô ấy cũng không xứng đáng được làm chứng cho tôi hay bất kỳ ai trước Cung Thánh- một nghi thức thiêng liêng mà bất cứ người Đạo gốc nào cũng phải biết, do không giữ chuẩn mực trong hôn nhân. Trong trường hợp người làm chứng vì lý do bất khả kháng nào đó vắng mặt, thì có thể mời người khác thay thế để thực hiện nghi thức, nhưng tuyệt đối không được phép ký tên với tư cách người chứng hôn trong Sổ Gia đình Công Giáo. Cô này đạp bỏ mọi nguyên tắc trên và ký cái rụp trong Sổ Gia đình Công giáo của tôi. Lúc đó tôi mới theo Đạo, không biết sự nghiêm trọng của vấn đề này. Còn các cha cũng như những người khác đều lầm tưởng cô ta là sự lựa chọn của tôi nên phải theo. Chỉ một mình cô ta là hiểu chuyện. Đạo gốc mà, lại là cháu nhiều đời của Thánh tử đạo Việt Nam (chân phước Andre Phú Yên). Chi tiết này tôi là người đầu tiên nhắc đến trong bài viết về cô ta, thu hút khá nhiều sự quan tâm, lấy được cảm tình của bao nhiêu người cho “đương sự”.

Lý giải

Khi tôi kể câu chuyện này cho một vài người bạn thân, có người lý giải rằng: Vì cô ta biết đám cưới chúng tôi là một sự kiện được nhiều người chú ý. So với cô ta, tôi được nhiều anh chị em quý mến. Cô ta ngược lại, luôn bị ác cảm và xa lánh (đây cũng là lý do tôi thấy thương và tội cho cô ta suốt mấy năm làm việc chung). Cô ta muốn tạo ấn tượng với thiên hạ rằng được tôi thân và tin cậy, quý mến đến mức mời cô ta là người làm chứng cho Lễ hôn phối cuả tôi. Có nghĩa cô ta không phải người không đáng tin như nhiều người vẫn nghĩ. Đối với một người đấu tranh nhân quyền, nếu không chiếm được cảm tình và lòng tin cậy của anh em, bạn bè, của công chúng thì dù có tài ba đến mấy cũng vô ích. Không thể vận động được ai tham gia các hoạt động mà mình chủ xướng nếu bị ghét, bị đề phòng.

Hồi mới ra tù, tôi nghe nhiều lời đồn đại, bàn tán nhưng tôi nghĩ người ta quá lời, cô này chỉ hơi ngạo mạn, vô lễ và có vài điểm dở trong ứng xử chứ không nghĩ cô ấy xấu xa. Khi cô ta đi tù, tôi và nhiều người khác ra sức vận động cho cô ta được tự do và sang Mỹ dù khi ấy tôi mang bầu và nuôi con nhỏ, rất khổ sở (vì đau đớn thai kỳ) và bận bịu. Sang tới Mỹ, chẳng cần đến tôi vận động khỉ khô gì nữa nên không cần đóng kịch. Không biết nhận định trên có đúng không, nhưng tôi không tìm ra cách lý giải nào khác thuyết phục hơn.

Tôi không giống cô ta ở điểm luôn nghĩ người khác gần gũi mình, đấu tranh cho mình là vì muốn “dựa hơi để nổi tiếng”, hoặc “bị rơi vào thế không thể không lên tiếng, không thể không đấu tranh (cho cô ta) được”. Tôi cũng không ảo tưởng cho rằng mọi người chỉ trích, phê phán mình là vì tính đố kỵ. Càng không bệnh hoạn cho rằng bọn đấu tranh toàn bọn giả dối, cơ hội, dốt nát, mỗi mình mình là giỏi, là tử tế và dấn thân thật sự.


Định viết ngắn thôi nhưng đọc lại thấy dài lê thê thế này. Mục đích chính chả phải ném gạch ném đá gì cô ấy đâu, vì cô ấy dư rồi. Có ba mục đích: Thứ nhất là gửi lời tạ lỗi chính thức và công khai với vợ chồng bác sĩ Đại. Thứ hai là để bạn bè, nhất là những người đồng đạo biết về một sự thật trong Lễ Hôn phối của chúng tôi mà suốt mấy năm qua ai cũng lầm tưởng. Thứ ba, để mọi người biết rằng, một con người đã dám cả gan đứng trước Cung thánh để làm việc dối trá, mưu đồ cá nhân thì không từ một việc xấu nào mà không làm.

Vậy cô ấy là ai? Là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức Mẹ Nấm.

Bài viết này xin nhắn đến tất cả những người quen và không quen rằng, trước kia tôi và cô ta không phải là bạn thân ngoài đời vì quá khác biệt cách sống, cách ứng xử, chỉ đơn giản là có mối quan hệ trong công việc tranh đấu. Công bằng mà nói, về công việc, chị Quỳnh là người khá chuyên nghiệp, có trách nhiệm và biết giữ lời. Tôi cũng tuyên bố là từ tháng 1 năm 2019, tôi đã cắt đứt mọi liên hệ với cô ta cũng như với MLBVN.

Vậy nên, tôi mong không có ai gọi ngõ tôi mỗi khi bị cô ta kiếm chuyện hoặc có mâu thuẫn, khúc mắc vì với cô ấy nữa. Tôi không phải là mẹ, là chị gái hay là quan tòa để phán xử sự việc liên quan đến cô Quỳnh.

Pham Thanh Nghiên
Nguồn : Facebook Phạm Thanh Nghiên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn