BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73312)
(Xem: 62231)
(Xem: 39417)
(Xem: 31164)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Chương 1, 2, 3, 4, 5

07 Tháng Chín 20189:20 SA(Xem: 1241)
Chương 1, 2, 3, 4, 5
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51

1

 

 

Trên quãng đừơng từ chợ Thủ Đức về Saigon hai chiếc vespa và một lambretta nối đuôi nhau chạy, mỗi xe hai ngừơi ngồi. Thỉnh thoảng một chiếc vượt lên chạy song song với chiếc khác để ngừơi trên hai xe nói chuyện với nhau. Hai bên đường những hàng cây xanh tươi chạy giật lùi về phía sau. Rất lâu mới có một chiếc xe hơi chạy ngựơc chiều. Qua khỏi chợ Thủ Đức khoảng hai cây số bỗng chiếc vespa thứ hai vọt lên và ngừơi ngồi phía sau gọi lớn:

- Ê các cậu! Mình vào Con Gà Vàng kiếm cái gì bỏ bụng đã rồi hãy về.

Từ hai xe kia có những tiếng đáp ứng:

- Ý kiến hay đấy. Ta vào đi!

- Phải đấy! Kiến bò bụng rồi, phải ngừng lại thôi.

- Vào ăn, nhưng anh Trung chi tiền nhé!  

Sau những tiếng cừơi ròn rã, cả ba chiếc scooter lách

sang lề trái, chạy ngựơc con dốc vòng vòng dẫn lên tới cửa một quán ăn nằm trên một gò cao mang bảng hiệu Restaurant Le Coq d’Oré. Trứơc cửa quán dựng một tấm bảng lớn vẽ hình một con gà trống màu vàng. Khoá xe xong, sáu ngừơi tràn vào phá tan bầu không khí trầm tĩnh của nhà hàng. Hai thực khách lớn tuổi có vẻ như cặp vợ chồng đang nói chuyện nho nhỏ, ngừng ăn ngửng lên nhìn  đám ngừơi mới vào thật nhanh rồi lại tiếp tục câu chuyện đang nói dở. Chờ cho đám khách mới vào yên vị, một ngừơi bồi bàn chạy tới đon đả chào rồi đưa mấy tấm thực đơn. Ngừơi tên Trung trông mới chỉ khoảng gần 40 nhưng đựơm nét phong sương và có vẻ già nhất, mấy ngừơi còn lại đều sàn sàn nhau ở lứa tuổi 24 – 25. Một ngừơi hỏi:

- Anh Trung hay vào quán này hả? Khung cảnh ở đây yên

tĩnh lắm! Thíchh thật.

- Cậu Hiền mới đến đây lần đầu đã thích ngay.“Moa” biết mà.“Moa” với Khải dạy xong, trên đừơng từ Biên Hòa về thỉnh thỏang có ghé vào đây, cũng chỉ vì thích bầu không khí u tịch của chỗ này.

Khải tiếp lời:

- Ngòai ra, cũng còn vì một vài món hợp khẩu vị tôi và

anh Trung nữa. Phải không anh Trung?

- Đúng thế! Lần nào vào đây mình cũng gọi món thịt bò Chateaubriand, còn cậu Khải thì “chuyên trị” bồ câu ra ràng. Thôi, các cậu gọi đi, anh chạy bàn đang chờ kìa.

Ngòai Trung và Khải đã ăn quen ở đây và đã có chủ định gọi món gì rồi nên không cần xem thực đơn, bốn ngừơi kia chăm chú nghiên cứu các món. Cuối cùng Hiền tặc lữơi nói:

- Thôi, tôi cũng bắt chứơc thằng Khải, ăn thử bồ câu ra ràng ở đây xem sao.

- Hay lắm! Khải tiếp - cậu sẽ thấy bồ câu quay ở đây

đặc biệt, và ăn với xà lách xoong chứ không dùng các thứ rau khác. Vả lại, nó đựơc chiên bằng bơ, không dùng dầu hay mỡ nên thơm và thịt đậm đà. Xương thì ròn rụm. Món này ở đây khá hơn ở Mékong Chợ Cũ hay Chez Albert trên Đinh Tiên Hòang, Đa Kao.

Một ngừơi lên tiếng:

- Gớm, nghe ông ca tụng con bồ câu ra ràng của nhà hàng này ghê quá. Nhưng liệu có đúng là bồ câu non không, hay lại là gà con thì … vỡ nợ đấy! Không thấy cái tên quán là Le Coq d’Oré hay sao? Con bồ câu ra ràng các cậu sắp ăn không chừng lại là con của anh gà trống vàng kia đấy!

Cả bọn cừơi rộ, nhưng Khải ngắt lời:

- Nói bậy! Con bồ câu non và con gà con thịt khác hẳn

nhau chứ, ăn vào miệng mà lại không biết sao? Tụi tớ đâu phải loại ngừơi “thực bất tri kỳ vị”, phải không Hiền? Cậu Minh thì nhìn đời chỉ thấy mầu xám và mầu đen thôi. Đừng nghi oan và tuyên truyền kiểu đó làm cho quán ngừơi ta mất khách, tội nghiệp.

Trung cừơi:

- Chẳng tội nghiệp đâu, mà chủ quán kiện cậu về tội vu

khống thì ông luật sư tập sự phải vác chiếu ra hầu toà mệt lắm. Nhưng này, các cậu nên giảm bớt âm thanh để cho hai ông bà già đằng kia thửơng thức trọn vẹn món ăn và một buổi chiều êm ả kẻo các cụ bực mình mắng cho mấy mắng thì ê mặt các ông thầy đấy.

Một lúc sau, Hiền có vẻ sốt ruột vì phải chờ lâu nên hỏi Khải:

- Sao lâu thế? Tớ cảm thấy đàn kiến trong bụng bắt đầu biểu tình rồi!

- Cứ từ từ. Càng chờ lâu lúc ăn càng ngon miệng.

Một ngừơi tiếp luôn:

- Phải đấy! Cậu Hiền có nhớ bí quyết đãi khách của Trạng Quỳnh không? Ông ấy đãi món «mầm đá hầm» ấy mà. Tôi ngờ rằng nhà hàng này cũng  áp dụng bí quyết đó. Có thể là bây giờ bồ câu mẹ còn đang ấp trứng nên chưa có bồ câu ra ràng!

Cả bọn lại cừơi rộ. Rồi mỗi ngừơi pha trò một câu khiến thời gian chờ đợi các món ăn đi khá nhanh. Một ngừơi lại hỏi:

- Thế nào là bồ câu ra ràng nhỉ? Tại sao lại gọi là bồ câu ra ràng?

- Cậu Khải hay ăn bồ câu ra ràng, chắc rành cái vụ này, xin giải đáp thắc mắc cho anh em đi.

Khải hắng giọng cho ra vẻ nghiêm chỉnh, rồi thủng thẳng tiếp:

- Trứơc hết «ràng », phải đọc và viết là «ràn » mới đúng. Đó là cái chuồng nhốt súc vật hay cái lồng, cái tổ chim. «Ra ràn» là ra khỏi tổ. Vậy chim ra ràn là chim ở tuổi ra khỏi tổ. Con chim non ở thời kỳ này đựơc chim bố chim mẹ mớm nuôi rất kỹ nên mập mạp, thịt mềm, xương cũng còn mềm, do đó ăn ngon. Bởi vậy mới có câu ca dao gà lộn trái vải, cu con ra ràn. Các cụ mình ngày xưa ăn uống cầu kỳ như thế đấy.

- Phải nói là cầu kỳ và độc ác!

- Đúng! Nhưng các ông thấy không: bất cứ loài gì, khi còn non, ăn đều ngon cả. Riêng trừơng hợp con chim bồ câu, chỉ khi nó bắt đầu đứng ở cửa chuồng vỗ cánh như muốn tập bay và muốn rời khỏi tổ, lúc đó ăn mới ngon tuyệt. Nếu nó đã bay ra khỏi chuồng thì chỉ một ngày sau thịt hết mềm và xương cứng rồi. Kỳ thế đấy.

Nhà hàng bắt đầu mang các món ăn ra. Mọi ngừơi tạm ngưng chuyện để chú tâm giải quyết sự đòi hỏi của bao tử và cũng để thửơng thức huơng vị các món ăn đặc biệt của quán này. Một lát sau, câu chuyện lại nối tiếp, nhưng bây giờ xoay quanh chuyện trừơng sở. Một ngừơi hỏi:

- Trong số anh em mình ngồi đây, anh Trung xét về tuổi

đời lẫn tuổi nghề đều hơn bọn mình. Hình như anh đã dạy cùng với ông Hiệu trửơng từ ngoài Bắc?

- Moa với ông ấy cùng dạy trừơng Hồ Ngọc Cẩn ở Trung Linh, tỉnh Bùi Chu, trứơc khi di cư vào Nam.

Hiền góp ý:

- Kể ra Hiệu trửơng của mình cũng dễ chịu nhỉ?

Đức vốn ít nói, bây giờ mới lên tiếng:

- Theo tôi, ít có ngừơi Hiệu trửơng nào dễ dãi như ông

Biên. Chẳng bao giờ kiểm soát, theo dõi việc dạy của giáo sư. Cả năm chỉ họp Hội đồng giáo sư có một lần đầu niên học.

- Có thể ông ấy theo dõi, kiểm soát ngầm mà bọn mình

không biết. Ví dụ dò hỏi học sinh xem cách thức giảng dạy của thầy cô ra sao, tác phong các giáo chức ra sao, mình đâu biết đựơc.

- Ừ, ví dụ ông ấy có làm như thế cũng không đáng trách.

Có những Hiệu trửơng hách xì xằng lắm cơ. Chẳng hạn, tôi nghe nói có ông Hiệu trửơng trừơng Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho, hách lắm! Có thể ông ta quen với tác phong từ thời Tây cai trị, nên hành xử như vậy.

- Ông ấy hách như thế nào?

- Hách, nhưng cũng bị đáp lễ nhiều vố khá đau. Ví dụ, có lần một giáo sư dạy giờ từ Sài Gòn xuống trình diện. Ông này vào phòng Hiệu trửơng nhưng ông Hiệu trửơng lại đi sang phòng khác. Ông giáo sư mới tới đứng trong phòng để chờ, và trong thời gian đó chắp tay sau đít, ngó xung quanh, thấy trên từơng có mấy tấm thông cáo nên tò mò đọc chơi. Ai dè ông Hiệu trửơng trở về phòng. Ông giáo sư kia  vô tình không biết nên vẫn dán mắt vào mấy tấm thông cáo. Ông Hiệu trửơng cho là ông kia xem thừơng mình, nên lên giọng hách dịch hỏi xẵng:

- Anh có biết tôi là ai không? Anh biết đang đứng ở đâu không?

Hai ba ngừơi tranh nhau hỏi:

- Ông kia trả lời ra sao?

- Ông kia thấy mình vừa mới tới mà đã đụng ngay tay Hiệu trửơng hắc ám nên chán quá. Nhưng vốn tính bứơng và cao ngạo, nên ông ta xé ngay cái Sự vụ lệnh, vứt trứơc mặt ông Hiệu trửơng, rồi ra đón xe về Sài Gòn.

- Bỏ không thèm dạy! Ngon nhỉ?

- Dĩ nhiên! Nhưng sau này ông ta vào ngành tư pháp, làm Thẩm phán.

Đức nhận xét:

- Bọn mình may mắn không gặp Hiệu trửơng hắc ám, trái

lại còn nổi tiếng chịu chơi, không mất lòng ai, nên đựơc cảm tình của mọi ngừơi.

Minh chặn luôn:

- Có thể vì cậu thuộc loại nặng ký, vừa lực sĩ quốc gia hạng B, vừa huyền đai nhu đạo, nên ông ấy không muốn làm mất lòng cậu. Biết đâu cũng có những ngừơi bị mất lòng thì sao?

Mọi ngừơi cừơi ồ vì biết Minh nói đùa Đức. Khải tiếp:

- Công bằng mà nói thì Hiệu trửơng của mình thuộc loại

dễ chịu. Còn chuyện sơn ăn tùy mặt thì vốn dĩ là thói đời thừơng thấy, cũng chẳng lạ. Nhưng theo tôi, ngừơi dễ thương của trừơng Bạch Đằng mình, phải kể ông Giám học.

- Đúng! Ông Thanh, Giám học, tính tình điềm đạm, đối xử nhã nhặn với mọi ngừơi. Mà cái việc ông ấy xếp Thời dụng biểu cho anh em thì khỏi chê. Vừa lòng mọi ngừơi, ít thấy ai than phiền.

- Nghe nói ông ấy đựơc đề nghị làm Hiệu trửơng nhưng

không nhận, và chính ông ấy đề nghị để ông Biên làm, còn ông ấy chỉ nhận làm Giám học thôi.

- Vì ông ấy tính không xông xáo, không giỏi ngoại giao, mà chỉ thích lo chuyện đối nội thôi. Hiệu trửơng phải là ngừơi khéo đối ngoại, để còn giao thiệp với Tỉnh trửơng và các giới chức cao cấp khác trong tỉnh. Ông Thanh thích hợp với vai trò Giám học hơn.

- Ừ, Hiệu trửơng và Giám học đều bình dị, dễ dãi; chỉ có ông thư ký phòng Hiệu trửơng là … hách thôi.

Mọi ngừơi lại cừơi. Trung điềm đạm:

- Thôi, đựơc Hiệu trửơng và Giám học dễ chịu là tốt rồi. Còn thư ký văn phòng Hiệu trửơng hách mặc hắn. Các cậu muốn khỏi bị hắn «hách» thì đừng đến phòng Hiệu trửơng nếu không cần thiết. Cậu nào thích đựơc gần hơi hám xếp lớn, mò sang đó, bị thư ký nó lên mặt hách dịch, đáng đời lắm!

     Hiền “triết lý”:

-   Đời này thiếu gì những tên đánh xe cho Án Tử!

Dương thắc mắc:

-   Án Tử là ai? Và tên đánh xe cho Án Tử làm gì?

Trung đáp:

-   Cậu không đọc Đông Châu Liệt Quốc! Án Tử tức Án Anh, là

Thựơng Đại phu nứơc Tề, nổi tiếng đức độ và có tài đối đáp. Dân rất kính trọng. Ông đi đâu dân cũng đứng hai bên lề đừơng bái vọng. Tên đánh xe cho Án Tử cứ tửơng ngừơi ta phục mình mà vái lạy nên ữơn ngực ra, vênh mặt lên, trông hách lắm.

Khải tiếp:

- Nghĩ cho cùng, chúng mình còn may mắn nhiều nếu so sánh với những anh em phải dạy ở tận Cao Lãnh, Chương Thiện, hoặc ngoài Trung. Phải dạy ở những tỉnh miền Trung mới đúng là số … con rệp!

Minh góp ý:

- Thật đấy. Bọn mình cứ phom phom sáng đi Biên Hoà, chiều dạy xong dzọt về Saì Gòn ngay. Phóng xe có 45 phút, khoẻ re. Hôm nào phải chờ ở hai cây cầu mới mất một giờ.

Đức cừơi:

- Còn hôm nào phải dạy «cua» tối hay lớp luyện thi ở trừơng Phan Chu Trinh thì ngủ lại luôn để sáng hôm sau «cầy» tiếp. Đây là dịp may cho những anh có vợ đựơc cơ hội trốn nhà và … trốn thuế! Phải không anh Trung?

Trung chỉ mỉm cừơi, nhưng Khải chọc quê:

- Cậu làm như anh Trung là ngừơi hay «trốn thuế» lắm. Theo tôi, có lẽ anh Trung là một công dân gương mẫu, bao giờ cũng sẵn sàng và hăng hái làm tròn bổn phận của mình. Chẳng những thế, anh cũng không phải hạng ngừơi chỉ biết … cơm nhà thôi.

- Sức mấy! Chị Trung đâu phải ngừơi để cho ảnh qua mặt dễ dàng. Loạng quạng mà bả biết là khó sống nổi với bả. Các cậu cứ ngó anh Trung thì biết. Anh ốm nhom vì bị vợ hành hạ quá đó!

Họ xúm nhau mỗi ngừơi một câu chọc ghẹo Trung. Vì lớn tuổi như đàn anh bọn bạn trẻ nên Trung không chấp, chỉ cùơi chứ không trả lời. Hiền thắc mắc:

- Học trò bên trừơng Bạch Đằng là trừơng công, kỷ luật chặt chẽ nên chúng nó ngoan, dễ dạy. Còn Phan Chu Trinh là trừơng tư, anh Trung là Giám học Phan Chu Trinh, Khải và Minh cũng dạy thêm bên đó. Anh Trung và hai cậu thấy học sinh bên đó ra sao so với học sinh bên Bạch đằng?

Trung nhìn Khải. Chàng hiểu là Trung muốn để mình trả lời nên nói:

- Dĩ nhiên, vì là trừơng tư nên học trò Phan Chu Trinh không thể so sánh với học trò Bạch Đằng đựơc, cả về kỷ luật lẫn khả năng. Học trò Bạch Đằng phải qua cuộc thi tuyển cho nên gồm toàn những thành phần giỏi mới lọt đựơc vào. Bắt đầu từ đệ Thất là năm đầu tiên cho tới năm đệ Nhất, chúng nó đựơc rèn cặp trong tinh thần kỷ luật. Lừơi biếng, học kém là ở lại lớp; phá phách, vô kỷ luật thì đuổi học. Hơn nữa chúng có niềm tự hào là học trò của trừơng công duy nhất nổi tiếng trong tỉnh, cũng là trừơng lớn nhất miền Đông, cho nên chúng phải gắng sức học. Còn học trò trừơng tư vốn đã thuộc thành phần bị loại khi thi vào trừơng công nên sức học kém hơn. Nếu bị đuổi thì đi trừơng khác. Cho nên chúng không sợ. Tuy nhiên, tôi thấy học sinh Phan Chu Trinh cũng dễ dạy, không có gì đáng phàn nàn.

Trung tiếp lời Khải:

- Đặc biệt các lớp buổi tối và các lớp luyện thi Trung học và Tú tài I, vì toàn là thành phần lớn tuổi nên rất chăm học. Họ là những ngừơi bị lỡ thời, vì hoàn cảnh gia đình, hoặc vì chiến tranh, nay muốn đi học để cố giật lấy mảnh bằng hầu tiến thân, nên họ tự biết phận mình, chú tâm học, chứ không như bọn trẻ học các lớp ban ngày.

Minh phụ họa:

- Anh Trung nói đúng. Dạy mấy lớp buổi tối tôi thấy

khoẻ lắm. Học trò đa số lớn tuổi nên họ chăm chú nghe giảng, ghi chép cẩn thận. Cũng có một số còn ít tuổi, nhưng thấy mấy anh chị lớn kia học hành nghiêm chỉnh nên không dám phá phách.

Khải nhận xét:

- Đa số ban ngày đi làm, tối đi học thêm. Có những ngừơi là giáo viên tiểu học, hoặc nhân viên thư ký các cơ quan nhà nứơc. Nếu đậu đựơc Tú tài là chuyển ngạch, lên lương. Còn có cả vài ông trung úy, đại úy. Mấy ông này muốn lên cấp Tá thì cần phải có bằng Tú tài. Đó là theo tinh thần của sắc lệnh do Tổng thống Diệm ký cách đây mấy năm.

Một ngừơi hỏi Trung:

- Ngoài Bạch Đằng và Phan Chu Trinh ra, tỉnh Biên Hoà còn có mấy trừơng trung học tư nữa phải không anh Trung?

- Ừ, còn ba trừơng nữa. Trứơc nhất là trung học Khiết Tâm do linh mục Yến làm Hiệu trửơng. Trừơng này lớn hơn Phan Chu Trinh. Học trò cũng ít phá, vì ông linh mục hiệu trửơng dữ lắm. Cầm roi quất thẳng cánh nên các cậu sợ. Rồi có trừơng Dục Đức của ngừơi Hoa, và trừơng Minh Tân của Nguyễn Từơng Triệu và Nguyễn Từơng Bá, hai anh em họ. Nhưng trừơng này chỉ có mấy lớp luyện thi mà thôi; trừơng nhỏ, nằm ở con đừơng bờ sông – tôi cũng không nhớ tên là đừơng gì - từ chỗ tòa Tỉnh trửơng đi thẳng lên.

Hiền hỏi:

- Có phải Nguyễn Từơng Triệu là con ông Nhất Linh?

- Phải. Nhưng cũng là con ông Khái Hưng.

Thấy mấy bạn trẻ nhìn mình có vẻ vừa ngạc nhiên vừa nghi ngờ là mình nói đùa, Trung tiếp:

- Tôi không nói đùa đâu. Triệu là con ruột của ông Nhất

Linh, nhưng là con nuôi của ông Khái Hưng. Các cậu chắc đã biết rằng hai ông Khái Hưng và Nhất Linh là bạn rất thân rồi chứ gì? Ông bà Nhất Linh đông con, trong khi ông bà Khái Hưng không có con. Ông Nhất Linh hiểu rằng bạn mình thèm một đứa con lắm, nên đã thuyết phục bà Nhất Linh cho Triệu làm con nuôi ông bà Khái Hưng. Bởi vậy ngòai tên Nguyễn Từơng Triệu, hắn còn tên là Trần Khánh Triệu vì ông Khái Hưng là Trần Khánh Giư.

- Thế còn trừơng Phan Chu Trinh của anh? Tại sao anh lại nhảy sang làm Giám học trừơng này?

- Của tôi làm sao đựơc! Tôi có đồng bạc vốn nào bỏ vào đấy đâu. Đầu đuôi thế này: Phan Chu Trinh do mấy ông cụ già thành lập, trong đó có cụ Phương ngừơi Công giáo, ở dứơi Tân Mai, và cụ Phan Đình Mai ở tuốt luốt trên Sài Gòn. Các cụ không trực tiếp điều khiển trừơng đựơc nên giao cho ngừơi khác làm. Rồi thất bại, số học sinh càng ngày càng giảm, trừơng mất uy tín và thua lỗ, nên các cụ định dẹp, đóng cửa. Tôi thấy tiếc, nên đề nghị để tôi làm thử.

- Vậy là anh gây dựng lại, phục hồi nó? Vất vả không anh?

- Cũng không vất vả lắm. Cụ Mai vẫn đứng tên Hiệu trửơng. Nhưng mỗi tuần cụ chỉ từ Sài Gòn xuống dạy mấy giờ Pháp văn và nếu có giấy tờ gì cần ký thì cụ ký. Cụ nhận một số tiền thù lao tựơng trưng. Mọi việc tìm thầy, xếp đặt thời dụng biểu, liên lạc với Nha Tổng giám đốc Trung Tiểu học lo phép tắc, với Thanh tra tư thục về thủ tục hành chánh, quảng cáo v.v… tôi làm. Cũng may là kéo đựơc một số anh em từ bên Bạch Đằng qua dạy, chẳng hạn như Khải, Minh và bẩy tám ngừơi nữa. Còn một số khác, tôi mời từ Sài Gòn xuống, trong số này có những vị nổi tiếng và có uy tín, chẳng hạn như thi sĩ Bàng Bá Lân và bạn ông là ông Trương Đình Chi. Có một cụ đã ngoài 70 vốn từng làm chánh án từ trứơc năm 1945. Nay cụ dạy cho vui chứ thù lao chỉ đủ tiền cụ đi xe thôi. Việc kế toán và giám thị đã có các nhân viên cũ.

   Chuyện trò tới đây thì nhà hàng đã khá đông khách. Trung nhắc anh em trả tiền rồi về kẻo muộn. Năm phút sau, ba chiếc xe scooter lại chở sáu ngừơi nhắm hứơng Sài Gòn lao vút đi, mang theo những tiếng cừơi ròn rã. Quãng đừơng Thủ Đức – Sài Gòn như rút ngắn hẳn lại.


       2

 

 

Khải vừa xuống tới phòng giáo sư, chưa kịp rửa tay cho sạch phấn, Minh đã dục:

- Đi ăn thôi. Nhanh lên, tớ đói lắm rồi.

- Từ từ! Tay đầy phấn, để cho ngừơi ta rửa đã chứ. Cậu này háu ăn quá. Mấy ngừơi kia sẵn sàng chưa?

- Chỉ còn chờ có cậu đấy. Công tử lúc nào cũng khoan thai từ tốn, tác phong gentleman! Vào nhà binh nó quần cho chạy tóe khói, mới biết.

- Ừ thì bao giờ vào quân đội hãy hay. Bây giờ còn dân

sự, ta cứ tà tà, đi đâu mà vội. Nhưng số tớ tử vi nói không phải mặc quân phục. Hôm nay ăn ở đâu? Lại Hạnh Phứơc hả, mấy ông?

- Không Hạnh Phứơc thì còn đi đâu nữa. Hay là muốn xuống Tân Mai ăn … tiết canh chó?

Nghe Minh nói, cả bọn cừơi ồ vì biết Minh trêu Khải.

Khải không thích thịt chó. Chàng bảo rằng chó và ngựa là hai con vật rất trung thành với chủ, do đó không nên ăn thịt chúng.

Hôm nay Tân cũng có giờ và cũng ăn ở Hạnh Phứơc nên tất cả bẩy ngừơi chất lên chiếc xe hơi Ford Falcon của Tân. Restaurant Hạnh Phứơc nằm trên đừơng Nguyễn Hữu Cảnh, góc Phan Đình Phùng, đối diện với chợ Biên Hoà. Đây là nhà hàng tương đối khang trang duy nhất tại trung tâm tỉnh, do ngừơi Hoa làm chủ, nhân viên cũng chẳng có ai ngừơi Việt cả.

Thấy khách quen vào, hai anh bồi bàn mau mắn kéo ghế mời. Một anh đem thực đơn đến, còn anh kia cừơi cừơi, hỏi lớn mà không nhắm vào một ai:

- Shadows?

Khải cũng cừơi, trả lời:

- Ừ, The Shadows, chơi bản Apache nhé!

- Dạ, dạ.

Nhà hàng này mới mua đụơc cái đĩa hát do ban nhạc trẻ ngừơi Anh The Shadows chơi guitar điện, và anh bồi bàn biết mấy ông thầy này thích nghe đĩa đó, nên chỉ hỏi cho có lệ rồi nhanh nhẩu đặt đĩa vào máy.

Mọi ngừơi vừa ăn vừa nói chuyện. Thấy Tân ăn cật heo sống vắt chanh, Đức chọc:

- Cậu Tân yếu thận hay sao mà phải tẩm bổ dữ thế?

Tân đáp:

- Tôi khoái cái món này lắm. Cật heo thái mỏng bầy trên đĩa, vắt chanh lên, nó tái đi, ăn giòn và bổ. Ăn nhiều là hết đau lưng. Nếu không muốn ăn sống thì hầm cật heo với đỗ trọng, thêm khởi tử. Ăn chừng mừơi mấy lần, anh nào đau lưng gần xụm cũng khỏi. Tốt lắm.

Trung nói:

- Cậu Tân ăn khôn đáo để. Đó là cách ăn của dân nhà

giàu, sành ăn, cho nên mới có câu:

Sáng ngày bầu dục vắt chanh

               Trưa gỏi cá cháy, tối canh cá mè

Một ngừơi khác hỏi:

- Nhưng cậu … làm gì mà đau lưng dữ vậy?

- Còn phải hỏi chi nữa. Nó bị bệnh như Ngọa triều Lê

Long Đĩnh ấy mà! Cho nên bại thận.

Cả bàn cừơi rộ. Tân có vẻ hơi ngựơng. Khải cứu nguy:

- Thực ra, đông y cho rằng chuyện chăn gối ảnh hửơng đến thận, và ngừơi đàn ông nào hoạt động mạnh hay yếu về khoản này, là do có hai quả thận khoẻ hay không. Nhưng tây y lại không quan niệm như thế. Theo tây y, thận chỉ có nhiệm vụ lọc tẩy những chất độc trong máu và tống ra khỏi cơ thể qua nứơc tiểu. Thận không hề tạo ra tinh dịch. Đó là nhiệm vụ của hai quả tinh hoàn hay còn gọi là ngoại thận. Còn cái chuyện sinh lý kia có hăng hái hay không, mạnh hay yếu, là do cơ thể mạnh hay yếu. Cũng do yếu tố tâm lý, và do máu có đưa tới khu vực bộ phận sinh dục nhiều hay ít khi hành sự nữa.

Một ngừơi hỏi:

- Ông dám bảo rằng thận không có chức năng gì đối với hoạt động sinh lý à?

- Đúng như thế! Tôi hỏi các ông nhé: ngày xưa các thái

giám có ai bị cắt bỏ hai quả thận không? Hay là họ chỉ bị cắt mất hai quả ngoại thận. Có khi cắt bỏ nguyên bộ phận sinh dục. Mất nguyên bộ phận sinh dục, thái giám không chết. Nhưng nếu mất hai quả thận, chắc chắn họ chết. Vì không có cái máy lọc độc tố trong máu để tống ra ngoài. Chất độc tích tụ lại trong máu, đưa đến cái chết.

- Ơ hay! Anh chàng này dạy Anh văn hay dạy cơ thể học mà rành rẽ về anatomy thế? Nhất là rành về những function của hai quả thận. Giảng giải cứ như là một bác sĩ vậy. Này “bác sĩ”, nghe nói mấy anh bụng bự thừơng bị liệt, có đúng không?

- Đúng đấy. Đó là vì lớp mỡ nhiều quá đè lên các mạch máu, chặn không cho máu dồn nhiều về dương vật khiến nó cứ mềm xuội không hoạt động đúng chức năng đựơc. Ngoài ra, những ngừơi có bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đừơng, cũng bị ảnh hửơng vì những thứ thuốc họ dùng. Ngừơi nào lo lắng quá, buồn phiền thái quá, cũng kém hẳn khả năng sinh lý.

Minh vốn có tính tếu nhất, liền kêu lên:

- Thế thì từ ngày mai vào trừơng, tôi phải làm thống kê xem trừơng mình có bao nhiêu ông thầy bụng bự, bao nhiêu ông bị cao huyết áp, bị tiểu đừơng, rồi cho họ biết là ông Khải nói họ … bị liệt.

Cả bàn cừơi rộ. Trung nói:

- Cậu Minh định bỏ bom cậu Khải đấy hả? Cậu mà nói ra, sẽ bị các ông ấy cho ăn đòn trứơc đấy!

Cái đĩa nhạc The Shadows hết. Hiền bảo anh bồi bàn mở

nhạc Việt. Giọng Lệ Thanh trong bản Ra Khơi khiến mọi ngừơi bỗng ngưng hẳn chuyện để nghe. Hết bản nhạc, Khải lên tiếng:

- Không hiểu các ông thấy sao, chứ tôi cho rằng trong

các nữ ca sĩ Việt, Lệ Thanh có giọng hát hớp hồn nhất. Tôi có thể nghe Lệ Thanh hát cả ngày mà không chán. Chỉ Lệ Thanh thôi, chứ các cô khác, nghe đến ba bản là đủ rồi, có cô mới nửa bản đã phải tắt máy!

- Cậu … mê Lệ Thanh?

- Mê giọng hát thôi, tuy về nhan sắc cô ấy không có gì

đáng chê cả. Không chim sa cá lặn nhưng trên trung bình nhiều.

Minh hỏi:

- Tôi tửơng Hà Thanh hay hơn chứ?

- Hà Thanh và Lệ Thanh giọng giống nhau ở cái chỗ nũng

nịu. Nghe họ hát như nghe một em gái đang thỏ thẻ làm nũng. Nhưng Lệ Thanh giọng mũi nhiều, còn Hà Thanh không hát giọng mũi. Giọng Hà Thanh sang, dài hơi hơn, mạnh hơn, kỹ thuật vững hơn. Lệ Thanh khi lên những nốt cao, giọng hơi gắt. Nhưng cái đặc điểm của Lệ Thanh là ngoài giọng nũng nịu, còn có cái vẻ như nỉ non, như  trách móc, hờn dỗi, day dứt, khiến ngừơi nghe thấy buồn man mác, và … thương.

- Cậu Khải ca tụng Lệ Thanh dữ thế?

- Các cậu và anh Trung đã nghe Lệ Thanh hát Sắc Hoa

Màu NhớNhớ Một Chiều Xuân của Nguyễn Văn Đông chưa? Nếu chưa thì cứ nghe đi chắc chắn sẽ đồng ý với tôi. Cũng hai bản nhạc này, Hà Thanh hát hay lắm, nhưng thiếu cái giọng nỉ non, day dứt. Cả hai cùng phát âm rất rõ. Hoàng Oanh hát cũng rõ lắm nhưng cô này ngâm thơ đựơc chứ không hát đựơc những bài có nhịp nhanh. Giọng Hoàng Oanh không truyền cảm. Tôi chán nhất là mấy “mợ” như Thanh Thúy, không chịu sửa giọng, cứ “đừơng nào lên thiêng thai”. Khổ quá!

Hiền thêm:

- Hà Thanh cũng ngừơi Huế nhưng sửa giọng nhẹ nhàng.

Hát như con gái Bắc.

- Đúng. Các cô con gái miền Trung sửa giọng Bắc giỏi

lắm . Ví dụ cô Dạ Lan trong Chương trình Dạ Lan của đài phát thanh Quân đội, ngừơi Quảng Ngãi mà nói đặc giọng Hà Nội. Tuy nhiên thỉnh thoảng Hà Thanh cũng còn vứơng lỗi một chút.Chẳng hạn trong các bản Nha Trang của Minh Kỳ, Nhớ Một Chiều Xuân của Nguyễn Văn Đông, những câu như Nha Trang là miền quê hương cát trắngdừng chân trông hoa xuân hồng thắm, Hà Thanh phát âm vần tr hơi mạnh chứ không như Lệ Thanh phát âm nhẹ vì là ngừơi Bắc. Nhưng Hà Thanh hát nhạc Nguyễn Văn Đông rất tới. Theo tôi, Hà Thanh đã làm cho nhạc Nguyễn Văn Đông thăng hoa. Và nhất là cô hát bản Ngừơi Về -- tôi không nhớ là của ai – thì tuyệt. Trời ơi! nghe Hà Thanh hát Ngừơi Về, mình thấy như tim bị ai bóp “thắt lại”, rồi mắt ướt lúc nào không hay! Còn các cô khác hát cũng bản này, rất ít gây xúc cảm.

Dương hỏi:

- Làm sao ông biết Lệ Thanh ngừơi Bắc? Lỡ cô ấy ngừơi

Nam nhưng sửa giọng Bắc thì sao?

- Trứơc hết tôi xin lưu ý ông rằng con gái Nam rất ít ngừơi sửa giọng khéo như con gái Trung. Mừơi cô chỉ đựơc một. Ví dụ Hoàng Oanh. Bây giờ , tại sao tôi biết Lệ Thanh ngừơi Bắc? Các ông nghe lại bản Sắc Hoa Màu Nhớ đi, sẽ thấy giữa hai điệp khúc, Lệ Thanh “nói”: nghìn năm không phai lòng tôi. Nghìn năm chứ không phải ngàn năm! Đấy là ngừơi Bắc mới nói nghìn, còn ngừơi Nam nói ngàn. Chịu chưa?

- Tôi đóan có thể vì ông mê giọng ca của Lệ Thanh và đã tán tỉnh cô ấy rồi, bởi thế biết cô ấy ngừơi Bắc.

- Dù có muốn tán cô ấy cũng chẳng được, vì bọn đồ gàn nghèo xác như tụi mình, tiền đâu mà bao nữ ranh ca. Vả lại tôi cũng không có ý định tán Lệ Thanh, vì tôi đã có vợ rồi.

Tân xen vào:

- Nghe nói Lệ Thanh có chồng rồi hả anh Khải?

- Thấy đồn lấy một anh bác sĩ hải quân (?). Nhưng cũng

nghe nói anh này bắt cố ấy phải bỏ hát. Nên hồi sau này vắng tiếng hát Lệ Thanh.

- Hơi ích kỷ nhỉ? Nhưng anh ta cũng có lý. Phải tôi là

anh ta, tôi cũng giữ độc quyền giọng hát dễ thương đó chứ không muốn chia sẻ với thiên hạ.

- Tôi cũng nghĩ như vậy. Vả lại, Lệ Thanh bỏ hát sớm, vào lúc danh vọng đang lên cao, cũng là điều hay, vì khiến cho ngừơi ta luyến tiếc mãi. Những ngừơi có tài, những mỹ nhân, nên biết rút lui ở lúc giữa trưa chứ không nên chờ đến xế chiều hoặc tham lam ngồi lỳ tới … nửa đêm. Cho nên đã có câu mỹ nhân tự cổ như danh tứơng, bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.

 Trung ngồi yên nghe các bạn trẻ bình phẩm, bây giờ mới lên tiếng:

- Thế Hà Thanh đã có vị bác sĩ nào để ý chưa? Chắc hẳn cánh thầy đồ mặt trắng bọn mình chẳng hy vọng gì ngấm nghé?

- Không nghe nói có anh đồ gàn nào muốn xin bàn tay nàng hay không. Có thể cũng có nhiều anh muốn lắm, nhưng biết mình ít địa nên đành cam phận. Ấy thế nhưng đã có anh nhà văn đòi cứơi nàng đấy.

Cả bọn nhao nhao hỏi:

- Anh nào vậy?

- Các cậu thử đoán coi.

Đức đưa ý kiến:

- Chắc nhà văn này phải đẹp trai, nổi tiếng, nhiều tiền?

- Nổi tiếng thì cứ tạm coi là như vậy đi. Nhưng hai điều

kiện kia đều không có!

- Ai vậy?

- Tất cả chịu thua không đoán ra đựơc ai à? Ông nhà

văn lãnh đạo nhóm Sáng Tạo đấy.

Cả bọn “ồ” lên ngạc nhiên. Có mấy ngừơi cùng nói:

- Anh này uống mấy chục thang thuốc liều mà gan thế?

- Tớ cho rằng ông ấy quá tự tin vì nghĩ mình nổi tiếng

thì muốn gì chẳng đựơc. Vả lại, ông ấy chỉ muốn cứơi một nữ danh ca thôi, chứ như Tản Đà còn muốn cứơi con gái Trời là Chị Hằng, đó mới là với quá cao. Chị Hằng ở tận trên trời, với sao tới!

- Anh Trung nói đúng. Ông ấy cho rằng mình là nhà văn

… nhớn thì ai chẳng khâm phục, như thế muốn cứơi một danh ca là chuyện nhỏ, có chi khó. Ông ấy vốn tự cho mình là tài cao chót vót, nên chủ trương đạp đổ cả thần tựơng Nhất Linh và nhóm Tự Lực Văn Đoàn để thay thế bằng nhóm Sáng Tạo cơ mà!

- Thế cô danh ca có bằng lòng không?

Minh phang luôn:

- Cái cậu Hiền này hỏi một câu hơi … thiếu thông minh! Nếu bằng lòng thì hiện giờ cô ấy là “bà nhà dzăng” rồi chứ đâu còn là cô Hà Thanh. Nghe nói ông nhà văn ra tận Huế gặp song thân Hà Thanh, nhưng đã không đựơc toại nguyện.

Một ngừơi hỏi đùa:

- Thế ông ấy có bị mắng như Trời đã mắng Tản Đà không?

- Cái đó thì chịu không biết đựơc. Giả sử có bị mắng

thì ngừơi ta dấu đi chứ dại gì nói ra. Còn Tản Đà thì chỉ bị Trời mắng yêu thôi vì cái tội ngông, chứ không mắng thật.

Dương hỏi:

- Trời mắng yêu Tản đà như thế nào hả anh Trung?

- Tản Đà viết thư lên Thiên cung xin hỏi con gái Trời.

Cụ Trời đọc thư thì bật cừoi:

           Xem thư, Trời cũng bựơch cừơi

          Cừơi cho hạ giới có ngừơi oái oăm

rồi Trời mắng Tản Đà:

           Cớ làm sao xuồng xã dám đưa thư

           Chốn Thiên cung ai kén rể bao giờ?

           Chỉ nhũng sự vẩn vơ mà giấy má!

 Trời chỉ mắng như thế thôi, rồi sai quăng thư xuống hạ giới trả lại Tản Đà. Nếu Trời mà nổi giận, Cụ ấy sai Thiên Lôi đánh cho một phát thì toi mạng ngay, và nứơc ta mất đi một nhân tài.

Cả bàn cừơi ngả nghiêng vì câu nói đùa. Minh nhìn đồng hồ rồi nhắc:

- Thôi mời quý vị trả lại chỗ cho nhà hàng. Mình còn phải về trừơng nghỉ ngơi để chiều tiếp tục “bán cháo phổi”.

                             *

                        *         *

 

    

Giờ nghỉ trưa các giáo sư phải ở lại trừơng để dạy tiếp buổi chiều thừơng tụ tập trong phòng thể dục của trừơng. Căn phòng khá rộng, lại có mấy tấm nệm lớn trải trên sàn nhà để cho học sinh tập judo. Mọi ngừơi ngả lưng trên nệm nhưng nào có ai ngủ đựơc, vì họ lại tiếp tục những câu chuyện tếu để cùng cừơi thú vị. Trung lên tiếng:

- Bọn mình toàn là dân Sài Gòn xuống đây dạy nên chưa

rành đừơng đất xứ Bửơi này. Để rồi rảnh rỗi tụi mình phải đi thăm các thắng cảnh của địa phương này, các cậu đồng ý không?

Tất cả đều đáp ứng mỗi ngừơi một câu:

- Đồng ý quá đi chứ.

- Ý kiến hay.

– Anh Trung nói phải đấy.

- Nên thực hiện sớm đi, sốt ruột lắm rồi!

Một ngừơi nói:

- Anh Trung à, nghe nói Biên Hoà có một địa danh nổi tiếng lắm, đó là Dốc Sỏi. Anh Trung đi thăm chưa?

- Chưa. Ở đâu, có gần không?

Khải vội vàng chặn ngay:

- Cậu nào vừa mới đưa ý kiến đó vậy? Nó bố láo, nó gạt

anh Trung đó!

- Uả, sao lại gạt? Khải biết chỗ đó à? Nó là cái gì?

- Nó là cái xóm chị em ta! Tên quỷ nào vừa nói đó, nó

định chơi xỏ anh đấy. Sở dĩ tôi biết, là vì chính tôi vô tình đã lò dò đến đó, suýt nữa bị mang tiếng, thân bại danh liệt!

- Cậu đến đó làm gì? Sao lại vô tình? Hay là cố tình rồi bây giờ giả vờ làm bộ ngây thơ?

Hiền đế vào:

- Nó làm bộ ngây thơ … cụ đó. Chắc là anh chàng vì hoa

nên phải đánh đừơng tìm hoa chứ gì. Thôi, cứ thành thật khai ra đi.

- Để tớ khai cho các cậu nghe nhé. Hôm đó, sau buổi dạy

chiều ở Phan Chu Trinh, mình ở lại để dạy lớp luyện thi buổi tối. Sau khi ăn chiều, tắm rửa xong, mình ăn mặc chỉnh tề, mang cà-vạt hẳn hoi, rồi kêu xích lô bảo đi Dốc Sỏi. Nào có biết Dốc Sỏi ở đâu và chỗ đó là cái gì. Lên xe ngồi vắt chân chữ ngũ ngả lưng vào thành xe hưởng gió mát. Mình có một anh bạn trứơc kia ở bên Khánh Hội. Sau cơn hoả hoạn lớn thiêu rụi cả một vùng rộng ở Khánh Hội, gia đình anh trắng tay, phải về ở nhờ một ngừơi quen có nhà khu Dốc Sỏi. Thấy bạn cho địa chỉ như vậy thì mình cứ ngồi xích lô tìm đến thăm để an ủi ngừơi ta, chứ có biết cái khu đó đèn xanh đèn đỏ gì đâu. Hai hôm sau mới nghe một anh học trò bảo có thấy mình ngồi xe đi về phía đó. Anh này cũng thành thật và cho là mình vô tình, nên hỏi mình có việc chi phải đến đó. Mình trả lời đúng sự thật. Anh ta mới tiết lộ rằng Dốc Sỏi là xóm của chị em ta. Mình hết hồn. Cũng may là hôm đó ngừơi bạn có lẽ muốn tránh cho mình khỏi bị mang tiếng nên đã tiếp mình ngay ngoài đừơng chứ không mời vào nhà. Ngoài ra, còn có ông phu xích lô làm chứng, vì mình bảo ông ấy đứng chờ để chở mình về trừơng cho kịp dạy lớp tối. Nghĩ cũng tội nghiệp ngừơi bạn, vì hoàn cảnh khánh tận nên phải tạm tá túc ở xóm đó. Chắc anh ta cũng tìm cách để sớm dọn đi chỗ khác. Còn mình thì cạch đến già không bao giờ dám bén mảng đến nơi «thắng cảnh» đó nữa!

Nghe Khải kể mỗi ngừơi còn thêm một câu trêu chọc rồi cả bọn cừơi nghiêng ngửa. Trung hỏi:

- Dốc Sỏi ở đâu?

- Hôm đó chỉ biết ngồi để cho ông xích lô chở đi, nào có biết đừơng xá gì.

Minh cừơi:

- Anh Trung cần biết để hôm nào đi thăm thắng cảnh hả?

Tân nói:

- Hình như ở trên đừơng Phan Đình Phùng, con đừơng bên

hông nhà hàng Hạnh Phứơc đó anh Trung. Cứ chạy thẳng đừơng này là tới cổng phi trừơng Biên Hoà.

 Đức hỏi:

- Sao cậu Tân biết rành thế? Thôi đúng là tên này đã từng đến Dốc Sỏi nhiều lần nên mới rành đừơng đi nứơc bứơc như thế.

- Đâu có! Vì mình có cái xe hơi, một hôm có ngừơi bạn

không quân nhờ chở vào phi trừơng nên chạy qua đó, và anh ta chỉ cho biết đâu là Dốc Sỏi. Chứ dù sao mình cũng biết là muốn gì cũng phải … để một phương dạy học, chứ đâu có dám ẩu tả, mang tiếng chết!

Họ tán gẫu chưa chán thì đã sắp đến giờ dạy buổi chiều. Học sinh lục tục đến đã đông, cừơi nói đùa nghịch ngoài sân. Tất cả ngưng chuyện và rửa mặt, sửa sang lại quần áo chỉnh tề xong là vừa lúc chuông reo. Ai nấy đều hứơng về phía lớp mình phụ trách. Vài ngừơi lấy thời dụng biểu ra kiểm lại để biết chắc chắn phải vào phòng nào.

Khải cầm cặp vào lớp trong khi đang nghĩ tới một câu chuyện vui vui nên mỉm cừơi một mình. Chợt nhiều tiếng con gái reo lên đồng loạt:

 - A, hôm nay thầy dzui!

 - Hôm nay “Ba” dzui!

 - Thầy dzui!

Khải chợt trở lại với thực tế. Chàng vội «thắng gấp» nụ cừơi và đổi sang vẻ mặt nghiêm nghị, trong đầu nhớ ngay tới câu nói của một bà đồng nghiệp lớn tuổi:

- Hễ mình vô lớp mà cừơi là chúng nó «múa lân» trứơc mặt mình ngay. Bởi vậy trứơc khi bứơc vô lớp là tôi phải «xuống tấn» bộ mặt mới dạy đựơc.

Nghĩ tới câu nói đầy kinh nghiệm thực tế đó, Khải muốn phì cừơi, nhưng vội «tốp» ngay, đứng yên nhìn khắp lớp một lựơt. Chừng mấy giây đồng hồ sau, thấy tất cả lớp đã im lặng, chàng ra hiệu cho ngồi xuống. Bấy giờ lại có tiếng của Lệ - cô học trò thuộc hạng xuất sắc nhưng cũng nổi tiếng nghịch ngợm nhất lớp:

- Hôm nay «Ba» dzui, «Ba» ân xá không bắt trả bài!

Tiếp theo là năm bẩy tiếng nói nữa phụ họa:

- Đúng rồi! Ba dzui, thầy dzui, không khảo bài!

Khải lờ đi như không nghe tiếng. Lớp này toàn nữ sinh,

có sức học khá và tương đối chăm học nên đôi khi Khải tỏ ra dễ dãi một chút. Tuy nhiên vì lớp không có con trai nên đám nữ sinh không cần dè dặt giữ ý. Nếu học chung với nam sinh, các cô không dám phát ngôn bừa bãi, vì mắc cỡ. Khải không hiểu tại sao học sinh lớp này lại gọi mình là «Ba» trong khi mình chỉ hơn họ khoảng 7-8 tuổi. Cái tiếng «Ba» này cũng do Lệ đặt ra đầu tiên, rồi cả lớp bắt chứơc gọi theo. Lắm khi đang đi ngoài đừơng gặp đám  con gái này, thay vì chào thầy như học trò các lớp khác, chúng la ầm lên «Ba! Ba Khải!» khiến ngừơi đi đừơng chú ý nhìn, làm chàng phát ngựơng. Chưa hết! Chúng thấy Hiền chơi thân và hay đi với Khải, Hiền lại có vẻ hiền lành ít nói, thế là Hiền biến thành «Má». Rồi ông Sĩ dạy toán vốn bị coi là  khó tính thỉnh thoảng hay mắng học trò, nên bị chúng gọi là «Má ghẻ Sĩ».

Giảng bài xong, Khải cho bài tập áp dụng. Cả lớp đang yên lặng chăm chú làm bài thì Khải thấy có mùi quít. Biết ngay là có nữ sinh nào đó ăn vụng. Nhưng ăn vụng thứ gì còn dấu đựơc, chứ quít thì làm sao qua mặt đựơc ông thầy vốn dĩ thính mũi như Khải. Chàng làm ra vẻ giận, hỏi:

- Ai đang ăn vụng quít, đứng ngay lên!

Khoảng gần một phần ba lớp nhao nhao:

- Tay làm hàm nhai Thầy ơi.

- Thôi xin Thầy tha cho, Thầy ơi.

- Tụi con … lỡ ăn vụng rồi, xin Thầy tha cho.

Khải vẫn giả vờ giận:

- Có im đi mà làm bài không? Lần sau còn như vậy tôi

đuổi ra khỏi lớp, nghe chưa?

Nói xong Khải đi xuống phía cuối lớp, và đã khám phá ra thủ phạm. Cô này len lén nhìn Khải có vẻ sợ. Nhưng chàng vờ như không biết, chắp tay sau lưng thủng thẳng đi lên bàn giáo sư, trong khi cả lớp lại cắm cúi chú tâm vào bài tập.

Chậm rãi đi đi lại lại trong lớp, thỉnh thoảng vòng ra phía cửa, Khải nhớ lại thời gian từ ngày bắt đầu dạy lớp này. Hơn bốn mươi nữ sinh khoảng từ 16 đến 18 tuổi. Học hành rất chăm nhưng phá phách cũng khủng khiếp, nhất là Lệ, luôn luôn lãnh đạo đám bạn cùng lớp trong mọi sinh hoạt. Dịp tất niên vừa qua, Lệ dám thuê tiệm ảnh Phạm Lung - tiệm ảnh số một trong tỉnh – cho ngừơi tới trừơng để chụp hình kỷ niệm sinh hoạt tất niên của lớp với các thầy dạy lớp này. Sau đó Lệ thay mặt các bạn trao cho Khải một xấp ảnh mấy chục tấm. Khải ngạc nhiên hỏi:

- Các em làm thế này tốn tiền quá! Rồi làm sao mà trả

nổi?

- Thưa Thầy đừng lo. Tụi em cùng góp lại mà.

Nhưng chuyện làm táo bạo nổi tiếng của Lệ là trong dịp tất niên, trừơng ra lệnh cho vài lớp nữ sinh viết thư uỷ lạo binh sĩ ngoài tiền tuyến. Nghe nói đây là sự phối hợp với Cục Tâm Lý Chiến trong chương trình tác động tinh thần binh sĩ để họ hăng say chiến đấu và khỏi cảm thấy cô đơn vì nghĩ rằng họ bị bỏ quên. Mục đích cũng giống như chương trình phát thanh của cô Dạ Lan thuộc đài phát thanh quân đội vẫn nói chuyện mỗi đêm trên làn sóng điện vậy. Các nữ sinh được tập trung lại ngồi viết thư gửi ra tiền tuyến cho các chiến sĩ. Khải và một số thầy cô có nhiệm vụ giữ trật tự và kiểm soát thư. Khi đang làm công việc này, bỗng một bà giáo gọi lớn:

- Này ông Khải, đến mà đọc thư của học trò ông viết đây này. Trời ơi! May mà thư đựơc đọc và kiểm soát kỹ, nếu không, cứ gửi thư này đi thì trừơng không biết sẽ ăn nói làm sao đây. Sao con bé này nó tai ác thế! Học trò ông thật ... quá trời!

Khải chưa biết chuyện gì. Đến cầm lá thư. Vừa liếc nhìn mấy dòng đầu, chàng suýt bật cừơi, nhưng phải làm mặt nghiêm, lẩm bẩm:

- Con khỉ này! Nghịch ngợm chi mà quá vậy! Viết thế này mà gửi đi thì trừơng mang tiếng chết.

Các đồng nghiệp hỏi thư viết cái gì và đòi chàng đọc lớn cho mọi ngừơi nghe. Khải chiều ý họ, đọc lớn:

     Anh chiến sĩ thân mến,

     Em tên là Dạ Con, là mẹ của Dạ Lan …

Đến đây, mọi ngừơi đều phá lên cừơi. Một ông thầy lại «đế» thêm:

- Phải khen nó vì đã khéo «chơi chữ» chứ! Dạ Con đối với Dạ Lan. Đựơc lắm.

Mấy bà có vẻ nghiêm khắc:

- Thôi ông đừng có «vẽ đừơng cho hươu chạy nữa».

Từ chuyện này Khải lại nhớ đến chuyện khác cũng về cô nữ sinh nghịch ngợm này. Lần đó, Lệ đưa ra một nhận xét có vẻ thiếu kính trọng đối với hai nam giáo sư. Khải biết rằng nhận xét đó không sai, nhưng vẫn phải làm mặt nghiêm mà hỏi:

- Với các đồng nghiệp của tôi khi vắng mặt chị nói như vậy. Thế khi tôi vắng mặt, hẳn chị cũng nói như vậy về tôi phải không?

Lệ tái mặt, mắt đỏ hoe, nói lí nhí:

- Con xin lỗi thầy. Với thầy có bao giờ con dám có ý nghĩ như vậy.

Mấy cô bạn khác vội xin:

- Thôi xin Thầy bỏ qua cho nó. Con nhỏ này có tật nói

mà không nghĩ Thầy ơi. Nó cứ ào ào như vậy đó.

Dòng hồi tửơng của Khải bị cắt ngang khi trửơng lớp đứng lên hỏi:

- Thưa Thầy thu bài tập?

- Ừ, tất cả làm xong thì thu hết lại cho tôi.

Khải nhìn đồng hồ. Đúng lúc đó chuông reo. Khải chờ cho cả lớp đứng lên mới bứơc ra khỏi phòng. Chàng có thói quen là khi vào cũng như khi ra khỏi lớp, tất cả học sinh đều phải đứng dậy chào. Theo Khải, làm như vậy để tạo sự kính trọng của học sinh đối với ông thầy.

 

 


 

                        3

 

 Khải vừa mới bứơc vào phòng giáo sư đã nghe thấy các bạn đang sôi nổi tranh luận về một vấn đề gì đó. Thấy Khải, Dương hỏi ngay:

- Đang bàn về tân nhạc đây. Ông đóng góp ý kiến đi, vì

ông có vẻ rành về âm nhạc lắm.

- Rành? Cái đó không dám nhận à! Tại sao không hỏi ông Lễ, giáo sư nhạc? Ông ấy mới là ngừơi đủ tư cách để trả lời chứ.

- Nhưng bây giờ ông ấy không có ở đây. Còn ông, nghe nói biết chơi đàn, phải không? Đàn gì vậy? Piano hay violon?

- Giỡn hoài ông! Tôi làm sao dám mó tới các thứ nhạc khí quí phái của nhà giàu đó! Chơi ấm ớ Hạ uy cầm ấy mà. Nhưng chưa đựơc làm đệ tử của William Chấn. Nếu thọ giáo với ông này thì đã khá, lỡ thất nghiệp có thể vác đàn đi làm “xẩm” để kiếm cơm. Mình tự học bằng sách của Hoàng Trọng.

- À, William  Chấn mở lớp Hawaiian guitar ở gần Bờ Hồ Hà Nội trứơc 1954 rất nổi tiếng. Vào Sài Gòn “luý” còn dạy không?

- Còn. Nhưng tay này dấu nghề ghê lắm. Những cú láy và vuốt độc đáo, hắn không chỉ cho học trò. Anh nào lanh mới học lóm được thôi. Nhưng các ông đang bàn vấn đề gì vậy?

Trung đáp:

- Chúng nó đang tranh luận về giọng ca của Thái Thanh.

Hiền hỏi:

- Theo cậu, cậu cho Thái Thanh bao nhiêu điểm trên 20?

- Ô hay! Cho điểm về cái gì mới đựơc chứ? Nếu cho điểm

về nhan sắc thì đã có các ông Lê Quỳnh và Mai Thảo xác định rồi. Nếu Thái Thanh không đẹp cớ sao Lê Quỳnh lấy làm vợ, còn Mai Thảo mê cô khiến cho Lê Quỳnh nổi ghen đòi rạch mặt Mai Thảo? Còn phần tôi, không có ý kiến!

Minh chỉ Khải nói lớn:

- Tên này nói lòng vòng để tránh né trả lời câu hỏi chính. Đó là giọng hát của Thái Thanh chứ không ai hỏi về nhan sắc. Vả lại, ông Lê Quỳnh lấy Thái Thanh rồi nổi ghen với Mai Thảo, không nhất thiết có nghĩa là Thái Thanh đẹp nhé!

Khải phì cừơi:

- Thôi đựơc rồi. Theo tôi, nếu xét về kỹ thuật điêu luyện, về khả năng, về hơi dài, tất nhiên Thái Thanh đáng đựơc 20/20. Nhưng nếu hỏi tôi có thích giọng hát của Thái Thanh hay không, thì câu trả lời thành thật là “không”.

Hai, ba ngừơi hỏi dồn:

- Ủa, tại sao?

- Giản dị là theo tôi – theo nhận xét chủ quan của tôi

thôi nhé - giọng Thái Thanh “chua” quá, và “điệu” quá mất tự nhiên!

Đức nhẹ nhàng:

- Ông hơi khó tính đấy, ông ạ.

- Có thể. Nhưng tôi chưa nói hết. Tôi rất thích nghe

Thái Thanh hồi cô ấy 17 – 18 tuổi, hát những bản Quê Nghèo, Về Miền Trung v.v… của Phạm Duy. Tôi còn nhớ hồi đó Thái Thanh mới hát, có cái ảnh còn để tóc xõa ngang lưng, đứng cạnh một dãy hoa cúc cao tới ngang hông. Hình này in ở bìa bản Quê Nghèo có khổ nhỏ gấp đôi lại bằng bàn tay, do nhà xuất bản Tinh Hoa ở Huế ấn hành. Hồi đó Thái Thanh hơi đã dài lắm rồi, nhưng hát chưa “điệu”, chưa làm dáng như bây giờ, đựơc hâm mộ lắm.

Trung góp ý:

- Tôi hoàn toàn đồng ý với cậu Khải. Đúng đấy! Hồi đó

nhà Tinh Hoa ấn hành những bản nhạc khổ nhỏ, gấp đôi bằng bàn tay, thừơng in hình ca sĩ. Dạo đó Thái Thanh còn trẻ, hát hay nên đựơc cảm tình. Rồi ban Thăng Long ra đời hoàn toàn chinh phục ngừơi nghe. Hồi đó Thái Thanh chưa ỷ mình dài hơi, còn ngây thơ, chưa làm điệu quá đáng như sau này.

Dương chọc Trung:

- Chắc hẳn hồi đó anh Trung cũng đã “thương” cái ngây

thơ của Thái Thanh rồi. Đúng không anh Trung?

- Ờ, ờ, thì ngừơi ta hát hay, ai chẳng quý mến.

- Quý mến bao nhiêu cũng đựơc đi. Nhưng bảo rằng cô ấy

ngây thơ thì e rằng mình lầm mất. Chỉ có bọn đàn ông mình là ngây thơ thôi.

- Cậu Dương hôm nay lý luận đúng quá. Cánh đàn ông bọn

mình thật đúng là đàn ngỗng!

- Ngỗng đực anh Trung ạ!

Cả bọn cừơi ồ. Minh vốn có máu tếu, vội tiếp luôn:

- Nhưng phải nhìn lúc đàn ngỗng nó … ể, mới thấy rõ

đựơc sự ngây thơ, sự ngố của nó.

Hiền vốn nổi tiếng nhút nhát và ít kinh nghiệm nhất nên hỏi:

- Tại sao lúc ngỗng “ể”, nó lại ngây thơ?

- Cậu Hiền cũng … ngây thơ như con ngỗng vậy! Nhà cậu

có nuôi ngỗng không? Nếu có, cứ rình xem lúc nó “ể” thì biết ngay. Mặt nó nghệt ra, trông tức cừơi lắm. Cho nên mới có câu mặt đực ra như ngỗng iả.

Bỗng Trung như chợt nhớ ra điều gì, vội nói:

- À, để tôi nói cái này kẻo lại quên: các cậu có biết

em Quới, học sinh lớp đệ Nhị A2 không?

Hai ba ngừơi có dạy lớp này liền đáp:

- Biết, em này to con nhưng rất hiền. Hình như nó ở với ông nội nó mà.

- Đúng. Quới nói với tôi nó muốn mời các thầy đến nhà

nó chơi, nhân tiện xem vừơn bửơi bây giờ đang vào mùa bửơi chín, đẹp lắm.

- Nhà nó ở đâu?

- Nghe nói tận Tân Triều. Các cậu biết núi Bửu Long rồi chứ? Đi hứơng đó thẳng lên thì tới Tân Triều. Nếu các cậu muốn đi thì để tôi bảo nó chỉ đừơng. Cậu Tân mang cái xe Falcon đi là chở đựơc hết, khỏi phải đón xe “lam”.

Tân nhận lời ngay:

- Rồi, khỏi lo. Anh Trung bảo nó chỉ đừơng đi. Chúa nhựt này bọn mình đi xem vừơn bửơi. Biên Hoà nổi tiếng có bửơi ngon mà không đi xem tận nhà vừơn thì uổng lắm.

- Xong vấn đề này. Bây giờ các cậu tiếp tục đề tài nào

còn dang dở đi.

Nhưng chưa ai lên tiếng thì Trị bứơc vào. Anh chàng này  cao lớn, da ngăm ngăm đen, đã từng bị động viên và ở trong quân đội 5 năm mới đựơc giải ngũ về dạy học. Trị lớn tuổi hơn bọn Khải, ngang tuổi Trung và tính tình hiền lành nên thỉnh thoảng bị anh em đem ra làm đề tài cho một chuyện tếu nào đó.

Hổ trẻ nhất mà lại hay “xí xọn”, nên hỏi Trị:

- A, chào anh Trị. Hôm nay anh có đeo cái đồng hồ Wyler mà con trai tứơng De Lattre de Tassigny tặng anh ngày xưa không?

Nghe Hổ hỏi, mọi con mắt đều đổ dồn vào Trị với vẻ nửa hoài nghi, nửa ngạc nhiên kèm theo sự tò mò. Trứơc cảnh đó, Trị cừơi rồi dơ cổ tay có đeo cái đồng hồ Whyler cũ và nói:

- Đây này. Thì ngày nào mình chẳng đeo nó.

Hai ba ngừơi hỏi dồn:

- Tại sao con tứơng De Lattre lại tặng anh?

- Anh là bạn với con ông De Lattre à?

– Có phải con của đại tứơng De Lattre là trung úy Bernard?

– Mà hắn tử trận ở ngoài Bắc, nghe nói trong trận đánh ở khu vực sông Đáy, gần Ninh Bình?

- Đúng. Bernard là trung úy thiết giáp, con trai độc nhất  của danh tứơng Pháp, đại tứơng 5 sao De Lattre De Tassigny.

Dương sốt ruột, hỏi ngay:

- Nhưng tại sao anh đựơc Bernard tặng cái đồng hồ Wyler? Trời ơi! Thời xưa hồi ngừơi Pháp còn ở Việt Nam, đồng hồ Wyler là hạng nhất đấy. Đắt tiền lắm.

Hiền hỏi:

- Đó là đồng hồ của Pháp hả?

Đức đáp:

- Không. Wyler là đồng hồ Thụy Sĩ. Thời thập niên 40 –

50, phải là dân sang, tay chơi mới dám đeo đồng hồ Wyler.

Minh ngắt lời Đức:

- Nhưng xin trở lại vấn đề chính: tại sao anh Trị lại

đựơc tặng chiếc đồng hồ này?

Hổ cứơp lời Trị:

- Chuyện dài lắm. Tôi đã đựơc nghe anh Trị kể lại nhân

chuyến cùng đi coi thi Tú Tài I ở Mỹ Tho năm ngoái. Lần đó tụi tôi coi thi ở trung tâm Nguyễn Đình Chiểu, và ngủ lại luôn ở trừơng, trong những phòng học không sử dụng tới thuộc dãy nhà phía sau và cả trên lầu. Kỳ đó xuống Mỹ Tho có anh Trị, Khải, Đức, tôi, và mấy ông bà nữa của trừơng mình. Nhưng các bà thì thuê khách sạn ở chung với nhau. Những thầy giáo của các trừơng khác từ các nơi về Mỹ Tho coi thi cũng thừơng ngủ ngay trong trừơng cho đỡ tốn tiền. Bữa ăn thì do gia đình ngừơi lao công trừơng Nguyễn Đình Chiểu nấu. Thành ra đỡ tốn kém, lại rất tiện, khỏi mất công di chuyển.

Hiền sốt ruột:

- Biết rồi. Bọn thầy giáo từ xa đến Mỹ Tho coi thi đều ngủ ở Nguyễn Đình Chiểu. Ai mà chẳng biết. Miễn dài dòng. Xin nói về cái đồng hồ Wyler và con trai De Lattre.

Hổ cừơi:

- Từ từ nào! Đi đâu mà vội thế? Một buổi tối ngồi ăn cùng bàn với bốn ngừơi chúng tôi có mấy cụ như cụ Đinh Văn Lô, cụ Triển, cụ Quyến và vài cụ nữa – quên tên rồi. Ăn xong đang uống trà, một cụ hỏi mấy giờ rồi. Anh Trị liền dơ đồng hồ ra xem. Ông Khải ngồi cạnh nhìn thấy đó là đồng hồ Wyler, nên buột miệng khen: “Gớm ông này sang quá! Chơi đồng hồ Wyler!». Một cụ liền nói:“Thời này ngừơi ta chuộng những Oméga với Longine mà ông chơi Wyler chứng tỏ ông sành đồ cổ lắm!». Tụi tôi liền nổi máu tếu, muốn đùa các cụ một chút, nên nháy nhau, rồi tôi lên tiếng:

- Thưa cụ, có lẽ cũng không phải ông này ưa đồ cổ đâu ạ. Đó là chiếc đồng hồ mang nhiều kỷ niệm đối với ông ấy. Nhất là những kỷ niệm của thời gian chiến đấu trong quân đội Pháp trứơc kia.

Các cụ rất ngạc nhiên. Một cụ nhìn anh Trị nói:

- Thế ra ông đã từng ở trong quân ngũ từ thời Pháp cơ

đấy? À, thảo nào, trông ông có dáng nhà binh lắm: cao lớn, có oai lắm.

- Tôi ( Hổ ) liền tiếp luôn:

- Thưa cụ, ông này hồi trước là quan hai trong quân đội Pháp, chỉ huy một đại đội toàn tây Ma-rốc mà họ tuân lệnh ông răm rắp đấy ạ!

- Hẳn thế! Nhưng còn cái kỷ niệm về chiếc đồng hồ? Xin lỗi ông tôi tò mò một chút. Xin ông kể cho nghe đựơc không?

- Tôi(Hổ)lại phải tiếp luôn:

- Dạ thưa cụ, cháu thân với ông ấy lắm nên đã đựơc nghe rồi. Xin để cháu kể quý cụ nghe. Nguyên trong một trận đánh ác liệt ở miền Bắc trứơc đây, con trai đại tứơng Pháp De Lattre De Tassigny bị tử trận. Trận đánh ở đâu anh Trị nhỉ?

Thấy Trị có vẻ lúng túng, Khải tiếp ngay:

- Trận đánh lớn ở vùng sông Đáy, gần tỉnh Ninh Bình.

- Phải rồi - một cụ reo lên - Phải. Trong trận đó, con trai De Lattre là Bernard, trung úy, bị tử trận. Tội nghiệp, nghe nói anh ta mới 23 tuổi. Hình như đó là năm 1951 phải không ông?

Anh Trị đáp:

- Dạ thưa cụ phải ạ! Trận đánh đó diễn ra ở vùng sông Đáy gần Ninh Bình. Lực lựơng Pháp chỉ có 2 đại đội Ma-rốc với hai đại đội partisan, bị 3 tiểu đòan chính quy Việt Minh áp đảo. Chúng nã đại bác như mưa rồi áp dụng chiến thuật biển ngừơi. Bernard bị trúng nhiều mảnh đạn pháo kích. Cháu phải vác Bernard chạy đến một chiếc thiết vận xa rồi ra lệnh xả hết tốc lực thoát khỏi vòng chiến. Lúc đó Bernard còn thoi thóp. Anh ta tháo chiếc đồng hồ đang đeo, đặt vào bàn tay cháu rồi bóp lại. Cháu hiểu ý anh ta muốn tặng cháu trúơc khi chia tay, nên ứa nứơc mắt mà nhận. Sau đó cháu quay lại chỉ huy trận đánh khốc liệt. Cuối cùng phải gọi máy bay yểm trợ và xin ông De Lattre ra lệnh thả bom napalm xuống. Nhờ vậy mà Việt Minh phải rút, nhưng bên cháu cũng thiệt hại khá nhiều nhân mạng. Đau sót nhất là mất trung úy Bernard, một sĩ quan trẻ, mới 23 tuổi, nhưng rất can đảm và nhiều khả năng, đã từng đựơc trao tặng nhiều huy chương tối danh dự của quân đội.

- À ra thế! Thì ra chiếc đồng hồ Wyler này là của Bernard tặng ông vì ông đã hy sinh vác anh ta thoát khỏi chỗ nguy hiểm. Và ông đeo nó từ ngày ấy không rời, cũng vì kỷ niệm với Bernard. Thật là một câu chuyện cảm động quá!

- Dạ đúng thế ạ!

Hổ lại đế thêm:

- Anh Trị tháo ciếc đồng hồ đưa các cụ xem. Đã mấy chục năm rồi, thế mà nó vẫn chạy rất tốt. Phải không anh?

Anh Trị cừơi cừơi, tháo chiếc đồng hồ ở cổ tay, đưa về

phía cụ Lô, nói:

- Mấy chục năm không cần lau dầu mà nó chạy rất đúng giờ. Tuy nó cũ rồi, nhưng cháu rất quý vì đó là một kỷ vật nhắc nhở về tình chiến hữu và về sự hy sinh anh dũng của một thanh niên Pháp rất yêu binh nghiệp và rất yêu thích nứơc Việt Nam.

Một cụ hỏi:

- Ông Bernard này là ngừơi thế nào hả ông? Nghe nói ông ta là con độc nhất của tứơng De Lattre?

- Vâng. Tứơng De Lattre chỉ có một ngừơi con là Bernard mà thôi. Bernard yêu binh nghiệp từ hồi còn nhỏ, và năm 13 tuổi đã giúp bố vượt thoát từ trại tù của Đức Quốc Xã, để ông De Lattre sang Algérie kháng chiến chống Đức hồi đó đang đô hộ Pháp. Rồi năm Bernard mới 15 tuổi đã gia nhập lực lựơng kháng chiến Pháp. Rồi sau lại tình nguyện sang chiến đấu ở Đông Dương.

 Các cụ xem chiếc đồng hồ rồi tấm tắc khen anh Trị là một sĩ quan gan dạ đã can đảm tiếp giúp một chiến hữu không nghĩ tới mối nguy của mình trong vòng lửa đạn.

Nghe Hổ thuật tới đây Minh hỏi chặn:

- Chuyện đó có thật không anh Trị?

Hai ba ngừơi nữa cũng lên tiếng:

- Ờ, có đúng như vậy không anh Trị?

- Anh đâu già bằng bác Mạnh mà đã đóng tới trung úy thời Pháp? Cụ Mạnh nghe nói là đại uý trong quân đội Pháp, còn anh thì trẻ hơn cụ nhiều, làm sao đã vào quân ngũ và lên tới cấp trung úy từ thời đó? Sự thật như thế nào?

- À, cái đó cứ hỏi cậu Hổ, vì cậu ấy là ngùơi đã kể chuyện này với các cụ, và cũng vừa mới nhắc lại cho anh em nghe.

Mọi con mắt đều đổ dồn về Hổ. Nhưng hắn cứ ngồi cừơi chứ không nói gì. Mọi ngừơi quay sang Khải:

- Có đúng không, ông Khải? Tụi tôi không tin thằng Hổ. Nó bá láp lắm. Hôm đó ông có mặt. Ông có nghe thấy anh Trị kể lại chuyện đó với các cụ không? Và theo ông chuyện có thật không?

- Tôi xin xác nhận anh Trị có đeo cái đồng hồ Wyler cũ. Đó là sự thật. Cũng như hiện giờ anh ấy đang đeo trứơc mặt anh em. Còn tất cả những chi tiết khác liên quan đến trận đánh và việc anh vác Bernard chạy rồi Bernard tặng anh chiếc đồng hồ, tôi không biết có đúng không. Xin các ông hỏi đương sự và thằng Hổ.

Bấy giờ Trung mới lên tiếng:

- Các cậu ngốc quá! Anh Trị bằng tuổi tôi. Có thể thua

tôi hai – ba tuổi. Trận đánh ở gần Ninh Bình khiến Bernard tử trận diễn ra năm 1951; cứ cho rằng anh Trị sinh năm 1934 đi. Như  vậy lúc đó anh đeo lon trung uý và chỉ huy một đaị đội Tây Ma-rốc khi anh mới 17 tuổi. Nghĩa là anh Trị phải là thần đồng, là thiên tài quân sự! Cả các cụ giáo già xuống coi thi ở Nguyễn Đình Chiểu năm đó cũng đã bị bịp hết!

Cả phòng giáo sư nhao nhao lên như cái chợ vỡ. Tiếng cừơi lẫn với tiếng mắng mỏ Hổ là tên “ba xạo”. Nhưng mọi ngừơi nể Trị vì anh lớn tuổi nên không mắng. Trị thấy mọi ngừơi nhìn mình nửa như trách móc, nửa như thắc mắc, nên nói:

- Đầu đuôi thế này: tối hôm đó, ăn xong, khi tôi xem

giờ, có một cụ nhìn cái đồng hồ và hỏi:” Ông đeo đồng hồ Wyler cơ đấy à? Chà! Thứ đồng hồ Thuỵ Sĩ này từ thời Tây đã quý lắm, đắt tiền lắm”. Thế là cậu Hổ nổi máu tếu, nháy tôi, rồi cậu liến thoắng kể rằng đồng hồ đó do Bernard tặng tôi. Tôi đành phải phịa nốt câu chuyện cho hợp lý, nếu không thì Hổ bị các cụ mắng cho là dám xem thừơng giỡn mặt các bậc tiền bối. Thế là chót ném lao phải theo lao, chúng tôi kẻ tung ngừơi hứng tạo thành một câu chuyện đầy tính anh hùng và huynh đệ chi binh. Hà! Hà! Thế mà cũng lắm ngừơi tin đấy. Chỉ bị anh Trung lật tẩy thôi.

Trị dứt lời thì vừa đúng chuông reo. Mọi ngừơi lại lục tục lên lớp. Học sinh đã xếp hàng trứơc mỗi lớp chờ các thầy cô. Các thầy vội quên ngay chuyện tếu vừa qua và sửa sọan cho mình một bộ mặt nghiêm trang trứơc khi đến cửa lớp, vì nếu không kịp thắng gấp nụ cừơi và “xuống tấn” bộ mặt thì đám học sinh sẵn sàng “múa lân” ngay, đúng như lời một bà giáo lớn tuổi và đầy kinh nghiệm đã nói.

 

 

 


                        4

 

 

 

 

Tân vừa nổ máy xe vừa hỏi:

 - Anh Trung biết lối chưa? Mình cứ chạy lên hứơng núi Bửu Long phải không?

- Ừ đúng. Quới nó nói là cứ đi qua khỏi Bửu Long, từ đây đến Tân Triều vào khoảng độ chục cây số. Tới đó nó sẽ đứng đón ở cổng. Nhà có cổng sơn màu xanh, dễ nhận ra lắm.

- Từ đây lên núi Bửu Long bao xa?

- Nghe nói độ chừng dăm-sáu cây số. Mình cũng chưa đi bao giờ, chỉ nghe nói vậy thôi.

Đức góp ý:

- Mình có hỏi thăm, ngừơi ta biểu qua khỏi Bửu Long thì có một con kinh nhỏ có cây cầu, gọi là Cống Dứa. Qua đó thì tới Bình Hòa. Đi một quãng nữa rồi rẽ trái là tới Tân Triều.

Dương nói:

- Cứ chạy đi. Đến đâu không biết lối thì hỏi thăm. Ngừơi ta bảo “đường ở miệng mình” mà. Bây nhiêu ông thầy mà sợ lạc sao.

- Lạc thì không sợ lạc, nhưng ngại mất thời giờ thôi.

Tân đáp vậy nhưng vẫn sang số cho xe vọt lên. Qua khỏi

chợ Biên Hoà, xe theo đừơng Nguyễn Hữu Cảnh hướng về phía Cây Tràm rồi dần dần tiến ra ngoại ô, bỏ lại trung tâm thành phố phía sau. Rời khỏi những khu dân cư, hai bên đừơng bắt đầu hiện ra những ruộng lúa xanh mứơt. Thỉnh thoảng giữa biển lúa xanh lác đác nhô lên một vài ngôi mộ quét vôi trắng. Đàn cò đang kiếm ăn trong ruộng lúa không biết vì lý do gì vội cất cánh, bay mấy vòng rồi lại đáp xuống, lặng lẽ tìm mồi. Cũng có con chẳng biết vì làm biếng hay đã no bụng nên đứng yên trên một bờ ruộng, một chân co lên, trông hệt như một anh fakir Ấn độ đang đứng nhập định bên bờ sông Hằng.

Một lát sau, xe tiến vào khu vực Bửu Long. Tân cho xe chạy từ từ. Ngồi trên xe cũng có thể thấy ngôi chùa Bửu Phong Tự ẩn dứơi tàn mấy cổ thụ trên núi. Những tảng đá lớn chồng lên nhau tạo nên những hình thù rất hấp dẫn. Vài cặp nam nữ có lẽ là du khách từ Sài Gòn ngoạn cảnh dìu nhau chèo lên các tảng đá này đứng chụp hình. Trên con đừơng đầy bụi và sỏi vụn dẫn vào chân núi, những tấm vại che nắng của thợ đập đá đứng xiêu vẹo cạnh những đống đá đã đựơc đập thành nhiều cỡ lớn nhỏ khác nhau. Dứơi bóng mát của một số cây là những tấm mộ bia hay các bức hoa văn để trang trí ở chùa, miếu, đang được một số tay thợ khéo chăm chú tạo thành hình. Lại cũng có cả mấy cái cối đá và vài con rùa, hai con sư tử đã đẽo xong, đựơc xếp gọn gàng dứơi một gốc cây, chắc là chờ khách đến mua.

Qua khỏi Bửu Long một quãng, quả nhiên có cây cầu bắc qua con kinh nhỏ tức là Cống Dứa. Tới nữa là một địa danh gọi là Bình Hòa. Đi thêm một đọan đừơng nữa rồi rẽ trái thì tới làng Tân Triều. Xe vừa chạy một chút đã thấy ngay cái cổng sơn màu xanh nằm bên phải con đừơng. Quới đã đứng sẵn tại đó để đón khách. Thấy xe tới, em vội chạy ra lề đừơng chào các thầy rồi mời thầy Tân lái xe chạy thẳng qua cổng vào hẳn trong sân. Mọi ngừơi xuống xe thì thấy một cụ già khoảng ngoài 70 nhưng trông còn quắc thứơc với chòm râu bạc như cứơc thả dài trước ngực. Ông cụ tiến ra trứơc bậc tam cấp một ngôi nhà lợp ngói khá lớn với những cây cột bằng gỗ quét véc-ni bóng loáng, mỗi cột cỡ một ngừơi ôm. Quới chỉ ông cụ giới thiệu:

- Thưa mấy thầy, đây là nội em.

 Tất cả đám thầy giáo đồng loạt cất tiếng:

- Chào cụ ạ!

- Dạ thưa bác!

- Chào các thầy. Mời các thầy vô nhà chơi.

Rồi ông cụ bứơc vào trong nhà trứơc. Mọi ngừơi theo tới trứơc một cái bàn lớn, một bên là chiếc tràng kỷ, một bên là 4 chiếc ghế, tất cả đều bằng gỗ trắc lên màu nâu sậm. Quới rót trà rồi bưng tới trứơc mặt từng ngừơi.

Trung lên tiếng:

- Thưa cụ, ở đây yên tĩnh quá. Phong cảnh thật là thanh bình.

- Hổng nói dấu gì mấy thầy, nhà chỉ có hai ông cháu tui, với hai vợ chồng thằng út tui. Nó hổng có con. Ba má thằng Quới chết hồi nó mới ba tuổi. Tui nuôi nó tới giờ. Ông cháu hủ hỷ với nhau. Từ hồi nó trọng trọng thì nó cũng giúp đỡ tui và chú thiếm nó trông nom thửa vừơn nầy.

- Thưa cụ, chắc là cụ đã ở đây lâu lắm rồi?

- Ông nội tui tới lập cư ở làng này từ khi Tân Triều còn là một  vùng đất hoang vu chỉ lác đác một ít ngừơi qui tụ về trên cái dẻo đất nầy nằm bên tả ngạn sông Đồng Nai.

Tân hỏi:

- Thưa bác, làng Tân Triều nổi tiếng bưởi ngon. Vậy thì làng này bắt đầu trồng bửơi từ hồi nào, và tại sao Tân Triều lại chuyên trồng bửơi?

- Tui chỉ nghe ông nội tui kể lại rằng đâu hồi năm 1869 chi đó, Tân Triều khánh thành một ngôi nhà thờ. Ông cha xứ lấy ở đâu đựơc hai cây bưởi ổi đem zìa trồng ở sân nhà thờ. Rồi hai cây bửơi đó chắc là đựơc đất sao đó, phàt triển xum xuê, ra trái chĩu cành mà lại ngon quá. Thế rồi dân mới xin ông cha cho chiết cành về trồng. Rồi cứ như zậy, nhà nọ chuyền cho nhà kia mà cả làng đua nhau trồng bửơi ổi. Rồi sau ngừơi ta lại đem zìa đựơc giống bửơi thanh mà trồng. Đó là lịch sử của cây bửơi Tân Triều. Tui nghe kể zậy, mà hổng biết chiệng đó có đúng hông.

Đức thắc mắc:

- Thưa bác, phải chăng bửơi Tân Triều ngon nổi tiếng là nhờ thổ ngơi thích hợp?

- Đúng zậy đó. Đất ở đây là đất phù sa bồi lên, lại có

nhiều chất đất mùn, nên rất hợp với cây bửơi. Ngoài ra, bửơi cũng cần có khí hậu mát mẻ nữa. Cả ba yếu tố đó vùng này đều có. Nhưng thôi, bây giờ các thầy uống nứơc đi, rồi tui mời ra thăm vừơn, và tui sẽ giải thích thêm để các thầy biết rõ hơn về các giống bửơi ở Tân Triều.

Nghe ông cụ nói đưa ra xem vừơn bửơi, mọi ngừơi đều vui ra mặt, uống vội tách nứơc rồi đứng lên lục tục theo ông cụ ra vừơn. Con chó mực đang nằm ở đầu hè cũng vội nhỏm dậy chạy theo, vẫy đuôi rối rít. Quới theo sau ông nội và các thầy.

Những trái bửơi chín vàng, da bóng loáng trong ánh nắng, chen chúc nhau níu mấy cành mềm và nhỏ oằn hẳn xuống.

Quới nhắc ông nội:

- Nội ơi nội! Mấy cây này ngon mà trái chín đều hết cả rồi này.

Ông cụ quay lại, tiến về phía mấy cây mà Quới chỉ. Đến dứơi một gốc cây, cụ với lấy một trái trong tầm tay ngay trứơc mặt. Bàn tay khẳng khiu nổi những vết đồi mồi trên mu, những ngón sần sùi nhưng dài, móng cáu đen vì đất bám nâng trái bửơi lên để thử xem nó có nặng không. Khi biết nó nặng ông cụ mới nắm lấy phần dứơi trái bửơi đoạn xoay một vòng. Trông thật nhẹ nhàng không tốn một chút sức lực mà trái bửơi gần bằng cái tô lớn đã nằm gọn trong tay ông cụ.

Hiền vừa cừơi vừa nói với Khải:

- Thật là chuyên nghiệp. Nếu để bọn mình hái, chắc là mình phải dùng cả hai tay nắm chặt quả bửơi rồi lấy sức mà giựt mạnh.

- Ờ, như thế là mình sẽ làm gẫy luôn cả cành bửơi thôi. Bọn mình thì chỉ biết cầm phấn chứ đụng vào mấy thứ này là hỏng bét.

Cầm trái bửơi trên tay dơ lên ông cụ nói:

- Đây là trái bửơi thanh long.

Dương vội hỏi:

- Thưa cụ, cháu chỉ nghe nói bửơi thanh trà. Và hình như làng Tân Triều nổi tiếng về thứ bửơi thanh trà này. Có phải vậy không ạ?

- Phải vậy, mà cũng không phải vậy! Các thầy nghe nói có thứ bửơi kêu bằng thanh trà, và bửơi thanh trà ở Tân Triều là ngon có tiếng. Điều đó đúng. Nhưng không phải bửơi nào cũng là bửơi thanh trà hết. Đúng ra là giống bửơi thanh có tới ba loại lận.

Mọi ngừoi đều ngạc nhiên. Trung nói:

- Thế mà từ trứơc tới giờ, cháu cứ tửơng chỉ có một thứ bửơi ngon có tên là bửơi thanh. Té ra là có tới ba thứ?

- Có tới ba thứ. Như trái bửơi này, nó có tên là thanh

long. Còn hai loại nữa là thanh trà và thanh dây.

Khải hỏi:

- Chắc hẳn ba thứ bửơi này có những đặc tính khác nhau?

- Đúng vậy. Bửơi thanh long có nhiều nứơc, vị ngọt thanh, lột ra múi bửơi màu ngà, mà hột thì nhỏ. Còn hai loại thanh trà và thanh dây vị ngọt lắm, ngọt sắc như đừơng phèn và múi lột ra có màu trắng. Bởi vậy mà ngừơi ta đã có câu hát là :”Tân Triều bửơi chẳng đắng, the. Ăn vào ngọt lịm như chè đậu xanh”.

Minh pha trò:

- Như vậy khi nào mình thấy háo trong ngừơi, muốn ăn bát chè đậu xanh, cứ bổ quả bửơi mà ăn thay thế cũng đựơc.

Trung lừơm Minh có ý bảo “đừng phát ngôn bừa bãi” sợ ông cụ phật lòng. Nhưng ông cụ không quan tâm, tiếp tục câu chuyện đang dở dang về bửơi. Cụ nói một cách say sưa tựa hồ như đây là một dịp để cụ trút hết tâm sự với một ngừơi quen lâu ngày mới gặp lại. Dáng điệu của cụ như một thầy giáo đang giảng bài, còn mấy ông thầy của cháu cụ thì đúng là một đám học trò đang dỏng tai nghe giảng về một vấn đề hoàn toàn mới mẻ và hấp dẫn.

Đức hỏi:

- Cháu nghe nói còn có một thứ bửơi nữa có tên là bửơi ổi?

- Ngoài mấy thứ bửơi thanh mà tui đã kể, còn một loại bửơi nữa kêu bằng bửơi ổi.  

- Thưa bác, phải chăng bửơi này có tên như vậy vì trông nó giống trái ổi?

- Đúng đó. Bửơi này chỉ lớn bằng trái ổi xá-lị mà hình

dáng nó cũng từa tựa vậy.

- Thưa, bửơi ổi có thơm ngon bằng thanh long thanh trà

không?

- Nó cũng có vị thơm dịu nhưng không thể bằng bửơi thanh. Nhưng muốn ăn bửơi ổi ngon thì chớ có ăn nó ngay khi mới hái trên cây xuống, mà phải để cho tới khi nó thật khô, cái vỏ héo nhăn lại. Đó mới là lúc ăn nó ngon.

Minh tò mò:

- Sao kỳ quá? Phải để cho nó héo thì đâu còn nứơc nữa?

- Ấy, vậy mới kỳ! Tuy coi nó héo vậy mà chỉ héo cái vỏ thôi, chớ vẫn còn nứơc. Đúng ra, lúc đó ăn ngon nhưng mà nó khô bớt rồi. Muốn giữ trái bửơi đựơc lâu, thừơng ngừơi ta để nó trên chỗ đất mát hay đám cát trong chỗ mát. Có khi bôi chút vôi vô chỗ cuống, trái bửơi sẽ ngọt.

Khải nói:

- Cháu thấy nhiều ngừơi ăn bửơi chấm muối ớt. Ăn như vậy cũng có vị lạ, vì chất muối mặn giúp cho bửơi ngọt thêm, còn ớt cay kích thích vị giác. Nhưng như thế làm mất đi cái vị thanh và thơm nguyên thủy của múi bửơi.

- Thầy nhận xét đúng đó! Muốn thửơng thức đúng hương vị thanh ngọt chính gốc của múi bửơi thì không nên chấm muối ớt hay chấm bất cứ thứ gì khác. À tui quên nói, bửơi còn có công dụng làm rã rựơu nhé! Sau một bữa tiệc hay bữa nhậu nhẹt uống nhiều rựơu, nên ăn vài múi bửơi, sẽ giúp tẩy sạch miệng, làm rã rựơu và dễ tiêu hoá mấy thứ đồ ăn nặng nề khó tiêu như thịt cá.

Nói tới đây, ông cụ như chợt nhớ ra đều gì, quay lại gọi thằng cháu:

- Quới đâu! Con chạy vô lấy cái rổ bự, hái ít trái bửơi biếu các thầy. Lẹ lên.

- Dạ. Lấy cả bửơi thanh lẫn bửơi ổi nghe nội?

- Ừ. Hái biếu mỗi thầy một cặp bửơi thanh với một cặp

bửơi ổi. Lấy lạt xâu lại để các thầy cầm cho dễ nghe con.

Trung vội vàng ngăn lại:

- Thôi, xin cụ cho mỗi ngừơi một trái mỗi thứ đựơc

rồi. Quới! Đừng lấy nhiều nghe em.

Quới “dạ” rồi chạy đi. Nhưng ông cụ nói luôn:

- Có chi mà nhiều. Cây nhà lá vừơn mà. Các thầy ăn thử cho biết mùi vị bửơi Tân Triều. Vì các thầy mua ngoài chợ, có khi họ bán cho thứ bửơi trồng ở các nơi khác. Ngay như bửơi Cù Lao Phố cũng không bằng đựơc bửơi Tân Triều đâu.

Mọi ngừơi quay vào nhà trong khi vẫn tiếp tục câu chuyện về cây trái đặc sản vùng này.

Hiền hỏi:

- Thưa cụ, ngoài bửơi ra, làng Tân Triều còn có thứ nông sản nào nổi tiếng nữa không?

- Vì vùng này là một cù lao do phù sa bồi lên, nên cũng rất thích hợp để trồng bắp. Bắp ở đây hột đều, luộc ăn thật ngọt, lại dẻo, mềm. Đó cũng là một thứ đặc sản của làng này.

Tân thắc mắc:

- Thưa bác, đã có ai thử lấy giống bửơi hay bắp ở đây

đem trồng nơi khác chưa? Và nếu làm vậy, liệu những thứ này còn ngon như trồng ở đây không?

- Nghe đâu cũng có ngừơi làm như vậy rồi đó. Nhưng kết quả không đựơc như ý. Tôi nghĩ rằng nó do cái thổ ngơi mà ra. Cũng tỷ như cái câu chuyện gì ở bên Tầu về cây quít trồng ở bên này và bên kia con sông mà tui nghe hồi nhỏ đó mà.

Trung vội nói đỡ:

- Dạ đó là chuyện cây quít trồng ở Giang Nam thì ngọt, nhưng khi đem trồng ở Giang Bắc thì thành ra chua. Đó là do thổ ngơi hai nơi khác nhau làm cho cùng một cây quít mà thay đổi khác hẳn. Câu chuyện này còn có nghĩa bóng là con ngừơi ta bị ảnh hửơng của hòan cảnh xung quanh. Nếu một ngừơi ở một nơi tốt, giữa những ngừơi lương thiện thì tốt. Nhưng khi ngừơi này đến ở một nơi khác sống giữa toàn những ngừơi xấu xa bất lương thì cũng biến tính đi, trở thành một kẻ xấu xa bất lương.

- À à đúng rồi đó! Hồi nhỏ tui vẫn nghe ông nội tui đem chuyện này ra kể để răn đe con cháu phải biết chọn nơi mà ở, chọn ngừơi mà giao tiếp. Nó cũng gần như câu châm ngôn “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, hay là “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” vậy.

Trung nhìn đồng hồ rồi đứng lên nói:

- Thôi bây giờ xin phép cụ để chúng cháu về. Cháu

đại diện anh em xin cám ơn cụ rất nhiều. Cụ đã để nhiều thời giờ hướng dẫn chúng cháu xem vừơn và giảng cho nghe rất nhiều điều mới lạ về những giống bửơi quí nổi tiếng của Tân Triều. Hôm nay chúng cháu rất vui vì học hỏi đựơc nhiều điều hữu ích thú vị.

     - Mấy thầy về hả? Bữa nào rảnh mấy thầy lại lên đây chơi, rồi ở lại ăn bữa cơm đạm bạc với ông cháu tui. Hôm nay tui vui lắm vì có dịp đựơc nói chuyện. Ở chỗ xa xôi hẻo lánh này tui cũng thấy buồn vì thiếu ngừơi để tâm sự.

Mọi ngừơi lên tiếng chào ông cụ rồi ra xe. Thằng Quới

bưng ra một rổ lớn đựng đầy bửơi. Nó đã lấy lạt xâu từng chùm bốn quả gồm hai quả bửơi thanh và hai quả bửơi ổi để mỗi thầy xách cho dễ. Hai ông cháu tiễn khách ra tới tận đừơng lớn, đứng trông theo đến khi xe chạy một quãng xa không còn nhìn rõ mặt ngừơi, mới quay vào.


 

 

5

 

 

Khải đẩy cửa vào phòng giáo sư thì thấy có khoảng mừơi mấy ngừơi cả nam lẫn nữ đang chuyện trò ồn ào. Nhóm nam giáo sư bạn thân đã đủ mặt: Trung, Tân, Dương, Hiền, Minh, Đức và ba bốn ông nữa không thân. Thấy mặt Khải, Minh nói ngay:

- Kìa ông Khải, có biết tác giả Hai Sắc Hoa Ty Gôn là ai không? Các bà ấy đang tranh cãi xem ai là tác giả bài này đấy. Ông tham gia đi.

- Chịu thôi! Tôi đâu dám “tranh cãi” với quý bà. Mà có

“dám” cũng chẳng cãi lại miệng các bà! Nhưng tôi dám quả quyết rằng tác giả không phải là tôi!

Hai ba bà phản đối liền:

- À, ông này bảo chúng tôi “lắm miệng” phải không? Ông

mà ai nói lại nổi miệng ông. Miệng “có gang có thép” ai dám trêu vào!

Khải cừơi:

- Thôi thôi! Tôi xin rút lại câu nói vừa rồi. Dạ, quý

bà “dạy” sao tôi xin nghe thế!

Nói xong, Khải che miệng nói nhỏ đủ cho vài ông ngồi gần nghe:

- Tránh voi chẳng xấu mặt nào! Đụng phải mấy bà này là chỉ có từ chết tới bị thương! Sợ lắm!

Nhưng một bà không tha:

- Ông nói xấu gì bọn tôi thế? Tại sao lại hạ thấp giọng nói nhỏ vậy? Đúng là có gian ý rồi!

Dương cừơi “cầu tài” nói đỡ cho Khải:

- Thôi xin các bà tha cho ông ấy. Ông ấy quả không dám nói

xấu các bà đâu ạ! Vả lại, các bà có “xấu” đâu mà nói. Ông này hiền lắm. Gan chỉ to bằng gan … muỗi thì sức mấy mà ổng dám chọc mấy bà!

Bà Yến dạy Việt văn, vốn đựơc tặng danh hiệu “Bạch Đằng chi bảo”, tính tình hiền lành ai cũng mến, lên tiếng:

- Gớm các ông bênh nhau chằm chằm. Chúng tôi thua rồi.

Nhưng này, chúng tôi đang nói về tác giả bài Hai Sắc Hoa Ty Gôn. Từ xưa tới nay ai cũng biết rằng tác giả ký tên là TTKH. Nhưng TTKH là chữ viết tắt của tên ai? Ông nào biết, nói giùm đi.

Minh muốn chọc Tân nên nói:

- Kìa Tân, toa giải đáp giùm đi.

Tân ngừơi miền Nam, vốn bản tính không hay mơ mộng như ngừơi Bắc nên ít để ý đến thơ thẩn. Vả lại Tân học chương trình Pháp và dạy Pháp văn thì chắc chắn không biết gì về Hai Sắc Hoa Ty Gôn. Bị lôi ra chọc ghẹo, Tân cuống lên:

- Trời đất ơi! Nào tôi có biết Hai Sắc hay Ba Sắc Hoa Ty Gôn là cái quỷ gì mà nói! Ông này hại tôi rồi! Đâu ông nào dạy Việt văn thì trả lời đi.

Nhưng trong đám nam giáo sư hiện diện lúc đó chẳng có ai dạy Việt văn cả. Trung ngồi yên xem đám bạn trẻ đùa vui, lúc đó mới gỡ bí cho mọi ngừơi:

- Theo tôi đựơc biết thì có một giả thuyết cho rằng TTKH là Trần Thị Khánh. Ngoài bài Hai Sắc Hoa Ty Gôn, TTKH còn viết ba bài nữa. Đó là Bài Thơ Thứ Nhất, Bài Thơ Đan Áo, Bài Thơ Cuối Cùng. Mấy bài thơ này xuất hiện trên tờ Tiểu Thuyết Thứ Bẩy vào hồi cuối thập niên 1930 ở Hà Nội. Rồi các ông thi sĩ Thâm Tâm, Nguyễn Bính, Trần Huyền Trân,  là những ngừơi trẻ tuổi làm văn nghệ vào thời đó đều làm thơ gửi cho TTKH, mới gây nên cả một phong trào ồn ào. Tôi chỉ biết có thế thôi. Nếu quý vị muốn biết thêm điều gì cứ hỏi Khải. Cậu ấy có đọc và nhớ đựơc nhiều chi tiết đấy.

Thế là mọi con mắt lại đổ dồn về phía Khải. Một bà nói ngay:

- A, ông Khải này biết mà dấu nghề nhé! Bây giờ ông còn  dấu chúng tôi đựơc không? Đâu, ông biết gì về TTKH thì nói cho mọi ngừơi biết đi.

- Khổ quá! Tôi cũng có biết gì hơn anh Trung đâu. Đại khái thì mấy ông thi sĩ hồi đó ông nào cũng nhận rằng mình là nhân vật đựơc bà Khánh này nhắc tới trong thơ. Cho nên các ông ấy làm thơ trả lời bà. Riêng ông Thâm Tâm đựơc coi như chính là nhân vật trong thơ, và ông cũng công khai nhắc đến tên Khánh trong thơ của ông. Nhưng cũng có giả thuyết cho rằng TTKH chỉ là một tên giả của một ông nhà thơ nào đó, đóng vai một ngừơi con gái mà viết những bài thơ lâm ly thống thiết, để … đùa dai thiên hạ mà thôi. Theo ông Nguyễn Vỹ là ngừơi khá thân với ông Thâm Tâm, thì chính Thâm Tâm đã kể cho Nguyễn Vỹ nghe về mối tình dang dở giữa Thâm Tâm và cô Khánh. Hồi đó Thâm Tâm còn trẻ, mới 19 tuổi, chưa nổi tiếng, còn cô Khánh mới 17. Mối tình chưa có gì là sâu đậm thì cô Khánh đi lấy chồng. Thâm Tâm bị bạn bè chế riễu là bị gái bỏ rơi, nên bực mình vì bị … quê. Thế là ông làm mấy bài thơ, nhờ cô em họ chép lại cho có nét chữ con gái, rồi lại dán kín và nhờ cô này đem đến nhà báo nhờ đăng. Lời lẽ trong thơ làm như thể là lời của cô Khánh tỏ ra vẫn yêu Thâm Tâm tha thiết. Còn tác giả ký tên là TTKh, đựơc giải thích là Trần Thị Khánh, hoặc Thâm Tâm Khánh,  hoặc cũng có thể là Tuấn Trình Khánh, vì Thâm Tâm tên thật là Tuấn Trình. Đấy, tôi chỉ biết có thế thôi.

Khải ngưng mấy giây, rồi mỉm cừơi hỏi:

- Chúng tôi phe đàn ông rất ít ngừơi học thuộc lòng và

nhớ những bài thơ lãng mạn này. Nhưng chắn chắn nhiều bà đã học thuộc lòng, và có khi còn tửơng tựơng ra một mối tình thơ mộng bị dang dở, rồi thỉnh thoảng đọc thơ bắt con tim … thổn thức nhức nhối! Đúng không?

Mấy bà tranh nhau nói:

- Ai bảo với ông là chúng tôi tửơng tựơng ra mối tình dang dở? Ông này chỉ giỏi kết luận hồ đồ thôi.

- Vâng thì tôi xin lỗi về cái tội hồ đồ. Nhưng chắc chắn nhiều bà nhiều cô đều thuộc lòng Hai Sắc Hoa Ty Gôn. Đúng không?

- Bộ các ông không thuộc hay sao? Bài thơ hay thế thì phải nhớ chứ.

Khải nhìn các bạn nháy mắt có vẻ tinh nghịch, rồi trả lời:

- Tôi cố hết sức học thuộc lòng mà chỉ nhớ đựơc có hai đoạn thôi. Để tôi đọc các bà nghe thử có phải như vậy không nhé?

- Ờ, ông đọc thử coi.

Khải vờ hắng giọng, rồi ra vẻ “lâm ly não nề” đọc:

 

           Ngừơi ấy thừơng hay vuốt tóc tôi

           Thở dài và nói:”tóc em hôi

           Chấy gầu tơi tả như sung rụng

           Anh sợ rồi anh cũng lây thôi”

         

           Từ đấy tôi đi các chợ trời

           Tìm mua thuốc chữa bệnh đầu hôi

           Và từng thu chết từng thu chết

           Cất kỹ trong rương vẫn dấu ngừơi.

 

Thế là phòng giáo sư bỗng biến thành cái chợ vỡ, vì đám nam giáo sư ôm bụng cừơi nghiêng ngửa, trong khi các nữ giáo sư một số cũng phì cừơi, còn một số những bà hay … nhiễu sự thi trợn mắt la lối um xùm:

- Cái nhà ông này! Thơ của ngừơi ta hay như thế mà nỡ nào làm cho dung tục hẳn đi.

- Gớm ông này thật là tai ác. Mối tình của ngừơi ta lãng mạn thơ mộng như thế mà nỡ bôi nhọ, lại còn đem cả chấy rận vào mới khiếp chứ!

Nhưng Khải đã lờ đi như không nghe thấy gì rồi nhanh chân bứơc ra khỏi phòng giáo sư, bỏ lại đằng  sau cái cảnh chợ vỡ đó.

Khải đi về phía thư viện trừơng thì nghe tiếng chân ngừơi đuổi theo. Quay lại thấy Tân chạy đến và hỏi:

- Anh Khải, hồi nẫy các anh nói về bài thơ gì mà có tên Hai Sắc Hoa Ty Gôn, tôi chẳng hiểu chi cả. Chỉ thấy mấy bà tranh luận ghê quá và có vẻ thích bài thơ đó lắm. Nhưng hoa ty-gôn là hoa chi vậy anh?

- Toa không biết thật à? Đó là loài hoa leo. Bông có hình dáng từa tựa như trái tim.

- Màu gì? Bông lớn không?

- Bông chỉ lớn bằng đầu chiếc đũa. Có hai màu. Một thứ màu trắng và một thứ màu đỏ hay hồng thắm. Cho nên trong bài thơ này có chỗ viết:

Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng

 và :

     Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa

     Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ

     Và đỏ như màu máu thắm pha!

hoặc :

     Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ

     Chiều thu hoa đỏ rụng … chiều thu

Thứ hoa này có tên Pháp là antigone, và tôi nghĩ là do ngừơi Pháp đem sang trồng ở nứơc mình, rồi đựơc Việt hoá thành hoa ty gôn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn