BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76252)
(Xem: 62978)
(Xem: 40381)
(Xem: 31980)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Ai miệt thị dân tộc?

12 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 1106)
Ai miệt thị dân tộc?
53Vote
40Vote
30Vote
21Vote
10Vote
4.34
Bài viết nhân tròn 2 năm TGM Ngô Quang Kiệt chính thức bước vào “khổ nạn” trong “Sự kiện Ngô Quang Kiệt”, bắt đầu từ cuộc họp tại UBNDTP Hà Nội với câu nói của ngài: “Tự do tôn giáo là quyền, không phải ân huệ XIN – CHO”

Ba Lan và chuyện miệt thị dân tộc

Theo tin mới ghi nhận ngày 09/10/2010 từ nước Ba Lan, một quốc gia Trung Âu cựu chư hầu của Liên bang Sô viết, ngày 6 tháng 10 Quốc hội Ba Lan đưa ra dự thảo nghị quyết lấy năm 2011 là “Năm Czesław Miłosz”, mang tên một nhà văn Ba Lan. Czesław Miłosz là luật gia, nhà ngoại giao, nhà ngoại giao, nhà thơ, nhà văn, sử gia văn học. Ông trốn thoát chế độ CS từ năm 1951và sống lưu vong trên đất Pháp và Hoa Kỳ. Ông từng nhận nhiều giải thưởng văn chương cao quý trong đó có giải Nobel về Văn học (1980). Sau khi chủ nghĩa CS sụp đổ, ông hồi hương năm 1993 và là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan và Hội Nhà văn Ba Lan.

Vì căm thù chê độ Cộng sản thống trị Ba Lan bằng bạo lực và áp bức khiến người dân Ba Lan và cả đất nước Ba Lan không ngóc đầu lên nổi, ông Czesław Miłosz, trong nhiêu tác phẩm của mình, đã trút cơn giận lên đất nước mình với những lời lẽ mà người ta cho là miệt thị dân tộc, như: Đối với Ba Lan không có chỗ nào trên trái đất” (trong cuốn “Năm của Hunter”), “Nếu người ta cho tôi phương pháp, tôi sẽ làm nổ tung đất nước này trong không trung” (trong cuốn Châu Âu gia đình), “Ba Lan là mảnh vườn tối tăm” (trong cuốn Nghĩa vụ cá nhân)[1]

Sau nhiều tranh cãi gay gắt, Quốc Hội Ba Lan hiện thời cuối cùng đã đi tới dồng thuận. Bất chấp những mối nghi ngờ và thành kiến, tất cả các đảng trong Quốc hội đều chính thức tuyên bố sẽ bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết chọn năm 2011 làm năm kỷ niệm và tôn vinh ông Czesław Miłosz[2] gọi năm 2011 là “Năm Czesław Miłosz”.

Tại Việt Nam: Lời phát biểu của vị TGM

Ngày 20/9/2008, công khai tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội, trước mặt đông đảo quan chức Đảng và Chính quyền CSVN, Đức TGM Ngô Quang Kiệt dõng dạc tuyên bố:

“Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng. Thế nhưng chúng ta không phải chỉ có tình cảm mong muốn là được mà phải có lý luận xây dựng thật là vững chắc trền nền tảng pháp lý. (Xin đọc “Nguyên văn lời phát biểu của ĐTGM Ngô Quang Kiệt trong cuộc họp với UBND Hà Nội,”

Nguyên văn câu kết luận lời phát biểu của Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt là thế đó sau khi ngài trình bày quan điểm “phản biện” trung thực của ngài, nhận định phê bình sắc bén và chính xác cái cơ chế bất minh bất chính của chế độ mà Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch UBND Thành phố là nhân vật điển hình. Vị Tổng Giám mục nhắm thẳng vào ông Thảo: “Ông chủ tịch có nói rằng: Uỷ ban nhân dân thành phố đã tạo rất là nhiều điều kiện cho Giáo hội Công giáo trong những năm qua, nhất là dịp lễ Noel…chúng ta phải công nhận trong những năm gần đây có nhiều điều kiện, thế tuy nhiên khi như thế, khi nói tạo điều kiện vẫn còn mang cái tâm lý xin cho. Tức là cái này là cái ân huệ tôi ban cho anh đó. Nhưng mà cái tôn giáo là cái quyền tự nhiên con người được hưởng. Và nhà nước vì dân cho dân phải có trách nhiệm tạo điều đó cho người dân, chứ không phải cái ân huệ chúng tôi xin. Không có. Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải cái ân huệ ‘Xin Cho’.”

Xuyên tạc, trả thù

CSVN liên tục sử dụng quyền thông tin độc tôn, độc đảng ra sức xuyên tạc, bóp méo ý tưởng đầy thiện hảo của Tổng Giám mục Kiệt bằng cách chỉ rút ra một phân đoạn trong câu nói của vị lãnh đạo tôn giáo rằng “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét”, rồi diễn dịch phóng đại nó ra thành một ý xấu, để chụp cho cái mũ “miệt thị dân tộc”.

Cả nhà nước lẫn truyền thông đảng trị hùa vào nhau tấn công Đức Tổng Giám mục trong khi đó lại nghiêm cấm không cho ai nói lên tiếng nói trung thực, bênh vực lẽ phải khiến những người có thiện tâm trong nước, cả lương lẫn giáo, buộc lòng phải tìm chỗ để nói lên sự thật. Nhờ kỹ thuật điện tử, tiếng nói của những người trung thực chân chính ấy được bung ra khỏi nước, tung đi khắp năm châu để cho công luận người Việt trên thế giới nhận rõ chính-tà.

Tội nghiệp thay! Những con người tử tế, trung thực và yêu nước ấy lại bị nhà cầm quyền trong nước săn lung, quy chụp cho cái tội phản động, tay sai của “thế lực thù địch diễn tiến hòa bình”.

Riêng với Đức TGM Ngô Quang Kiệt, CS Hà Nội quyết nhân cơ hội này triệt hạ cho bằng được uy tín của ngài đồng thời tiếp tục gán ghép cho những người lên tiếng bênh vực sự thật là “vọng ngoại”, “cực đoan quá khích”, “tạo điều kiện cho các thế lực thù địch kích động, đánh phá…” (Công văn số 366-CV/TG ngày 29/10/08 Tài liệu định hướng tuyên truyền của Ban Tuyên giáo, Hà Nội). Chỉ trong tài liệu này, CS Hà Nội có tới 2 lần lặp lại lời kết tội ĐTGM Ngô Quang Kiệt: “… lời phát biểu hàm ý miệt thị dân tộc của ông Ngô Quang Kiệt” hoặc “ông Ngô Quang Kiệt phát ngôn những từ ngữ hàm ý miệt thị dân tộc”.

Đặc biệt trên trang chủ của báo An Ninh Thủ Đô online trong nhiều tháng cuối năm 2008 và gần suốt một năm sau liên tục xuất hiện hàng ngày hàng giờ cái điệp khúc “Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt miệt thị dân tộc – Bạn nghĩ sao?” Một hình thức khích động, xỏ xiên, chửi bới, nhục mạ, phỉ báng hạ cấp, nhắm vào uy tín của “đối tượng”, chỉ vì uy tín của Đức Tổng là vật cản lớn cho sự sống còn và phát triển của chủ nghĩa độc tôn, độc tài khát máu và nhũng loạn (Nhũng loạn, chứ không đơn thuần nhũng lạm!). Cùng với tờ ANTĐ, báo Hà Nội Mới cũng đóng vai nô bộc ngậm máu phun mặt người, bẩn thỉu tấn công Đức TGM Ngô Quang Kiệt và người Công giáo Hà Nội bằng những lời vu khống hàm hồ như vậy.

Lật tẩy lưu manh

Là người dân Việt tôn trọng lẽ phải, tôn trọng sự thật, chúng tôi không thể im lặng trước thái độ ngoan cố và dã tâm sâu độc của CSVN.

Cái tiền đề “miệt thị dân tộc” trên tờ ANTĐ và trên các công văn chính thức của CS Hà Nội đã là lời khẳng định kết tội, thì câu hỏi “bạn nghĩ sao” mà tờ ANTĐ nêu ra cho người đọc trả lời trên thực tế chỉ là cách ép buộc “người góp ý” đưa ra những lời đáp tâng bốc chế độ và triệt hạ đối phương mà thôi! Đố ai dám trả lời ngược lại. Mà giả dụ có ai gửi đến báo ANTĐ một câu trả lời ngược với mục đích tuyên truyền của đảng, tác giả câu trả lời có lẽ khó mà yên thân với cơ quan an ninh CS. Và dĩ nhiên câu trả lời chẳng những sẽ không được đưa lên mặt báo mà còn được dùng làm bằng chứng để ghi tên người trả lời vào sổ bìa đen liệt vào thành phần phản động chống Đảng. Lại giả sử có ai đó cắc cớ hỏi ngược lại báo ANTĐ “ai miệt thị ai” thì liệu công cụ bạo lực của đảng có cho kẻ ấy sống yên không?

Sự thực, báo ANTĐ có lẽ chẳng cần có người trả lời đúng ý đảng. Cò mồi đầy dẫy! Thủ thuật tuyên truyền xã hội chủ nghĩa mà! Vả lại, sự ngụy tạo câu trả lời và tên người trả lời lắm khi cũng là đòn dương đông kích tây hữu hiệu, một mũi tên hạ ba bốn con nhạn thì tại sao lại không tận dụng cơ hội này???

Tờ ANTĐ đã dùng tới chiêu thức ấy.

Bên dưới bài viết “Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt miệt thị dân tộc – Bạn nghĩ sao?”, báo ANTĐ ngày 22/9/2008 trưng ra một loạt ý kiến với địa chỉ email và danh tánh người góp ý trong đó có cái e-mail “được cho” là của ng van hung (loan_in2007@yahoo.com) trả lời rằng, ông Tổng Giám mục là “kẻ làm chính trị đội lốt tôn giáo phá hoại về an ninh chính trị, làm bất ổn đời sống xã hội…”. Thế nhưng chỉ vài ngày sau, Nguyễn Văn Hùng chính hiệu có địa chỉ email là loan_in2007@yahoo.com, đã lên tiếng lật tẩy tờ ANTĐ ăn cắp địa chỉ email của anh, để chế ra một nội dung mà anh Hùng không hề viết và cũng chẳng hề gửi cho báo nào kể cả báo ANTĐ (Xin đọc tờ An Ninh Thủ Đô ngày 22/9/2008 và bài viết của chính Nguyễn Văn Hùng tức ng van hung (loan_in2007@yahoo.com) dưới nhan đề “Lật Tẩy An Ninh Thủ Đô” đăng trên nhiều blog và báo điện tử ngày 28/9/08).

Nguyễn Văn Hùng này vốn là thành viên của một tổ chức đấu tranh cho dân chủ, dân quyền và nhân quyền tại Việt Nam. Cho nên, mưu mô xảo quyệt của tờ ANTĐ là dùng một cái email ngụy tạo, đánh gục một lúc 2 “kẻ thù” lợi hại – ĐTGM Ngô Quang Kiệt và anh Nguyễn Văn Hùng. Lại thêm một lợi thế khác là gây xáo trộn cho tổ chức đấu tranh của anh Hùng, tạo sự ngờ vực giữa họ với nhau để đẩy tổ chức ấy tới chỗ mâu thuẫn nhau và tan rã. Một chuyện nhỏ ấy cũng đủ bộc lộ chân tướng lưu manh của CSVN huống hồ là bao chuyện lớn nhỏ khác.

Dùng tuổi thơ truyền bá đạo tà

CSVN còn sử dụng một thủ đoạn hạ cấp ác độc khác bỉ ổi và đê hèn gấp bội, đó là phịa ra những mẩu đối thoại hỗn xược, xấc láo, đặt vào miệng trẻ em, đưa lên tờ báo dành cho thiếu niên, xúi giục trẻ con bôi nhọ, nói xấu nhà lãnh đạo tôn giáo hầu gieo rắc hận thù, hoang mang, đố kỵ chứa đầy tính mất dạy trong đầu óc tuổi trẻ. (Báo Thiếu Niên Tiền Phong số 79 (9-2008) trang 3, mục “câu chuyện thứ tư”, tựa đề “Ông ấy có còn xứng đáng?”). Lối xử sự tồi tệ ấy của Cộng sản chẳng những làm nổi bật sự vô giáo dục của chính họ, mà còn cho thấy vì sao nền giáo dục trong nước ngày một thêm quái đản, một thứ nền giáo dục đầu độc tuổi thơ, bày vẽ trẻ con tập tò cái thói điêu ngoa hồ đồ, nhồi nhét trong đầu óc các em tính tị hiềm, đố kỵ, thù ghét, hỗn xược, xấc láo hoàn toàn nghịch lại truyền thống dân tộc “KÍNH GIÀ, NHƯỜNG TRẺ” đồng thời chống lại nền giáo dục đào tạo nhân phẩm con người, tập cho con trẻ tính thật thà, trung thực và lòng yêu chuộng công lý.

Vậy thì ai miệt thị dân tộc? Đã không dạy cho giới trẻ lòng nhân hậu và trung thực thì chớ, CSVN còn dùng tuổi thơ quảng bá tà đạo, dẫn dắt các em đi theo con đường bất trung, bất tín, bất nghĩa! Cố tình tiêm nọc độc bất lương vào đầu óc lớp trẻ một cách nham hiểm đê tiện, đó không phải chỉ là miệt thị dân tộc mà còn ám sát thủ tiêu cả tinh thần dân tộc trong đầu óc giới trẻ. Sách lược “trăm năm trồng người” đó à? Thế thì tội nghiệp biết mấy cho đất nước và mẫu người tương lai của một đất nước tràn ngập gian dối này! Chẳng nhục nhã lắm sao cho một quê hương mà sách lược giáo dục đầy nọc độc lộng hành đến mức ấy? Làm sao xã hội Việt Nam có thể tốt hơn lên được khi càng ngày các trò lươn lẹo xảo trá lưu manh càng lên ngôi bá chủ khắp đất nước?

Nhà thơ Lê Thành Nghị trong bài viết Tín Hiệu Trung Thực nêu rõ: “Mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người bắt đầu từ tính trung thực. Niềm tin ban đầu cũng bắt nguồn từ đó, và rồi cội rễ của mọi sự quyết định, sắc thái của mọi hành vi cá nhân và sự bền chắc của tình cảm cũng bắt nguồn từ đó. Vì vậy giáo dục tính trung thực là then chốt đối với mỗi công dân[3].”

Nhưng tiếc thay! Những bài viết như vậy có bao giờ các quan chức CSVN đọc tới! Những người cầm đầu cai trị dân nước lại dạy con em không được làm người chân thật. Thế thì ai miệt thị dân tộc, ai phỉ báng Tổ quốc?

Hàng rào mảnh chai và mũi sắt nhọn hoắt

Có một thời (năm 2006), báo Thanh Niên mở ra một Diễn đàn với chủ đề “Nước Việt Nam nhỏ hay không nhỏ.” Diễn đàn kéo dài khoảng ba tháng xem ra sôi nổi và thu hút được nhiều tiếng nói. Dĩ nhiên, Diễn đàn có cái giới hạn của nó vì không phải tiếng nói nào cũng được đón nhận, nhất là những tiếng nói đụng chạm tới đảng và nhà nước xã hội chủ nghĩa, những tiếng nói phương hại cho việc tuyên truyền củng cố quyền lực độc đảng. Tuy nhiên, vẫn có những tiếng “đối kháng” khéo “lách”, đã được đăng tải trên báo, sau đó được tập hợp trong cuốn sách có nhan đề “Nước Việt Nam nhỏ hay không nhỏ” tập 1 và tập 2. Không ít bài viết mà cả nhan đề lẫn nội dung rất dễ bị lên án là miệt thị dân tộc, là chống phá, may mắn vượt được cái truông nhà Hồ đầy cọp dữ để đến với người đọc., đại loại như: “Nước chưa lớn, mỗi người Việt phải tự xấu hổ” (tập 2, trang 45); “Không thể lớn nếu cứ mãi đi sau người khác” (tập 2, trang 63); “Văn hóa ‘biết ngượng’”; “Hãy nói thật và ngẩng đầu lên” (tập 2, trang 124)…

Lại cũng không ít nội dung chứa đựng những ý tưởng phê phán “phản biện” mà các quan chức CSVN cho là rất khó nghe!. Chẳng hạn, một tác giả “dám” viết: “Tôi đã đi hơn 50 nước trên thế giới, tôi sợ nhất ở Việt Nam là cái hàng rào. Hàng rào kiên cố cắm đầy mảnh chai và những mũi sắt nhọn hoắt…”

Đó là“những hàng rào, barrie tâm lý hết sức nguy hiểm, cản trở con người đến với nhau, hợp tác với nhau, dẫn đến nếp nghĩ và lối sống hạn hẹp, ích kỷ[4].” Tác giả kết luận: “Tôi nghĩ, để đi tới chân lý, mọi ý kiến công dân đều bổ ích.”

Ý kiến của ĐTGM Ngô Quang Kiệt chẳng bổ ích lắm sao? Tại sao những kẻ có trách nhiệm trị nước lại hốt hoảng trước ý kiến đầy xây dựng của ngài, để vừa dựng lên cái “hàng rào kiên cố cắm đầy mảnh chai và những mũi sắt nhọn hoắt…” vừa đào thêm những cái hố sâu hoắm cốt chôn vùi uy tín của ngài và manh nha vùi chôn cả tôn giáo của ngài?

Bấm trúng huyệt

ĐTGM Hà Nội không nói bâng quơ giữa trời. Không nói với con chiên mình. Cũng không nói với quảng đại quần chúng. Thậm chí không nói với truyền thông. Ngài nói thẳng với người lãnh đạo thành phố trong khi hai bên trực diện nhau trong một buổi “làm việc” nghiêm túc do chính quyền triệu tập (Công văn số 366-CV/TG ngày 29/10/08 của Ban Tuyên giáo Quận 3 Hà Nội nêu rõ buổi “làm việc” chứ không phải buổi họp). Điều này cho thấy Đức Tổng Giám mục đang ở vào tư thế nào. Ở giữa hang hùm mà ngài chẳng chút sợ hãi. Ngài bình tĩnh bộc bạch tấm lòng trung thực, dù biết lời thật chẳng những mất lòng mà còn nguy hiểm cho bản thân.

ĐTGM Ngô Quang Kiệt khẳng khái nhắm thẳng vào quan chức đầy quyền uy mà ngài đang đối diện là ông Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo: “Ông Chủ tịch nói rằng: Uỷ ban nhân dân thành phố đã tạo rất là nhiều điều kiện cho Giáo hội Công giáo trong những năm qua…”

Tiếp theo, ngài đáp lễ một cách ngoạn mục lời nói của ông Thảo: “Khi nói tạo điều kiện vẫn còn mang cái tâm lý xin cho. Tức là cái này là cái ân huệ tôi ban cho anh đó. Nhưng mà cái tôn giáo là cái quyền tự nhiên con người được hưởng. Và nhà nước vì dân cho dân phải có trách nhiệm tạo điều đó cho người dân, chứ không phải cái ân huệ chúng tôi xin. Không có. Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải cái ân huệ ‘Xin Cho’.” Chắc chắn ông Thảo và bộ tham mưu của ông choáng váng cúi gầm mặt vì lãnh trận mưa pháo bất ngờ từ đòn phản công không đoán trước này!

Vị Chủ chăn Công giáo còn nhắc nhở ông Thảo: “Hay như chúng ta phải làm theo pháp luật, thì cái gì cũng phải có cơ sở pháp lý.” Nguyên câu nói ngắn gọn này đã là một gáo nước lạnh tạt vào mặt đám lãnh lãnh đạo CS Hà Nội. Họ hay khoe khoang mình làm theo pháp luật, nhưng lại tự cho mình cái quyền dốt luật mà lại hô hào “nhân danh luật pháp” xử phạt, trừng trị người dân thấp cổ bé miệng, nhưng trong tế phép trị nước của họ là búa và liềm, dao găm, mã tấu và nhà tù!

Như một quả bom nặng ký nổ tung giữa buổi làm việc, lời khẳng định ghi trên của Đức TGM Ngô Quang Kiệt càng làm cho phía nhà cai trị độc tài trở nên điên tiết: (Xin đọc nguyên văn lời phát biểu của ĐTGM Ngô Quang Kiệt trong cuộc họp với UBND Hà Nội ngày 20/9/2008 trích dẫn ở phần đầu bài viết này).

Từ một bài phát biểu đượm tình dân tộc của Đức TGM, tập đoàn CSVN chỉ rút ra vỏn vẹn có một mảng nhỏ trong câu nói của ngài, rằng “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét”, để đánh lận con đen, chụp cho nhà lãnh đạo tôn giáo cái mũ “miệt thị dân tộc”.

Rồi thì cái slogan (khẩu hiệu quảng cáo) “ông TGM Ngô Quang Kiệt miệt thị dân tộc” cứ được nhai đi nhai lại trên các công cụ truyền thong CSVN, cố che tai bịt mắt công luận không cho bàn dân thiên hạ nghe thấy cái thâm thúy của các phần khác trong toàn bài phát biểu của ĐTGM Kiệt.

Nạn nhân bị dạt bên lề

Ngoài những báo ANTĐ. Hà Nội Mới, Nhân Dân, chúng tôi hơi buồn cười về sự góp mặt, góp tiếng của tờ Thanh Niên. Tờ báo này năm 2006 cố cổ võ một Diễn đàn tranh biện về một “Nước Việt Nam nhỏ hay không nhỏ”, nay lại quay lưng với chính mình, tự phản bội lại mình để hoàn thành nhiệm vụ công cụ đánh hôi, đánh hội đồng mà đảng giao cho. Tờ Thanh Niên này đã đặt những câu hỏi xách mé như: “Sẽ nghĩ gì về một vị chủ chăn có thái độ hằn học lạc loài như vậy đối với chính đất nước sinh ra ông ta? Một TGM như vậy liệu có xứng đáng để các giáo dân, giáo sĩ tin tưởng” (báo Thanh Niên, Chủ nhật 21.09.2008 trang 5).

TGM Ngô Quang Kiệt “có thái độ hằn học” thật không? Và thế nào là “lạc loài”? Báo Thanh Niên dùng nghiệp vụ thông tin trung thực hay sử dụng chiêu thức tuyên truyền bóp méo bịp bợm? Hãy mở lại băng hình buổi họp tại UBND hôm 20/9/2008 để xem và nghe vị TGM nói gì và nói với cung cách, thái độ nào đi đã.

Quả thật, báo Thanh Niên ngoảnh mặt với chính mình, nói ngược lại những gì nó đã cổ võ trên Diễn đàn nói trên và từ Diễn đàn ấy mới có chất liệu để hình thành tập sách “Nước Việt Nam nhỏ hay không nhỏ.

Báo Thanh niên có nhớ không ai đã bảo rằng “Viết về Việt Nam, về chính đất nước quê hương mình thì làm sao kìm nén những xúc động…, nhất là trong những bài tràn âm hưởng phê phán…”? (Sđd tập 2, trang 252).

Ai đã đưa ra những lời này trên giấy trắng mực đen: “Chỉ khi còn tình yêu, còn nỗi đau, còn biết ‘yêu với căm hai đợt sóng ào ào’… người ta mới thố lộ những nỗi niềm mà bình thường người ta không dễ đọc được”? (Tập 2, trang 252).

Báo Thanh Niên giả mù sa mưa để không nhìn thấy tình yêu, nỗi đau và niềm khát vọng của vị TGM khi ngài bày tỏ “chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật… tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng” liền sau câu nói “rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam”?

Cái hộ chiếu không phản ảnh dân tộc, nó chỉ là thứ giấy tờ hành chánh của một chế độ cai trị. Khi nó là sản phẩm của cái cơ chế thối nát, thì nó cũng có phần trách nhiệm giật lùi đất nước, làm cho Việt Nam trở nên nhỏ đi, “lùn[5] đi”, yếu đi và “hèn đi” đến nỗi bị người nước ngoài xoi mói, khinh dễ, ai mà không nhục?

Báo Thanh Niên còn nhớ không ai đã viết: “Sự thiếu tự trọng, tham lam bất chấp nhân cách của một bộ phận quan chức, những ‘công bộc của dân’ là những vết hoen ố trên thân mình Tổ quốc chúng ta” (Sđd, trang 254).

Vậy những tên vô lại làm dơ nhớp thân mình Tổ quốc bằng những hành vi bất chính, mất nhân cách ấy hay ai khác là thủ phạm miệt thị dân tộc? ĐTGM Ngô Quang Kiệt đã chẳng cảnh giác như thế sao? Công hay tội?

Báo Thanh Niên đã chẳng có lần lên tiếng báo động: “Điều đáng sợ nhất chính là khi cái xấu, cái ác trở nên ‘bình thường’ trong xã hội, còn những người lương thiện chính trực… lại thành ‘hiện tượng bất thường’, thành những người bị dạt ra bên lề của ‘cơ chế’” (Sđd, trang 254). Chẳng những chỉ một mình thầy Đỗ Việt Khoa (như báo Thanh Niên đã nêu đích danh) là nạn nhân bị “dạt ra bên lề” từ bao nhiêu năm nay chỉ vì dám làm người tiên phong tố cáo tiêu cực trong giáo dục ở Việt Nam, mà nhiều người thiện tâm, thiện chí có lòng với đất nước trong đó có Đức TGM Ngô Quang Kiệt cũng bị “dạt ra bên lề” như vậy.

Quá nhục? Ai nhục? Do ai?

Rõ ràng ĐTGM Ngô Quang Kiệt chẳng những là nạn nhân hàng đầu bị “dạt ra bên lề”, ngài còn bị phỉ nhổ, bị nhận xuống vũng bùn trong khi thủ phạm thì an nhiên tự tại, rung đùi đắc thắng! Vậy thì cái ác không chỉ trở nên “bình thường”. Nó vượt hẳn lên trên mức bình thường để ngự trị trên đỉnh cao của quyền lực tuyệt đối cùng với những kẻ đã tác tạo ra cái ác và phát tán cái ác trên khắp đất nước lan ra cả ngoại quốc, như chuyện viên chức sứ quán Việt Nam tại Nam Phi buôn lậu sừng tê giác mới đây là một trong trăm ngàn thí dụ.

Theo đài BBC ngày 19/11/2008, người buôn lậu có tên là Vũ Mộc Anh, bí thư thứ nhất của sứ quán CSVN tại Nam Phi bị “quay phim đang nhận sừng tê giác từ một tay buôn lậu ngay trước cửa cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở thủ đô Pretoria.” Ban đầu, phía CSVN ngoan cố chối bai bải. Nhưng khi hình ảnh quay phim được công chiếu trên truyền hình Nam Phi, đại sứ VN tại Nam Phi Trần Duy Thi mới thú nhận “đã xác định được danh tính người của đại sứ quán trong đoạn băng được coi là quay cảnh buôn lậu sừng tê giác.”

Ông Thi than thở: “Chuyện này rất nghiêm trọng. Người ta quay hình cả lá cờ Việt Nam như thế. Quá nhục nhã.”

TGM Kiệt chỉ nói nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu! Còn ông đại sứ CSVN tên Thi thì kêu lên “Quá Nhục nhã!” Vì cả “lá cờ cũng bị quay hình.” Thì ra cái biểu tượng của cái gọi là nước CHXHCN Việt Nam cũng đồng loã hay bảo trợ, bao che cho hoạt động buôn lậu ở xứ người?

Trước đó một ngày, ngày 18/11/08, đài BBC đã có một bản tin khác: “Đại sứ quán nước cộng hòa Czech (một quốc gia từ Tiệp Khắc, Đông Âu cũ) tại Hà Nội sẽ ngưng cấp thị thực cho công dân Việt Nam vì ‘tội phạm tăng’ trong cộng đồng Việt tại Czech.”

Theo BBC, thông tấn xã CTK của Czech trích lời Bộ trưởng Ivan Langer nói rằng “số vụ tội ác do người di dân từ Việt Nam tăng lên nhanh” và các vụ việc cũng “nghiêm trọng hơn”. Như vậy có nhục nhã không cho dân tộc Việt Nam, và ai làm nhục dân tộc đây, nếu không phải là CSVN là kẻ có trách nhiệm “trồng người”?

Lại nữa, khi tấm hình Công an CSVN bịt miệng Lm Nguyễn Văn Lý giữa Tòa án được tung ra khắp thế giới thì tự tấm hình đó nói lên gì? Ai là thủ phạm làm nhục dân tộc Việt Nam đây?

Trở lại thời kỳ năm 1958, khi Phạm Văn Đồng vâng theo mệnh lệnh của Hồ Chí Minh và Bộ Chính Trị Đảng CSVN dâng Công hàm lên Trung cộng, công nhận chủ quyền của nước Trung Hoa Cộng sản trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, thì đó chẳng phải là hành động bán nước, hành động miệt thị dân tộc nghiêm trọng nhất sao?

Mới đây không biết do trùng hợp ngẫu nhiên hay do chủ tâm, Giáo sư Hoàng Tụy dù đang ở tuổi bát tuần, sức khỏe yếu kém, vẫn thốt lên: “Bệnh giả dối đang thành nổi nhục lớn”.

Trả lời cuộc phỏng vấn của Bùi Hoàng Tám, báo Khuyến học & Dân trí ngày 28/11/2008GS, giáo sư Hoàng Tụy nói: Sự giả dối hiện nay đang có nguy cơ trở thành nỗi nhục trong khi truyền thống dân tộc Việt Nam không phải là dân tộc giả dối. Ngành giáo dục càng không thể là ngành giả dối. Thế nhưng đã có hơn một nhà khoa học nước ngoài nói thẳng với tôi rằng, điều thất vọng lớn nhất mà ông ta cảm thấy là sự giả dối đang bao trùm lên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội ở các tầng nấc.”

Nhìn sang lãnh vực giáo dục tại Việt Nam, giáo sư Hoàng Tụy phát biểu tiếp một cách quả quyết: “Bản chất của giáo dục là trung thực và sáng tạo. Nhưng sáng tạo thế nào khi mà mọi thứ đều phải theo một lề lối, khuôn phép đã quy định sẵn, gần như bất di bất dịch từ mấy chục năm – giữa một thế giới thường xuyên biến động. Rồi trung thực thế nào được khi mà người ta hàng ngày phải sống trong một môi trường giả dối.”

Người Việt xấu xí? Coi chừng: miệt thị dân tộc!

Trong bài “Anh em khinh trước, làng nước khinh sau” trên báo Tiền phong ngày 26/05/2007, tác giả Nguyễn Hoàng Đức ghi nhận: Có một nhà tư tưởng nói: ‘Một dân tộc không biết xấu hổ về mình thì chẳng thể khiến mọi người tôn trọng… Loại người không biết xấu hổ, chỉ là hạng ‘vô sỉ’ – tức không biết sỉ nhục, thì chỉ là hạng ‘vô lại’- không thành người được, cũng không đáng để gặp lại.”

Ông Hoàng Đức nêu ra hàng loạt những nước thú nhận mình “xấu xí”: “Trung Quốc từng coi mình là thiên tử, trung tâm của thiên hạ, vậy mà họ cũng tự xét mình và tự thú qua cuốn sách Người Trung Quốc xấu xí. Giàu như Nhật Bản vậy mà họ cũng xét mình qua cuốn sách Người Nhật xấu xí. Nước Mỹ, kinh tế hùng mạnh, khoa học tiên tiến hàng đầu, vậy mà họ cũng can đảm nhận ra nhiều cái xấu của mình trong cuốn Người Mỹ xấu xí. Ngay Paris kia, được mệnh danh là thành phố đẹp nhất thế giới, vậy mà các văn hào của họ, đặc biệt là Victor Hugo đã đua nhau dè bỉu một ‘vũng bùn hoa lệ’ bên dòng sông Seine ô uế, ẩn nấp đầy rẫy tội lỗi ghê tởm ở dưới cống ngầm.”

Hoàng Đức còn khéo léo nhắc nhở đừng ai kết tội những tác giả trên miệt thị dân tộc của họ: “Tất cả các tác giả của các cuốn sách đó, không phải những nhà vệ sinh lẩm cẩm, ‘bới bèo ra bọ’, chê bai quê hương, mà chính là, họ tìm cách lặn sâu vào sự ‘biết sỉ’ của dân tộc, mong dân tộc trở nên trong lành hơn, mạnh mẽ hơn, kiêu hãnh hơn.”

Cuối cùng, Nguyễn Hoàng Đức đi tới kết luận:Tự sỉ là con đường không thoát khỏi để có được lòng Tự trọng. Bởi nếu chúng ta không tự nhìn thấy mình, thì thiên hạ sẽ ‘chỉ tận tay day tận trán’ những cái xấu của ta”.

Có lẽ ông Đức dè dặt khi dùng chữ “nếu”, thậm chí tuồng như không dám nói thẳng “Người Việt xấu xí” như các tác giả Mỹ, Pháp, Nhật, Nga, Trung Quốc nêu trên. Nhưng Đức TGM Ngô Quang Kiệt thì nói thẳng, huỵch tẹt “nhục nhã vì đi đâu cũng bị soi xét.”

Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn, khi được Tiền Phong phỏng vấn ngày 11/9/2006, đã trả lời: Chỉ khi ta thấy thói xấu cắm rễ sâu ở trong ta như thế nào thì mới hy vọng thay đổi được. Không phải chỉ một người, hai người, anh hay tôi, mà cả xã hội phải tự nhận thức. Nói theo thuật ngữ y học là nhiều người cùng ‘hội chẩn’”.

Ông Vương Trí Nhàn cũng đề cập tới những nước Nga, Tàu đã “dám” soi rọi lại mình, nhìn nhận mình xấu xí. Ông viết: “Người Nga cũng viết về thói xấu của mình để thay đổi mình đấy chứ. Gần ta, tương đối giống ta là Trung Quốc. Họ có Người Trung Quốc xấu xí, Người Trung Quốc tự trào, Trung Quốc dân tộc tính, Trung Quốc nhân cách bệnh trạng phê phán. Tác phẩm nhiều người đã đọc hoặc biết là AQ chính truyện của Lỗ Tấn đã có từ lâu đấy thôi.”

Ông Vương Trí Nhàn có ý định viết về “người Việt xấu xí”, nhưng dường như ông chưa dám nói lên nhận xét của chính ông về “người Việt xấu xí” vì sợ bị lên án chăng? Nên ông đã phải bõ công sưu tầm góp nhặt và trình làng những nhận xét của tiền nhân về “người Việt xấu xí” để dọn đường cho cuốn sách của riêng ông sau này như ông tâm sự. Chắc chắn Vương Trí Nhàn không có ý bêu xấu dân tộc, miệt thị dân tộc, ông chỉ mong muốn làm sao người Việt mình bớt xấu hơn thôi. Ông Vương Trí Nhàn không “đóng cửa bảo nhau”, ông mở toang cửa cho người ta nhìn thấy cái xấu trong nhà mình giống như người Mỹ, người Nga, người Nhật, người Tàu kia thôi!

Bài phát biểu của Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt cũng nói lên ước nguyện làm sao cho người Việt mình bớt xấu đi. Ngài không mở toang cửa, mà thực hiện đúng cung cách “đóng của bảo nhau”, nói riêng với những người lãnh đạo thành phố Hà Nội: “Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng. Thế nhưng chúng ta không phải chỉ có tình cảm mong muốn là được mà phải có lý luận xây dựng thật là vững chắc trền nền tảng pháp lý.”

Thiết tưởng nếu những người làm báo Thanh Niên còn lương tri trong sáng, chính trực, hãy bỏ cái thói quen làm bồi bút đi mà đưa bài phát biểu của vị TGM vào vị trí trang trọng nhất của trang nhất cuốn sách “Nước Việt Nam nhỏ hay không nhỏ,” thay vì bóp méo sự thật lên án, kết tội một cách bất công, bất minh, bất chính bằng giọng hằn học cá mè một lứa với báo Nhân dân, ANTĐ, Hà Nội Mới… cùng đài truyền thanh, truyền hình và các văn thư của đảng.

Ấu trỉ lắm! Hèn hạ lắm! Nhục nhã lắm!

Kết luận

Kết thúc bài viết này, chúng tôi xin ghi lại lời tâm sự “suýt chết vì nói thật, nói sớm” của một trí thức trong nước. Nhà trí thức ấy là Phó giáo sư Tiến sĩ Đào Công Tiến mà báo Khoa học & Đời sống ngày 14/8/2006 giới thiệu như sau: PGS, TS Đào Công Tiến sinh năm 1937 tại Bến Tre. Ông nguyên là Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế học Việt Nam (VEA), Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo VNRP (Chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực nghiên cứu vì sự phát triển của nông thôn bền vững). PGS, TS Đào Công Tiến đã vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng II.

Trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi: “Ông đã từng gặp ‘tai nạn” vì tính ‘nói thẳng, nói thật’ của mình? Ông Đào Công Tiến trả lời: “Làm sao tránh khỏi, nhưng tính mình thế. Tôi không chỉ nói thẳng nói thật mà còn nói… sớm nữa nên từng “suýt chết” khi còn làm việc trong Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, nhưng sự thật vẫn là sự thật. Sau này, có lần tại hành lang của một cuộc họp, Thủ tướng Phan Văn Khải chỉ tay vào tôi nói đùa “Ông này cầm đèn chạy trước ô tô, may mà không bị ô tô cán“… Dù trong cương vị nào tôi cũng lấy sự trung thực làm đầu.”

Đức TGM Ngô Quang Kiệt không có cái “thế” là một công bộc của Đảng và Nhà nước xhcn như PGS TS Đào Công Tiến, nên ngài không những “bị ô tô cán” một lần, mà còn bị nghiền đi ghiền lại bầm dập, đến nỗi gục ngã ngay trên quê hương mình và rồi bị vất vào bóng tối chỉ vì… ngài chưa chịu chết! Vâng! Thưa Đức Tổng! Ngài sống để tiếp tục làm chứng nhân cho Chân lý và Công lý dù ngài bị các thế lực thù địch trong nước cùng toa rập nhau hãm hại ngài, khóa tay, cùm chân, bịt miệng ngài và nghiền nát!

Cho dẫu xác thân Đức Tổng Kiệt có bị giết chết dần mòn trong đọa đày (hay bị thủ tiêu) thì tinh thần bất khuất của một Chủ Chăn đích thực như ngài vẫn ngời sáng như tinh thần Đức HY Nguyễn Văn Thuận và tinh thần Đức TGM Nguyễn Kim Điền! Rạng danh cả Giáo Hội Việt Nam lẫn Tổ quốc Việt Nam!

Lê Thiên

[1] Theo Lê Đức Diễn. Nói xấu dân tộc vẫn được vinh danh. Talawas ngày 09/10/2010

[2] -nt-

[3] Nhiều tác giả – Tiếng Nói Nhà Văn (Tập 1, Hà Nội 2006. .Nhà thơ Lê Thành Nghị: Tín hiệu trung thực, trang 45

[4] Ts Lương Hoài Nam: Hãy nói thật và ngẩng cao đầu! (Nước Việt Nam nhỏ hay không nhỏ, trang 131.

[5] Nơi bài viết “Nước chưa lớn, mỗi người Việt phải tự xấu hổ” của Châu Tân An trong tạp 2 cuốn “Nước Việt Nam nhỏ hay không nhỏ” có tiêu đề này:”Phải đào tạo làm sao để đừng làm… ‘lùn’ đất nước” (trang 49).

Theo Nữ Vương Công Lý
Ý kiến bạn đọc
13 Tháng Mười 20107:00 SA
Khách
Những người như bọn chúng thì làm gì có liêm sỉ mà thấy nhục. Chúng còn coi dân tộc này, nhất là lớp trẻ bây giờ chỉ là động vật thôi, bằng chứng: Trong bài nói chuyện với học sinh trường Chu Văn An nhân ngày khai giảng, có vị Lãnh đạo còn nói: “Các cháu thấy làm NGƯỜI có khó không? … Làm NGƯỜI tuy khó nhưng không phải không thể làm được”. Bởi nếu không cố gắng thì các cháu sẽ mãi là động vật thôi.?!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn