BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76254)
(Xem: 62978)
(Xem: 40381)
(Xem: 31980)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Xã luận của một báo Trung Quốc được dịch ra và đã bị tin tặc phá hoại.

19 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 1059)
Xã luận của một báo Trung Quốc được dịch ra và đã bị tin tặc phá hoại.
51Vote
40Vote
31Vote
20Vote
10Vote
42

KHÔNG THỂ ĐỂ CHO MỸ XÚC XIỂM CHIA RẼ MỐI QUAN HỆ TRUNG-VIỆT


 Chúng tôi đăng dưới đây bản dịch bài xã luận ngày 28.7.2010 của báo mạng Trung Quốc Hoàn Cầu Thời Báo (环球时报). Bản dịch của T.T. đã được công bố trên mạng Gốc Sậy tại địa chỉ http://nhkien.blogspot.com/2010/10/xa-luan-hoan-cau-thoi-bao-khong-e-cho.html nhưng mạng này đã bị tin tặc tự xưng là Sinh Tử Lệnh phá hoại.

Xã luận này phản ánh lối nhìn của một xu hướng trong giới cầm quyền Trung Quốc, kèm theo lời hăm doạ chính quyền Việt Nam, tự nó không cần bình luận gì thêm. Để bạn đọc tiện theo dõi, chúng tôi bôi màu (vàng) những câu đoạn đáng chú ý.

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á có ổn định được hay không là do mối quan hệ Trung-Việt đóng vai trò then chốt. Hai nước Trung Việt có sự tin cậy qua lại về chính trị, quan hệ hai Đảng có được đại cục khá bền chắc, nhưng sự tranh chấp biển Nam Hải (tức Biển Đông – ND) lại tương đối nổi trội, hai nước đã từng giao chiến ở Tây Sa (tức Hoàng Sa – ND). Bài nói của Hillary Clinton mấy ngày trước tuyên bố lợi ích quốc gia của Mĩ ở Nam Hải đã được phát biểu ngay chính tại Việt Nam.

Việt Nam là nước đông dân số thứ hai Đông Nam Á, kinh tế tăng trưởng nhanh. Thái độ của Việt Nam đối với Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia Đông Nam Á khác. Nhưng nếu xem xét từ góc độ khác, thì Việt Nam là nước do Đảng cộng sản lãnh đạo duy nhất ở Đông Nam Á, ở về phía đối lập với hình thái ý thức của Phương Tây, Trung Quốc lớn mạnh và phồn vinh là chỗ dựa quan trọng mang tính hợp pháp cho thể chế Việt Nam. Hai nước Trung Việt đều đã vượt qua được sự tranh chấp về lãnh thổ, đều có nhu cầu chiến lược đồng phát triển và hữu nghị.

Hai nước Trung Việt mấy chục năm gần đây đã từng kinh qua liên hợp với nhau để chống Mỹ, và cũng từng nhiều lần giao chiến do phát sinh tranh chấp lãnh thổ giữa hai bên, nhưng cho đến ngày hôm nay, quan hệ song phương chính thức của cả hai nước đều làm dịu bớt những xung đột từng phát sinh, dư luận Việt Nam không giống như Ấn Độ là cứ mãi ghi tạc trong lòng kí ức về chiến tranh. Một số trí thức kích động “thù Hoa” ở Việt Nam đã bị áp chế. Hai tuần trước, việc phân giới cắm mốc biên giới đường bộ Trung Việt dài tới hơn 1300 km đã chính thức có hiệu lực. Ngay từ 6 năm trước, hai nước đã thực thi Hiệp định phân giới trên biển ở Vịnh Bắc Bộ, đây là hiệp định phân giới duy nhất trong số 8 nước lân cận có tranh chấp đường biên giới trên biển với Trung Quốc.

Việt Nam ở vào điểm đặc thù vừa khăng khít với Trung Quốc, lại vừa kì vọng vào Mĩ. Việc kéo Việt Nam lại, không để nước này rơi vào vòng tay Phương Tây mang ý nghĩa quan trọng đối với đại chiến lược ngoại vi của Trung Quốc.

Lợi dụng Việt Nam để hủy hoại môi trường ngoại vi của Trung Quốc, từ đó đặt Đông Nam Á vào vị trí tiền duyên gây trở ngại cho sự trỗi dậy của Trung Quốc là ước muốn bấy lâu nay của Mĩ cùng một vài chiến lược gia Phương Tây. Tháng 2 năm nay, một báo cáo của Lầu Năm Góc nói, Mỹ ngăn chặn thế hung hăng của Trung Quốc ở Nam Hải và Việt Nam là đồng minh chiến lược ngày càng quan trọng. Các phương tiện truyền thông Phương Tây sôi nổi luận bàn về sự mâu thuẫn và tranh chấp giữa hai nước Trung Việt, nhưng lại rất ít khi làm nổi rõ sự kết dính về hình thái ý thức giữa hai nước. Dư luận Phương Tây thường ví Trung Quốc là “con voi lớn”, rất có thể sẽ “dẫm nát Việt Nam” ở phía Nam vào bất cứ lúc nào, những xúc xiểm chia rẽ tương tự như vậy đã nảy sinh tác động ảnh hưởng nhất định đối với người dân Việt Nam.

 Để ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Phương Tây rất có thể sẽ lôi kéo Việt Nam mạnh hơn. Nhưng cái phương cách dựa vào nhu cầu chiến lược để lợi dụng Việt Nam này không thể tiếp tục được mãi. Phương Tây từng lợi dụng Trung Quốc để chống lại Liên Xô, nhưng cùng với sự sụp đổ của Liên Xô, mối quan hệ chiến lược giữa Trung Quốc và Phương Tây đã thay đổi hết sức nhanh chóng. Việt Nam chắc hẳn cũng có sự tính toán riêng đối với vấn đề này.

 Áp lực giữa hai nước Trung Việt về tranh chấp quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa – ND) nhỏ hơn áp lực của thể chế Phương Tây về việc tạo dựng xã hội Việt Nam. Hai nước Trung Việt cực kì giống nhau khi đi vào con đường mở cửa cải cách, cả hai nước đều có nguyện vọng duy trì sự ổn định trong nước và bên ngoài, chuyên tâm vào phát triển kinh tế. Giữ gìn quan hệ với Trung Quốc là điều hết sức quan trọng đối với việc bảo đảm môi trường chính trị và lợi ích kinh tế lâu dài cho Việt Nam.

Việt Nam phải cảnh giác, đừng để mình biến thành quân cờ trong chính sách chiến lược ngăn chặn và phòng ngừa Trung Quốc trỗi dậy của Mĩ. Giải quyết vấn đề lãnh thổ Trung Việt đã có được tiền lệ về biên giới đường bộ giữa hai nước và Vịnh Bắc bộ, những kinh nghiệm ấy hoàn toàn không tương hợp với việc đưa lực lượng của Mĩ vào. Trung Quốc sẽ không cho phép Mỹ tùy tiện buông thả “ lợi ích quốc gia ” của mình trên biển Nam Hải, hi vọng là Việt Nam cũng chớ có dao động trước sự mơ hồ lẫn lộn của Phương Tây.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn