BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 77440)
(Xem: 63325)
(Xem: 40775)
(Xem: 32394)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Võ Tàu, Võ Ta, Võ Ấn...

14 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 1425)
Võ Tàu, Võ Ta, Võ Ấn...
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Người xưa khi đấu võ, thường kéo nhau lên núi, lên đồi để giao đấu. Truyền thống là như thế, sách xưa, truyện xưa cũng nói như thế. Nhưng lần này, thế giới sẽ xem nhiều trận tỉ thí võ công ngoàì Biển Đông... và dù thích hay không, nhiều nước cũng phải sẵn sàng cho các trận hải chiến tương lai.

Thế nên, chuyện dân làng võ hẹn nhau lên đỉnh Hoa Sơn luận kiếm là chuyện xưa rồi. Mà đúng là xưa thật, cho dù các trận đánh ở núi Lão Sơn ở tỉnh Hà Giang vẫn còn trong trí nhớ nhiều người, nhưng khi Việt Nam chịu cắt đất (đúng phải nói, là cắt núi) cầu hòa, thì không ai muốn nhắc tới nữa. Còn nhà báo, nhà văn nào mà nhắc tới Lão Sơn là kể như rách việc, cũng nặng tội tương đương như đứng ở Phố Cổ Hà Nội mà ôm đàn guitar và hát kể chuyện tình của Bác Hồ với cô Tăng Tuyết Minh.

Bây giờ là hẹn ra biển để tỉ thí võ công. Sân Tinh Võ bây giờ đã xây xong ở Trường Sa. Vấn đề là, tương lai sẽ thấy môn võ nào thắng thế: Võ Tàu hay võ Ta, võ Nhật hay võ Mỹ, võ Ấn Độ hay võ Nam Hàn...

Tuy nhiên, đã thấy rõ rằng Trung Quốc ỷ võ Tàu siêu đẳng, nên cứ đòi đánh võ song phương. Còn Việt Nam quen thói biển người thí quân, nên cứ đòi đánh võ hội đồng... tức là đòi họp để giải quyết đa phương. Điều bất ngờ là, bỗng nhiên như có trời xui đất khiến, tự nhiên xảy ra chuyện sóng gió ở Biển Hoa Đông, khi tàu Trung Quốc vào gây sự, liền bị tàu hải quân Nhật bắt giữ, giam thuyền trưởng nhiều ngaỳ, rồi vì đủ thứ áp lực mới thả. Nói chung, qua màn này thì thấy, võ Tàu huê dạng, ưa gây ầm ĩ, nhưng võ Nhật mà ra chiêu Judo hay Aikido là vật té đối thủ liền, nhưng rồi cũng không đủ sức giữ lâu.

Nhờ vậy, thế giới mới chú ý, rằng anh Tàu chơi ép Việt Nam từ lâu, mà cứ đòi xử luật quốc tế khi lên đài đấu võ với Nhật. Còn khi anh Tàu bắt cóc ngư dân Việt Nam về, đòi tiền chuộc thì cả năm rồi không thấy phía VN làm ầm ĩ, chỉ trừ mấy hôm trước, vào lúc sửa soạn đón các Bộ Trưởng Quốc Phòng ASEAN +8 tới Hà Nội họp, thì Bộ Ngoại Giao Hà Nội mới lớn tiếng đòi Trung Quốc trả tự do vô điều kiện cho 9 ngư dân Quảng Ngãi bị bắt cóc giữa biển... Một ngày sau, đaì BBC dẫn lời các quan chức tỉnh Quảng Ngãi, nói rằng còn gần 100 ngư dân đang bị TQ giam giữ, đòi đủ thứ tiền chuộc...

Như thế, Việt Nam phải nói rằng may mắn, nhờ xảy chuyện giữa TQ với Nhật, thế giới mới cảm thương cho VN bị TQ xử ép từ lâu. Tình hình này thế giới gọi là TQ đã xài tiêu chuẩn đôi, nghĩa là TQ xử với Nhật kiểu đồng thuận thương thuyết như thế, nhưng lại xử với VN kiểu anh cả đánh bầm mặt thằng em cho biết thế nào là lễ độ...

May mắn, VN đang có cơ hội để từ chối giao đấu song phương, mà sẽ bày trận bát quái giữa Hà Nội để lôi TQ vào trận giao chiến hội đồng, tức là vào bàn họp đa phương.

Tuy nhiên, còn thêm một may mắn: một cao thủ từ xứ Thiên Trúc đang tới dạy võ và hỗ trợ cho VN. Đó là Ấn Độ.

Trận đồ mà Ấn Độ nhìn thấy nơi Biển Đông là, TQ đang đánh trận Liên Châu Tỏa Cảng. Nói đúng chữ tiếng Anh trong các văn bản, là TQ mở ra chiến lược gọi là “String of Pearls.” Nghĩa là xâu chuỗi ngọc, để hải quân TQ thương thuyết lấy quyền trú đóng các quân cảng dọc Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nghĩa là, dưới mắt Ấn Độ, kẻ thù truyền kiếp của Ấn Độ là TQ thay vì đánh trận trên núi với Ấn Độ như những năm 1960s, bây giờ sẽ ra các hải cảng làm vòng vây xiết chặt Ấn Độ. Thế mới biết, võ Taù biến hóa vô cùng.

Tuy nhiên, võ Ấn cũng biến chiêu thần sầu quỷ khốc: đó là chiến lược mà Ấn Độ gọi là “Look East.” Tức là, nhìn về hướng Đông. Chiến lược này đã áp dụng từ 2 thập niên nay, và bây giờ Ấn Độ mới tăng tốc thêm khẩn cấp.

Chiến lược ngó về hướng Đông này tung ra từ thời Thủ Tướng Narasimha Rao, lặng lẽ kết thân với các nước tân hưng -- thế giới gọi là các quốc gia “con cọp” ở Châu Á -- từ đối tác kinh tế đã âm thầm biến thành đối tác quân sự trong khu vực Biển Đông.

Tốc độ khẩn cấp nhất là trong ba tháng vừa qua, các lãnh đạo quân sự Ấn Độ liên tục tới các nước Đông Á và Đông Nam Á – đó là Việt Nam, Nam Hàn, Nhật, Phi, Indonesia, Thái và Singapore.

Tướng V.K. Singh, Tư Lệnh Quân Đội Ấn Độ, tới VN hồi tháng 7-2010, đẩy mạnh thêm thế đối tác chiến lược 2 nước. Chuyến đi đó của Tướng Singh là lần đầu trong một thập niên có vị Tư Lệnh Quân Đội Ấn tới thăm VN.

Bài phân tích của Nitin Gokhala, trên trang NDTV, kể rằng Tướng Singh đã gặp Tướng Phạm Hồng Lợi (Phó Tổng Tham Mưu Quân Lực VN), và đặc biệt bàn với Bộ Trưởng Quốc Phòng VN Phùng Quang Thanh về lộ trình thực hiện bản ghi nhớ 2009 giữa 2 bộ quốc phòng hai nước.

Và tuần sau là Bộ Trưởng Quốc Phòng Ấn Độ A.K. Antony sẽ tới Hà Nội vào giữa tháng 10-2010 để họp một hội nghị các bộ trưởng quốc phòng 18 quốc gia liên hệ vùng Biển Đông.

Với tư cách chủ tịch ASEAN, phía VN đã mời Ấn Độ dự hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN + 8, tức là 10 nước ASEAN và Úc, TQ, Ấn, Nhật, Tân Tây Lan, Nga, Nam Hàn và Mỹ.

Nhưng tình thân giữa Ấn Độ và VN vẫn đặc biệt hơn nhiều nước, bởi vì cả 2 nước đều từng bị Trung Quốc đưa quân sang tấn công -- Ấn Độ là năm 1962, còn VN là năm 1979.

Do vậy, từ khi Liên Xô sụp đổ, Ấn Độ trở thành bạn thân thiết đặc biệt với VN. Cả Ấn và VN ngoài chuyện từng chiến tranh với TQ, vẫn có một nhu cầu chung về quân sự: Ấn và VN sử dụng rất nhiều vũ khí sản xuất từ Liên Xô (trước kia) và bây giờ là Nga.

Do vậy, trong hơn một thập niên qua, Ấn Độ trợ giúp VN tăng cường khả năng hải quân và không quân để làm suy yếu thế võ “Liên Châu” xiết cổ của TQ. Ấn và Việt chia sẻ kinh nghiệm và huấn luyện về quân sự trong việc bảo trì vũ khí thời Xô Viết.

Thí dụ, Ấn Độ đã sửa và nâng cấp hơn 100 phi cơ MiG 21 của Không Quân VN, và cung cấp các phi cơ này những hệ thống không lưu và radar. Không Quân Ấn cũng huấn luyện phi công VN.

Đồng thời, Hải Quân Ấn Độ (vốn khổng lồ hơn VN nhiều) cung cấp VN những phụ tùng quan trọng cho các tàu chiến và thuyền tác chiến VN.

Sau chuyến thăm VN năm 2007 của Antony, lực lượng duyên phòng Ấn-Việt đã tuần tra chung, và đã tập trận chung năm 2007.

Chưa hết, một đoàn tàu chiến Ấn Độ sắp tới sẽ có chuyến đi lâu cả tháng vào Thái Bình Dương trong đó sẽ ghé thăm các hải cảng của Úc, Indonesia, Singapore và VN.

Và mới mấy hôm trước, thông tấn Interfax cho biết Hải Quân Nga muốn có căn cứ quân sự trở lại ở cảng Cam Ranh của VN, và nói có thể xây lại căn cứ naỳ trong vòng 3 năm để làm nơi tiếp liệu, bảo trì, và nghỉ ngơi cho các tàu chiến Nga ở vùng Biển Đông.

Nghĩa là, Biển Đông sẽ đông hơn, vui hơn, nhộn nhịp hơn... Và xâu chuỗi ngọc của TQ đang bị Ấn Độ xuất chiêu gỡ từng hạt ngọc... Và khi Nga cũng vào Biển Đông, rõ ràng phía VN đã bày được trận đồ bát quái để cho TQ mất thế song phương bắt nạt...

Bây giờ, phía VN chỉ còn lo ngại Trung Quốc gài bom phá hoại. Câu hỏi cần suy nghĩ là, có phải vụ nổ pháo bông ở sân vận động Mỹ Đình là do gián điệp TQ gài bom vào giữa các thùng containers pháo bông này (nổ 2 thùng container, sức công phá chết và bị thương hơn chục người, cao ốc xa mấy trăm mét còn bể kính)... hay không?

Điều lo ngại nữa, nếu TQ tăng tốc khai thác các mỏ bô-xit ở Tây Nguyên, có phải đó sẽ là những quả bom bùn đỏ tương lai để chuyên gia TQ sẽ cho nổ khi hữu sự?

Cần phải coi chừng vậy. Võ Tàu thiên biến vạn hóa... Đặc biệt là Tàu Cộng.

Trần Khải
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn