BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73242)
(Xem: 62215)
(Xem: 39399)
(Xem: 31151)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Ở Dưới Chân Mây

13 Tháng Sáu 20197:03 SA(Xem: 2527)
Ở Dưới Chân Mây
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

Em bảo em về Chân Mây. Tôi nói tôi biết Chân Mây mà như nhớ bài thơ viết thuở đó: “Đỉnh Đồng Đen, núi đá Chân Mây”. Rồi đùa “tụi nó” còn không? Em nhắn lại qua “text message”: “Quên đi chàng trai” khi tôi nói thêm “Anh nhớ Đại Đội 91 Dù lúc đó nằm trên đỉnh Đồng Đen. Buổi chiều trực thăng tiếp tế không được vì mây mù. Tàu phải hạ xuống bộ chỉ huy tiểu đoàn ở Hòa Ninh. “Em thích cái tên Hòa Ninh. Nghe hiền hòa phải không ‘my T-Shirt!’.”

Thuở đó ba mạ tôi ở đường Gia Long. Buổi sáng đi từ kiệt 1 Gia Long, đối diện Ty Cảnh Sát Quốc Gia Đà Nẵng, tới ngã tư Đống Đa qua Gia Long nối dài là đến Trung Tâm Tuyển Mộ Vùng 1 Chiến Thuật. Rẽ phải đi chừng mười phút là thấy biển. Biển Thanh Bình. Từ bờ nhìn xa xa trong ngày mùa hè, trời trong có thể thấy Hải Vân và đỉnh Chân Mây. Tuổi ấu thơ tôi đầy khói sóng của chốn này, của biển lúc bờ cát đầy cây dương liễu. Mấy mươi năm từ ngày đôn quân tháng ba năm 1973 chưa thấy lại. Mười bảy tuổi ba tháng, tôi “bỏ trường mà đi – bỏ luôn thành phố nay thì lạ xa..” miệt mài chân đất đi đo đường dài khốn khó quê hương.

Khi em về thăm căn nhà ba mẹ ở thành phố, em chụp hình biển Thanh Bình, gửi tôi bên này và nói đẹp lắm. Tôi nói không còn giống “như Thanh Bình trong trí nhớ tôi!” khi nhìn những bức hình năm 2017. Em nhắn thêm bằng “text message”: “Tụi nó bán cho Đại Hàn và Đài Loan để xây khách sạn hết rồi. Em biết anh không thích nên không gửi mấy cái hình đó! Tôi lầu bầu:” Đất nước quái đản! Cái gì chúng nó cũng đem bán bỏ túi!”

danangxua-truongpascal-1Em về thăm lại trường Pascal, trường Nguyễn Hiền trong thành phố. Nước mất! Không biết số phận hai ngôi trường đó ra sao vì tôi không hỏi rõ. Tôi biết trường tôi học, Nam Tiểu Học của thời lớp Năm đến lớp Nhất [ lớp 1 đến lớp 5 sau này ] ở đường Lê Lợi, đối diện với trường Trung Học Phan Chu Trinh; cả hai bị đập tan nát. Giờ nhìn lại thấy hình của căn phòng học năm đệ thất Pháp Văn ở Phan Chu Trinh mà bùi ngùi. Ở dãy đó tôi làm bài thơ tự do đầu đời đăng báo lớp. Thơ tên gì? Không nhớ hết bài. Mà có nhớ cũng không can đảm đọc lại! Năm hai ngàn mấy đó, giúp Hào “ping pong” làm đặc san Sớm Mai Đà Nẵng Thức cho kỳ đại hội Đà Nẵng – Quảng Nam ở Dallas, gom bài tình cờ đọc thấy tên nhà thơ gốc Kỹ Thuật Đà Nẵng tên Mai Rạng. Anh thằng Huỳnh Hương học chung với tôi từ tiểu học đây mà. Tôi biết tôi có bắt chước anh này làm thơ tự do. Đến khi đọc thơ ở Tuổi Hoa, thấy Đỗ Tư Long Trần Miên Trường làm thơ hay quá. Sau này anh tử trận tôi đọc ở đâu đó biết Trần Miên Trường ở Nhảy Dù. Trong Đặc San Mũ Đỏ số mới nhất có bài viết của đích thân Trương Đăng Sỹ nhắc về cái chết của Đỗ Tư Long ở Cam Bốt. Không biết tên ghi có đúng hay dư dấu huyền nơi chữ “Từ” nhưng đọc tôi lại nhớ đến Đỗ Tư Long Trần Miên Trường với những bài thơ viết gửi cho em gái Thu Phương còn ở Huế thời đó.

