Miếng da lừa chủ nghĩa xã hội đến thời bị tiêu diệt đã rất cận kề ở bất kỳ một nước xã nghĩa nào. Miếng tả rách da lừa Việt Nam cũng ở trong tình trạng này. Chúng đã và đang vụn ra. Bọn bò đỏ thấp cấp, bọn bò đỏ cáo cấp như những con thò lò, đang gồng mình lên, luyện nước bọt, thả mùi vào cái miếng da lừa này bằng nhiều cách, trong đó có cách phun nước bọt lên trời ( Hội Văn Miếu thả thơ lên trời), và năm nay thì, đưa vai ra “gánh cả sông, núi”.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, cách đây 19 năm ( năm 2000), đã gọi cái Hội này là “Hội chập cheng, tâm thần, vô học, lưu manh”, nay nhà giáo, TS văn chương Chu Mộng Long lại gọi là cái Hội ngu ( Ngu như nhà văn). Còn Phạm Thành tôi, từ năm 2014, đã gọi cái Hội này là Hội chó săn. Chính nó đã tố cáo tiểu thuyết bi hài Cò hồn Xã nghĩa của tôi sang công an, để công an Hà Nội hành tôi mấy năm liền.
Bằng chứng rành rành đây. Mời các bạn đọc lại một phần nhỏ cuộc chiến này, giữa tôi với công an và Hội chó săn.
TÔI TỐ CÁO HỘI NHÀ VĂN VIÊT NAM. 17.11.2014
Cùng với việc khiếu nại quyết định giải quyết số 03 của Công an Hà Nội, cứ nghĩ đến Hội Nhà văn Việt Nam cung cấp tài liệu và có văn bản kiến nghị khởi tố Phạm Thành vì cuốn tiểu thuyết “Cò hồn Xã nghĩa” ở dạng bản thảo gửi cho Hội để dự thi là Phạm Thành cứ muốn phát điên lên. Chẵng lẽ ở thế ký 21 ở Việt Nam lại tái diễn màn đấu tố người viết văn như thời đấu tố Nhân văn Giải phẩm từ những năm 1950s của thế kỷ trước, trong khi Hiến phápViệt Nam năm 2013 đã rành rành ghi quyền tự do ngôn luận, báo chí và tư tưởng là quyền căn bản của con người; đồng thời nhà nước Việt Nam cũng đã long trọng cam kết tôn trọng quyền chính trị, dân sự của công dân Việt Nam được quy định trong Tuyên ngôn Nhân quyền mang giá trị phổ quát toàn cầu mà nhà nước Việt Nam đã ký kết; đồng thời mới nhất là từ đầu năm 2014 đến nay thủ tướng nước Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng liên tục phát đi thông điệp về quyền làm người của công dân Viêt Nam, như: Dân chủ là nhu cầu của người dân; người dân có quyền làm những gì pháp luập không cấm, vân vân.
Nhưng lại nhớ đến mấy bác nhà văn nổi tiếng, có lương tri, luôn luôn tin tưởng rằng, “làm gì có chuyện Hội Nhà văn Việt Nam tố giác Pham Thành” làm Phạm Thành không thể “khuất mắt trông coi” mà được. Hơn thế, một bác còn điện thoại cảnh báo Phạm Thành: “ Phạm Thành cẩn thận đấy không chịu tội vu khống đấy”. Một bác lúc đầu tin từ thông tin của Phạm Thành liền mắng ngay Hội Nhà văn là “Hội mật thám”, nhưng sau qua điện thoại với một cá nhân nào đó ở Hội và điện thoại cho Phạm Thành thì dỏng dạc lên tiếng đình chính “xin lỗi Hội Nhà văn vì không hề có cái công văn đó”.
Nhưng nay bằng văn bản số 03 của Thủ trưởng Cơ quan an ninh điều tra Công an TP Hà Nội trả lời khiếu nại của Phạm Thành, xác nhận rõ ràng là Hội Nhà văn đã “cung cấp tài liệu và tố giác” Phạm Thành thì sự thật đã quá rõ ràng, không còn úp úp mở mở hay “cầm xem” hay chưa “cầm xem” nữa. Vì văn bản này là văn bản pháp luật của cơ quan pháp luật. Nó là nguyên nhân để cơ quan pháp luật phát ra giấy Triệu tập, điểm khởi đầu cho hành trình tố tụng, tiến đến bắt giam và tống tù Phạm Thành.
Sư thật phơi bày đã quá rõ rằng. Nhưng tất cả các nhà văn, Hội Nhà văn Việt Nam đến nay vẫn im lặng. Có lẽ tất cả đều đinh ninh rằng, không hề có chuyện có công văn, có chuyện cung cấp tài liệu tố giác Phạm Thành.
Thưa các bạn, thưa các Hội viên Hội Nhà văn tôn kính. Tôi cũng khó tin như các bạn, các bác. Là vì nó là nhà văn, là Hội nhà văn cơ mà. Hội nào đó có thể làm mật thám chứ Hội Nhà văn thì không thể. Hội là một tập thể các nhà văn hội tụ lại. Mà các nhà văn là những ngươi ưu tú, tinh hoa của dân tộc, chỉ biết nói lên sự thật, bảo vệ sự thật, luôn đem thân mình hiến dâng cho tiến bộ xã hội không chỉ ở trong nước mà còn ở quy mô toàn thế giới kia mà. Mỗi hành vi của các nhà văn còn được soi chiếu bởi Điều lệ của Hội kia mà. Họ đâu phải là con ong, cái kiến, thấp cổ bé họng, đâu phải là đám thư lại, đâu phải những con chó giữ nhà cho bất kỳ quyền lực và đồng tiền nào…Nhưng sự thật là sự thật, nó không phụ thuộc vào suy nghĩ của bất kỳ người nào. Chẳng hạn như FB mang tên nhà văn Hiếu Nguyễn vừa mới viết trên tường FB của ông, rằng: “Đáng sợ quá tỉ lệ người Việt mang tính thú ngày càng nhiều. Không ngày nào trên giải đất hình chữ S này lại không có một vụ người thân, người sơ giết nhau. Đang yêu nhau mâu thuẫn một tý là đập chết rồi đốt xác, xong về ngủ như không có chuyện gì xẩy ra. Bắt con người ta đòi 700 triệu đồng, chưa được cũng giết tươi cháu bé. …và đáng sợ hơn ngay những người đọc báo có lương tâm ở xứ ta giờ cũng cảm chai lỳ, không mấy xúc động trước sự khủng khiếp này. Đơn giản vì sự khủng khiếp quá nhiều và trở thành hiện tượng bình thường. Kinh quá. Khiếp quá. Thảo nào những đại gia lắm tiền nhiều của như bầu Đức đã mang cả vợ con sang Sin ga po để sống. Ôi tổ quốc tôi. Thật đau lòng”.
Như vậy, việc Hội Nhà văn cung cấp tài liệu, tố giác Phạm Thành chỉ là chuyện “nhỏ như con thỏ” so với những gì là khốn nạn đang từng phút, từng giờ xảy ra ở đất nước “ngàn năm văn hiến” này. Phải chăng nó như vậy là xuất phát từ một nền chính trị ràng buộc con người vào điều ác, một nền văn chương nghệ thuật luôn cổ vũ cho sự ràng buộc vào điều ác ấy mà việc Hội Nhà văn cung cấp tài liệu, tố giác Phạm Thành đã trực tiếp góp, tạo nền móng tư tưởng, văn hóa cho sự ra đời, tồn tại và phát triển nên một xã hội khốn khổ, khốn nạn như FB nhà văn Nguyễn Hiếu đã chỉ ra?
Vì vậy, thưa các bạn, thưa các bác Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam tôn kính. Các bác cứ tin đầu nảo của các bác không hề làm cái chuyện mật thám ấy, vui vẻ mà cày cuốc trên cánh đồng cỏ dại mọc lên từ hoang tàn chiến tranh đi. Riêng tôi, tôi vẫn cứ phải tố cáo Hội của các bác đã vi phạm hiến pháp, pháp luật Việt Nam và vi phạm ngay Điều lệ của Hội nhà các bác. Vì trong 29 điều của “Điều lệ Hội Nhà văn Việt Nam” không hề có điều nào quy định Hội Nhà văn được quyền cung cấp tài liệu tố cáo một tác phẩm, một người viết văn cho cơ quan An ninh điều tra.
Và hôm nay tôi chính thức gửi đơn tố cáo Hội Nhà văn của các bác về việc Hội Nhà văn Việt Nam đã xâm phạm bí mật cá nhân của tôi lên cơ quan cấp trên của Hội là Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, với nội dung như sau:
“Ngày 21/10/2014, tôi đến làm việc với Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội tại số 54 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội về việc giải quyết đơn khiếu nại của tôi. Tại buổi làm việc, Cơ quan An ninh điều tra cho tôi biết về việc: Ông Phạm Chí Thành vào khoảng thời gian tháng 6/2014 đã gửi cho Hội nhà văn Việt Nam tác phẩm “Cò hồn xã nghĩa” để tham dự cuộc thi do Hội tổ chức. Hội nhà văn Việt Nam nhận thấy tác phẩm này có dấu hiệu vi phạm pháp luật nên đã có văn bản kiến nghị khởi tố và kèm vật chứng là cuốn “Cò hồn xã nghĩa” của tác giả Phạm Chí Thành gửi Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội.
Ngày 11/11/2014, tôi nhận được văn bản chính thức Quyết định số 03/QĐ-ANĐT-Đ2 đề ngày 24/10/2014 của Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội “về việc giải quyết khiếu nại”. Nội dung quyết định, trích:
“ – Cơ quan An ninh điều tra – Công an thành phố Hà Nội nhận được…văn bản của Hội nhà văn Việt Nam…cung cấp thông tin, tài liệu về việc ông Phạm Chí Thành trú tại 121 ngách 128C/27 phố Đại La – phường Đồng Tâm – quận Hai Bà Trưng – TP Hà Nội…”.
Như vậy, sau buổi làm việc ngày 21/10/2014 với Cơ quan An ninh điều tra và Quyết định số 03/QĐ-ANĐT-Đ2 ngày 24/10/2014 của Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra, tôi có thể khẳng định Hội nhà văn Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hội là người đã sử dụng tác phẩm dự thi của tôi là cuốn “Cò hồn Xã nghĩa” để giao nộp cho cơ quan công an thành phố Hà Nội. Hành vi này của Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam là vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của tôi, cụ thể:
1. Quyền bất khả xâm phạm về bí mật cá nhân quy định tại khoản 1 điều 21 Hiến pháp năm 2013:
“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.”
2. Quyền tự do ý kiến dưới hình thức nghệ thuật, quy định tại khoản 2 điều 19 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Việt Nam tham gia năm 1982:
“Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.”
. Căn cứ khoản 1 điều 12 Luật tố cáo năm 2011;
. Căn cứ khoản 1 điều 9 Quyết định số 134/2005/QĐ-BNV ngày 15/12/2005 phê duyệt điều lệ (sửa đổi) Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam,
1. Yêu cầu:
. Yêu cầu Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam buộc Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam thu hồi cuốn “Cò hồn xã nghĩa” đã giao nộp cho Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội.
Phạm Thành