Trung Quốc đã chịu lùi một bước, trước mặt 10 bộ trưởng quốc phòng Asean và 6 nước khác ở Hà Nội. Robert Gates, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ nhắc lại những lời Ngoại Trưởng Hillary Clinton đã nói hồi Tháng Bẩy vừa qua, cũng tại thủ đô Việt Nam.
Lần này ông Gates nói mạnh hơn, cứng rắn hơn. Hồi Tháng Bẩy, các viên chức chính phủ và báo nhà nước ở Trung Quốc phản đối mạnh mẽ những ý kiến của bà Clinton. Nhưng Trung Quốc phải đáp lễ một cách ôn hòa.
Quan điểm của Mỹ được ông Gates nhắc lại rất rõ ràng: “Hoa Kỳ luôn luôn sử dụng quyền (tự do lưu thông đường biển) của mình và bảo vệ quyền của các nước khác được thông thương và hoạt động trong hải phận quốc tế. Điều đó không thay đổi, cũng như sẽ không thay đổi các cam kết của chúng tôi về những hoạt động chung với các đồng minh và những nước cộng tác.” Những lời này, tuy không nói đến tên Trung Quốc, nhưng phản bác tất cả những điều mà Bắc Kinh đã nêu lên để chỉ trích bà Clinton, khi họ nói Mỹ là người ngoại cuộc muốn xen vào chuyện nội bộ của Á Châu. Robert Gates đã phát biểu trước mặt bộ trưởng quốc phòng các nước Đông Nam Á và các quốc gia khác gồm Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Hàn, và Lương Quang Liệt, bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc. Ngay sau đó, Lương Quang Liệt đã ngỏ lời mời Gates sang thăm Bắc Kinh vào năm tới. Đầu năm 2010, Bắc Kinh đã bãi bỏ một cuộc thăm viếng của Gates và ngưng mọi liên lạc về quốc phòng với Mỹ, để phản đối việc Mỹ bán hơn 6 tỷ đô la vũ khí tối tân cho Đài Loan.
Bắc Kinh đã chịu thua trong cuộc đấu ngoại giao này, vì họ nhìn thấy các nước Đông Nam Á đang phản ứng bất lợi vì mối lo sợ về mối đe dọa của nước cộng sản Trung Hoa. Từ khi Đặng Tiểu Bình quyết định cải tổ kinh tế năm 1978, ông vẫn chủ trương thân thiện với ngoại bang, đặc biệt là các nước Á Đông. Trung Quốc đã thành công khi ký được hiệp ước thương mại tự do với khối ASEAN, nhận tiền đầu tư từ Đài Loan, Nhật Bản và Nam Hàn. Năm nay, tất cả các nước Đông Nam Á đã đổi thái độ khi Bắc Kinh tuyên bố Nam Hải thuộc loại “quyền lợi cốt lõi” của họ - ngang tầm quan trọng với Đài Loan và Tây Tạng. Nghĩa là coi vùng biển Đông của nước ta cũng thuộc lãnh thổ của họ, mặc dù có nhiều quốc gia khác còn đang tranh tụng về chủ quyền trên các hòn đảo. Trong vùng quần đảo Trường Sa, có 29 đảo do Việt Nam, 8 đảo do Phi Luật Tân và 3 đảo do Mã Lai Á chiếm, nhiều đảo đủ lớn có thể xây phi trường; và Đài Loan chiếm đảo Itu Aba lớn nhất, mặc dù Trung Quốc chỉ chiếm đóng 9 hòn đảo nhỏ nhưng họ lại biểu diễn lực lượng hải quân rất xa với khả năng đe dọa đánh đuổi các nước khác. Lời tuyên bố về “hạch tâm quyền lợi” trên không những làm các nước Đông Nam Á phải lo đề phòng mà cả Nhật Bản, Nam Hàn, Úc, Mỹ đều coi là một mối đe dọa đối với con đường biển quốc tế này. Chính vì vậy, khi chính quyền Barack Obama bắt đầu tỏ ý bảo vệ quyền thông thương này, các nước Đông Á đều hoan nghênh.
Trước thái độ và phản ứng của khối ASEAN, đáng lẽ chính phủ Trung Quốc phải trấn an, tỏ ra mềm dẻo hơn để trấn an họ; nhưng Bắc Kinh đã làm ngược lại. Một biến cố khiến tất cả khối Đông Nam Á thêm lo sợ về thái độ hung hăng của Bắc Kinh, là phản ứng dữ dội của họ sau khi Nhật Bản bắt một thuyền trưởng Trung Hoa vì tầu của ông này đâm vào hai tầu tuần duyên của Nhật, trong vùng đảo Sensaku mà người Trung Hoa gọi là Điếu Ngư Đài, ngày 7 Tháng Chín. Năm 1978, Đặng Tiểu Bình đã nói: “Hy vọng thế hệ tương lai sẽ khôn ngoan hơn chúng tôi để giải quyết vấn đề này.” Thế hệ Ôn Gia Bảo cũng chưa biết giải quyết vấn đề đảo Điếu Ngư ra sao nhưng nhân cơ hội này chứng tỏ họ rất cứng rắn. Đây là một hòn đảo Nhật chiếm của Trung Quốc năm 1895 cùng lúc chiếm Đài Loan. Năm 1945, Mỹ đã chiếm đóng sau khi đánh bại Nhật. Mỹ trả lại cho Nhật cùng với Okinawa, thay vì trả cho Đài Loan, cho nên sinh tranh chấp. Trung Quốc đã ngưng mọi tiếp xúc ngoại giao, bãi bỏ cấp visa cho 1,000 sinh viên Nhật thăm Hội Chợ Thượng Hải, không bán một số kim loại hiếm cần cho kỹ nghệ điện tử. Nhật Bản lo nhất là Bắc Kinh có thể nhân ngày kỷ niệm Sự Biến Lư Cầu Kiểu, 18 tháng 9 năm 1931, khi quân Nhật khiêu khích để tiến đánh chiếm Mãn Châu, thanh niên Trung Quốc sẽ biểu tình chống Nhật khơi lại mối hận thù!
Sau khi Nhật Bản chịu nhường, trả tự do cho viên thuyền trưởng Trung Hoa, một hậu quả bất ngờ là cuộc tranh chấp tay ba ở đảo Sensaku trở thành rắc rối hơn. Chính phủ Mỹ bỗng phải xác nhận rằng hiệp ước an ninh Mỹ Nhật bao gồm cả hòn đảo này, một điều trước đây vẫn để cho mập mờ ai muốn hiểu sao cũng được. Một hậu quả khác là vì Trung Quốc ngưng bán một số nguyên liệu cho Nhật để làm áp lực trong vụ Điếu Ngư Đài, các công ty Nhật Bản lo đi đặt mua ở nước khác. Các nước Đông Á bỗng nhiên cảm thấy mối đe dọa của Trung Quốc tăng cường độ, hậu quả là họ sẽ phải thân thiết với Mỹ hơn!
Có thể nói Bắc Kinh rất vụng về, dại dột trong vụ Sensaku, làm cho các nước Á Đông lo ngại và đề phòng. Rồi sau đó, Bắc Kinh lại tỏ ra rất nhún nhường, hòa hoãn với Mỹ và trấn an các nước khác trong cuộc gặp gỡ tại Hà Nội vào ngày hôm qua; khi Tướng Lương Quang Liệt nói rõ chính sách quốc phòng của Trung Quốc chỉ có tính chất phòng thủ, họ không nhắm thách thức hoặc đe dọa ai, và muốn tăng cường niềm tin cẩn của các nước khác. Từ Điếu Ngư Đài, tới hội nghị ASEAN, ta thấy chính sách ngoại giao của Trung Quốc có vẻ lúng túng, không nhất quán.
Nhưng cũng có thể nhìn theo cách khác để thấy là thật ra không phải giới lãnh đạo Trung Quốc đã dại dột, vụng về. Một lý do gây ra tình trạng lúc cứng quá, lúc mềm quá trên đây là vì trong nội bộ đảng cộng sản Trung Quốc đang có những tranh chấp ngấm ngầm. Phe quân đội trong chính quyền cộng sản đang tìm cách lấn áp phe dân sự, ngay cả trong diễn trình quyết định các vấn đề ngoại giao. Chính giới lãnh đạo quân sự ở Trung Quốc đang muốn tạo ra mối đe dọa cho các nước chung quanh, tác động trên tinh thần ái quốc của người dân, để gia tăng uy quyền của họ trong nội bộ, so với phe dân sự. Đây là một thủ đoạn để các tướng lãnh tăng thêm ảnh hưởng, chuẩn bị cho việc sắp xếp các vai trò chủ chốt trong đảng Cộng Sản trong kỳ đại hội đảng vào năm 2012 sắp tới.
Trong thời gian gần đây, giới tướng lãnh Trung Quốc xuất hiện rất nhiều trên các diễn đàn quốc tế, được báo chí nhắc nhở đến luôn luôn; vì họ lúc nào cũng có luận điệu rất diều hâu, nhân danh “quyền lợi dân tộc.” Ngày 24 Tháng Chín vừa qua, tại một hội nghị ở Singapore, khi một cựu nhân viên ngoại giao Nhật, ông Hitoshi Tanaka báo tin chính phủ Nhật sắp trả tự do cho viên thuyền trưởng trong vụ Điếu Ngư Đài, trong khi các người tham dự đều vỗ tay, thì một vị tướng Tầu bày tỏ một thái độ thù hằn và đe dọa, sau khi cựu Ngoại Trưởng Đường Gia Toàn tỏ thái độ ôn hòa. Tướng Chu Thành Hổ (Zhu Chenghu) giám đốc Nghiên cứu Chiến lược thuộc Đại học Quốc phòng ở Bắc Kinh, đã đứng lên cảnh cáo chính phủ Nhật rằng đừng tưởng chỉ tuyên bố như vậy là đủ để xây dựng mối bang giao tốt đẹp giữa hai nước. Hành động của Tướng Chu Thành Hồ làm nhiều người ngạc nhiên, nhưng đó không phải là lần đầu tiên. Vào Tháng Năm vừa qua, khi tiếp đón một phái đoàn viên chức ngoại giao Mỹ, Phó Đề Đốc Quan Hữu Phi (Guan Youfei, người Trung Quốc gọi là thiếu tướng Hải Quân) đã lớn tiếng cảnh cáo nước Mỹ đang có hành động bá quyền và coi Trung Quốc là thù địch; câu nói của ông khiến các nhà ngoại giao Trung Quốc có mặt đều bối rối. Ông Quan Hữu Phi cũng có mặt trong phái đoàn Trung Quốc tại hội nghị tại Hà Nội tuần này. Vào Tháng Sáu, Tướng Chu Thành Hồ cùng tướng Mã Hiểu Thiên (Ma Xiaotian), phó tổng tham mưu quân đội Trung Quốc là những người đứng lên chỉ trích ông Robert Gates tại một hội nghị ở Singapore, về vụ Mỹ bán máy bay và hỏa tiễn cho Đài Loan. Ông Chu Thành Hồ đã từng bị cấp trên phê bình nặng vào năm 2005, sau khi ông tuyên bố với nhà báo rằng bom nguyên tử của Trung Quốc có khả năng tiêu diệt hàng trăm thành phố ở Mỹ, nếu Mỹ can thiệp vào việc giải phóng Đài Loan! Nhưng tới nay, ông vẫn tiếp tục xuất hiện trong các diễn đàn quốc tế, khiến các nhà ngoại giao dân sự Trung Quốc phải bối rối, không biết ai là người quyết định chính sách ngoại giao.
Trên các diễn đàn quốc nội, các vị tướng lãnh Trung Quốc còn mạnh miệng hơn nữa. Tướng Trương Triệu Ngân (Zhang Zhaoyin), viết trong nhật báo Quân Đội Nhân Dân là Trung Quốc phải từ bỏ chủ trương lỗi thời là xây dựng một quân lực cho thời bình. Ông nói, nhiệm vụ chủ yếu của quân đội là “chuẩn bị chiến tranh, chiến đấu và thắng trận.” Ông là phó tư lệnh khu quân sự Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Trung Tướng Kim Nhất Nam (Jin Yinan), phó giám đốc Nghiên Cứu Chiến Lược trong Đại Học Quốc Phòng đã nêu lên chủ trương là Trung Quốc phải là một quốc gia vĩ đại, và “khi một quốc gia và một dân tộc bước vào một giai đoạn khẩn trương, quân đội luôn luôn đóng vai trò chủ yếu” để đạt được mục tiêu của mình. Một giáo sư khác tại Đại Học Quốc Phòng là Phó Đề Đốc Dương Nghị (Yang Yi), ông từng viết: “Một quân đội hùng mạnh là điều quan trọng nhất để bảo vệ quyền lợi quốc gia... Hải Quân Trung Quốc là lực lượng mạnh nhất để ngăn không cho các nước khác xâm phạm quyền lợi hàng hải của Trung Quốc.” Ông Dương Nghị cũng cảnh cáo các nước khác, không nêu rõ tên, là họ không nên lầm tưởng rằng Trung Quốc sẽ không dám dùng vũ lực chỉ vì muốn phát triển kinh tế một cách hòa bình. Ông nói hiểu lầm như vậy là rất nguy hiểm! Ông cũng từng nói Nhật Bản và Nga không có khả năng nhưng nước Mỹ là nước duy nhất đe dọa an ninh của Trung Quốc.
Một luận điệu đáng sợ nhất của giới tướng lãnh Trung Quốc là quan niệm về “biên cương quyền lợi quốc gia” mà một nhà bình luận trên nhật báo Quân Đội Nhân Dân ở Bắc Kinh nêu lên. Ông Hoàng Côn Luân (Huang Kunlun) đã viết rằng quyền lợi của Trung Quốc vượt ra ngoài lãnh thổ, hải phận của họ, mà phải bao gồm cả những vùng biển mà tầu thủy Trung Quốc lưu thông, cũng như trong không gian. “Với sứ mạng lịch sử của chúng ta, quân đội Trung Quốc không những phải bảo vệ lãnh thổ mà còn phải bảo vệ ‘biên cương quyền lợi’ của nước mình.” Nói như vậy là bành trướng nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của quân đội Trung Quốc lên gấp bội, không khác gì ông Robert Gates nói về nhiệm vụ của quân đội Mỹ! Chính quan niệm “biên cương quyền lợi” này đưa tới việc coi Biển Đông của Việt Nam là vùng quyền lợi cốt lõi của người Trung Hoa.
Với những vị tướng hay lớn tiếng như trên, giới quân sự Trung Hoa đang lấn quyền các người lãnh đạo dân sự. Không những họ thường xuất hiện trên hệ thống truyền thông của nhà nước, mà họ còn viết sách bán rất chạy, khi bàn về các vấn đề quyền lợi quốc gia! Hiện nay trong guồng máy quyền lực Trung Quốc, bộ phận nắm quyền rất lớn là Quân Ủy Trung Ương. Mà trong số 11 người thuộc hội đồng này chỉ có một người dân sự là Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào. Trong tuần này, ông Tập Cận Đình sẽ được bầu làm phó chủ tịch quân ủy, để chuẩn bị cho ông thay thế Hồ Cẩm Đào vào năm 2012. Giới lãnh đạo dân sự mải lo các vấn đề kinh tế, xã hội, cho nên không đủ thời giờ và mưu trí mà đặt giới quân nhân vào khuôn khổ, như giới tướng lãnh Mỹ vẫn phải nằm dưới sự chỉ huy của các nhà lãnh đạo chính trị dân sự.
Cho nên, mối đe dọa lớn nhất đối với vùng Đông Nam Á không phải là tất cả guồng máy chính trị của đảng cộng sản Trung Quốc mà chính là giới tướng lãnh của nước này. Theo nhật báo Wall Street, trong Tháng Chín năm 2010, chính các tướng lãnh Trung Quốc đã yêu cầu giới lãnh đạo phải điều động hải quân để đe dọa Nhật Bản trong vụ Điếu Ngư Đài, và họ cũng đề nghị Bắc Kinh hãy đẩy đồng Yen của Nhật lên cao để ảnh hưởng trên việc xuất cảng của Nhật. Khi Bắc Kinh đứng ra mua mấy tỷ công trái của chính phủ Nhật, đồng Yen đã lên giá, sau đó bộ trưởng Tài Chánh Nhật phải chính chức đặt câu hỏi Trung Quốc có ý đồ gì khi đem đô la mua Yen, cho nước Nhật vay nợ một cách hào phóng như vậy? Lập tức, chính phủ Nhật đã in thêm đồng Yen để đi mua đô la Mỹ, giảm giá đồng tiền của họ xuống!
Nếu các tướng lãnh gây được ảnh hưởng trên chính sách ngoại giao của Bắc Kinh, thì đó là một mốt đe dọa cho cả vùng Châu Á. Họ có thể thay đổi đường lối ngoại giao từ hòa hoãn sang gây hấn; đặc biệt là đối với một nước nhỏ lân bang như Việt Nam thì từ gây hấn có thể chuyển tới hành động xâm lăng!
Ngô Nhân Dụng
12-10-2010
Theo Người Việt
Lần này ông Gates nói mạnh hơn, cứng rắn hơn. Hồi Tháng Bẩy, các viên chức chính phủ và báo nhà nước ở Trung Quốc phản đối mạnh mẽ những ý kiến của bà Clinton. Nhưng Trung Quốc phải đáp lễ một cách ôn hòa.
Quan điểm của Mỹ được ông Gates nhắc lại rất rõ ràng: “Hoa Kỳ luôn luôn sử dụng quyền (tự do lưu thông đường biển) của mình và bảo vệ quyền của các nước khác được thông thương và hoạt động trong hải phận quốc tế. Điều đó không thay đổi, cũng như sẽ không thay đổi các cam kết của chúng tôi về những hoạt động chung với các đồng minh và những nước cộng tác.” Những lời này, tuy không nói đến tên Trung Quốc, nhưng phản bác tất cả những điều mà Bắc Kinh đã nêu lên để chỉ trích bà Clinton, khi họ nói Mỹ là người ngoại cuộc muốn xen vào chuyện nội bộ của Á Châu. Robert Gates đã phát biểu trước mặt bộ trưởng quốc phòng các nước Đông Nam Á và các quốc gia khác gồm Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Hàn, và Lương Quang Liệt, bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc. Ngay sau đó, Lương Quang Liệt đã ngỏ lời mời Gates sang thăm Bắc Kinh vào năm tới. Đầu năm 2010, Bắc Kinh đã bãi bỏ một cuộc thăm viếng của Gates và ngưng mọi liên lạc về quốc phòng với Mỹ, để phản đối việc Mỹ bán hơn 6 tỷ đô la vũ khí tối tân cho Đài Loan.
Bắc Kinh đã chịu thua trong cuộc đấu ngoại giao này, vì họ nhìn thấy các nước Đông Nam Á đang phản ứng bất lợi vì mối lo sợ về mối đe dọa của nước cộng sản Trung Hoa. Từ khi Đặng Tiểu Bình quyết định cải tổ kinh tế năm 1978, ông vẫn chủ trương thân thiện với ngoại bang, đặc biệt là các nước Á Đông. Trung Quốc đã thành công khi ký được hiệp ước thương mại tự do với khối ASEAN, nhận tiền đầu tư từ Đài Loan, Nhật Bản và Nam Hàn. Năm nay, tất cả các nước Đông Nam Á đã đổi thái độ khi Bắc Kinh tuyên bố Nam Hải thuộc loại “quyền lợi cốt lõi” của họ - ngang tầm quan trọng với Đài Loan và Tây Tạng. Nghĩa là coi vùng biển Đông của nước ta cũng thuộc lãnh thổ của họ, mặc dù có nhiều quốc gia khác còn đang tranh tụng về chủ quyền trên các hòn đảo. Trong vùng quần đảo Trường Sa, có 29 đảo do Việt Nam, 8 đảo do Phi Luật Tân và 3 đảo do Mã Lai Á chiếm, nhiều đảo đủ lớn có thể xây phi trường; và Đài Loan chiếm đảo Itu Aba lớn nhất, mặc dù Trung Quốc chỉ chiếm đóng 9 hòn đảo nhỏ nhưng họ lại biểu diễn lực lượng hải quân rất xa với khả năng đe dọa đánh đuổi các nước khác. Lời tuyên bố về “hạch tâm quyền lợi” trên không những làm các nước Đông Nam Á phải lo đề phòng mà cả Nhật Bản, Nam Hàn, Úc, Mỹ đều coi là một mối đe dọa đối với con đường biển quốc tế này. Chính vì vậy, khi chính quyền Barack Obama bắt đầu tỏ ý bảo vệ quyền thông thương này, các nước Đông Á đều hoan nghênh.