Quanh đi quẩn lại ai ngờ đã bao nhiêu năm. “Anh Biết Đà Nẵng Qua Mây” bây giờ mây lại về cố xứ. Hỏi bao lâu rồi anh chưa về. Từ 1975. Muốn hỏi bản đồ thành phố và tên đường cũ không? Trong đầu anh đây này! Gia Long là Gia Long chứ không là Lý Tự Trọng. Thống Nhất ngang qua trường Nữ Trung Học là Thống Nhất chứ Lê Duẩn mẹ rượt gì! Tụi em tôi sang đây theo đường bảo trợ chung với mạ cũng bớt dần “đăng ký – tham quan – khẩn trương – nhà trắng – tên lửa – tàu sân bay – máy bay lên thẳng – xưởng đẻ – hoành tráng – sự cố và nhiều từ ngữ quái đản từ khi “giặc từ bắc vô nam…”.

“Lúc đi học bên Phan Chu Trinh anh có biết em bên trường này?”

“Không em. Anh chỉ chơi bóng rổ. Anh nghe bạn bè nhắc về em sau này nhưng không để ý!”

“Giờ biết chưa?”

Em cười cười:

“Phong Lan nói hết rồi phải không? Hắn nói chi? Nói lại em nghe.”

“Số một của lớp. Giờ cũng không đổi mấy như vài đứa hoa khôi thời đó. Bởi vậy ‘chảnh’!”

“Ê ai cho dùng chữ đó!”

“Chọc chơi cho vui.”

“Anh là vua xạo!”

Tôi vào bài hát Hoa Trinh Nữ ngay khúc giữa liền: “Tôi không phải là vua…” Mới đến đó em cướp lời: “thì anh là chúa. Chúa xạo!”

Thôi thì đường nào cũng chết vì cãi không lại con nhỏ Đà nẵng này. Có lần qua điện thoại tôi nghe mê mãi giọng em. Tôi biết có gì lạ lạ so với những giọng nói khác cũng người Đà Nẵng. Tôi hứa tôi sẽ nhắc đến khi viết nếu có dịp nhưng hôm nay thì chịu vì đã dính “vua xạo” qua “chúa xạo” rồi sẽ là “… xạo” vì không biết điền vào ba chấm bằng chữ gì cho hợp nghĩa sau chữ vua và chúa.

Em nói nghe giọng anh hình như bị cảm đó nghe.

“Sao em biết?”

“Nghề của em mà.”

“Như vậy em học sau đích thân của anh, y sĩ trưởng bên Tiểu Đoàn 2 Dù rồi.”

“Anh Tiếu Ngạo viết văn làm thơ phải không anh. Em học sau ảnh nhiều lắm. Sau giải phóng…”

Tôi chọc liền:

“Cái gì giải phóng em…”

“Sau ngày mất nước đó hả.”

“Ừ. Anh thiệt. Đang nói ngon lành. Em thi vào học y khoa sau 1975.”

Tháng mấy của năm vừa rồi đó sau nhiều lần ngỏ lời cầu hôn mà em ậm ự không trả lời. Một lần khi đón em đi chơi tôi nói muốn chở em đi mua nhẫn, em hoảng lên:

“Anh đã hiểu gì về em mà đòi cưới?”

Thế là người không hiểu gì về em không thèm hiểu nữa…

Tôi lái xe về mà lâm râm thề không bao giờ trở lại nhà nhỏ chảnh, “chờ anh hỏi chảnh, tà tà em đi” rồi…ma thèm đón!

Gần cả tháng, trong vở làm việc của tôi ở Thales thỉnh thoảng có những dòng chữ là lạ. “Không gọi thì thôi. Cà chớn!” Hay hiền hơn “chẳng lẻ lại trốn vào thơ” để có thêm tác phẩm mới sau tập thơ Anh Biết Đà Nẵng Qua Mây. Bạn bè biết tôi không “update” bài vở ở QuyênBook, gửi “email” hỏi có “sự cố”. Tôi nghe hai chữ này là dị ứng ngay. “Cái gì mà ‘sự cố’ mày! Mày nghe chữ này ở đâu. Mày ‘sự cố’ có muốn tau ‘xộ cú’ không?” Tội thằng kia bị tôi “giận cá chém thớt”, nhận “email” xong đọc chắc ngọng luôn!

Đó đó một phần của những ngày Anh Biết Đà Nẵng Qua Mây ./.

An Phú Vang

Tháng sáu, 2017
Nguồn QuyênBook

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn