BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73240)
(Xem: 62215)
(Xem: 39399)
(Xem: 31151)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Truyền thông VN 'đưa tin quá đà' về ghế Hội đồng Bảo an LHQ?

11 Tháng Sáu 20196:34 SA(Xem: 1201)
Truyền thông VN 'đưa tin quá đà' về ghế Hội đồng Bảo an LHQ?
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

Một luật sư ở hải ngoại nói với BBC rằng dường như truyền thông trong nước "đưa tin quá đà" về việc Việt Nam nhận ghế Hội đồng Bảo an lần hai, trong lúc người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói "thành công của các hoạt động chính trị đối ngoại Việt Nam có sự đóng góp rất to lớn của các tầng lớp nhân dân".

Việt Nam nhận được 192/193 phiếu thuận để lần thứ hai là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021.


Dịp này, các báo Việt Nam dẫn lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: "Đây là sự ghi nhận quan trọng và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với vai trò và đóng góp xứng đáng của Việt Nam vào công việc quốc tế và khu vực; thể hiện vị thế, uy tín ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế."

"Đây cũng là một vinh dự lớn lao, khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước, song cũng là trách nhiệm hết sức nặng nề, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hết mình để hoàn thành trọng trách mà cộng đồng quốc tế giao phó."

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung (phải) vui mừng khi nghe kết quả bỏ phiếu bầu Việt Nam vào Hội đồng Bảo an hôm 7-6
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung (phải) vui mừng khi nghe kết quả bỏ phiếu bầu Việt Nam vào Hội đồng Bảo an hôm 7/6

'Không có gì quan trọng lắm'

Hôm 10/6, trả lời BBC từ Canada, Luật sư Vũ Đức Khanh nói:

"Quả thực tôi thấy những gì truyền thông trong nước đưa tin về sự kiện này thì hơi quá đà!"

"Giới lãnh đạo Việt Nam lập luận rằng sự kiện này cho thấy vị trí địa chính trị của Việt Nam đang lên nhưng tôi cũng lo là Việt Nam không có nội lực thâm hậu để đứng vững trước những cơn bão lớn trên Biển Đông."

"Vì cái chính là Việt Nam không có "đoàn kết quốc gia" với một chính quyền luật pháp không chuẩn mực, chỉ biết bảo vệ và làm lợi cho một thiểu số cầm quyền trong khi phúc lợi an sinh xã hội không có."

"Dĩ nhiên, đây cũng là cơ hội cho Việt Nam lật sang trang sử mới đoàn kết quốc gia dân tộc, đặt nền tảng vững bền xây dựng, hiện đại hóa đất nước và quan trọng nhất là đứng vững trên chính đôi chân của mình. "

"Dù tự hào với "vị thế mới" đến đâu, chúng ta đừng quên rằng 5 nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc luôn có quyền phủ quyết, cho nên vai trò của Việt Nam cũng không có gì là quan trọng lắm."

"Ngoài chuyện ghế Hội đồng Bảo an, cần nhìn nhận rằng trong bối cảnh tình hình chính trị khu vực và thể giới có nhiều biến động, khó lường mà nguy cơ của một cuộc "đối đầu, so găng" giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng rõ nét, Việt Nam đang đứng trước thời cơ và thách thức lớn."

"Có thể các nhà lãnh đạo Việt Nam từng nghĩ rằng họ sẽ có thể cân bằng được cả ba bên-Mỹ, Nga và Trung Quốc nhưng đó là khi mà cả ba phía này đều mưu cầu "hợp tác", như trường hợp của nhiệm kỳ 2008-2009. Nhưng tình hình hôm nay đã không còn như thế nữa."

"Làm sao Việt Nam có thể trở thành "trung tâm hòa giải quốc tế" cho hai siêu cường như Mỹ và Trung Quốc, nhất là liên quan đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc là Đài Loan và Biển Đông. Hơn thế nữa, hồ sơ Biển Đông lại là hồ sơ liên quan trực tiếp với Việt Nam."

"Chúng ta hãy nhìn kỹ lại những động thái gần đây của các nước Phương Tây trong chiến dịch tự do hàng hải trên Biển Đông thì sẽ rõ. Tại sao tất cả các tàu chiến của Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc và cả Canada cùng hiện diện trong khu vực này. Tàu chiến của Canada cũng mới vừa cập cảng Cam Ranh. Tôi nghĩ họ không có quá thừa tiền của để đi khơi khơi như vậy."

"Và những động thái "làm nóng" lên hợp tác quân sự quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ gần đây không thể không gây thắc mắc cho những người có quan tâm."

Tôi dự đoán quan hệ Mỹ-Việt sẽ tăng tốc, đồng thời người ta có thể sắp chứng kiến một sự "giãn Trung" ngoạn mục của Hà Nội."

Việt Nam nhận được 192-193 phiếu thuận để lần thứ hai là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc
Việt Nam nhận được 192/193 phiếu thuận để lần thứ hai là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021

'Điều bình thường'

Cũng trong hôm 10/6, từ TP.Hồ Chí Minh, Luật gia Phạm Lê Vương Các bình luận với BBC:

"Theo như tôi hiểu, chiếc ghế thành viên không thường trực tại Hội đồng Bảo an là được luân phiên giữa các quốc gia, được phân bổ theo khu vực địa lý và nhiệm kỳ. Chính sự luân phiên theo nhiệm kỳ giữa các quốc gia cho thấy, việc một quốc gia nhận ghế không thường trực tại Hội đồng Bảo an là không có gì đặc biệt, các quốc gia sẽ luân phiên thay nhau ngồi vào."

"Vì vậy, việc một quốc gia ngồi vào vị trí này là gắn liền với trách nhiệm và nghĩa vụ của quốc gia ấy chứ không phải là một thắng lợi ngoại giao hay chính trị trước quốc tế."

"Ghế thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an cho nhiệm kỳ năm 2020-2021 dành cho khu vực châu Á chỉ có mỗi mình Việt Nam ra tranh cử, nên Việt Nam trúng cử là điều bình thường và dễ hiểu thôi. Nói chính xác hơn là Việt Nam đã "xung phong nhận trách nhiệm" tham gia vào việc giải quyết xung đột, duy trì hoà bình và an ninh thế giới."

"Trên thực tế, việc xung phong nhận trách nhiệm quốc tế của chính quyền Việt Nam trong những năm gần đây thật ra chỉ nhằm mục đích tuyên truyền cho vị thế và hình ảnh nhà cầm quyền là chính, chứ họ đâu có sáng kiến đóng góp gì đáng kể cho cộng đồng quốc tế."

"Như cách đây vài năm, Việt Nam được nhận ghế luân phiên theo nhiệm kỳ trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, ngồi chơi xơi nước ở đó hết nhiệm kỳ rồi đi ra thôi, để lại một hình ảnh vi phạm nhân quyền trong nước ngày càng leo thang."

"Nhà cầm quyền một khi đã có các hành động và chính sách thù địch với nhân quyền, thì việc họ tham gia vào bất kỳ cơ quan nào của Liên Hiệp Quốc thì đó sẽ là thảm họa. Bởi lẽ, việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền là một trong những nguyên tắc cốt lõi theo Hiến chương thành lập Liên Hiệp Quốc. Khi đã vi phạm nguyên tắc cốt lõi của Liên Hiệp Quốc thì việc một chính quyền tham gia vào cơ quan này chỉ làm suy yếu giá trị nhân quyền mà Liên Hiệp Quốc đang ra sức bảo vệ."

Ben Ngô
Nguồn BBC

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn