BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72637)
(Xem: 62055)
(Xem: 39153)
(Xem: 31021)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Một giai thoại văn chương

10 Tháng Sáu 20196:46 SA(Xem: 1194)
Một giai thoại văn chương
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Hôm nay nhân nhà văn Phạm Thành tagg bài " Thành công trong đường lối dạy chó của cộng sản VN" vào trang, tôi cũng xin kể một giai thoại về thành công của đảng trong đường lối dạy Văn-Nghệ-Sĩ.

Cố nhà văn Phù Thăng quê ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, ông xuất hiện trên văn đàn sau khi miền Bắc vào tay người cộng sản. Phù Thăng là lớp nghệ sĩ đầu tiên làm điện ảnh cho nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ( Có hay không có "Dân chủ & Cộng hòa/ Độc lập, Tự do, Hạnh phúc" như Quốc Hiệu ta không bàn ở đây). Rồi chỉ được vài năm, người ta thấy nhà văn về quê làm anh nông dân. Lúc bấy giờ HTX quê ông có một con trâu bị sứt mũi. Vì sứt mũi, không bị buộc dây vào mũi nên con trâu rất bướng bỉnh, không chịu cày, không tuân lệnh chủ. Cũng phải khen rằng Ban chủ nhiệm HTX của Phù Thăng thời đó có tính hài hước nên mới giao con trâu sứt mũi cho ông Phù Thăng- một nhà văn và cựu nhà làm điện ảnh, thân tạng ẻo lả, nhỏ con, không biết quát tháo là gì chăn dắt. Không biết bằng cách nào, ông Phù Thăng thuần phục được con trâu. Từ đó cả làng gọi ông Phù Thăng là 'Ông Thăng sứt".

Cố nhà văn Phù Thăng năm 1999.
Cố nhà văn Phù Thăng năm 1999.

Đời văn của Phù Thăng chỉ có tác phẩm duy nhất là Phá Vây được xuất bản (?). Tiểu thuyết "Phá vây" mô tả cuộc chiến đấu để thoát khỏi vòng vây của một đơn vị quân đội Việt Minh ở đồng bằng Bắc Bộ thời chống Pháp. Tuy nhiên liên quan đến Phù Thăng có một giai thoại. Người ta bảo ông có một đề cương truyện ngắn khá thú vị: "Con gà và Hạt thóc", nhưng vì ông đã từ bỏ văn đàn nên không viết ra. Đề cương truyện ngắn thế này:

Có một nhà văn Việt Nam. Một ngày nào đó, sau khi dự cuộc hội nghị chỉnh đốn quan điểm, tư tưởng Văn-Nghệ-Sĩ của cấp trên, nhà văn bỗng nhiên sợ con gà. Hễ thấy con gà phía xa là ông ta nhảy đại vào bụi tre ẩn núp; bất chấp gai tre làm mặt mũi, tay chân tứa máu. Dân làng hỏi:

- Sao Thầy lại sợ gà?

Ông đáp:

- Tôi là hạt thóc! Vì là hạt thóc nên tôi sợ con gà nó ăn mất!

Vợ con, làng xóm cho rằng ông bị bệnh tâm thần. Ông được đưa đến bệnh viện. Bệnh sợ gà của ông chữa mãi không khỏi dù tốn đủ loại thuốc của Liên Xô, Trung Quốc. Cuối cùng một bác sĩ tâm lý nhận chữa cho ông. Bác sỹ nói:

- Ông là nhà văn?

- Không! Tôi là hạt thóc!

- Ông không phải hạt thóc! Ông là nhà văn!

- Không! Tôi không phải nhà văn, tôi là hạt thóc!

- Ông là nhà văn mà! Ông đã được gặp chủ tịch, bí thư... có hình, có tiếng nói của ông trên báo, trên đài...

- Tôi không nhớ!

- Đây này!

- Ừ nhỉ!

- Nhớ rồi thì ông nhớ luôn ông là ai đi!

- Tôi là nhà văn!

- Ông nói lại đi!

- Tôi là nhà văn!

- Nói lại lần nữa!

- Tôi là nhà văn! Tôi là nhà văn! Tôi là...

Vị bác sĩ mừng quýnh:

- Ok. Tôi đã chữa khỏi bệnh cho ông. Bây giờ tôi đưa ông về nhà.

Nhà văn được ông bác sĩ đưa về nhà. Dọc đường hai người chỉ chuyện trò về những đề tài cao siêu, thông tuệ. Bỗng nhiên ông nhà văn hoảng hốt đâm bổ vào bụi tre khi nhìn thấy một con gà trống chạy qua đường. Vị bác sĩ chạy đến gỡ nhà văn ra, hỏi:

- Ai làm ông sợ?

- Con gà!

- Tại sao ông sợ con gà?

- Vì tôi là hạt thóc!

- Ông đã nói với tôi bao nhiều lần rằng ông không phải hạt thóc! Ông là nhà văn!

- Tôi nói thế nhưng chỉ có tôi với ông nghe được nhau. Con gà không nghe được. Nó vẫn nghĩ tôi là hạt thóc!

...

Năm 1999 tôi về Hải Dương, tìm đến nhà ông chơi. Tôi đưa giai thoại hỏi ông. Ông cười hỏi tôi:

- Không biết ai nó bịa ra để nói cái ác của đảng đối với anh em Văn Nghệ mà đúng và hay vậy anh Nghĩa nhỉ!.

Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguồn Facebook
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn