Có những sự kiện chỉ xảy ra một lần trong đời nhưng đã để lại trong ký ức những ấn tượng thật sâu đậm không bao giờ quên nổi. Những ấn tượng đó gợi cho ta biết bao nhiêu câu hỏi không lời giải đáp khiến ta suy nghĩ miên man về kiếp sống con người, về ý nghĩa cuộc sống, về những nỗi khổ đau của loài người, về nguyên nhân đưa đến những nỗi khổ đau đó và về những con đường giải thoát.
Những sự kiện đó chỉ xảy ra thoáng trong một phút giây, giống như những tia chớp chợt lóe sáng rồi tắt lịm, nhưng nhờ những tia chớp đó ta mới thấy được vũ trụ đầy bí ẩn chợt hiện lên trong khoảnh khắc sau màn đêm dày đặc.
Tôi xin kể lại một mẩu chuyện đã xảy ra khi tôi còn ở trại Bù Gia Mập vào khoảng tháng 8 năm 1977.
Bù Gia Mập là một trại cải tạo nằm sâu trong rừng thuộc tỉnh Phước Long, cách biên giới Miên chỉ năm bảy cây số. Ngày xưa thực dân Pháp lập trại tù khổ sai để giam tù chính trị thuộc loại nguy hiểm nhất tại Bà Rá. Bà Rá là một trại tù hắc ám nhất ở miền nam dưới thời thực dân Pháp, dường như nằm dưới chân núi Bà Rá, sau này được gọi là tỉnh lỵ Phước Bình. Từ Phước Bình đi vào trại cải tạo Bù Gia Mập phải đi qua một đoạn đường đất đỏ chừng bốn chục cây số , hai bên rừng núi âm u, vượn hú bìm bịp kêu não nùng. Vào mùa mưa năm đó, trong trại nhộn nhịp chuẩn bị đón đợt thân nhân đầu tiên được phép lên thăm tù cải tạo từ khi chúng tôi được đưa đến đó phá rừng. Anh em bàn tán xôn xao, náo nức chờ đợi, hồi hộp đếm từng ngày.
Ngày đầu tiên có ba chị lên tới trại thăm chồng. Chiều hôm đó lan truyền khắp trại những tin thắt ruột.
Con đường từ Phước Bình đi Quảng Đức xuyên qua Bù Gia Mập chỉ có một xe đò nhỏ ọp ẹp lâu lâu chạy một lần. Đúng khi đó chính quyền loan báo xe bị hư , nằm ụ chờ sửa chữa. Các thân nhân tù cải tạo lũ lượt lên tới Phước Bình đành đi mua đòn gánh cho quà cáp vào tay nải gánh gồng đi từng đoàn đi xuyên rừng tới trại. Khát thì xuống múc nước suối mà uống, đói thì lấy quà giành cho tù ra mà ăn. Đêm trải chiếu bên vệ đường, túm tụm nhau nằm cho đỡ sợ ma.
Nhưng cái tin gây xúc động nhất là tin một cô gái mới lớn đi thăm cha trong trại cải tạo bị bộ đội chặn lại thay phiên hãm hiếp cho đến chết, lột trần truồng và chặt thành nhiều khúc nhỏ bỏ trong rừng. Chúng tôi hầu hết đang chờ thân nhân là phái nữ, người chờ vợ, kẻ chờ mẹ, anh này ngóng em gái, anh kia đợi chị. Lòng chúng tôi buốt như kiến lửa đốt, đêm nằm cầu nguyện cho người thân mà nước mắt chảy ra dàn dụa . Phật ở đâu ? Chúa ở đâu ? Tổ tiên ở đâu ? Các người có linh thiêng xin ban cho phép thần thông để chúng tôi có thể nhắn thầm một câu mà lọt được đến tai người thân thích. Một câu thôi. Chỉ một câu thôi :
"Em về đi ! Chị về đi ! Mẹ về đi !"
Chúng tôi không có lòng nào nhận quà cáp của gia-đình khi biết rõ thân nhân mình phải đi qua một đoạn đường rừng đầy những loài yêu quỉ đó.
Nhưng mà Chúa ở cao quá, Phật ở xa quá, Tổ tiên ở trong lòng đất sâu quá; không ai nghe thấy lời chúng tôi cầu nguyện, nên đoàn thân nhân lên thăm tù cải tạo cứ lũ lượt kéo nhau tới.
Ngày hôm sau khi nắng chiều đã nhạt, một toán thân nhân kéo vào trại, trong đó có một bà lão chừng 65 tuổi và một ông cụ đầu tóc bạc phơ đã xấp xỉ thất tuần, cùng với rất nhiều chị em phụ nữ. Bà lão gặp con ôm con khóc ngất. Nỗi đau của bà lão thật giản dị : Thân già lội bộ đường rừng, đường đất đỏ lên đồi xuống giốc, gặp mùa mưa trơn như mỡ. Bà lão té oành oạch quá nhiều lần . Tay nải quà cáp thì quá nặng. Người đi đường thì ai cũng như ai, lần lượt quẳng dần thức ăn vào bụi cho nhẹ bớt, chỉ còn giữ lại những gì thật cần thiết vừa sức mang theo. Lên tới nơi thì bà lão vừa đói mềm, vừa khóc khản cả tiếng, với nỗi đau kêu trời không thấu. Mấy năm trời cách biệt, bán đồ đạc đi dồn hết tiền mua quà cho con, nay lên tới nơi, nhìn thấy con thì hai bàn tay trắng.
Hai mẹ con ôm nhau mà khóc. Tôi chắc rằng nỗi đau của người con cũng không thua gì nỗi đau của bà mẹ. Không phải đau vì không nhận được quà , nhưng đau vì thương mẹ.
Tôi gặp ông lão đầu tóc bạc phơ và hỏi cụ :
- Ở nhà bộ không còn ai nữa hay sao mà bác phải lặn lội đi bốn chục cây số đường rừng lên đây ?
Ông cụ cười ngạo nghễ :
- Bốn chục cây chứ một trăm cây qua cũng đi ! Đi tới nơi gặp mặt con rồi chết qua cũng đi !
Tôi hỏi một chị còn rất trẻ :
- Chị có sợ không ?
Chị ngước mắt nhìn tôi, nói rất dịu dàng :
- Chúng em sợ lắm chứ !
- Thế sao chị vẫn lên ?
Chị ngó tôi chưng hửng, mặt hơi có sắc giận:
- Sao anh lại có thể hỏi những câu như thế ? Người ta sống với nhau vì Tình Nghĩa; lúc này mà không lên thăm nhau, thì rồi ra còn mặt mũi nào nhìn nhau nữa ?
Tôi cúi gầm mặt xuống vì thẹn. Nhưng cũng đồng thời trong lòng tôi bừng lên một ngọn lửa rực rỡ sáng ngời. Những người đàn bà mảnh mai gày yếu thế kia, những bà già lưng còng run rảy thế kia, những ông lão râu tóc trắng xóa thế kia, phải chăng họ chính là hiện thân thật sống động những gì cao quí nhất của một nền văn hóa Việt Nam đầy TÌNH NGƯỜI mà ông cha ta đã bao đời mới gây dựng được hay không ? Cái tinh hoa của nền văn hóa Việt Nam là đó: một nền văn-hóa đầy Tình Người. Con đường ta đi là đó : Gìn giữ lấy Tình Người.
Năm 1978 tôi được đưa về trại Suối Máu thuộc tỉnh Biên Hòa. Tại đây tôi được gặp anh Đ. và được nghe kể lại chi tiết về cái chết của cô Út H., người đã bị bộ đội Cộng Sản chặn lại hãm hiếp và chặt thành nhiều khúc nhỏ để phi tang. Theo anh kể lại, các anh em tù cải tạo đi lao động trong rừng đã tình cờ khám phá ra xác chết cô H. bị vùi lấp sơ sài vội vã. Anh chính là một trong số mấy người được lãnh nhiệm vụ đi chôn xác cô H. sau khi cả trại biết tin cô bị giết. Tôi không muốn kể thêm chi tiết về chuyện này, để tránh gợi lại đau thương cho gia-đình cô và để linh hồn cô được yên nghỉ.
Mười sáu năm đã trôi qua, kỷ niệm cũ vẫn còn nguyên trong ký ức. Kỷ niệm đó làm tôi khắc khoải thao thức với bao nhiêu câu hỏi dường như không có lời giải đáp. Khi chứng kiến bao nhiêu thảm cảnh đau thương xảy ra cho những người dân hiền lành vô tội, tôi tự hỏi : "Tại sao con người phải chịu những nỗi đau khổ lớn lao như vậy ? Tại sao con người có thể đối xử với nhau tàn ác như vậy ?"
Nhưng chính nhờ có những người vợ trẻ mảnh mai gày yếu, những bà lão lưng còng, những ông lão đầu tóc bạc phơ tôi đã gặp trong những trại tù cải tạo, tôi đã lấy lại được niềm tin thật mãnh liệt rằng trần gian này không phải đương nhiên bắt buộc phải xấu xa tồi tệ như nó hiện hữu. Nếu ta khơi lại được nền văn-hóa nhân bản đầy Tình Người mà ông cha ta đã bao đời dày công vun đắp thì ta vẫn có hy vọng dựng lại một xã-hội đáng sống cho những thế hệ tương lai. Chính niềm tin đó đã thúc đẩy tôi viết tập sách này.
02/10/1993
Kim Bằng
Những sự kiện đó chỉ xảy ra thoáng trong một phút giây, giống như những tia chớp chợt lóe sáng rồi tắt lịm, nhưng nhờ những tia chớp đó ta mới thấy được vũ trụ đầy bí ẩn chợt hiện lên trong khoảnh khắc sau màn đêm dày đặc.
Tôi xin kể lại một mẩu chuyện đã xảy ra khi tôi còn ở trại Bù Gia Mập vào khoảng tháng 8 năm 1977.
Bù Gia Mập là một trại cải tạo nằm sâu trong rừng thuộc tỉnh Phước Long, cách biên giới Miên chỉ năm bảy cây số. Ngày xưa thực dân Pháp lập trại tù khổ sai để giam tù chính trị thuộc loại nguy hiểm nhất tại Bà Rá. Bà Rá là một trại tù hắc ám nhất ở miền nam dưới thời thực dân Pháp, dường như nằm dưới chân núi Bà Rá, sau này được gọi là tỉnh lỵ Phước Bình. Từ Phước Bình đi vào trại cải tạo Bù Gia Mập phải đi qua một đoạn đường đất đỏ chừng bốn chục cây số , hai bên rừng núi âm u, vượn hú bìm bịp kêu não nùng. Vào mùa mưa năm đó, trong trại nhộn nhịp chuẩn bị đón đợt thân nhân đầu tiên được phép lên thăm tù cải tạo từ khi chúng tôi được đưa đến đó phá rừng. Anh em bàn tán xôn xao, náo nức chờ đợi, hồi hộp đếm từng ngày.
Ngày đầu tiên có ba chị lên tới trại thăm chồng. Chiều hôm đó lan truyền khắp trại những tin thắt ruột.
Con đường từ Phước Bình đi Quảng Đức xuyên qua Bù Gia Mập chỉ có một xe đò nhỏ ọp ẹp lâu lâu chạy một lần. Đúng khi đó chính quyền loan báo xe bị hư , nằm ụ chờ sửa chữa. Các thân nhân tù cải tạo lũ lượt lên tới Phước Bình đành đi mua đòn gánh cho quà cáp vào tay nải gánh gồng đi từng đoàn đi xuyên rừng tới trại. Khát thì xuống múc nước suối mà uống, đói thì lấy quà giành cho tù ra mà ăn. Đêm trải chiếu bên vệ đường, túm tụm nhau nằm cho đỡ sợ ma.
Nhưng cái tin gây xúc động nhất là tin một cô gái mới lớn đi thăm cha trong trại cải tạo bị bộ đội chặn lại thay phiên hãm hiếp cho đến chết, lột trần truồng và chặt thành nhiều khúc nhỏ bỏ trong rừng. Chúng tôi hầu hết đang chờ thân nhân là phái nữ, người chờ vợ, kẻ chờ mẹ, anh này ngóng em gái, anh kia đợi chị. Lòng chúng tôi buốt như kiến lửa đốt, đêm nằm cầu nguyện cho người thân mà nước mắt chảy ra dàn dụa . Phật ở đâu ? Chúa ở đâu ? Tổ tiên ở đâu ? Các người có linh thiêng xin ban cho phép thần thông để chúng tôi có thể nhắn thầm một câu mà lọt được đến tai người thân thích. Một câu thôi. Chỉ một câu thôi :
"Em về đi ! Chị về đi ! Mẹ về đi !"
Chúng tôi không có lòng nào nhận quà cáp của gia-đình khi biết rõ thân nhân mình phải đi qua một đoạn đường rừng đầy những loài yêu quỉ đó.
Nhưng mà Chúa ở cao quá, Phật ở xa quá, Tổ tiên ở trong lòng đất sâu quá; không ai nghe thấy lời chúng tôi cầu nguyện, nên đoàn thân nhân lên thăm tù cải tạo cứ lũ lượt kéo nhau tới.
Ngày hôm sau khi nắng chiều đã nhạt, một toán thân nhân kéo vào trại, trong đó có một bà lão chừng 65 tuổi và một ông cụ đầu tóc bạc phơ đã xấp xỉ thất tuần, cùng với rất nhiều chị em phụ nữ. Bà lão gặp con ôm con khóc ngất. Nỗi đau của bà lão thật giản dị : Thân già lội bộ đường rừng, đường đất đỏ lên đồi xuống giốc, gặp mùa mưa trơn như mỡ. Bà lão té oành oạch quá nhiều lần . Tay nải quà cáp thì quá nặng. Người đi đường thì ai cũng như ai, lần lượt quẳng dần thức ăn vào bụi cho nhẹ bớt, chỉ còn giữ lại những gì thật cần thiết vừa sức mang theo. Lên tới nơi thì bà lão vừa đói mềm, vừa khóc khản cả tiếng, với nỗi đau kêu trời không thấu. Mấy năm trời cách biệt, bán đồ đạc đi dồn hết tiền mua quà cho con, nay lên tới nơi, nhìn thấy con thì hai bàn tay trắng.
Hai mẹ con ôm nhau mà khóc. Tôi chắc rằng nỗi đau của người con cũng không thua gì nỗi đau của bà mẹ. Không phải đau vì không nhận được quà , nhưng đau vì thương mẹ.
Tôi gặp ông lão đầu tóc bạc phơ và hỏi cụ :
- Ở nhà bộ không còn ai nữa hay sao mà bác phải lặn lội đi bốn chục cây số đường rừng lên đây ?
Ông cụ cười ngạo nghễ :
- Bốn chục cây chứ một trăm cây qua cũng đi ! Đi tới nơi gặp mặt con rồi chết qua cũng đi !
Tôi hỏi một chị còn rất trẻ :
- Chị có sợ không ?
Chị ngước mắt nhìn tôi, nói rất dịu dàng :
- Chúng em sợ lắm chứ !
- Thế sao chị vẫn lên ?
Chị ngó tôi chưng hửng, mặt hơi có sắc giận:
- Sao anh lại có thể hỏi những câu như thế ? Người ta sống với nhau vì Tình Nghĩa; lúc này mà không lên thăm nhau, thì rồi ra còn mặt mũi nào nhìn nhau nữa ?
Tôi cúi gầm mặt xuống vì thẹn. Nhưng cũng đồng thời trong lòng tôi bừng lên một ngọn lửa rực rỡ sáng ngời. Những người đàn bà mảnh mai gày yếu thế kia, những bà già lưng còng run rảy thế kia, những ông lão râu tóc trắng xóa thế kia, phải chăng họ chính là hiện thân thật sống động những gì cao quí nhất của một nền văn hóa Việt Nam đầy TÌNH NGƯỜI mà ông cha ta đã bao đời mới gây dựng được hay không ? Cái tinh hoa của nền văn hóa Việt Nam là đó: một nền văn-hóa đầy Tình Người. Con đường ta đi là đó : Gìn giữ lấy Tình Người.
Năm 1978 tôi được đưa về trại Suối Máu thuộc tỉnh Biên Hòa. Tại đây tôi được gặp anh Đ. và được nghe kể lại chi tiết về cái chết của cô Út H., người đã bị bộ đội Cộng Sản chặn lại hãm hiếp và chặt thành nhiều khúc nhỏ để phi tang. Theo anh kể lại, các anh em tù cải tạo đi lao động trong rừng đã tình cờ khám phá ra xác chết cô H. bị vùi lấp sơ sài vội vã. Anh chính là một trong số mấy người được lãnh nhiệm vụ đi chôn xác cô H. sau khi cả trại biết tin cô bị giết. Tôi không muốn kể thêm chi tiết về chuyện này, để tránh gợi lại đau thương cho gia-đình cô và để linh hồn cô được yên nghỉ.
Mười sáu năm đã trôi qua, kỷ niệm cũ vẫn còn nguyên trong ký ức. Kỷ niệm đó làm tôi khắc khoải thao thức với bao nhiêu câu hỏi dường như không có lời giải đáp. Khi chứng kiến bao nhiêu thảm cảnh đau thương xảy ra cho những người dân hiền lành vô tội, tôi tự hỏi : "Tại sao con người phải chịu những nỗi đau khổ lớn lao như vậy ? Tại sao con người có thể đối xử với nhau tàn ác như vậy ?"
Nhưng chính nhờ có những người vợ trẻ mảnh mai gày yếu, những bà lão lưng còng, những ông lão đầu tóc bạc phơ tôi đã gặp trong những trại tù cải tạo, tôi đã lấy lại được niềm tin thật mãnh liệt rằng trần gian này không phải đương nhiên bắt buộc phải xấu xa tồi tệ như nó hiện hữu. Nếu ta khơi lại được nền văn-hóa nhân bản đầy Tình Người mà ông cha ta đã bao đời dày công vun đắp thì ta vẫn có hy vọng dựng lại một xã-hội đáng sống cho những thế hệ tương lai. Chính niềm tin đó đã thúc đẩy tôi viết tập sách này.
02/10/1993
Kim Bằng
Gửi ý kiến của bạn