Trước thái độ và phản ứng của khối ASEAN, đáng lẽ chính phủ Trung Quốc phải trấn an, tỏ ra mềm dẻo hơn để trấn an họ; nhưng Bắc Kinh đã làm ngược lại. Một biến cố khiến tất cả khối Đông Nam Á thêm lo sợ về thái độ hung hăng của Bắc Kinh, là phản ứng dữ dội của họ sau khi Nhật Bản bắt một thuyền trưởng Trung Hoa vì tầu của ông này đâm vào hai tầu tuần duyên của Nhật, trong vùng đảo Sensaku mà người Trung Hoa gọi là Điếu Ngư Đài, ngày 7 Tháng Chín. Năm 1978, Đặng Tiểu Bình đã nói: “Hy vọng thế hệ tương lai sẽ khôn ngoan hơn chúng tôi để giải quyết vấn đề này.” Thế hệ Ôn Gia Bảo cũng chưa biết giải quyết vấn đề đảo Điếu Ngư ra sao nhưng nhân cơ hội này chứng tỏ họ rất cứng rắn. Đây là một hòn đảo Nhật chiếm của Trung Quốc năm 1895 cùng lúc chiếm Đài Loan. Năm 1945, Mỹ đã chiếm đóng sau khi đánh bại Nhật. Mỹ trả lại cho Nhật cùng với Okinawa, thay vì trả cho Đài Loan, cho nên sinh tranh chấp. Trung Quốc đã ngưng mọi tiếp xúc ngoại giao, bãi bỏ cấp visa cho 1,000 sinh viên Nhật thăm Hội Chợ Thượng Hải, không bán một số kim loại hiếm cần cho kỹ nghệ điện tử. Nhật Bản lo nhất là Bắc Kinh có thể nhân ngày kỷ niệm Sự Biến Lư Cầu Kiểu, 18 tháng 9 năm 1931, khi quân Nhật khiêu khích để tiến đánh chiếm Mãn Châu, thanh niên Trung Quốc sẽ biểu tình chống Nhật khơi lại mối hận thù!
Sau khi Nhật Bản chịu nhường, trả tự do cho viên thuyền trưởng Trung Hoa, một hậu quả bất ngờ là cuộc tranh chấp tay ba ở đảo Sensaku trở thành rắc rối hơn. Chính phủ Mỹ bỗng phải xác nhận rằng hiệp ước an ninh Mỹ Nhật bao gồm cả hòn đảo này, một điều trước đây vẫn để cho mập mờ ai muốn hiểu sao cũng được. Một hậu quả khác là vì Trung Quốc ngưng bán một số nguyên liệu cho Nhật để làm áp lực trong vụ Điếu Ngư Đài, các công ty Nhật Bản lo đi đặt mua ở nước khác. Các nước Đông Á bỗng nhiên cảm thấy mối đe dọa của Trung Quốc tăng cường độ, hậu quả là họ sẽ phải thân thiết với Mỹ hơn!
Có thể nói Bắc Kinh rất vụng về, dại dột trong vụ Sensaku, làm cho các nước Á Đông lo ngại và đề phòng. Rồi sau đó, Bắc Kinh lại tỏ ra rất nhún nhường, hòa hoãn với Mỹ và trấn an các nước khác trong cuộc gặp gỡ tại Hà Nội vào ngày hôm qua; khi Tướng Lương Quang Liệt nói rõ chính sách quốc phòng của Trung Quốc chỉ có tính chất phòng thủ, họ không nhắm thách thức hoặc đe dọa ai, và muốn tăng cường niềm tin cẩn của các nước khác. Từ Điếu Ngư Đài, tới hội nghị ASEAN, ta thấy chính sách ngoại giao của Trung Quốc có vẻ lúng túng, không nhất quán.
Nhưng cũng có thể nhìn theo cách khác để thấy là thật ra không phải giới lãnh đạo Trung Quốc đã dại dột, vụng về. Một lý do gây ra tình trạng lúc cứng quá, lúc mềm quá trên đây là vì trong nội bộ đảng cộng sản Trung Quốc đang có những tranh chấp ngấm ngầm. Phe quân đội trong chính quyền cộng sản đang tìm cách lấn áp phe dân sự, ngay cả trong diễn trình quyết định các vấn đề ngoại giao. Chính giới lãnh đạo quân sự ở Trung Quốc đang muốn tạo ra mối đe dọa cho các nước chung quanh, tác động trên tinh thần ái quốc của người dân, để gia tăng uy quyền của họ trong nội bộ, so với phe dân sự. Đây là một thủ đoạn để các tướng lãnh tăng thêm ảnh hưởng, chuẩn bị cho việc sắp xếp các vai trò chủ chốt trong đảng Cộng Sản trong kỳ đại hội đảng vào năm 2012 sắp tới.
Trong thời gian gần đây, giới tướng lãnh Trung Quốc xuất hiện rất nhiều trên các diễn đàn quốc tế, được báo chí nhắc nhở đến luôn luôn; vì họ lúc nào cũng có luận điệu rất diều hâu, nhân danh “quyền lợi dân tộc.” Ngày 24 Tháng Chín vừa qua, tại một hội nghị ở Singapore, khi một cựu nhân viên ngoại giao Nhật, ông Hitoshi Tanaka báo tin chính phủ Nhật sắp trả tự do cho viên thuyền trưởng trong vụ Điếu Ngư Đài, trong khi các người tham dự đều vỗ tay, thì một vị tướng Tầu bày tỏ một thái độ thù hằn và đe dọa, sau khi cựu Ngoại Trưởng Đường Gia Toàn tỏ thái độ ôn hòa. Tướng Chu Thành Hổ (Zhu Chenghu) giám đốc Nghiên cứu Chiến lược thuộc Đại học Quốc phòng ở Bắc Kinh, đã đứng lên cảnh cáo chính phủ Nhật rằng đừng tưởng chỉ tuyên bố như vậy là đủ để xây dựng mối bang giao tốt đẹp giữa hai nước. Hành động của Tướng Chu Thành Hồ làm nhiều người ngạc nhiên, nhưng đó không phải là lần đầu tiên. Vào Tháng Năm vừa qua, khi tiếp đón một phái đoàn viên chức ngoại giao Mỹ, Phó Đề Đốc Quan Hữu Phi (Guan Youfei, người Trung Quốc gọi là thiếu tướng Hải Quân) đã lớn tiếng cảnh cáo nước Mỹ đang có hành động bá quyền và coi Trung Quốc là thù địch; câu nói của ông khiến các nhà ngoại giao Trung Quốc có mặt đều bối rối. Ông Quan Hữu Phi cũng có mặt trong phái đoàn Trung Quốc tại hội nghị tại Hà Nội tuần này. Vào Tháng Sáu, Tướng Chu Thành Hồ cùng tướng Mã Hiểu Thiên (Ma Xiaotian), phó tổng tham mưu quân đội Trung Quốc là những người đứng lên chỉ trích ông Robert Gates tại một hội nghị ở Singapore, về vụ Mỹ bán máy bay và hỏa tiễn cho Đài Loan. Ông Chu Thành Hồ đã từng bị cấp trên phê bình nặng vào năm 2005, sau khi ông tuyên bố với nhà báo rằng bom nguyên tử của Trung Quốc có khả năng tiêu diệt hàng trăm thành phố ở Mỹ, nếu Mỹ can thiệp vào việc giải phóng Đài Loan! Nhưng tới nay, ông vẫn tiếp tục xuất hiện trong các diễn đàn quốc tế, khiến các nhà ngoại giao dân sự Trung Quốc phải bối rối, không biết ai là người quyết định chính sách ngoại giao.
Trên các diễn đàn quốc nội, các vị tướng lãnh Trung Quốc còn mạnh miệng hơn nữa. Tướng Trương Triệu Ngân (Zhang Zhaoyin), viết trong nhật báo Quân Đội Nhân Dân là Trung Quốc phải từ bỏ chủ trương lỗi thời là xây dựng một quân lực cho thời bình. Ông nói, nhiệm vụ chủ yếu của quân đội là “chuẩn bị chiến tranh, chiến đấu và thắng trận.” Ông là phó tư lệnh khu quân sự Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Trung Tướng Kim Nhất Nam (Jin Yinan), phó giám đốc Nghiên Cứu Chiến Lược trong Đại Học Quốc Phòng đã nêu lên chủ trương là Trung Quốc phải là một quốc gia vĩ đại, và “khi một quốc gia và một dân tộc bước vào một giai đoạn khẩn trương, quân đội luôn luôn đóng vai trò chủ yếu” để đạt được mục tiêu của mình. Một giáo sư khác tại Đại Học Quốc Phòng là Phó Đề Đốc Dương Nghị (Yang Yi), ông từng viết: “Một quân đội hùng mạnh là điều quan trọng nhất để bảo vệ quyền lợi quốc gia... Hải Quân Trung Quốc là lực lượng mạnh nhất để ngăn không cho các nước khác xâm phạm quyền lợi hàng hải của Trung Quốc.” Ông Dương Nghị cũng cảnh cáo các nước khác, không nêu rõ tên, là họ không nên lầm tưởng rằng Trung Quốc sẽ không dám dùng vũ lực chỉ vì muốn phát triển kinh tế một cách hòa bình. Ông nói hiểu lầm như vậy là rất nguy hiểm! Ông cũng từng nói Nhật Bản và Nga không có khả năng nhưng nước Mỹ là nước duy nhất đe dọa an ninh của Trung Quốc.
Một luận điệu đáng sợ nhất của giới tướng lãnh Trung Quốc là quan niệm về “biên cương quyền lợi quốc gia” mà một nhà bình luận trên nhật báo Quân Đội Nhân Dân ở Bắc Kinh nêu lên. Ông Hoàng Côn Luân (Huang Kunlun) đã viết rằng quyền lợi của Trung Quốc vượt ra ngoài lãnh thổ, hải phận của họ, mà phải bao gồm cả những vùng biển mà tầu thủy Trung Quốc lưu thông, cũng như trong không gian. “Với sứ mạng lịch sử của chúng ta, quân đội Trung Quốc không những phải bảo vệ lãnh thổ mà còn phải bảo vệ ‘biên cương quyền lợi’ của nước mình.” Nói như vậy là bành trướng nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của quân đội Trung Quốc lên gấp bội, không khác gì ông Robert Gates nói về nhiệm vụ của quân đội Mỹ! Chính quan niệm “biên cương quyền lợi” này đưa tới việc coi Biển Đông của Việt Nam là vùng quyền lợi cốt lõi của người Trung Hoa.
Với những vị tướng hay lớn tiếng như trên, giới quân sự Trung Hoa đang lấn quyền các người lãnh đạo dân sự. Không những họ thường xuất hiện trên hệ thống truyền thông của nhà nước, mà họ còn viết sách bán rất chạy, khi bàn về các vấn đề quyền lợi quốc gia! Hiện nay trong guồng máy quyền lực Trung Quốc, bộ phận nắm quyền rất lớn là Quân Ủy Trung Ương. Mà trong số 11 người thuộc hội đồng này chỉ có một người dân sự là Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào. Trong tuần này, ông Tập Cận Đình sẽ được bầu làm phó chủ tịch quân ủy, để chuẩn bị cho ông thay thế Hồ Cẩm Đào vào năm 2012. Giới lãnh đạo dân sự mải lo các vấn đề kinh tế, xã hội, cho nên không đủ thời giờ và mưu trí mà đặt giới quân nhân vào khuôn khổ, như giới tướng lãnh Mỹ vẫn phải nằm dưới sự chỉ huy của các nhà lãnh đạo chính trị dân sự.
Cho nên, mối đe dọa lớn nhất đối với vùng Đông Nam Á không phải là tất cả guồng máy chính trị của đảng cộng sản Trung Quốc mà chính là giới tướng lãnh của nước này. Theo nhật báo Wall Street, trong Tháng Chín năm 2010, chính các tướng lãnh Trung Quốc đã yêu cầu giới lãnh đạo phải điều động hải quân để đe dọa Nhật Bản trong vụ Điếu Ngư Đài, và họ cũng đề nghị Bắc Kinh hãy đẩy đồng Yen của Nhật lên cao để ảnh hưởng trên việc xuất cảng của Nhật. Khi Bắc Kinh đứng ra mua mấy tỷ công trái của chính phủ Nhật, đồng Yen đã lên giá, sau đó bộ trưởng Tài Chánh Nhật phải chính chức đặt câu hỏi Trung Quốc có ý đồ gì khi đem đô la mua Yen, cho nước Nhật vay nợ một cách hào phóng như vậy? Lập tức, chính phủ Nhật đã in thêm đồng Yen để đi mua đô la Mỹ, giảm giá đồng tiền của họ xuống!
Nếu các tướng lãnh gây được ảnh hưởng trên chính sách ngoại giao của Bắc Kinh, thì đó là một mốt đe dọa cho cả vùng Châu Á. Họ có thể thay đổi đường lối ngoại giao từ hòa hoãn sang gây hấn; đặc biệt là đối với một nước nhỏ lân bang như Việt Nam thì từ gây hấn có thể chuyển tới hành động xâm lăng!
Ngô Nhân Dụng
12-10-2010
Theo Người Việt
Gửi ý kiến của bạn