Tài xuống để nghe.
Từ Trái qua phải: TS Nguyễn Đình Thắng, Luật Sư Võ An Phong (người thông dịch lời cô PhuongAnh ra tiếng Anh), Ông Riyad Abu - Tabu, người Jordan, cô Vũ Phương Anh, Tina Hồ (trưởng ban tổ chức buổi họp mặt, là một thiện nguyện viên của CAMSA ). Photo: RFA
Năm 2000 Liên Hiệp Quốc đã họp tại Italy và thông qua hiệp-định-thư Palermo nhằm đưa ra các biện pháp ngăn ngừa và trừng phạt các tổ chức buôn người nhất là buôn phụ nữ và trẻ em. Cho đến tháng 6, năm 2010 đã có 117 quốc gia ký tên vào Hiệp Định Thư này nhưng trong danh sách vẫn chưa có Việt Nam. Tháng 2 năm 2008 một tổ chức có tên là Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới tại Á Châu - The Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia (CAMSA) - được chính thức thành lập. Vào cuối tháng 9 năm 2010, một nhóm thiện nguyện viên trẻ của CAMSA tại Houston đã tổ chức một buổi họp mặt để trình bày về công việc của CAMSA. Hiền Vy tham dự và gửi bài tường trình:
Mặt trái của Công ty môi giới và chương trình xuất khẩu lao động
Trong buổi họp mặt, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc của BPSOS nói là tại Việt Nam, mỗi năm các chương trình xuất khẩu lao động đưa hàng chục ngàn nhân công đi làm việc tại các nước như Mã Lai, Đài Loan, Đại Hàn, Jordan... Các công ty môi giới lao động với cổ phần của chính phủ hay có khi lại là công ty quốc doanh, đã lợi dụng sự khiếm khuyết của luật pháp Việt Nam trong việc kiểm soát dich vụ xuất khẩu lao động, để bóc lột công nhân. Mặc dầu nhà nước Việt Nam luôn phủ nhận có nạn buôn người tại Việt Nam nhưng trong vài năm qua, nhiều nhân công Việt Nam bị chủ nhân bóc lột và một số không ít đã phải làm việc như nô lệ tại các nước tiếp nhận công nhân ở Á Châu
CAMSA làm được gì cho công nhân, nạn nhân
Trong 2 năm qua CAMSA đã lập được nhiều hồ sơ từ các nước Á Châu, chứng minh là nhà nước Việt Nam đang có những hành động hỗ trợ nạn buôn người và Hoa Kỳ đã đặt Vietnam vào danh sách các quốc gia cần theo dõi. Đồng thời CAMSA cũng đã thu thập được những dữ kiện minh chứng nhà nước Việt Nam vi phạm luật nhân quyền và luật lao động quốc tế tại các nước Á Châu mà điển hình là Mã Lai:
Năm 2000 Liên Hiệp Quốc đã họp tại Italy và thông qua hiệp-định-thư Palermo nhằm đưa ra các biện pháp ngăn ngừa và trừng phạt các tổ chức buôn người nhất là buôn phụ nữ và trẻ em. Cho đến tháng 6, năm 2010 đã có 117 quốc gia ký tên vào Hiệp Định Thư này nhưng trong danh sách vẫn chưa có Việt Nam. Tháng 2 năm 2008 một tổ chức có tên là Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới tại Á Châu - The Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia (CAMSA) - được chính thức thành lập. Vào cuối tháng 9 năm 2010, một nhóm thiện nguyện viên trẻ của CAMSA tại Houston đã tổ chức một buổi họp mặt để trình bày về công việc của CAMSA. Hiền Vy tham dự và gửi bài tường trình:
Mặt trái của Công ty môi giới và chương trình xuất khẩu lao động
Trong buổi họp mặt, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc của BPSOS nói là tại Việt Nam, mỗi năm các chương trình xuất khẩu lao động đưa hàng chục ngàn nhân công đi làm việc tại các nước như Mã Lai, Đài Loan, Đại Hàn, Jordan... Các công ty môi giới lao động với cổ phần của chính phủ hay có khi lại là công ty quốc doanh, đã lợi dụng sự khiếm khuyết của luật pháp Việt Nam trong việc kiểm soát dich vụ xuất khẩu lao động, để bóc lột công nhân. Mặc dầu nhà nước Việt Nam luôn phủ nhận có nạn buôn người tại Việt Nam nhưng trong vài năm qua, nhiều nhân công Việt Nam bị chủ nhân bóc lột và một số không ít đã phải làm việc như nô lệ tại các nước tiếp nhận công nhân ở Á Châu.
"...Trong nhiều trường hợp có sự can dự của giới chức cao cấp trong chính quyền Việt Nam cũng như có sự can dự của một số công ty xuất khẩu lao động quốc doanh. Tuy nhiên từ trước tới giờ phía Việt Nam phủ nhận là có vấn đề buôn lao động."
Logo cua CAMSA. RFA
Một nạn nhân của chương trình Xuất Khẩu Lao Động từ Việt Nam đến Jordan là cô Vũ Phương Anh có mặt trong buổi họp cho biết là Cô đã được CAMSA giúp chạy trốn từ phi trường Thái Lan trên đường về Việt Nam và được tị nạn tại Thái Lan từ năm 2008.
Cô Phương Anh vừa đến định cư ở Houston được hơn 3 tháng nay, kể lại là công nhân Việt Nam đã bị chủ nhân hãng may Đài Loan tại Jordan cùng với cảnh sát Jordan đánh đập tàn nhẫn. Sự đàn áp này đã gây tử thương cho một người bạn của cô và cái chết của người đó đã dẫn đến cuộc đình công của công nhân. Dù vậy, các hãng môi giới và nhà nước Việt Nam đã không can thiệp giúp đỡ cho người dân của họ, mà còn cáo buộc cô có hành động gây rối nên cô phải chạy trốn:
"...Em nhìn thấy các bạn của em là Ánh, Vang, Ngọc đang bị cảnh sát đánh. Máu mũi, máu miệng, máu tai của Vang đang ứa ra. Ngọc chết rồi ... "
Buổi họp mặt còn có sự hiện diện của cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Đông Timor là ông Joseph Rees. Ông Rees cũng là người góp phần soạn thảo luật chống nạn buôn người và đã được chính phủ Hoa Kỳ ban hành năm 2003. Đại sứ Rees nói là ông rất vui vì đã có cơ hội hợp tác với CAMSA để giúp đỡ cô Phương Anh tại Thái Lan. Ông nói nếu Phương Anh đã không can đảm chống lại bạo hành thì không ai biết đến những chuyện bất công đã xảy ra. Ông Rees thêm rằng ai cũng có thể góp phần chống lại tệ nạn buôn người làm nô lệ, bằng cách giúp từng công nhân một.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng chia sẻ là luật pháp Hoa Kỳ có quy định là chính phủ Hoa Kỳ phải có biện pháp chế tài với các quốc gia dung dưỡng các hoạt động buôn người như Việt Nam.
"Sau khi Hoa Kỳ ký vào Hiệp Định Thư Palermo thì chính Hoa Kỳ cũng ban hành một đạo luật Chống Buôn Người và trong Đạo luật đó có biện pháp chế tài đối với các quốc gia vi phạm trầm trọng như là Việt Nam hiện nay"
Cựu Đại Sứ East Timor: Grover Joseph Rees. Photo Hien Vy RFA
CAMSA làm được gì cho công nhân, nạn nhân
Trong 2 năm qua CAMSA đã lập được nhiều hồ sơ từ các nước Á Châu, chứng minh là nhà nước Việt Nam đang có những hành động hỗ trợ nạn buôn người và Hoa Kỳ đã đặt Vietnam vào danh sách các quốc gia cần theo dõi. Đồng thời CAMSA cũng đã thu thập được những dữ kiện minh chứng nhà nước Việt Nam vi phạm luật nhân quyền và luật lao động quốc tế tại các nước Á Châu mà điển hình là Mã Lai:
"Nhờ có rất nhiều hồ sơ mà chúng tôi đã can thiệp và chứng minh được mà bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã liệt kê Việt Nam vào danh sách cần theo dõi.
Ngay Tòa Đại Sứ Việt Nam tại Mã Lai đã chỉ thị cho những công ty nhận tuyển người từ Việt Nam sang Mã Lai làm việc là phải thực hiện những hợp đồng theo chỉ thị và văn bản mẫu của nhà nước Việt Nam đưa ra mà trong đó có rất nhiều điều khoản vi phạm nhân quyền. Thí dụ như họ tuyệt đối cấm (công nhân) không được tham gia vào các nghiệp đoàn của Mã Lai. Cái đó vi phạm nhân quyền và vi phạm luật của Mã Lai vì luật Mã Lai cho phép những công nhân ngoại quốc được quyền tham gia các công đoàn tại Mã Lai."
Từ ngày thành lập đến nay, CAMSA đã can thiệp giúp đỡ cho trên 3000 công nhân lao động tại nước ngoài. Trong số này có 176 nữ công nhân Việt ở Jordan và trên một ngàn người Việt ở Mã Lai được giải cứu khỏi cảnh bị bóc lột và đánh đập. Tuy nhiên tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cho biết là còn nhiều ngàn công nhân Việt Nam khác đang bi áp bức đối xử như nô lệ tại các nước Á Châu.
Tiến sĩ Thắng cũng cho biết CAMSA đang cố gắng cung cấp những tin tức về quyền lợi của nhân công lao động và giáo dục cho người muốn đi làm lao động nước ngoài.
"... qua vấn đề thông tin và giáo dục quần chúng thì chúng tôi làm bằng nhiều phương thức khác nhau. Chẳng hạn như là cho đến nay chúng tôi đã giải cứu được trên ba ngàn nạn nhân thì chính những nạn nhân này họ về lại làng mạc xa xôi của họ, họ nói cho nhau biết. Thứ hai là chúng tôi phổ biến rất rộng rãi đến những người ở hải ngoại có thân nhân bị lâm nạn hay thân nhân ở trong nước để họ khuyên bảo hay là mách bảo cho thân nhân ..."
Một trong số những người tham dự buổi họp tên là Hạnh nói rằng chính người nhà của cô đã bị một tổ chức môi giới lường gạt nhiều ngàn Mỹ Kim trong việc hứa hẹn sẽ gửi đi lao động nước ngoài:
"Em có một người chú ở Việt Nam, chú cũng ao ước được đi lắm. Chú tìm đủ mọi cách hết. Chạy biết bao nhiêu tiền đưa cho người ta. Rốt cuộc là tháng 7 vừa rồi, chú được qua bên Úc 1 tuần rồi bị trở về. Gánh bao nhiêu là nợ rồi phải đi trốn nợ ..."
Trong khi đó, cô Thúy Hằng cho biết cô rất xúc động khi được nghe Vũ Phương Anh kể lại những khó khăn mà công nhân Việt Nam gặp phải khi đi lao động ở xứ người:
"Em không thể nào tưởng tượng được những đau khổ của những người này. Em hy vọng em sẽ làm được nhiều việc cho CAMSA"
Hiền Vy tường trình từ Houston
11-10-2010
Gửi ý kiến của bạn