54Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
54
Nhớ lại thời gian trước 1975, tuổi trẻ Việt Nam "ghiền" truyện Duyên Anh. "Ghiền" ngang ngữa những bộ truyện kiếm hiệp lúc bấy giờ. Bất cứ truyện nào của nhà văn Duyên Anh sắp xuất bản đều được độc giả trẻ háo hức, nôn nóng bưng về để trong tủ sách gia đình. Tôi có may mắn không phải tốn một đồng nào vẫn sỡ hữu đầy đủ
Mơ Thành Người Quang Trung, Bồn Lừa, Dzũng Đakao, Chương Còm.. với chữ ký của tác giả. Bởi vì, thân phụ tôi quen thân với nhà văn Duyên Anh từ thuở Duyên Anh "chưa ra đời".
Những tháng ngày ấy, ở đất Ban Mê Thuột êm đềm, hiền hòa, "bác Chương" là bạn thân của ba tôi. Bác Chương thường hay lui tới nhà chúng tôi. Thân phụ của tôi là một nhân sĩ hoạt động trong lãnh vực tôn giáo trong họ đạo THĐ là nơi mà bác Chương và bác Hoành cư ngụ. Nhiều buổi họp giữa các đại diện tôn giáo với các đại diện hành chánh (thời gian mới thành lập trại định cư THĐ) được tổ chức tại nhà tôi. Nhờ vậy tôi làm quen được với nhiều người, trong đó có bác Chương và bác Hoành. Từ đó tôi được dịp "mè nheo" hai bác ấy để mượn xe đạp. Tôi khoái nhất là được bác Chương cho mượn chiếc xe đạp (đờ-mi cuốc) để giựt le với bạn bè. Lúc ấy, tôi chỉ có thể thò một chân qua giữa khung xe rồi ẹo xương sống qua một bên mà đạp chứ chưa cao đủ để leo lên tới cái yên được. Không thoải mái. Nhưng vẫn khoái, vẫn đã. Và hãnh diện.

Gia đình tôi chuyển về Sài Gòn vào những năm 60. Thời gian nầy tôi đã lớn lên và đã được "ươm mơ" bằng những
Con Thúy, Thằng Vũ, Thằng Côn... Thời gian nầy, Duyên Anh đã "chào đời". Và đã nổi tiếng. Gia đình chúng tôi rất hân hạnh đón tiếp nhà văn Duyên Anh như một vị khách quý mỗi lần bác đến chơi. Với chúng tôi, Duyên Anh vẫn là "bác Chương" Ban Mê Thuột. Bác Chương đối với tôi như một huynh trưởng. Thường là bác thỏa mãn hết những "quấy nhiễu" của tôi. Cũng chỉ là hỏi xin những sáng tác mới có chữ ký đê mang khoe bạn bè hoặc cho bạn gái mượn lấy le.
Tôi thi rớt phần hai tú tài nên phải đi lính, nghĩa là đã trưởng thành. Nhưng những tuần báo
Tuổi Ngọc vẫn là "món ăn tinh thần vô giá" theo chân tôi xuống tàu mỗi khi rời bến. (Vì tôi là một thùy thù). Và truyện mà tôi đã mua để tặng cho người bạn gái đầu tiên là cuốn :
Nhà Tôi !! (và... nhà tôi hiện nay đang... dẫn các cháu ngoại đi học !!!)
Đến trại tỵ nạn Bidong ("
Quán trọ trước cổng thiên đướng"), tôi đã kinh hãi khi nhận được tin thần tượng của tuổi thơ Việt Nam đã bị hành hung ngay trước cửa phòng mạch của một bác sĩ ở Hoa Kỳ! Chúng ta <những người tỵ nạn cộng sản> đều hiểu rõ cái thâm độc của người cộng sản nói chung và người cộng-sản-Việt-Nam nói riêng. Không biết những kẻ tàn bạo ấy có thâm độc bằng những tên đã nhẫn tâm đánh lén một thiên tài văn chương của cả một thế hệ như bác Chương ???
Một câu chuyện rất thật đã xảy ra trong gia đình tôi khi vợ và ba đứa con tôi mới sang định cư (1991). Lúc ấy con út mới 9 tuổi đã được tôi đọc cho nghe "
Con Sáo Của Em Tôi". Không ngờ cả nhà ai cũng rơi lệ vì cảm động cho câu chuyện. Từ đó các con tôi bắt đầu.. trau dồi tiếng Việt bằng các sánh mượn ở thư viện. Cho đến một ngày, con út của tôi thốt lên : "Sao con không thấy cuốn truyện nào hay bằng Con Sáo Của Em Tôi ?" !!! Và nay thì con của cô út này đang tập a, ê bằng những
Nhánh Cỏ Mộng Mơ, Giấc Mơ Một Loài Cỏ...
Ba thế hệ của gia đình tôi đã và đang rất hãnh diện có trong tay những cuốn sách của nhà văn Duyên Anh. Sự vĩ đại của nhà văn Duyên Anh quá lớn đối với cá nhân tôi. Nhưng đối với một số người, sự vĩ đại ấy khiến Duyên Anh phách lối, cao ngạo, kiêu căng !!! Theo tôi, một người muốn có được những "đức tính" ấy phải có được "cái gì" để làm cho người ấy như thế chứ !!! Có phải chăng là tại mình không có cái gì xứng đáng để cho mình kiêu ngạo ??? Cái cao ngạo của các "bậc tiền bối văn chương" như Tú Xương, Cáo Bá Quát, v.v... cũng có chỗ cho chúng ta chấp nhận chứ ? Vậy thì tại sao thiên hạ không chấp nhận cái cao ngạo ắt có của một văn-hào-của-tuổi-trẻ-Việt-Nam ?
Ở một vùng trời miên viễn nào đó, hãy cứ cao ngạo bác Chương nhé. Bác xứng đáng được ngạo mạn. Vì bác là nhà văn, nhà thơ vĩ đại.
Vì đã có người "
Khóc Duyên Anh".
Duyên AnhTôi tiếc biết nhau quá trễHai đứa cùng ở SàigònCùng chung thế hệMà sao cách biệt muôn trùng?Tôi đọc anh mỗi chữ, mỗi dòngMỗi lúc thấy lòng mình trẻ lạiMười năm trước đây nghe nói anh viết bằng tay tráiNhư nghe tiểu thuyết Kim DungĐọc thơ anh tôi xúc động vô cùngTiếc không được nói một câu bây giờ tôi muốn nóiAnh là nhà thơ vĩ đạiLà con người chiến đấu, tự doTài năng lấy thước nào đo?Tôi chẳng hiểu vì sao ta vô duyên đến thế?Bởi từ nhỏ say mê văn nghệYêu người thơ như yêu cuộc đờiGặp nhau thăm hỏi nói cườiVẫn không biết đứng trước một nhà thơ vĩ đạiMê Đỗ Phủ viết Thạch Hào lại,Mà không thèm biết Duyên Anh!Tôi thẹn với mình.Thẹn với tám mấy năm trời lăn lóc.Bây giờ bỗng nhiên ngồi khócDuyên Anh Hà Thượng Nhân
CA, ngày 8 tháng 4 năm 2005

Và "
Tiếc Duyên Anh"
Anh bảosẽ làm tròn nhiệm vụcủa tuổi hồngđã quá tự bao lămcủa vết sonđã loang lổ bao lầncủa lá khônhọc nhằn bầm dậpcủa nắng tắttrên đỉnh đầu cô quạnh...Nay anh đãxa lìanhư tuổi hồng tàn úanhư vết son loang lổnhư lá khô nát vỡnhư nắng tắt ngấm ngayở đầu XuânAnh đến chỉ một lầntrong cuộc đời trải thảm ẩmlàm bẩn chânMay anh đến chỉ một lần!Khóc tiếc anhhơn tiếc ngọc ngàkhi đánh mất cơ hôi nào để còn nhìn thấy được anhtrong nụ cười một buổi sáng đến thăm.
Nguyễn Thụy Minh Ngữ
Tháng Hai, 1997.
Nhớ bác Chương lắm, bác Chương ơi !
Nguyễn Hữu Ích10/2010