Truyện Kiều có câu
Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng quan vì tiền.
Từ sự vu khống của một thằng bán tơ, bọn sai nha triều đình đã hành hạ gia đình Thuý Kiều đẩy họ vào cảnh tù đày tan nát.
Câu thơ '' làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền '' trong tích ấy của Truyện Kiều trở thành một câu châm ngôn về sự khốn nạn của đồng tiền.
Ngày nay câu thơ hay còn gọi là câu châm ngôn ấy ứng vào với việc tờ báo Tuổi Trẻ đánh Asanzo, một doanh nghiệp Việt Nam.
Lý do mà báo Tuổi Trẻ đánh Asanzo như họ nói là công ty này nhập hàng Trung Quốc rồi dán mác hàng Việt Nam chất lượng cao để đánh lừa người tiêu dùng.
Vụ việc được đẩy lên cao trào, công an và hải quan vào cuộc nhất . Phải nói chưa bao giờ tờ báo Tuổi Trẻ lại kỳ công làm nhiều phóng sự để tấn công một doanh nghiệp như thế, liệu có phải động cơ vì người tiêu dùng mà như họ nói là họ phải dấn thân, phải chịu đựng đe doạ đến tính mạng để làm phóng sự điều tra về doanh nghiệp đã lừa dối người tiêu dùng Việt Nam hay không.?
Chúng ta nên nhớ rằng Tuổi Trẻ là một tờ báo lớn, có những lãnh đạo cao cấp đỡ đầu. Nếu Asanzo sai phạm, chỉ cần một bài phóng sự hoặc chỉ cần một lá đơn của báo Tuổi Trẻ gửi đến cơ quan chức năng. Bọn Asanzo sẽ đi đứt trong vòng vài ngày, không cần báo Tuổi Trẻ phải mất nhiều công, nhiều kỳ và còn chịu đựng sự đe doạ của xã hội đen nào đó.
Mãi hai tháng sau từ khi báo Tuổi Trẻ dấy lên chiến dịch đánh bọn Asanzo, một công ty có tên là Sa Huỳnh bị khởi tố vì tội nhập hàng nguyên kiện Trung Quốc rồi dán mác Asanzo. Công ty này họ thanh minh rằng do đối tác bên Trung Quốc gửi nhầm.
Như thế người ta sẽ liên tưởng rằng Asanzo nhập hàng nguyên kiện Trung Quốc rồi dán mác Việt Nam, vì bọn đối tác bên Trung Quốc '' gửi nhầm '' hàng cho Sa Huỳnh, nên chứng cứ là đấy. Cái này là sự '' liên tưởng ''. Còn về thực chất pháp lý thì không thể đó là chứng cứ khẳng định.
Hầu hết chiến dịch đánh Asanzo của báo Tuổi Trẻ đều thiếu chứng cứ, nhưng họ sử dụng một biện pháp thủ đoạn là khiến người đọc liên tưởng, qua đó để công ty Asanzo bị hoài nghi, bị mất thị phần. Như đã nói trên, vì nếu có chứng cứ thì với quan hệ với các lãnh đạo cao cấp, báo Tuổi Trẻ chỉ cần làm lá đơn là Asanzo tiêu tùng, chẳng phải mất công làm nhiều kỳ phóng sự, mất công dàn thủ đoạn để người đọc '' liên tưởng''.
Sao hàng trăm doanh nghiệp quan hệ làm ăn với Trung Quốc, báo Tuổi Trẻ lại cất công đập mỗi mình bọn Asanzo như thế.?
Vì tiền thôi.
Trước đây báo Tuổi Trẻ mời Asanzo quảng cáo trên báo họ, bên Asanzo nhận lời với số tiền khá lớn. Mọi việc đều êm ấm, cho đến một ngày một nhóm phóng viên báo Tuổi Trẻ thấy chỉ nhận tiền quảng cáo hình ảnh Asanzo trên báo thôi chưa bõ bèn gì. Họ bèn lập một chương trình có tên là kế hoạch truyền thông thương hiệu Asanzo và điện thoại của Asanzo.
Nếu chương trình này của báo Tuổi Trẻ được Asanzo chấp nhận trả tiền, thì hẳn bây giờ các bạn độc giả phải ngất ngây con gà Tây vì sản phẩm Việt mà Asanzo làm ra. Chương trình này được báo Tuổi Trẻ hứa hẹn sẽ tổ chức chu đáo, viết hẳn nhiều phóng sự ca ngợi về Asanzo, từ nhân vật rồi bài học thành công kinh doanh, rồi niềm tự hào sản phẩm Việt.....
Chứ không phải một Asanzo như bây giờ báo Tuổi Trẻ miêu tả.
Khi các bạn đọc kỹ những gì mà báo Tuổi Trẻ viết mời chào Asanzo trước đây , bằng những lời lẽ rất thuyết phục khi đưa ra những thủ đoạn lăng xê.
Các bạn có lẽ phải rùng mình, khiếp sợ vì sự trắng trợn thay đổi của báo Tuổi Trẻ ngày nay. Các bạn sẽ thấy chẳng phải vì '' người tiêu dùng'' vì '' thương hiêu Việt '' vì lý do gì cao đẹp hết.
Tất cả là vì tiền, có tiền thì tốt đẹp mọi điều, người tiêu dùng an tâm mà mua, báo Tuổi Trẻ đã có phóng sự điều tra kiểm định, xác định chất lượng rồi.
Không có tiền thì mọi thứ đều tồi tệ, người tiêu dùng đừng mua, toàn hàng đểu.
Đến đây thì không phải chỉ câu thơ trong truyện Kiều, mà trước cả truyện Kiều cả ngàn năm, câu chuyện cái lưỡi của Esope
Câu chuyện cái lưỡi của Esope.
Chắc hẳn các bạn phải ngỡ ngàng rồi ghê tởm cái gọi là truyền thông báo chí của Việt Nam.
Người Buôn Gió
26/7/2019
Nguồn : Blog Người Buôn Gió
Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng quan vì tiền.
Từ sự vu khống của một thằng bán tơ, bọn sai nha triều đình đã hành hạ gia đình Thuý Kiều đẩy họ vào cảnh tù đày tan nát.
Câu thơ '' làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền '' trong tích ấy của Truyện Kiều trở thành một câu châm ngôn về sự khốn nạn của đồng tiền.
Ngày nay câu thơ hay còn gọi là câu châm ngôn ấy ứng vào với việc tờ báo Tuổi Trẻ đánh Asanzo, một doanh nghiệp Việt Nam.
Lý do mà báo Tuổi Trẻ đánh Asanzo như họ nói là công ty này nhập hàng Trung Quốc rồi dán mác hàng Việt Nam chất lượng cao để đánh lừa người tiêu dùng.
Vụ việc được đẩy lên cao trào, công an và hải quan vào cuộc nhất . Phải nói chưa bao giờ tờ báo Tuổi Trẻ lại kỳ công làm nhiều phóng sự để tấn công một doanh nghiệp như thế, liệu có phải động cơ vì người tiêu dùng mà như họ nói là họ phải dấn thân, phải chịu đựng đe doạ đến tính mạng để làm phóng sự điều tra về doanh nghiệp đã lừa dối người tiêu dùng Việt Nam hay không.?
Chúng ta nên nhớ rằng Tuổi Trẻ là một tờ báo lớn, có những lãnh đạo cao cấp đỡ đầu. Nếu Asanzo sai phạm, chỉ cần một bài phóng sự hoặc chỉ cần một lá đơn của báo Tuổi Trẻ gửi đến cơ quan chức năng. Bọn Asanzo sẽ đi đứt trong vòng vài ngày, không cần báo Tuổi Trẻ phải mất nhiều công, nhiều kỳ và còn chịu đựng sự đe doạ của xã hội đen nào đó.
Mãi hai tháng sau từ khi báo Tuổi Trẻ dấy lên chiến dịch đánh bọn Asanzo, một công ty có tên là Sa Huỳnh bị khởi tố vì tội nhập hàng nguyên kiện Trung Quốc rồi dán mác Asanzo. Công ty này họ thanh minh rằng do đối tác bên Trung Quốc gửi nhầm.
Như thế người ta sẽ liên tưởng rằng Asanzo nhập hàng nguyên kiện Trung Quốc rồi dán mác Việt Nam, vì bọn đối tác bên Trung Quốc '' gửi nhầm '' hàng cho Sa Huỳnh, nên chứng cứ là đấy. Cái này là sự '' liên tưởng ''. Còn về thực chất pháp lý thì không thể đó là chứng cứ khẳng định.
Hầu hết chiến dịch đánh Asanzo của báo Tuổi Trẻ đều thiếu chứng cứ, nhưng họ sử dụng một biện pháp thủ đoạn là khiến người đọc liên tưởng, qua đó để công ty Asanzo bị hoài nghi, bị mất thị phần. Như đã nói trên, vì nếu có chứng cứ thì với quan hệ với các lãnh đạo cao cấp, báo Tuổi Trẻ chỉ cần làm lá đơn là Asanzo tiêu tùng, chẳng phải mất công làm nhiều kỳ phóng sự, mất công dàn thủ đoạn để người đọc '' liên tưởng''.
Sao hàng trăm doanh nghiệp quan hệ làm ăn với Trung Quốc, báo Tuổi Trẻ lại cất công đập mỗi mình bọn Asanzo như thế.?
Vì tiền thôi.
Trước đây báo Tuổi Trẻ mời Asanzo quảng cáo trên báo họ, bên Asanzo nhận lời với số tiền khá lớn. Mọi việc đều êm ấm, cho đến một ngày một nhóm phóng viên báo Tuổi Trẻ thấy chỉ nhận tiền quảng cáo hình ảnh Asanzo trên báo thôi chưa bõ bèn gì. Họ bèn lập một chương trình có tên là kế hoạch truyền thông thương hiệu Asanzo và điện thoại của Asanzo.
Nếu chương trình này của báo Tuổi Trẻ được Asanzo chấp nhận trả tiền, thì hẳn bây giờ các bạn độc giả phải ngất ngây con gà Tây vì sản phẩm Việt mà Asanzo làm ra. Chương trình này được báo Tuổi Trẻ hứa hẹn sẽ tổ chức chu đáo, viết hẳn nhiều phóng sự ca ngợi về Asanzo, từ nhân vật rồi bài học thành công kinh doanh, rồi niềm tự hào sản phẩm Việt.....
Chứ không phải một Asanzo như bây giờ báo Tuổi Trẻ miêu tả.
Khi các bạn đọc kỹ những gì mà báo Tuổi Trẻ viết mời chào Asanzo trước đây , bằng những lời lẽ rất thuyết phục khi đưa ra những thủ đoạn lăng xê.
Các bạn có lẽ phải rùng mình, khiếp sợ vì sự trắng trợn thay đổi của báo Tuổi Trẻ ngày nay. Các bạn sẽ thấy chẳng phải vì '' người tiêu dùng'' vì '' thương hiêu Việt '' vì lý do gì cao đẹp hết.
Tất cả là vì tiền, có tiền thì tốt đẹp mọi điều, người tiêu dùng an tâm mà mua, báo Tuổi Trẻ đã có phóng sự điều tra kiểm định, xác định chất lượng rồi.
Không có tiền thì mọi thứ đều tồi tệ, người tiêu dùng đừng mua, toàn hàng đểu.
Đến đây thì không phải chỉ câu thơ trong truyện Kiều, mà trước cả truyện Kiều cả ngàn năm, câu chuyện cái lưỡi của Esope
Câu chuyện cái lưỡi của Esope.
Esope là nhà ngụ ngôn Hy Lạp. Một hôm, chủ của Esope là Xanthus ra lệnh cho Esope ra chợ mua món ăn nào ngon nhất nhất để đãi khách. Esope chỉ mua toàn là lưỡi rồi làm nhìều món khác nhau bằng cách cho nước xốt khác nhau. Khi khách sắp sửa ăn, ông nói:
- "Có gì quý hơn cái lưỡi không? Chính nó là sợi dây liên lạc với đời sống văn minh, là chìa khóa của Khoa học, là cơ quan của sự thật và lẽ phải.
Để gây bối rối Esope, Xanthus bảo:
- "Vậy thì hãy mua cái gì tệ nhất!"
Hôm sau Esope lại trở lại món cũ và nói rằng cái lưỡi là thứ xấu xa nhất trên đời.
- "Đó là Mẹ của những sự tranh cãi, vú nuôi của những vụ kiện tụng, nguồn gốc của chia rẽ và chiến tranh. Nếu cái lưỡi là cơ quan nói ra sự thật, thì nó cũng nói lên sự sai lầm và tệ hơn, là sự vu khống.
Sau khi đọc câu chuyện về cái lưỡi ở trên , các bạn hãy đọc thật chậm những gì trong văn bản mà báo Tuổi Trẻ gửi đến khách hàng quen thuộc Asanzo trước đây.
Người Buôn Gió
26/7/2019
Nguồn : Blog Người Buôn Gió
Gửi ý kiến của bạn