Các chiến lược gia Trung Quốc báo động rằng Mỹ đang triển khai kế hoạch hình nửa vầng trăng qua thế chiến lược mắc xích Nhựt Bổn – Nam Hàn – Đài Loan nhằm bao vây Trung Quốc (TQ) ở vùng Đông Bắc Á ngay sau khi xảy ra biến động Bắc Hàn bắn chìm tàu Cheonan của Nam Hàn cùng lúc hàng loạt các cuộc tập trận quân sự qui mô chưa từng thấy với sự hiện diện lần đầu tiên của hàng không mẫu hạm nguyên tử khổng lồ George Washington tại vùng biển Hoàng hải gần Trung quốc và biển Nhựt Bổn.
Tổng thống Hoa Kỳ Obama mới đây tiếp tục khẳng định can dự vào biển đông và tuyên bố nó liên quan đến lợi ích cốt lõi của Mỹ giống như Trung Quốc nói nó là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc thì ngược lại Trung Quốc khuyên Hoa Kỳ nên đứng ngoài không nên tham gia vào tranh chấp trên biển Đông (4) và tố giác Mỹ đang chọc mũi cắm cọc giữa Trung Quốc và khối ASEAN với mưu đồ muốn thống lãnh vùng Đông Nam Á và cả Á Châu “U.S. was trying to drive a wedge between China and ASEAN “so as to play up its leading role in Asia.” (2). Ông Obama nhấn mạnh là với tư cách là Tổng thống, tôi muốn nói rõ rằng Hoa Kỳ có ý định đóng vai trò lãnh đạo tại Châu Á (1) mặt khác thì Bắc Kinh lại muốn Mỹ trở lại Á Châu có tính tích cực và xây dựng.(2)
Bốn ngày trước khi hội nghị cấp cao lần hai giữa ASEAN-Hoa Kỳ ở New York khai mạc, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc lên tiếng trước với lời lẽ cảnh cáo để chống lại điều mà Bắc Kinh gọi là «mọi tuyên bố can thiệp vào chủ quyền không thể tranh cãi được của Trung Quốc» tại biển Đông.(4)
Ngay tại Hội nghị cấp cao diễn ra chiều thứ Sáu ngày 24-9-2010 ở New York, bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, hai bên đưa ra quyết tâm tăng cường quan hệ và nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược ngày càng tăng của mối quan hệ này. Bản tuyên bố của Hội nghị cấp cao lần hai giữa ASEAN-Hoa Kỳ nêu rõ:
“Chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của khu vực hòa bình và ổn định, an ninh hàng hải, thương mại không bị ngăn trở, và tự do hàng hải, theo những nguyên tắc của luật quốc tế liên quan và phổ cập, bao gồm cả Quy Ước Về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) và các luật quốc tế hàng hải khác, và giải quyết hoà bình các tranh chấp”.
“Chúng tôi cần hợp tác với các nước châu Á để đáp ứng các thách thức của tình hình kinh tế ngày càng tăng trưởng của chúng tôi, ngăn ngừa việc phổ biến vũ khí hạt nhân và giải quyết vấn đề khí hậu biến đổi”.
Tổng thống Phi Luật Tân Aquino tuyên bố “Nếu Trung quốc tiếp tục lấn lướt, chúng tôi khối ASEAN sẽ đoàn kết thành một khối (đứng sau Hoa Kỳ) để chống lại”. Ông nói “Chúng tôi sẽ không gọi biển Đông là biển nam Trung Hoa vì nó không phải của họ”
Việt Nam mạnh mẽ ủng hộ Hoa Kỳ quay lại Đông Nam Á, ông Nguyễn Minh Triết, chủ tịch Việt Nam kiêm chủ tịch luân lưu ASEAN tuyên bố “hai bên sẽ tăng cường hợp tác bảo vệ hòa bình trong khu vực”.
Tin thông thạo từ giới ngoại giao tại Bắc Kinh cho biết là Trung Quốc rất bực bội vì Hoa Thịnh Đốn tiếp tục liên kết mạnh mẽ với ASEAN nhằm đương đầu với họ và Trung Quốc có thể phải chấp nhận thay đổi để thỏa hiệp với khối ASEAN về biển Đông nhằm ngăn chặn khối nầy đoàn kết chặt chẽ với Hoa Kỳ và đồng thời hậu thuẩn cho kế hoạch bao vây chống lại họ tại vùng Đông Nam Á Châu.(2)
Dù không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng bản thông cáo chung của thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN “khẳng định tầm quan trọng của nền hòa bình và ổn định trong khu vực, của an ninh hàng hải, của quyền tự do giao thông trên biển theo quy định của luật quốc tế “và kêu gọi “giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp ôn hòa”. Thái độ dấn thân của Mỹ còn được biểu lộ qua lời hứa của Tổng thống Obama là ông sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào năm tới tại Jakarta, thúc đẩy chiến lược phát huy ảnh hưởng trong khu vực, một chính sách vốn bị các chính quyền tiền nhiệm xem nhẹ.
Giữa lúc Hoa Kỳ kiên quyết xúc tiến quyền lợi chiến lược của họ tại vùng Đông Nam Á thì Trung Quốc cũng bày tỏ quyết tâm khống chế gần trọn Biển Đông. Theo giới phân tích, tuy là thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An và biểu lộ quyết tâm làm đại cường, nhưng ban lãnh đạo Bắc Kinh dường như không quan tâm đến quyền lợi của các nước láng giềng và quyền lợi chung của cộng đồng thế giới.
Tại biển Hoa Đông, Trung Quốc tiếp tục gây sức ép ngoại giao với Nhật Bản, buộc Tokyo phải xin lỗi và bồi thường sau vụ bắt một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc gần đảo Điếu Ngư /Senkaku. Căng thẳng về địa lý chính trị đi đôi với thái độ khăng khăng của Bắc Kinh về chính sách kềm giá đồng nhân dân tệ để cạnh tranh bất chính với hàng hóa Tây Phương & Mỹ.
Xung khắc Mỹ Trung có nguy cơ trầm trọng thêm trong bối cảnh quốc hội Mỹ đã biểu quyết các biện pháp trả đũa Bắc Kinh.
Trước kế hoạch Mỹ trở lại Á Châu để đóng vai trò lảnh đạo, Trung Quốc một mặt phải đối phó với thế nữa vầng trăng mà Bắc Kinh cho là Mỹ đang bao vây họ, mặt khác phải đối diện với kế hoạch hợp tác An Ninh biển đông giữa Hoa Kỳ-ASEAN, kế hoạch hợp tác kinh tế qua việc hợp tác trong các lĩnh vực môi trường, y tế, giáo dục và phát triển cơ sở hạ tầng với các quốc gia ở hạ lưu Sông Mekong bao gồm Lào-Cam Bốt-Miến Điện-Việt Nam là các nước có biên giới chung với TQ và với các kế hoạch đang triển khai với Brunei, Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân, Thái Lan được nêu trong điều 23 của Bản tuyên bố Hoa kỳ-ASEAN… tất cả đang hình thành một thế tam giác chiến lược mới tại vùng Đông Á-Thái Bình Dương giữa Trung Quốc-ASEAN-Hoa Kỳ.
Vào ngày 20 tháng 9 rồi, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nói với Hội đồng Mỹ- Nhựt rằng Hoa kỳ khẳng định sự hậu thuẩn mạnh mẽ cho Nhựt qua vụ khủng hoảng bắt tàu TQ và đồng thời xác định các tiến bộ với Bắc Kinh đều phải đi qua ngõ Đông Kinh, coi quan hệ Đông Kinh-Hoa Thịnh Đốn như là cây chốt sắt của chính sách đối với Bắc Kinh. Một tín hiệu cứng rắn khác Mỹ vừa cảnh cáo Bắc Kinh là quần đảo Điếu Ngư /Senkaku mà Nhựt đang tranh chấp với Trung Quốc sẽ được Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhựt bảo vệ, nhưng Bắc Kinh cũng tỏ ra không nhượng bộ và đang tìm cách đối phó.
* Ở Đông Bắc Á: Bắc Kinh tiếp tục dùng Bắc Hàn để khống chế Nhựt & Nam Hàn và duy trì dàn hỏa tiễn đặt tại tỉnh Phúc Kiến để đe dọa Đài Loan. Tuy nhiên ở vùng nầy Trung Quốc phải đối diện với sức mạnh của Hoa Kỳ qua các Hiệp Ước An ninh Mỹ- Nhựt và Luật Bảo vệ Đài Loan 1979 -Taiwan Relations Act 1979.
* Tuy nhiên tại vùng Đông Nam Á tình thế tế nhị hơn, khác với Mỹ, Trung Quốc là cường quốc Á Châu và ảnh hưởng về kinh tế, văn hóa của Bắc Kinh khá mạnh trong vùng, mặt khác với tính chất lỏng lẻo và phức tạp ngay chính trong nội bộ của khối ASEAN tạo cho Trung Quốc nhiều lợi thế.
Đối phó với thế liên kết US-ASEAN, Bắc Kinh có nhiều ưu tiên để chọn lựa, trong toàn diện của ASEAN có những điểm thuận lợi để cho Trung Quốc khai thác.
Bắc Kinh biết rõ là áp lực quân sự sẽ làm cho khối ASEAN lo ngại và ngã về Mỹ mạnh hơn, tuy nhiên một hành động quân sự có giới hạn và có tính cá biệt sẽ không làm cho cả khối ASEAN và kể cả Hoa Kỳ can dự. (vì nguyên tắc ASEAN không can thiệp nội bội của nhau).
Hoa Kỳ đang rán trút gánh nặng chiến tranh Iraq và Afghanistan làm kinh tế Mỹ xuy thoái trầm trọng, việc can dự vào một hình thức chiến tranh mới sẽ là điều rất bất lợi cho đảng đang cầm quyền tại Hoa Thịnh Đốn nhứt là lại phải liên hệ đến chiến tranh Việt Nam mới, một nước tuy Mỹ đang nổ lực hợp tác vì quyền lợi chiến lược trong vùng nhưng Việt Nam là một quốc gia Cộng sản, vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nên đó sẽ là điều không tưởng.
Đối với các nước mà Bắc Kinh có ảnh hưởng mạnh như Miến Điện, Lào, Miên và Việt Nam, Trung Quốc sẽ tích cực tìm cách khống chế cấp lảnh đạo các nước nầy về mọi mặt hay ít hơn là ngăn chặn sự đoàn kết hợp tác với nhau trong khối và giữa khối ASEAN với Mỹ.
Đối với từng nước một, Bắc Kinh có một kế hoạch hành động cụ thể.
Việt Nam là nước tranh chấp chủ quyền lớn nhứt với Trung Quốc ở biển Đông và cũng là nước mạnh nhứt về quân sự trong vùng nếu đánh bại Việt Nam thì các nước còn lại trong khối ASEAN sẽ co vòi.
Thứ đến, nếu Hà Nội lệ thuộc hẳn vào Bắc Kinh sẽ bị nhân dân Việt nam chống đối, mất đầu tư từ các nước mạnh như Nhựt, Đại Hàn, Đài Loan, Âu, Úc và Hoa Kỳ. Nếu làm cho Trung Quốc bất lợi quá thì Bắc Kinh cũng sẽ không dung thứ mà một hành động quân sự đối với CSVN đang nằm trong tầm tay của TQ với ít hệ quả nhứt trong lúc nầỵ Dư luận tại TQ đã được chuẩn bị cho một cuộc tấn công phủ đầu vào CSVN qua các chiến dịch công khai phổ biến trên các website ở TQ gần đây và một điều khác làm cho ĐCSVN hoảng sợ nhứt là nhơn cơ hội nầy nhân dân Việt Nam sẽ thừa cơ hội nổi lên thanh toán họ cho nên cái thế bắt buộc tất yếu của CSVN là phải tìm mọi cách để duy trì tuổi thọ cho chế độ, bằng mọi cách phải dung hòa các biến động trong vùng. ĐCSVN dường như muốn như vậy nhưng nhân dân Việt Nam có chấp nhận hay không đó là điều khác.
Ba ngày trước khi khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định có chủ quyền trên các đảo và Biển Đông mà Bắc Kinh gọi là biển Nam Trung Hoa. “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi trên vùng biển đảo này”.
Thái độ của Bắc Kinh tại Biển Đông bị các chuyên gia quốc tế gọi thẳng thừng là “ngạo mạn, hung hăng, trịch thượng”. Một chuyên gia về châu Á là ông Raph Cossa, chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế của Diễn đàn Thái Bình Dương nhấn mạnh yếu tố nhân hòa: “Trung Quốc càng phô trương cơ bắp thì các nước trong vùng càng gọi số điện thoại khẩn cấp 911 cầu cứu Hạm đội 7. Ngay nước Nhật cũng thế”.
Riêng với Việt Nam trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Phượng Hoàng 13 tháng 8, 2010, một kênh thân Bắc Kinh đặt tại Hong Kong, Đô đốc Dương Di nói “Việt Nam là nước đang có tranh chấp lãnh thổ rất gai góc với Trung Quốc tại Biển Đông”.
Giới chức Mỹ ông Robert Scher, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đặc trách về Nam và Đông Nam Á, cho biết: “An ninh biển là lĩnh vực ưu tiên trong quan hệ với VN” trong bối cảnh Trung Quốc ‘đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng’ ở khu vực. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói trước cuộc họp của các nhà lãnh đạo rằng quan hệ Mỹ-ASEAN là rất quan trọng “tới an ninh, hòa bình và phát triển trong khu vực.” Tại một cuộc hội thảo ở trụ sở Quốc hội Mỹ được Thượng nghị sĩ Jim Webb mô tả là một sự kiện có tính chất dấu mốc, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Lê Công Phụng, cho biết rằng “Việt Nam mạnh mẽ ủng hộ chính sách ngoại giao của Mỹ là quay lại Đông Nam Á và Đông Á”
Sau chuyến đi bốn ngày (22/08-25/08) tới Bắc Kinh khi được hỏi liệu Việt Nam có liên minh quân sự với Mỹ hay không, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh đã tái khẳng định chính sách ba không trong chính sách quốc phòng của Việt Nam. “Đó là không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia”.
Hôm thứ Hai 27/09 trên trang nhất website của báo Quân đội Nhân dân, tướng Nguyễn Chí Vịnh tuyên bố “Chúng tôi cũng khẳng định lại là Việt Nam không hợp tác quốc phòng với Mỹ hay bất cứ nước nào để chống Trung Quốc và Việt Nam cũng không có ý định chống Trung Quốc.”
Trong khi đó ông Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư của Đảng Cộng Sản Việt Nam (DCSVN) trong lúc tiếp kiến ông Lưu Vân Sơn của Đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng tuyên bố … “Việt Nam sẽ mãi mãi là láng giềng tốt, bạn tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt của Trung Quốc” nhưng liệu ông Mạnh có chứng minh được là Trung Quốc mãi mãi là láng giềng tốt, bạn tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt của Việt Nam không?
Trong cuộc đọ sức nầy, ĐCSVN chỉ có những vai trò và khả năng giới hạn chẳng hạn như Việt Nam không thể ngăn chặn tham vọng bành trướng của Bắc Kinh cũng như không thể chi phối được các chính sách của Hoa Thịnh Đốn do đó vị trí của ĐCSVN đang ngày càng trở nên bấp bênh và bị động trước thế cờ nước lớn.
Đứng trước các đe dọa xung khắc lớn giữa Mỹ và Trung Cộng ngay tại biển Đông, trong vùng Đông Nam Á, trước các áp lực khó khăn về kinh tế, căng thẳng xã hội, các đòi hỏi thay đổi của quần chúng trước sự bất lực của Hà Nội đang có tác dụng thúc đẩy ĐCSVN phải có giải pháp.
Câu hỏi đặt ra là, Mỹ và các nước Á Châu trong đó Việt Nam bị Trung Quốc đe dọa đang chuẩn bị cách nào để đối phó và Việt Nam phải cải tổ ra sao để được Mỹ hỗ trợ một cách dễ dàng và lâu bền?
Cho dù trong hoàn cảnh hiện nay ĐCSVN có chấp nhận thay đổi hay không đó là tùy họ nhưng thay đổi là tất yếu, bởi vì các thay đổi sắp tới không chỉ giải quyết sự bế tắc toàn diện của xã hội Việt Nam hôm nay, mà còn giải quyết những khúc mắc do lịch sử để lại.
Một nước Việt Nam dưới chế độ Dân Chủ Tự Do, Độc Lập và Tự Chủ với truyền thống hiếu hòa và tinh thần tự quyết, Việt Nam sẽ không bị chi phối bởi bất kỳ quốc gia nào, biết giao hảo tốt với các nước, sẽ có đủ điều kiện hợp tác toàn diện về mọi mặt với các nước tiên tiến và đặc biệt hơn cả là với vị trí địa lý chiến lược quan trọng trong vùng, Việt Nam sẽ dễ dàng trở nên nhân tố tích cực trong vùng, có vai trò thiết yếu trong việc duy trì an ninh ổn định cho toàn khối ASEAN và cho khu vực kinh tế rất năng động của thế giới ngày nay và sắp tới.
Lịch sử đang giao phó cho các chiến sĩ Dân Chủ Việt Nam một sứ mạng vinh quang và tuyệt đẹp, đó chính là sứ mạng giải thoát Dân Tộc Việt Nam thoát khỏi bế tắc và đưa một nước Việt Nam mới vươn lên.
LÊ VĂN
Thu Canada 2010
(1) Mỹ và ASEAN tăng cường quan hệ, VOA Tiếng Việt 25 tháng 9 2010
(2) Inside China – September 22, 2010
(3) Asean to oppose Chinese sea sovereignty Reuters, Last updated 10:27 24/09/2010
(4) Trung Quốc lại kêu gọi Mỹ không can thiệp vào hồ sơ Biển Đông, RFI Viet 21/09/2010
(5) Bản tuyên bố Hội nghị cấp cao lần hai giữa ASEAN-Hoa Kỳ ở New York ngày 24-9-2010
Theo Người Việt Boston
Tổng thống Hoa Kỳ Obama mới đây tiếp tục khẳng định can dự vào biển đông và tuyên bố nó liên quan đến lợi ích cốt lõi của Mỹ giống như Trung Quốc nói nó là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc thì ngược lại Trung Quốc khuyên Hoa Kỳ nên đứng ngoài không nên tham gia vào tranh chấp trên biển Đông (4) và tố giác Mỹ đang chọc mũi cắm cọc giữa Trung Quốc và khối ASEAN với mưu đồ muốn thống lãnh vùng Đông Nam Á và cả Á Châu “U.S. was trying to drive a wedge between China and ASEAN “so as to play up its leading role in Asia.” (2). Ông Obama nhấn mạnh là với tư cách là Tổng thống, tôi muốn nói rõ rằng Hoa Kỳ có ý định đóng vai trò lãnh đạo tại Châu Á (1) mặt khác thì Bắc Kinh lại muốn Mỹ trở lại Á Châu có tính tích cực và xây dựng.(2)
Bốn ngày trước khi hội nghị cấp cao lần hai giữa ASEAN-Hoa Kỳ ở New York khai mạc, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc lên tiếng trước với lời lẽ cảnh cáo để chống lại điều mà Bắc Kinh gọi là «mọi tuyên bố can thiệp vào chủ quyền không thể tranh cãi được của Trung Quốc» tại biển Đông.(4)
Ngay tại Hội nghị cấp cao diễn ra chiều thứ Sáu ngày 24-9-2010 ở New York, bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, hai bên đưa ra quyết tâm tăng cường quan hệ và nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược ngày càng tăng của mối quan hệ này. Bản tuyên bố của Hội nghị cấp cao lần hai giữa ASEAN-Hoa Kỳ nêu rõ:
“Chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của khu vực hòa bình và ổn định, an ninh hàng hải, thương mại không bị ngăn trở, và tự do hàng hải, theo những nguyên tắc của luật quốc tế liên quan và phổ cập, bao gồm cả Quy Ước Về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) và các luật quốc tế hàng hải khác, và giải quyết hoà bình các tranh chấp”.
“Chúng tôi cần hợp tác với các nước châu Á để đáp ứng các thách thức của tình hình kinh tế ngày càng tăng trưởng của chúng tôi, ngăn ngừa việc phổ biến vũ khí hạt nhân và giải quyết vấn đề khí hậu biến đổi”.
Tổng thống Phi Luật Tân Aquino tuyên bố “Nếu Trung quốc tiếp tục lấn lướt, chúng tôi khối ASEAN sẽ đoàn kết thành một khối (đứng sau Hoa Kỳ) để chống lại”. Ông nói “Chúng tôi sẽ không gọi biển Đông là biển nam Trung Hoa vì nó không phải của họ”
Việt Nam mạnh mẽ ủng hộ Hoa Kỳ quay lại Đông Nam Á, ông Nguyễn Minh Triết, chủ tịch Việt Nam kiêm chủ tịch luân lưu ASEAN tuyên bố “hai bên sẽ tăng cường hợp tác bảo vệ hòa bình trong khu vực”.
Tin thông thạo từ giới ngoại giao tại Bắc Kinh cho biết là Trung Quốc rất bực bội vì Hoa Thịnh Đốn tiếp tục liên kết mạnh mẽ với ASEAN nhằm đương đầu với họ và Trung Quốc có thể phải chấp nhận thay đổi để thỏa hiệp với khối ASEAN về biển Đông nhằm ngăn chặn khối nầy đoàn kết chặt chẽ với Hoa Kỳ và đồng thời hậu thuẩn cho kế hoạch bao vây chống lại họ tại vùng Đông Nam Á Châu.(2)
Dù không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng bản thông cáo chung của thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN “khẳng định tầm quan trọng của nền hòa bình và ổn định trong khu vực, của an ninh hàng hải, của quyền tự do giao thông trên biển theo quy định của luật quốc tế “và kêu gọi “giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp ôn hòa”. Thái độ dấn thân của Mỹ còn được biểu lộ qua lời hứa của Tổng thống Obama là ông sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào năm tới tại Jakarta, thúc đẩy chiến lược phát huy ảnh hưởng trong khu vực, một chính sách vốn bị các chính quyền tiền nhiệm xem nhẹ.
Giữa lúc Hoa Kỳ kiên quyết xúc tiến quyền lợi chiến lược của họ tại vùng Đông Nam Á thì Trung Quốc cũng bày tỏ quyết tâm khống chế gần trọn Biển Đông. Theo giới phân tích, tuy là thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An và biểu lộ quyết tâm làm đại cường, nhưng ban lãnh đạo Bắc Kinh dường như không quan tâm đến quyền lợi của các nước láng giềng và quyền lợi chung của cộng đồng thế giới.
Tại biển Hoa Đông, Trung Quốc tiếp tục gây sức ép ngoại giao với Nhật Bản, buộc Tokyo phải xin lỗi và bồi thường sau vụ bắt một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc gần đảo Điếu Ngư /Senkaku. Căng thẳng về địa lý chính trị đi đôi với thái độ khăng khăng của Bắc Kinh về chính sách kềm giá đồng nhân dân tệ để cạnh tranh bất chính với hàng hóa Tây Phương & Mỹ.
Xung khắc Mỹ Trung có nguy cơ trầm trọng thêm trong bối cảnh quốc hội Mỹ đã biểu quyết các biện pháp trả đũa Bắc Kinh.
Trước kế hoạch Mỹ trở lại Á Châu để đóng vai trò lảnh đạo, Trung Quốc một mặt phải đối phó với thế nữa vầng trăng mà Bắc Kinh cho là Mỹ đang bao vây họ, mặt khác phải đối diện với kế hoạch hợp tác An Ninh biển đông giữa Hoa Kỳ-ASEAN, kế hoạch hợp tác kinh tế qua việc hợp tác trong các lĩnh vực môi trường, y tế, giáo dục và phát triển cơ sở hạ tầng với các quốc gia ở hạ lưu Sông Mekong bao gồm Lào-Cam Bốt-Miến Điện-Việt Nam là các nước có biên giới chung với TQ và với các kế hoạch đang triển khai với Brunei, Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân, Thái Lan được nêu trong điều 23 của Bản tuyên bố Hoa kỳ-ASEAN… tất cả đang hình thành một thế tam giác chiến lược mới tại vùng Đông Á-Thái Bình Dương giữa Trung Quốc-ASEAN-Hoa Kỳ.
Vào ngày 20 tháng 9 rồi, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nói với Hội đồng Mỹ- Nhựt rằng Hoa kỳ khẳng định sự hậu thuẩn mạnh mẽ cho Nhựt qua vụ khủng hoảng bắt tàu TQ và đồng thời xác định các tiến bộ với Bắc Kinh đều phải đi qua ngõ Đông Kinh, coi quan hệ Đông Kinh-Hoa Thịnh Đốn như là cây chốt sắt của chính sách đối với Bắc Kinh. Một tín hiệu cứng rắn khác Mỹ vừa cảnh cáo Bắc Kinh là quần đảo Điếu Ngư /Senkaku mà Nhựt đang tranh chấp với Trung Quốc sẽ được Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhựt bảo vệ, nhưng Bắc Kinh cũng tỏ ra không nhượng bộ và đang tìm cách đối phó.
* Ở Đông Bắc Á: Bắc Kinh tiếp tục dùng Bắc Hàn để khống chế Nhựt & Nam Hàn và duy trì dàn hỏa tiễn đặt tại tỉnh Phúc Kiến để đe dọa Đài Loan. Tuy nhiên ở vùng nầy Trung Quốc phải đối diện với sức mạnh của Hoa Kỳ qua các Hiệp Ước An ninh Mỹ- Nhựt và Luật Bảo vệ Đài Loan 1979 -Taiwan Relations Act 1979.
* Tuy nhiên tại vùng Đông Nam Á tình thế tế nhị hơn, khác với Mỹ, Trung Quốc là cường quốc Á Châu và ảnh hưởng về kinh tế, văn hóa của Bắc Kinh khá mạnh trong vùng, mặt khác với tính chất lỏng lẻo và phức tạp ngay chính trong nội bộ của khối ASEAN tạo cho Trung Quốc nhiều lợi thế.
Đối phó với thế liên kết US-ASEAN, Bắc Kinh có nhiều ưu tiên để chọn lựa, trong toàn diện của ASEAN có những điểm thuận lợi để cho Trung Quốc khai thác.
Bắc Kinh biết rõ là áp lực quân sự sẽ làm cho khối ASEAN lo ngại và ngã về Mỹ mạnh hơn, tuy nhiên một hành động quân sự có giới hạn và có tính cá biệt sẽ không làm cho cả khối ASEAN và kể cả Hoa Kỳ can dự. (vì nguyên tắc ASEAN không can thiệp nội bội của nhau).
Hoa Kỳ đang rán trút gánh nặng chiến tranh Iraq và Afghanistan làm kinh tế Mỹ xuy thoái trầm trọng, việc can dự vào một hình thức chiến tranh mới sẽ là điều rất bất lợi cho đảng đang cầm quyền tại Hoa Thịnh Đốn nhứt là lại phải liên hệ đến chiến tranh Việt Nam mới, một nước tuy Mỹ đang nổ lực hợp tác vì quyền lợi chiến lược trong vùng nhưng Việt Nam là một quốc gia Cộng sản, vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nên đó sẽ là điều không tưởng.
Đối với các nước mà Bắc Kinh có ảnh hưởng mạnh như Miến Điện, Lào, Miên và Việt Nam, Trung Quốc sẽ tích cực tìm cách khống chế cấp lảnh đạo các nước nầy về mọi mặt hay ít hơn là ngăn chặn sự đoàn kết hợp tác với nhau trong khối và giữa khối ASEAN với Mỹ.
Đối với từng nước một, Bắc Kinh có một kế hoạch hành động cụ thể.
Việt Nam là nước tranh chấp chủ quyền lớn nhứt với Trung Quốc ở biển Đông và cũng là nước mạnh nhứt về quân sự trong vùng nếu đánh bại Việt Nam thì các nước còn lại trong khối ASEAN sẽ co vòi.
Thứ đến, nếu Hà Nội lệ thuộc hẳn vào Bắc Kinh sẽ bị nhân dân Việt nam chống đối, mất đầu tư từ các nước mạnh như Nhựt, Đại Hàn, Đài Loan, Âu, Úc và Hoa Kỳ. Nếu làm cho Trung Quốc bất lợi quá thì Bắc Kinh cũng sẽ không dung thứ mà một hành động quân sự đối với CSVN đang nằm trong tầm tay của TQ với ít hệ quả nhứt trong lúc nầỵ Dư luận tại TQ đã được chuẩn bị cho một cuộc tấn công phủ đầu vào CSVN qua các chiến dịch công khai phổ biến trên các website ở TQ gần đây và một điều khác làm cho ĐCSVN hoảng sợ nhứt là nhơn cơ hội nầy nhân dân Việt Nam sẽ thừa cơ hội nổi lên thanh toán họ cho nên cái thế bắt buộc tất yếu của CSVN là phải tìm mọi cách để duy trì tuổi thọ cho chế độ, bằng mọi cách phải dung hòa các biến động trong vùng. ĐCSVN dường như muốn như vậy nhưng nhân dân Việt Nam có chấp nhận hay không đó là điều khác.
Ba ngày trước khi khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định có chủ quyền trên các đảo và Biển Đông mà Bắc Kinh gọi là biển Nam Trung Hoa. “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi trên vùng biển đảo này”.
Thái độ của Bắc Kinh tại Biển Đông bị các chuyên gia quốc tế gọi thẳng thừng là “ngạo mạn, hung hăng, trịch thượng”. Một chuyên gia về châu Á là ông Raph Cossa, chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế của Diễn đàn Thái Bình Dương nhấn mạnh yếu tố nhân hòa: “Trung Quốc càng phô trương cơ bắp thì các nước trong vùng càng gọi số điện thoại khẩn cấp 911 cầu cứu Hạm đội 7. Ngay nước Nhật cũng thế”.
Riêng với Việt Nam trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Phượng Hoàng 13 tháng 8, 2010, một kênh thân Bắc Kinh đặt tại Hong Kong, Đô đốc Dương Di nói “Việt Nam là nước đang có tranh chấp lãnh thổ rất gai góc với Trung Quốc tại Biển Đông”.
Giới chức Mỹ ông Robert Scher, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đặc trách về Nam và Đông Nam Á, cho biết: “An ninh biển là lĩnh vực ưu tiên trong quan hệ với VN” trong bối cảnh Trung Quốc ‘đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng’ ở khu vực. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói trước cuộc họp của các nhà lãnh đạo rằng quan hệ Mỹ-ASEAN là rất quan trọng “tới an ninh, hòa bình và phát triển trong khu vực.” Tại một cuộc hội thảo ở trụ sở Quốc hội Mỹ được Thượng nghị sĩ Jim Webb mô tả là một sự kiện có tính chất dấu mốc, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Lê Công Phụng, cho biết rằng “Việt Nam mạnh mẽ ủng hộ chính sách ngoại giao của Mỹ là quay lại Đông Nam Á và Đông Á”
Sau chuyến đi bốn ngày (22/08-25/08) tới Bắc Kinh khi được hỏi liệu Việt Nam có liên minh quân sự với Mỹ hay không, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh đã tái khẳng định chính sách ba không trong chính sách quốc phòng của Việt Nam. “Đó là không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia”.
Hôm thứ Hai 27/09 trên trang nhất website của báo Quân đội Nhân dân, tướng Nguyễn Chí Vịnh tuyên bố “Chúng tôi cũng khẳng định lại là Việt Nam không hợp tác quốc phòng với Mỹ hay bất cứ nước nào để chống Trung Quốc và Việt Nam cũng không có ý định chống Trung Quốc.”
Trong khi đó ông Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư của Đảng Cộng Sản Việt Nam (DCSVN) trong lúc tiếp kiến ông Lưu Vân Sơn của Đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng tuyên bố … “Việt Nam sẽ mãi mãi là láng giềng tốt, bạn tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt của Trung Quốc” nhưng liệu ông Mạnh có chứng minh được là Trung Quốc mãi mãi là láng giềng tốt, bạn tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt của Việt Nam không?
Trong cuộc đọ sức nầy, ĐCSVN chỉ có những vai trò và khả năng giới hạn chẳng hạn như Việt Nam không thể ngăn chặn tham vọng bành trướng của Bắc Kinh cũng như không thể chi phối được các chính sách của Hoa Thịnh Đốn do đó vị trí của ĐCSVN đang ngày càng trở nên bấp bênh và bị động trước thế cờ nước lớn.
Đứng trước các đe dọa xung khắc lớn giữa Mỹ và Trung Cộng ngay tại biển Đông, trong vùng Đông Nam Á, trước các áp lực khó khăn về kinh tế, căng thẳng xã hội, các đòi hỏi thay đổi của quần chúng trước sự bất lực của Hà Nội đang có tác dụng thúc đẩy ĐCSVN phải có giải pháp.
Câu hỏi đặt ra là, Mỹ và các nước Á Châu trong đó Việt Nam bị Trung Quốc đe dọa đang chuẩn bị cách nào để đối phó và Việt Nam phải cải tổ ra sao để được Mỹ hỗ trợ một cách dễ dàng và lâu bền?
Cho dù trong hoàn cảnh hiện nay ĐCSVN có chấp nhận thay đổi hay không đó là tùy họ nhưng thay đổi là tất yếu, bởi vì các thay đổi sắp tới không chỉ giải quyết sự bế tắc toàn diện của xã hội Việt Nam hôm nay, mà còn giải quyết những khúc mắc do lịch sử để lại.
Một nước Việt Nam dưới chế độ Dân Chủ Tự Do, Độc Lập và Tự Chủ với truyền thống hiếu hòa và tinh thần tự quyết, Việt Nam sẽ không bị chi phối bởi bất kỳ quốc gia nào, biết giao hảo tốt với các nước, sẽ có đủ điều kiện hợp tác toàn diện về mọi mặt với các nước tiên tiến và đặc biệt hơn cả là với vị trí địa lý chiến lược quan trọng trong vùng, Việt Nam sẽ dễ dàng trở nên nhân tố tích cực trong vùng, có vai trò thiết yếu trong việc duy trì an ninh ổn định cho toàn khối ASEAN và cho khu vực kinh tế rất năng động của thế giới ngày nay và sắp tới.
Lịch sử đang giao phó cho các chiến sĩ Dân Chủ Việt Nam một sứ mạng vinh quang và tuyệt đẹp, đó chính là sứ mạng giải thoát Dân Tộc Việt Nam thoát khỏi bế tắc và đưa một nước Việt Nam mới vươn lên.
LÊ VĂN
Thu Canada 2010
(1) Mỹ và ASEAN tăng cường quan hệ, VOA Tiếng Việt 25 tháng 9 2010
(2) Inside China – September 22, 2010
(3) Asean to oppose Chinese sea sovereignty Reuters, Last updated 10:27 24/09/2010
(4) Trung Quốc lại kêu gọi Mỹ không can thiệp vào hồ sơ Biển Đông, RFI Viet 21/09/2010
(5) Bản tuyên bố Hội nghị cấp cao lần hai giữa ASEAN-Hoa Kỳ ở New York ngày 24-9-2010
Theo Người Việt Boston
Gửi ý kiến của bạn